Học
giả Phạm Quỳnh (1892-1945)
Phạm Quỳnh sinh tại số 17 phố Hàng Trống, Hà Nội; quê
quán ở làng Lương Ngọc, tỉnh Hải Dương, một làng khoa bảng, có truyền thống hiếu
học. Mồ côi mẹ từ 9 tháng tuổi, mồ côi cha từ khi lên 9 tuổi, Phạm Quỳnh côi
cút được bà nội nuôi ăn học.
Phạm Quỳnh học giỏi, có học bổng, đỗ đầu bằng Thành chung, Trường trung học Bảo hộ (tức Trường Bưởi, nay là Chu Văn An). Năm 1908, Phạm Quỳnh làm việc ở Trường Viễn Đông Bác cổ tại Hà Nội lúc vừa tuổi 16.
Từ năm 1916, ông tham gia viết báo cho một số tờ có uy tín đương thời; làm chủ bút kỳ cựu của Nam Phong tạp chí từ ngày 1 tháng 7 năm 1917 cho đến năm 1932; tuyên truyền cho tư tưởng "Pháp Việt đề huề". Cũng trong thời kỳ 1924–1932, ông còn là giảng viên Trường Cao đẳng Hà Nội.
Ngày 2 tháng 5 năm 1919, ông sáng lập và là Tổng Thư ký Hội Khai trí Tiến Đức. Ông Trần Trọng Kim là Trưởng ban Văn học của Hội; và Hội trưởng Hội Trí tri Bắc Kỳ.
Năm 1922, với tư cách đại diện cho Hội Khai trí Tiến Đức, ông đã sang Pháp dự Hội chợ triển lãm Marseille rồi diễn thuyết cả ở Ban Chính trị và Ban Luân lý Viện Hàn lâm Pháp về dân tộc giáo dục.
Năm 1924, ông được mời làm giảng viên Khoa Bác ngữ học, Văn hóa, Ngữ ngôn Hoa Việt, Trường Cao đẳng Hà Nội, trợ bút báo France - Indochine.
Từ năm 1925–1928, Phạm Quỳnh là Hội trưởng Hội Trí tri Bắc Kỳ; năm 1926 ông làm ở Hội đồng Tư vấn Bắc Kỳ và đến năm 1929 được cử vào Hội đồng Kinh tế và Tài chính Đông Dương.
Năm 1930, Phạm Quỳnh đề xướng thuyết lập hiến, đòi hỏi người Pháp phải thành lập hiến pháp, để quy định rõ ràng quyền căn bản của nhân dân Việt Nam, vua quan Việt Nam và chính quyền bảo hộ.
Năm 1931, ông được giao chức Phó Hội trưởng Hội Địa dư Hà Nội.
Năm 1932, giữ chức Tổng Thư ký Ủy ban Cứu trợ xã hội Bắc Kỳ.
Ngày 11 tháng 11 năm 1932, sau khi Bảo Đại lên làm vua thay Khải Định, ông được triều đình nhà Nguyễn triệu vào Huế tham gia chính quyền, thôi không làm chủ bút Nam Phong tạp chí nữa. Tại Huế thời gian đầu ông làm việc tại Ngự tiền Văn phòng, sau đó làm Thượng thư Bộ Học và cuối cùng giữ chức vụ Thượng thư Bộ Lại (1942–1945).
Phạm Quỳnh học giỏi, có học bổng, đỗ đầu bằng Thành chung, Trường trung học Bảo hộ (tức Trường Bưởi, nay là Chu Văn An). Năm 1908, Phạm Quỳnh làm việc ở Trường Viễn Đông Bác cổ tại Hà Nội lúc vừa tuổi 16.
Từ năm 1916, ông tham gia viết báo cho một số tờ có uy tín đương thời; làm chủ bút kỳ cựu của Nam Phong tạp chí từ ngày 1 tháng 7 năm 1917 cho đến năm 1932; tuyên truyền cho tư tưởng "Pháp Việt đề huề". Cũng trong thời kỳ 1924–1932, ông còn là giảng viên Trường Cao đẳng Hà Nội.
Ngày 2 tháng 5 năm 1919, ông sáng lập và là Tổng Thư ký Hội Khai trí Tiến Đức. Ông Trần Trọng Kim là Trưởng ban Văn học của Hội; và Hội trưởng Hội Trí tri Bắc Kỳ.
Năm 1922, với tư cách đại diện cho Hội Khai trí Tiến Đức, ông đã sang Pháp dự Hội chợ triển lãm Marseille rồi diễn thuyết cả ở Ban Chính trị và Ban Luân lý Viện Hàn lâm Pháp về dân tộc giáo dục.
Năm 1924, ông được mời làm giảng viên Khoa Bác ngữ học, Văn hóa, Ngữ ngôn Hoa Việt, Trường Cao đẳng Hà Nội, trợ bút báo France - Indochine.
Từ năm 1925–1928, Phạm Quỳnh là Hội trưởng Hội Trí tri Bắc Kỳ; năm 1926 ông làm ở Hội đồng Tư vấn Bắc Kỳ và đến năm 1929 được cử vào Hội đồng Kinh tế và Tài chính Đông Dương.
Năm 1930, Phạm Quỳnh đề xướng thuyết lập hiến, đòi hỏi người Pháp phải thành lập hiến pháp, để quy định rõ ràng quyền căn bản của nhân dân Việt Nam, vua quan Việt Nam và chính quyền bảo hộ.
Năm 1931, ông được giao chức Phó Hội trưởng Hội Địa dư Hà Nội.
Năm 1932, giữ chức Tổng Thư ký Ủy ban Cứu trợ xã hội Bắc Kỳ.
Ngày 11 tháng 11 năm 1932, sau khi Bảo Đại lên làm vua thay Khải Định, ông được triều đình nhà Nguyễn triệu vào Huế tham gia chính quyền, thôi không làm chủ bút Nam Phong tạp chí nữa. Tại Huế thời gian đầu ông làm việc tại Ngự tiền Văn phòng, sau đó làm Thượng thư Bộ Học và cuối cùng giữ chức vụ Thượng thư Bộ Lại (1942–1945).
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp. Chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập. Ông lui về sống ẩn dật ở biệt thự Hoa Đường bên bờ sông đào Phủ Cam, Huế.
Trước đây, cũng có nhiều người cho rằng ông gắn bó với các chủ trương chính trị của thực dân Pháp. Ông bị coi là "ru ngủ" thanh niên trí thức trong cái "hồn nước" mơ hồ, khiến họ đi chệch khỏi chí hướng làm cách mạng chống Pháp. Trong một thời gian dài, quan điểm chính thống của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gọi ông là tay sai đắc lực của Pháp.
Di hài ông được tìm thấy năm 1956 trong khu rừng Hắc Thú, và được cải táng ngày 9 tháng 2 năm 1956 tại Huế, trong khuôn viên chùa Vạn Phước.
Ông là tác giả và dịch giả nhiều bài viết và sách văn
học, triết học, cách ngôn, ngụ ngôn, tuồng hát tiếng Pháp dịch ra tiếng Việt và
tùy bút. Gần như toàn bộ các tác phẩm của ông đều đăng trên tạp chí Nam Phong.
Nhiều bài sau đó in lại thành sách do Đông Kinh ấn quán ở Hà Nội xuất bản.
Các tác phẩm của ông có thể chia làm ba loại:
Dịch
thuật
Bao gồm các tác phẩm luận thuyết, phương pháp luận, sách cách ngôn, kịch bản và thơ văn... Ông dịch các đoạn văn và tác phẩm từ tiếng Pháp, chủ yếu thiên về triết học, như triết học của Descartes. Tuy nhiên, ông cũng có dịch một số tác phẩm nghệ thuật như kịch của Corneille.
Khảo
luận
Phần quan trọng nhất trong các tác phẩm của Phạm Quỳnh là các tác phẩm khảo cứu. Ông nghiên cứu trong các sách chữ Nho, sách tiếng Pháp, và viết lại những bài chuyên khảo bằng tiếng Việt. Có ba ngành ông chú trọng là:
Các học thuyết Âu Tây, như trong Văn minh luận, Khảo về chính trị nước Pháp, Lịch sử và học thuyết của Rousseau, Lịch sử và học thuyết của Montesquieu, Lịch sử và học thuyết của Voltaire, v.v...
Học thuật Á Đông, những bài về triết học và tôn giáo Á Đông như Phật giáo lược khảo, Cái quan niệm người quân tử trong triết học đạo Khổng, v.v...
Văn hóa Việt Nam, với chủ đề trải rộng từ Tục ngữ ca dao, tới Việt Nam thi ca, tới Văn chương trong lối hát ả đào.
Nhiều tác phẩm của ông liên kết những học thuật Âu Tây
và phân tích, so sánh chúng với các khái niệm quen thuộc của người Việt Nam.
Như trong bài Cái quan niệm người quân tử trong triết học đạo Khổng ông có phần
phân tích và so sánh giữa quan niệm người quân tử của đạo Khổng và người
"chính nhân" (là chữ ông dùng cho l'honnête homme) trong văn hóa
Pháp. Hay như ông có những bài Văn hóa Pháp đối với tiền đồ nước Nam hoặc Công
cuộc chấn chỉnh quốc gia ở nước Pháp và khôi phục cổ điển ở nước Nam.
Văn
du ký
Ông viết nhiều du ký ghi lại những điều quan sát, nhận định, nghị luận trong các chuyến du lịch đi Pháp và đi các vùng đất Việt Nam như:
Mười ngày ở Huế (1918)
Một tháng ở Nam Kỳ (1919)
Pháp du hành trình nhật ký (1922)
Từ năm 2000, nhiều tác phẩm của Phạm Quỳnh đã được xuất bản tại Việt Nam:
Mười ngày ở Huế, Nhà xuất bản Văn học - 2001
Luận giải Văn học và Triết học, Nhà xuất bản Thông tin, 2003
Pháp du hành trình nhật ký, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2004
Thượng Chi văn tập, Nhà xuất bản Văn học, 2007
Du ký Việt Nam, Nhà xuất bản Trẻ, 2007
Phạm Quỳnh - Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp, Nhà xuất bản Tri thức, 2007 (gồm những bài diễn thuyết, bài báo ông viết bằng tiếng Pháp từ 1922 đến 1932)
Gia
đình
Ông có một người vợ là bà Lê Thị Vân (1892-1953) và 16 người con (3 người mất từ nhỏ). Trong đó:
- Người con cả là Phạm Giao (sinh năm Tân Hợi 1911), kết hôn với bà Nguyễn Thị Hy, con gái ông Nguyễn Văn Ngọc (về sau bà Hy kết hôn với ông Trần Huy Liệu), sinh được hai người con, một gái, một trai.
- Phạm Thị Giá (sinh năm Quý Sửu 1913), vợ của quan Đốc học trường Thăng Long Tôn Thất Bình.
- Phạm Thị Thức (sinh năm Ất Mão 1915), vợ của Giáo sư Đặng Vũ Hỷ. Hai ông bà có người con trai là Đặng Vũ Minh, Giáo sư Tiến sĩ, Chủ tịch Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam.
- Phạm Bích (nam, sinh năm Mậu Ngọ 1918), Tiến sĩ Luật đã mất ở Thụy Sĩ.
- Phạm Thị Hảo (sinh năm Canh Thân 1920), vợ Dược sĩ Phùng Ngọc Duy, hiện sống tại Washington D.C., Hoa Kỳ.
- Phạm Thị Ngoạn (sinh năm Tân Dậu 1921), Tiến sĩ Văn chương, vợ của nhà văn Hán Thu Nguyễn Tiến Lãng.
- Phạm Khuê (nam, sinh năm Ất Sửu 1925), cố Giáo sư, Nhà giáo nhân dân, nguyên Viện trưởng Viện Lão khoa, nguyên Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam; Đại biểu Quốc hội khóa X.
- Phạm Thị Hoàn (sinh năm Mậu Thìn 1928), từng là ca sĩ. Chồng bà là nhạc sĩ Lương Ngọc Châu (cháu nội chí sĩ Lương Văn Can), tác giả những ca khúc như Tiếng hát lênh đênh, Một đi không trở về...
- Phạm Tuyên (nam, sinh đầu năm 1930, tuổi Kỷ Tỵ), nhạc sĩ, Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội.
- Phạm Thị Diễm (Giễm) (sinh năm Tân Mùi 1931) định cư tại Pháp.
- Phạm Thị Lệ (sinh năm Giáp Tuất 1934) định cư tại Pháp.
- Phạm Tuân (nam, sinh năm Bính Tý 1936) định cư tại Hoa Kỳ.
- Phạm Thị Viên (sinh năm Mậu Dần 1938) định cư tại Pháp
Ngày 28 tháng 5 năm 2016, hội đồng họ Phạm Việt Nam phối
hợp cùng gia đình nhạc sĩ Phạm Tuyên tổ chức lễ khánh thành công trình trùng tu
mộ phần và dựng tượng Phạm Quỳnh tại Thành phố Huế. Bức tượng bán thân Phạm Quỳnh
do chính người cháu ngoại của ông là kiến trúc sư Tôn Thất Đại thiết kế với chiều
cao 60 cm, bề ngang 50 cm, được đặt ở bục cao gần 2 m nằm ngay sau ngôi mộ ông ở
trước chùa Vạn Phước (phường Trường An, Thành phố Huế). Phía trước bia mộ được ốp
tấm bia đá đen khắc ghi câu nói nổi tiếng của ông: “Truyện Kiều còn tiếng ta còn. Tiếng ta còn nước ta còn”.
...
Phạm Quỳnh đánh giá tiếng Việt bình dân [ông gọi là tiếng Nôm, tiếng ta] rất phong phú về ngữ âm và từ ngữ. Ông viết: Người nào hay chê tiếng Việt là nghèo hãy về nơi dân thôn hay ra chốn chợ búa, nghe bọn phụ nữ nói năng. Tôi tưởng các bậc tu mi [đàn ông] phải ghê cái tài hùng biện của các bạn quần trồi [đàn bà]… [điều đó] đủ chứng minh rằng tiếng Việt ta giàu biết bao nhiêu. Hãy thử nghe hai người đàn bà nhà quê nói chuyện hay cãi nhau, từ đầu chí cuối toàn là phương ngôn tục ngữ cả, cứ từng hồi, từng tràng, như một bài diễn thuyết trường thiên. Trong quốc âm ta có nhiều tiếng rắp đôi hay lắm [ví dụ láo nháo, xoen xoét], hay vô cùng, tưởng không có tiếng nước nào bằng.
Bao gồm các tác phẩm luận thuyết, phương pháp luận, sách cách ngôn, kịch bản và thơ văn... Ông dịch các đoạn văn và tác phẩm từ tiếng Pháp, chủ yếu thiên về triết học, như triết học của Descartes. Tuy nhiên, ông cũng có dịch một số tác phẩm nghệ thuật như kịch của Corneille.
Phần quan trọng nhất trong các tác phẩm của Phạm Quỳnh là các tác phẩm khảo cứu. Ông nghiên cứu trong các sách chữ Nho, sách tiếng Pháp, và viết lại những bài chuyên khảo bằng tiếng Việt. Có ba ngành ông chú trọng là:
Các học thuyết Âu Tây, như trong Văn minh luận, Khảo về chính trị nước Pháp, Lịch sử và học thuyết của Rousseau, Lịch sử và học thuyết của Montesquieu, Lịch sử và học thuyết của Voltaire, v.v...
Học thuật Á Đông, những bài về triết học và tôn giáo Á Đông như Phật giáo lược khảo, Cái quan niệm người quân tử trong triết học đạo Khổng, v.v...
Văn hóa Việt Nam, với chủ đề trải rộng từ Tục ngữ ca dao, tới Việt Nam thi ca, tới Văn chương trong lối hát ả đào.
Ông viết nhiều du ký ghi lại những điều quan sát, nhận định, nghị luận trong các chuyến du lịch đi Pháp và đi các vùng đất Việt Nam như:
Mười ngày ở Huế (1918)
Một tháng ở Nam Kỳ (1919)
Pháp du hành trình nhật ký (1922)
Từ năm 2000, nhiều tác phẩm của Phạm Quỳnh đã được xuất bản tại Việt Nam:
Mười ngày ở Huế, Nhà xuất bản Văn học - 2001
Luận giải Văn học và Triết học, Nhà xuất bản Thông tin, 2003
Pháp du hành trình nhật ký, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2004
Thượng Chi văn tập, Nhà xuất bản Văn học, 2007
Du ký Việt Nam, Nhà xuất bản Trẻ, 2007
Phạm Quỳnh - Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp, Nhà xuất bản Tri thức, 2007 (gồm những bài diễn thuyết, bài báo ông viết bằng tiếng Pháp từ 1922 đến 1932)
Ông có một người vợ là bà Lê Thị Vân (1892-1953) và 16 người con (3 người mất từ nhỏ). Trong đó:
- Người con cả là Phạm Giao (sinh năm Tân Hợi 1911), kết hôn với bà Nguyễn Thị Hy, con gái ông Nguyễn Văn Ngọc (về sau bà Hy kết hôn với ông Trần Huy Liệu), sinh được hai người con, một gái, một trai.
- Phạm Thị Giá (sinh năm Quý Sửu 1913), vợ của quan Đốc học trường Thăng Long Tôn Thất Bình.
- Phạm Thị Thức (sinh năm Ất Mão 1915), vợ của Giáo sư Đặng Vũ Hỷ. Hai ông bà có người con trai là Đặng Vũ Minh, Giáo sư Tiến sĩ, Chủ tịch Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam.
- Phạm Bích (nam, sinh năm Mậu Ngọ 1918), Tiến sĩ Luật đã mất ở Thụy Sĩ.
- Phạm Thị Hảo (sinh năm Canh Thân 1920), vợ Dược sĩ Phùng Ngọc Duy, hiện sống tại Washington D.C., Hoa Kỳ.
- Phạm Thị Ngoạn (sinh năm Tân Dậu 1921), Tiến sĩ Văn chương, vợ của nhà văn Hán Thu Nguyễn Tiến Lãng.
- Phạm Khuê (nam, sinh năm Ất Sửu 1925), cố Giáo sư, Nhà giáo nhân dân, nguyên Viện trưởng Viện Lão khoa, nguyên Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam; Đại biểu Quốc hội khóa X.
- Phạm Thị Hoàn (sinh năm Mậu Thìn 1928), từng là ca sĩ. Chồng bà là nhạc sĩ Lương Ngọc Châu (cháu nội chí sĩ Lương Văn Can), tác giả những ca khúc như Tiếng hát lênh đênh, Một đi không trở về...
- Phạm Tuyên (nam, sinh đầu năm 1930, tuổi Kỷ Tỵ), nhạc sĩ, Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội.
- Phạm Thị Diễm (Giễm) (sinh năm Tân Mùi 1931) định cư tại Pháp.
- Phạm Thị Lệ (sinh năm Giáp Tuất 1934) định cư tại Pháp.
- Phạm Tuân (nam, sinh năm Bính Tý 1936) định cư tại Hoa Kỳ.
- Phạm Thị Viên (sinh năm Mậu Dần 1938) định cư tại Pháp
...
Phạm Quỳnh đánh giá tiếng Việt bình dân [ông gọi là tiếng Nôm, tiếng ta] rất phong phú về ngữ âm và từ ngữ. Ông viết: Người nào hay chê tiếng Việt là nghèo hãy về nơi dân thôn hay ra chốn chợ búa, nghe bọn phụ nữ nói năng. Tôi tưởng các bậc tu mi [đàn ông] phải ghê cái tài hùng biện của các bạn quần trồi [đàn bà]… [điều đó] đủ chứng minh rằng tiếng Việt ta giàu biết bao nhiêu. Hãy thử nghe hai người đàn bà nhà quê nói chuyện hay cãi nhau, từ đầu chí cuối toàn là phương ngôn tục ngữ cả, cứ từng hồi, từng tràng, như một bài diễn thuyết trường thiên. Trong quốc âm ta có nhiều tiếng rắp đôi hay lắm [ví dụ láo nháo, xoen xoét], hay vô cùng, tưởng không có tiếng nước nào bằng.
Văn tiếng Nôm thường là văn truyền khẩu trong dân
gian; ông nhận xét: Tuy không có sách nào biên chép, nhưng tôi dám quyết đó là
một thứ văn chương rất phong phú, tưởng không nước nào có một cái văn chương
truyền khẩu giàu như nước ta. Tiếng ta thật giàu có mà lại tinh tế nữa.
Ông mạnh dạn vạch ra sai lầm suốt mấy nghìn năm của giới trí thức nước ta –– coi thường ngôn ngữ mẹ đẻ, tức tiếng Nôm, văn Nôm; họ “chung kiếp học mướn viết nhờ” (suốt đời học đạo Khổng Mạnh, viết chữ Hán); người coi trọng văn Nôm như Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm quá ít. Các cụ ta ngày xưa vì say đắm chữ Tàu nên lãng bỏ tiếng Nôm, để cho con cháu ngày nay khổ vì có nước mà không có văn. Ông kêu gọi: Các cụ đã xao lãng, bọn ta phải chăm chú. Ngày nay người nào chịu viết văn Nôm là làm một việc công đức; người nào chịu đọc văn Nôm là làm một việc nghĩa vụ vậy. Công đức, nghĩa vụ ấy, người có lòng có dạ với nước nhà, há lại chẳng nên vui vẻ mà làm ư? Quan điểm tiến bộ, yêu nước ấy của ông trái với quan điểm của nhiều trí thức Hán học và Tây học đương thời: coi thường văn tiếng Việt, sùng bái văn Tàu hoặc Pháp.
Ông mạnh dạn vạch ra sai lầm suốt mấy nghìn năm của giới trí thức nước ta –– coi thường ngôn ngữ mẹ đẻ, tức tiếng Nôm, văn Nôm; họ “chung kiếp học mướn viết nhờ” (suốt đời học đạo Khổng Mạnh, viết chữ Hán); người coi trọng văn Nôm như Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm quá ít. Các cụ ta ngày xưa vì say đắm chữ Tàu nên lãng bỏ tiếng Nôm, để cho con cháu ngày nay khổ vì có nước mà không có văn. Ông kêu gọi: Các cụ đã xao lãng, bọn ta phải chăm chú. Ngày nay người nào chịu viết văn Nôm là làm một việc công đức; người nào chịu đọc văn Nôm là làm một việc nghĩa vụ vậy. Công đức, nghĩa vụ ấy, người có lòng có dạ với nước nhà, há lại chẳng nên vui vẻ mà làm ư? Quan điểm tiến bộ, yêu nước ấy của ông trái với quan điểm của nhiều trí thức Hán học và Tây học đương thời: coi thường văn tiếng Việt, sùng bái văn Tàu hoặc Pháp.
Phạm Quỳnh nhận định đúng về mặt mạnh của tiếng Việt
là ngữ âm rất phong phú. Ngôn ngữ học hiện đại cho biết tiếng Việt có số lượng
âm tiết không xét thanh điệu (tức “khuôn âm tiết”, syllable) nhiều gấp chục lần
tiếng Hán (4312 so với 415), nhờ thế tiếng Việt thích hợp dùng loại chữ viết dễ
học là chữ biểu âm (phonogaph), còn tiếng Hán thì không. Kết quả là từ giữa thế
kỷ 17 dăm vị giáo sĩ người Âu đã thành công chuyển đổi chữ Nôm thành loại chữ
biểu âm Latin hoá (về sau gọi là chữ Quốc ngữ). Trong khi đó ở Trung Quốc,
chính phủ và toàn dân bỏ ra ngót 100 năm tiến hành Latin hoá chữ Hán mà bất
thành, rốt cuộc đành phải bỏ dở (từ 1986).
Tiếng Việt cũng rất phong phú về từ ngữ, bởi lẽ khi dùng ngôn ngữ biểu âm, ai cũng có thể tự do chắp các ngữ âm lại thành từ ngữ mới. Còn Hán ngữ có kho chữ Hán làm sẵn từ mấy nghìn năm trước, tất cả mọi người chỉ được dùng trong phạm vi số chữ ấy, không được làm chữ mới.
Tiếng Việt cũng rất phong phú về từ ngữ, bởi lẽ khi dùng ngôn ngữ biểu âm, ai cũng có thể tự do chắp các ngữ âm lại thành từ ngữ mới. Còn Hán ngữ có kho chữ Hán làm sẵn từ mấy nghìn năm trước, tất cả mọi người chỉ được dùng trong phạm vi số chữ ấy, không được làm chữ mới.
Tuy bênh vực tiếng Nôm nhưng Phạm Quỳnh cho rằng Tiếng
ta giàu về phần cụ tượng [hình tượng] mà nghèo về phần trừu tượng…Bởi vậy tiếng
ta sở trường về lối vận văn [văn vần, như thơ ca, vè, hát nói], còn lối tản văn
[văn xuôi] là văn nghị luận thuyết lý thì vụng lắm. Những danh từ về nghĩa lý nếu
không mượn chữ Nho [tức từ Hán Việt] thì không đủ tiếng mà dùng… Nói đến nghĩa
lý thì các cụ ta toàn dùng Hán văn cả, cho rằng tiếng nước nhà là nôm na thô
thiển. Thành ra tiếng ta [hiểu là chữ Nôm] xưa nay không bao giờ được cái danh
dự dùng làm văn tự [chữ viết] để truyền bá học thuật. Danh dự ấy toàn thuộc về
chữ Hán. Thật là những nhận xét rất xác đáng về ngôn ngữ học. Đúng thế, văn học
chữ Nôm chủ yếu là thơ ca, hiếm có tác phẩm văn xuôi. Tác phẩm nổi tiếng nhất
trong lịch sử văn học nước ta – Truyện Kiều, là truyện thơ, mượn nội dung của
Trung Quốc, chủ yếu hay ở ngôn ngữ.
Phạm Quỳnh cho rằng tiếng Việt có sức sống vô cùng lớn, vì có thể mượn từ ngoại lai để làm giàu kho từ ngữ của mình. Nhờ mượn chữ Tàu [hiểu là từ Hán Việt] mà tiếng Việt mỗi ngày một giàu thêm; mượn chữ Tàu thì mượn bao nhiêu cũng có thể tiêu hoá được… không kể ngày nay đôi khi có thể mượn thêm chữ Tây nữa. Đúng vậy, ngót nghìn từ Hán-Nhật do người Nhật đặt ra vào cuối thế kỷ 19, khi du nhập nước ta cũng được người Việt Nam tiếp nhận, sử dụng toàn bộ.
Từ trái qua:
Phạm Quỳnh cho rằng tiếng Việt có sức sống vô cùng lớn, vì có thể mượn từ ngoại lai để làm giàu kho từ ngữ của mình. Nhờ mượn chữ Tàu [hiểu là từ Hán Việt] mà tiếng Việt mỗi ngày một giàu thêm; mượn chữ Tàu thì mượn bao nhiêu cũng có thể tiêu hoá được… không kể ngày nay đôi khi có thể mượn thêm chữ Tây nữa. Đúng vậy, ngót nghìn từ Hán-Nhật do người Nhật đặt ra vào cuối thế kỷ 19, khi du nhập nước ta cũng được người Việt Nam tiếp nhận, sử dụng toàn bộ.
Ngày nay ta biết rằng tiếng Việt và tiếng Hán thuộc
loại ngôn ngữ đơn âm tiết (monosyllabic, ông gọi là độc vận), mỗi tiếng một âm
tiết. Vì thế hai thứ tiếng này “ngốn” rất nhiều âm tiết. Như trên đã nói, tiếng
Việt vốn dĩ giàu âm tiết, cho phép làm được chữ viết biểu âm. Tiếng Hán quá
nghèo âm tiết, chỉ thích hợp dùng chữ biểu ý (ideograph). Phần lớn ngôn ngữ
trên thế giới thuộc loại đa âm tiết (multisyllabic, ông gọi là liên vận), ví
dụ từ tiếng Nhật “Bushido”, tiếng Anh “Potato”, tiếng Nga “Rodina” đều có 3 âm
tiết ghép theo kiểu tổ hợp (chỉnh hợp), có thể làm ra rất nhiều âm đọc, vì thế
thích hợp dùng chữ biểu âm.
Phạm Quỳnh đánh giá đúng: nước ta không tồn tại nhiều
tiếng địa phương khác nhau quá xa: Cứ thực mà nói, dân Việt Nam ta thật được
hơn các dân tộc khác là chỉ có một thứ tiếng trong cả nước, người Việt Nam
đi đến đâu cũng có thể nghe hiểu được không khó gì. Ấy là ta chưa có văn chương
sách vở gì nhiều, nếu có nhiều sách vở văn chương thì tiếng nói còn nhất trí
hơn nữa. (Trong khi đó, tại Trung Quốc đến cuối năm 2000 mới có 80% số dân
dùng Tiếng Phổ thông thống nhất toàn dân).
Phạm Quỳnh nhận thức đúng về chữ Hán và mối quan hệ giữa
chữ Hán với tiếng Việt: Chữ Hán tuy phát tích từ Tàu mà từ thượng cổ đã
không phải là văn tự riêng của một dân tộc Tàu. Chính nước Tàu ngày xưa cũng
không phải là một nước, thực là một “thế giới” gồm nhiều nước. Mỗi dân có một
tiếng nói riêng, có dân độc lập rồi vẫn chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa.
Chữ Hán là khí cụ để truyền bá cái văn hoá ấy. Nó là một thứ chữ viết, không
phải là một thứ tiếng nói, đem vào nước nào thì đọc theo thanh âm của nước ấy;
chữ là chữ chung, nước nào cũng học chữ ấy mà đọc khác đi, nghe nhau không hiểu,
phải viết ra chữ mới hiểu được.
Đúng thế, người Việt Nam, người Nhật, người Triều
Tiên đều đọc chữ Hán theo âm của mình. Ông cho rằng nước ta chịu ảnh hưởng
của văn hoá Trung Hoa lâu đời quá nên tiếng Việt có quan hệ mật thiết với chữ
Hán, vì vậy Ai muốn gây dựng tiếng ta thành một nền quốc văn xứng đáng thì
không thể nào đoạn tuyệt được cái cổ điển của ông cha ta, mà cái cổ điển ấy,
ngoài chữ Nho thì không kiếm đâu được. Người nước ta không thể bỏ chữ Nho [tức
từ Hán Việt]. Văn kỹ thuật, văn nghị luận càng cần phải mượn từ Hán Việt, vì tiếng
Nôm không đủ dùng; chớ nên vì ghét người Tàu về chính trị, kinh tế mà ghét cả từ
Hán Việt có gốc chữ Tàu. Thật là một quan điểm sáng suốt!
Rõ ràng, từ Hán Việt chiếm khoảng một nửa vốn từ tiếng ta, vả lại ngày nay đã Việt Nam hoá tới mức khó phân biệt với từ thuần Việt, càng không thể bỏ được.
Phạm Quỳnh ra sức đề cao chữ Quốc ngữ và đi đầu phong
trào dùng chữ Quốc ngữ. Ông nói chữ Quốc ngữ là công cụ kỳ diệu giải phóng trí
tuệ của người Việt Nam, là cái bè cứu vớt chúng ta trong biển trầm luân. Học
giả Dương Quảng Hàm đánh giá các bài viết bằng chữ Quốc ngữ của Phạm Quỳnh đã
“luyện cho tiếng ta có thể diễn dịch được các lý thuyết, các ý tưởng về triết
học, khoa học mới”. Rõ ràng, chữ Quốc ngữ tuy mới chính thức sử dụng được hơn
100 năm nhưng đã góp phần quyết định đưa nền văn minh Việt Nam lên một tầng
cao chưa từng thấy, hoà nhập văn minh nhân loại, giành được những thành tựu bỏ
xa mấy nghìn năm trước.
Cuối cùng, Phạm Quỳnh đưa ra đường lối đúng đắn phát
triển ngôn ngữ Việt: xây dựng nền Quốc học Việt Nam trên cơ sở nền Quốc văn bằng
tiếng Việt có kết hợp sử dụng đúng mức từ Hán Việt và từ Pháp văn. Ông nói
nước ta tất phải có nền quốc học riêng của mình, có thế nước nhà mới thật là
được độc lập về đường tinh thần. Ta xưa nay chưa có nền quốc học, đó là do Kẻ
thượng lưu thì học mướn viết nhờ, chung kiếp làm nô lệ tinh thần cho người [người
nước ngoài]. Kẻ bình dân thì để mặc cho tối tăm dốt nát, không hề được chịu
cái ảnh hưởng giáo hoá của người trên, vì trên dưới cách biệt nhau, dường như
không cùng nhau nói một thứ tiếng vậy.”
Đúng vậy, ngày xưa nước ta tồn tại tiếng nói của tầng
lớp trên (kiểu “nói chữ”, bắt chước lối nói “văn ngôn” của người Hán, chỉ dùng
từ gốc Hán, ai không biết chữ Nho nghe không hiểu), và tiếng Việt bình dân mà
Phạm Quỳnh gọi là tiếng Nôm. Ông nêu ví dụ: Bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo
rất hay, nhưng tiếc thay lại làm bằng chữ Nho, dẫu trong hàng tỳ tướng có lẽ
cũng nhiều người không hiểu hết lời lẽ, nói chi đến trong dân gian. Nếu bài đó
viết bằng tiếng [chữ] Nôm thì giọng văn hùng tráng đó lại còn thấm thía biết
bao nhiêu, không những cảm các tỳ tướng mà lại cảm đến cả ba quân… còn cảm đến
cả dân chúng nữa.
Đúng thế! Các học giả Việt Nam thời xưa rất ít viết bằng
chữ Nôm. Đó là do Các cụ đời trước quá sùng thượng chữ Hán, không chịu viết
bằng tiếng nước nhà. Văn thơ chữ Hán không phải là thứ của ta, phải dịch ra
tiếng Nôm thì dân chúng mới hiểu. Vì thế ông chủ trương Muốn cho nước Nam có
quốc học thì phải có quốc văn bằng tiếngNam, và kịch liệt phản đối quan điểm
xây dựng nền quốc học trên cơ sở mượn dùng tiếng nước ngoài, bởi lẽ mượn tiếng
người thì mượn cả tư tưởng của người, mượn cả học thuật của người rồi đến mượn
cả tính tình phong tục của người nữa.
Dĩ nhiên, đã đề cao tiếng Nôm thì tất nhiên phải đề
cao vai trò của văn chữ Nôm. Hàn Thuyên, tác giả đầu tiên của chữ Nôm, được
ông ca ngợi “Vơ vẩn tơ vương hồn Đại Việt. Thanh tao thép lột giọng Hàn
Thuyên”… Hai câu ấy thực là gồm cả các hy vọng tối thiết của bọn ta. Than ôi,
vì sao mà ta khắc khoải trong lòng, băn khoăn trong dạ, vì sao ta mong mỏi mà tủi
thương? Chẳng phải là từ xưa tới nay ta chưa từng được đem cái giọng Hàn
Thuyên này mà diễn cái hồn Đại Việt kia ư? Khi được ngâm văn thơ Nôm, trong
lòng ông có cái cảm vô hạn, tưởng như hồn xưa của đất Việt ta còn phảng phất
đâu đây.
Chữ Nôm dù chưa được hoàn thiện do bị tầng lớp vua
quan không thừa nhận, nhưng nhờ có chữ Nôm mà Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương v.v… đã
viết nên một trang sáng ngời trong lịch sử văn học nước nhà. Không có chữ Nôm
thì ta không thể biết tổ tiên mình mấy trăm năm trước nghĩ gì, nói thế nào,
dùng từ thế nào. Hãy đọc mấy câu thơ chữ Nôm “Chơi cho liễu chán hoa chê, Cho
lăn lóc đá, cho mê mẩn đời… Trong như tiếng hạc bay qua, Đục như nước suối mới
sa nửa vời.” thì đủ biết tiếng Việt ngày xưa đã rất phát triển, chẳng khác gì
lắm tiếng Việt hiện nay. Cho nên phát minh chữ Nôm thực là một sáng tạo kiệt xuất
về ngôn ngữ học của tổ tiên ta.
Tuy đề cao tiếng Việt nhưng Phạm Quỳnh chủ trương rất
đúng là nên sử dụng thêm từ Hán Việt ở mức vừa phải. Ông phản đối quan điểm cực
đoan vì muốn bảo tồn tiếng thuần Việt mà bỏ hết từ Hán Việt (ông gọi là chữ
Nho). Ông nêu ví dụ: Nếu nói “Ông vua
Việt Nam đi chơi Bắc Kỳ nay đã về kinh rồi”, nghe sống sượng quá… Nếu dùng
mấy chữ Nho [hiểu là từ Hán Việt] mà nói “Hoàng
thượng ngự giá Bắc Kỳ, nay đã hồi loan”, có phải là lời văn trang trọng biết
bao!
Những khảo sát trên đây của chúng tôi dù còn chưa đầy
đủ và sâu sắc nhưng cũng đủ chứng tỏ Thượng Chi Phạm Quỳnh đích thực là nhà
ngôn ngữ học của nước ta, hơn nữa, là người đi đầu nghiên cứu ngôn ngữ Việt,
đề cao ngôn ngữ Việt. Những tìm tòi, sáng tạo và quan điểm của ông trên lĩnh vực
ngôn ngữ đáng để chúng ta nghiên cứu học hỏi.
Rõ ràng, từ Hán Việt chiếm khoảng một nửa vốn từ tiếng ta, vả lại ngày nay đã Việt Nam hoá tới mức khó phân biệt với từ thuần Việt, càng không thể bỏ được.
(Tham khảo, trích dẫn Từ điển bách khoa, Nguyễn Hải Hoành (Nghiên cứu quốc tế) và các báo tạp chí tiếng Việt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét