I. NGÀY SINH CỦA MỘT THIÊN TÀI...
Ngày 28-2-1939 là ngày sinh của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Trong nước, ngoài nước, bạn bè ông đang tưởng nhớ đến ông, người yêu nhạc ông đang tưởng tiếc ông, và người ghét ông chắc thêm một lần không vui hay muốn quên. TCS là một thiên tài được may mắn. Như một bông hoa quý được chọn từ một vùng đất mà nẩy mầm.
Ngày 28-2-1939 là ngày sinh của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Trong nước, ngoài nước, bạn bè ông đang tưởng nhớ đến ông, người yêu nhạc ông đang tưởng tiếc ông, và người ghét ông chắc thêm một lần không vui hay muốn quên. TCS là một thiên tài được may mắn. Như một bông hoa quý được chọn từ một vùng đất mà nẩy mầm.
Thử xem. Nếu ông được sinh ra ở miền Bắc, thì chắc chắn sẽ chẳng có bao giờ có TCS, như chẳng bao giờ có thêm những sáng tác của Văn Cao, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Tuân mà ta ngưỡng mộ như trong thời tiền chiến. Hoặc nếu có chăng, thì nhạc ông sẽ như thơ Tố Hữu, càng làm say máu căm thù trong buồng tim buồng phổi của tuổi trẻ miền Bắc.
Bởi vì, làm sao miền Bắc có thể chấp nhận gia tài của mẹ, ca khúc da vàng, nỗi buồn nội chiến, hay những bản nhạc tình đầy ủy mị, lãng mạn, không một chút gì đảng tính…
Hoặc TCS sẽ điên hay sẽ tự sát, hoặc “sinh Bắc tử Nam” không biết chừng.
TCS phải cám ơn miền Nam. Miền Nam mới có thể yêu ai cứ bảo là yêu và ghét ai cứ bảo là ghét. Miền Nam mới có thể giúp ông tìm thấy Diễm xưa, thấy hạ trắng, thấy tình nhớ. Miền Nam mới giúp ông biết được người Mẹ da vàng, gia tài của mẹ… Chỉ có miền Nam mới có diều hâu, phản chiến, yêu Mỹ chống Mỹ, chấp nhận chiến tranh hay không chấp nhận chiến tranh. Chỉ có miền Nam chim mới được nghe hót thay vì những lời thống thiết trong ao đầm của loài ễnh ương. Chỉ có miền Nam văn học nghệ thuật mới phục vụ cho con người, vì con người thay vì cho đảng, cho nhân vật thần thánh. Chỉ có miền Nam mới biết trân quý những hạt ngọc, những bông hoa quý. Chỉ có miền Nam mới dung dưỡng những thiên tài… Chỉ có miền Nam mới tôn vinh TCS, chứ không phải tôn vinh Stalin như trong thơ Tố Hữu…
Tượng TCS bằng của điêu khắc gia Trương Đình Quế.
Đối với tôi, nếu một lần tôi cám ơn TCS đã thay tôi nói giùm tiếng lòng của tôi, trái tim của tôi trong thời chiến tranh thì cả trăm ngàn lần tôi phải cám ơn miền Nam của tôi.
Dù mang cặp kính dày làm lính thám kích, dù tuổi trẻ bị bầm dập tả tơi bởi lịch sử, nhưng ít ra, tôi được viết thả dàn. Không ai có quyền ra chỉ thị tôi phải viết thế này thế nọ.
Cũng như không ai có quyền cấm cản TCS mang đàn để cất lên những lời thống thiết của thân phận người VN giữa lúc trùng trùng điệp điệp đại pháo, xe tăng, binh đoản vượt Trường Sơn hướng về miền Nam.
Cám ơn miền Nam đã sản sinh ra những người mang tên “Sơn” tài hoa, như TCS, Nguyễn Đức Sơn, Nguyễn Bắc Sơn để tôi có thể tự hào là may mắn được sinh ra và lớn lên tại miền Nam.
Trong những lần dưỡng quân, chúng tôi hay chọn quán này là chỗ để trở về, vì nó là quán đầu tiên trong thành phố mở nhạc Trịnh Công Sơn... Chúng tôi đến đấy, với ly cà phê đắng, với khói thuốc quyện tròn, để tâm hồn cùng rưng rưng theo những cơn mưa của TCS. Tuổi trẻ dường như trở thành một bộ lạc, về đây để nhìn lại phận mình. Phía sau quầy cô hàng ngồi bất động, một phần mái tóc che khuất con mắt dưới ánh đèn mờ ảo. Chẳng còn nghe tiếng la ó, hét hò thường lệ mỗi khi chúng tôi vào quán như kiểu Nguyễn Bắc Sơn: “Mai ta đụng trận may còn sống/ Về ghé Sông Mao phá phách chơi”… mà trái lại là một nỗi im lặng đến bật khóc.
Không ai
bắt chúng tôi phải yêu nhạc TCS, nhưng chúng tôi đã tìm qua đấy những chuyên chở
của tuổi trẻ. Có ai không, hở ? Ai nói hộ cho thế hệ chúng tôi, một thế hệ khi
mở mắt chào đời đã thấy chiến tranh loạn lạc, rồi lớn lên phải bị còng vào chân
vào tay một bản án vô hình của lịch sử. Nói như nhà văn Lữ Kiều: Lịch sử chọn chúng tôi. Chúng tôi không chọn
lịch sử. Hay nói cách khác: Chiến tranh chọn chúng tôi, chúng tôi không chọn
chiến tranh.
TCS là một trong số người hiếm hoi nói hộ ấy.
Ông nói hộ bằng Tình Nhớ, Diễm Xưa, Như Cánh Vạc Bay, Nhìn Những Mùa Thu Đi, Ướt Mi, Phôi Pha…
Và ông khóc giùm chúng tôi bằng Gia Tài Của Mẹ…
Tuy nhiên, ông chỉ đứng trong thành phố nghe đại bác đêm đêm vọng về để ôm mặt. Còn chúng tôi thì ở trong cuộc, ôm mặt, ôm tim cả trăm lần hơn thế nữa.
Người ta bảo nhạc TCS đã mang đầy nước mắt. Đúng. Nhưng nói nhạc TCS như tiếng sáo Trương Lương, làm cho cả thế hệ phải chán nản chiến tranh, buông súng, bỏ ngũ thì có lẽ hơi quá lời chăng.
TCS là một trong số người hiếm hoi nói hộ ấy.
Ông nói hộ bằng Tình Nhớ, Diễm Xưa, Như Cánh Vạc Bay, Nhìn Những Mùa Thu Đi, Ướt Mi, Phôi Pha…
Và ông khóc giùm chúng tôi bằng Gia Tài Của Mẹ…
Tuy nhiên, ông chỉ đứng trong thành phố nghe đại bác đêm đêm vọng về để ôm mặt. Còn chúng tôi thì ở trong cuộc, ôm mặt, ôm tim cả trăm lần hơn thế nữa.
Người ta bảo nhạc TCS đã mang đầy nước mắt. Đúng. Nhưng nói nhạc TCS như tiếng sáo Trương Lương, làm cho cả thế hệ phải chán nản chiến tranh, buông súng, bỏ ngũ thì có lẽ hơi quá lời chăng.
Không phải nhạc TCS vọng về trong đêm khi nằm trên gò mả hay dưới kênh rạch, trắng mắt trong những chuỵến tiền đồn hay phục kích, làm ta thấy chán nản, mà nghĩ đến cách bắn vào ngón tay bóp cò súng hay hy sinh bàn chân.
Mà trái lại là tiếng nhạc nhảy đầm vọng về khi mất khi còn từ thành phố hay Bộ tư lệnh... Dù bài nhạc là Lính Mà Em hay Người Ở Lại Charlie hay Anh Không Chết Đâu Anh... Trong đêm, tiếng gió âm ty địa ngục xen lẫn âm vọng đĩ thỏa, vô tâm từ thành phố ăn chơi, làm tim người lính như nhói lên sôi sục, có khi đau đớn khi nhận ra lý tưởng của mình phải tan vỡ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét