Tác giả Võ Văn Cẩm
CHUYỆN VUI BUỒN VỀ KHUYẾN HỌC
Tôi tham gia
sân chơi Nguyễn Hoàng đã 27 năm, mà 24 năm phụ trách quỹ Khuyến học và tương tế.
Năm 1992,
sau 23 năm trường Trung học Nguyễn Hoàng, ngôi trường lớn nhất Quảng Trị, bị
chia đàn xẻ nghé, rồi xóa tên. Học trò phải tứ tán nhiều nơi, người lên rừng kẻ
xuống biển, kẻ xuôi Nam người về Bắc, kẻ thành thị, người nông thôn, kẻ ở lại,
người ra đi tận chân trời, góc bể, khắp năm Châu, kẻ vùi thân nơi núi rừng, người
lang bạt tới trời Âu, đất Mỹ. Nỗi vui buồn chồng chất, ai cũng ôm một nỗi đau
ly biệt.
Năm sau,
1992 một cuộc họp mặt lớn hơn, nhưng trong lòng chất chứa nhiều nỗi u buồn, nhiều
kỷ niệm, anh Lê hữu Thăng, người điều hành buổi họp mặt không làm sao cản ngăn
được tình cảm dâng tràn. Buổi họp mặt trở thành một cuộc gặp gỡ, một cuộc hội
ngộ, trao nhau những tình cảm thân thương, những cái bắt tay nồng ấm. Thời gian
kéo dài vẫn không nói hết thổn thức của lòng mình. Những cái bắt tay trân quý,
không đủ thời gian để trao nhau những nhung nhớ, luyến thương.
Cuộc vui nào
cũng tàn, phải chia tay nhau với bao nhiêu nghẹn ngào luyến tiếc.
Trong năm
1993, với nhiều suy tính, dự bàn, nhưng
không qua luật trời, định mệnh.
Thay vì buổi
họp bầu Ban LL Cựu HSNH QT tại Thành phố HCM, lại trở thành buổi chia tay, tiễn
đưa anh Thăng qua Mỹ theo diện HO. Chúng tôi vẫn kỳ vọng vào sự ra đi của anh
Thăng, rồi bao nhiêu nhọc nhằn dồn cho anh Nguyễn Bảo, một gánh nặng trĩu vai.
Cuối năm
1993 buổi họp chính thức bầu Ban LL Cựu HSNHQT tại TPHCM nay là Ban LL Cựu
HSNHSG gồm có :
- Anh Nguyễn
Bảo trưởng ban.
- Anh Nguyễn
Văn Vinh phó ban.
- Anh Ngô bá
Cương phó ban.
- Anh Võ Văn
Cẩm phó ban phụ trách HB và tương tế.
Nhiều ủy
viên như :
Anh Hồ sĩ Mừng, anh Nguyễn đặng Mừng, anh Nguyễn
đặng Kỳ, anh chị Dương văn Tường, anh chị
Lê Văn Hoàng, anh Hồ sĩ Kỷ, chị Nguyễn Thị kim Loan, anh Cương chị Thành...
Anh Nguyễn Bảo
đem hết tài năng, trí tuệ, lòng nhiệt thành. Suốt 17 năm anh và những cộng sự
chung tay lèo lái sân chơi, giữ NHSG tồn tại như ngày hôm nay, và bao nhiêu sân
chơi NH các nơi được nhân rộng. Công lao ấy chúng ta phải biết tôn vinh và nhớ
ơn anh.
Anh là thầy
giáo NH nhiều năm, dạy nhiều thế hệ học trò, nhưng 17 năm ấy anh luôn luôn đặt
mình vào vị trí một Cựu Học sinh, không một lời buồn phiền trách cứ. Anh làm hết
mọi việc mà chẳng nề hà, so hơn tính thiệt. Anh gác "Cái tôi" ra
ngoài mà lo cái chung, anh rất khiêm tốn, thương yêu. Anh không phải là hạng
người nhận cái chung làm cái riêng cho
mình. Anh chẳng ham đánh bóng tên tuổi mình trước công chúng.
Những năm cuối
thập niên 1990, kinh tế còn khó khăn, hầu hết chúng ta còn rất nghèo, anh Bảo
và tôi phải đi vận động nhiều Mạnh Thường Quân người Đồng hương như anh Trần
Đàm, anh Nguyễn đặng Hiến, anh Lê văn Hải, anh Nguyễn đạo Khõe, anh Trần quang
Đỗng, anh Hoàng hữu Ly, anh Hoàng Kiều, anh Nguyễn khắc Dõ, đặc biệt là anh chị
Nguyễn Thị Sen, GS Trần đình Khương.
Trong tình trạng nguồn quỹ còn ít ỏi, chúng
tôi có quy chế, điều kiện duyệt xét cho phù hợp như: trợ cấp cho con Cựu HSNH
đang học Đại học, Cao đẳng và Trung học Chuyên nghiệp tại TPHCM, nghèo học giỏi
không với ra các tỉnh xa.
Trong năm đầu
tiên 1994 chúng tôi trợ cấp 14 suất,
nhưng có trên 50 SV gởi hồ sơ. Để duyệt xét. Tôi và anh Bảo phải đưa ra
nhiều tiêu chí và mời vài thành viên BLL tổng hợp và duyệt xét.
Chúng tôi vô
cùng cảm ơn những nhà hảo tâm, những Mạnh Thường Quân đã tiếp tay với chúng tôi
trong suốt chặng đường khó khăn ấy.
Qua thập
niên 2010, anh em chúng ta kinh tế khá lên, nhiều Đồng môn có tấm lòng nhân ái,
tâm hiền phát khởi, đã sẻ chia cùng chúng tôi như: gia đình thầy cố Hiệu trưởng
Tôn Thất Dương Thanh, thầy Lê Văn Quýt, thầy Nguyễn thanh Bá, thầy Cao xuân
Yên, thầy Lê Văn Sấm, cô Nguyễn Thị Thanh, cô Võ thi Hồng, cô Lê Thị Tránh... Anh
chị Nguyễn Văn Xiển, anh chị Thúy An,
anh chị Lê đình Ân, anh chị Nhàn Đức, anh chị Lộc Lê, anh chị Đoàn Ngung, anh
chị Tường Sâm, anh chị Nguyễn Văn Ta...
- Riêng học bổng Praternité Canada, anh chị
Khương Sen có năm tài trợ trên 100 suất.
- Học bổng một thế hệ Y Khoa gồm 10 SVQTrị do
anh Hoàng Kiều tài trợ.
Trong nhiều
cuộc họp mặt Cựu HSNH ở nhiều nơi chúng
tôi thường có nhiều phần quà cho các cháu và đặc biệt là tài năng trẻ quê nhà.
Thập niên
2020, ngoài những đồng môn có tấm lòng rộng mở, còn có nhiều cháu SV thành đạt,
tiếp tay với chúng tôi như: Nguyễn
Quang Thắng, Phan thị minh Nghĩa, Trần đoàn Ngọc Trân, Dương Cam Ly...
- Trợ cấp cho 1SV mồ côi cả cha lẫn mẹ
500.000/tháng do anh NQ Thắng tài trợ suốt thời gian học Đại học.
- Camly dành nhiều máy vi tính tạo điều kiện
cho SV và góp quỹ.
Sân chơi
Nguyễn Hoàng không có kế thừa. Chúng tôi nghĩ việc trợ cấp HB là một việc làm
vô cùng ý nghĩa, mang đậm tính nhân văn, và chính việc làm nhân ái này là động
lực giúp chúng ta xích lại gần hơn và gắn bó lâu dài. Có người bảo, con cháu Đồng
môn NH nay còn rất ít. Chúng tôi là người trong cuộc mới thấy được là còn nhiều
cháu đang học tiểu và trung học . Nếu chúng ta làm bài toán Cộng, trừ, nhân,
chia mới thấy rõ:
Trường NH tồn
tại tới nămm 1975. Lớp nhỏ nhất sinh năm 1964 (Lớp Đệ thất) phải 11 tuổi
(1975-11=1964).
Đến nay Cựu HSNH
nhỏ nhất là 55tuổi (2019-1964) hiện có
người chưa lấy vợ như Hoàng Ân.
Như vậy
chúng ta phải tiếp tục chia sẻ thêm nhiều năm nữa. Với tâm của người làm KH, xin
quý thầy cô, quý Đồng môn, các cháu đã thành danh hãy tiếp sức để hoàn thiện ước
nguyện của Cựu HSNHSG.
"NH đoàn kết, thân thương và
chia sẻ" cho đến
người Cựu HSNH cuối cùng không còn gặp khó khăn.
26 lần họp mặt NH, đã có 24 lần phát HB. Nhẩm
tính, chúng ta có được con số ngoài sức tưởng tượng.
Với hơn 1800
lượt Sinh Viên nhận HB, số SV này đã là Kỹ sư, bác sĩ có cháu là Tiến Sĩ ở nước
ngoài.
Số tiền vận
động lên đến gần 1.800.000.000đ
Chưa kể những
lần vận động giúp đỡ Đồng môn khó khăn, đau yếu.
Việc trợ cấp
HB mang lại nhiều niềm vui và hạnh phúc cho nhiều Đồng môn, nhiều thế hệ SV, là
động lực giúp các cháu tiến bước vững chắc trên con đường chinh phục tri thức.
24 năm chăm
lo cho giới trẻ, tôi có nhiều niềm vui và hạnh phúc, niềm vui ấy làm cho tôi trẻ
lại, yêu cuộc đời nhiều hơn, chính việc lâm ấy cũng là một sự trả ơn đời và tâm
mình luôn rộng mở.
Trong 24 năm
qua tôi chưa một lần tai tiếng hay có ai nặng lời.
Năm nay
2019, sau khi tôi thông báo danh sách SV được trợ cấp HB. Chưa đầy 3 tiếng đồng
hồ thì có điện thoại của Trị trưởng BLLNHSG nhắn nhủ tôi và báo tôi một trường
hợp liên quan KH khi Trị vừa nghe điện thoại của một thành viên BLL một tỉnh
lân cận, không đồng tình về việc trợ cấp HB cho một trường hợp ở nơi anh điều
hành, vì phụ huynh của của SV không phải là Cựu HSNH.
Tôi tưởng
mình nghe lầm, dừng xe, tôi bình tĩnh rà lại trí nhớ, xem mình sơ sót điều gì
?.
Những năm gần
đây vì lượng hồ sơ không nhiều, sau khi xem xét từng hồ sơ, tôi loại những hồ
sơ không hợp lệ: Không chứng minh được là CHSNH, tôi điện thoại nhờ xác minh,
nhiều lần gọi trực tiếp thăm dò. Tìm chứng cứ rõ ràng để tranh sai sót, hồ sơ của
nhiều cháu năm ngoái thiếu chứng từ, tôi gọi nhắc nhở. Số lượng hồ sơ còn lại
khớp với số lượng mình thông báo, phần lớn là sinh viên được tái trợ cấp, vì vậy
không cần phải họp hành, duyệt xét. Ba năm nay tôi làm như vậy.
17 năm với
anh Bảo chỉ bàn bạc những trường hợp khó khăn. Trị, Phái Mai, cũng chỉ trao đổi,
ít trường hợp họp hành. Vốn là người tự trọng nên các anh tin tưởng, bằng chứng
là chưa gặp sai trái.
Chính bản
thân tôi cũng đắn đo suy nghĩ, vì đây là danh dự, uy tín của mình và của tập thể,
mình luôn làm theo sự chỉ bảo của con tim, không bè đảng phe phái hay tùy tiện
làm hoen ố sân chơi đầy tình thương và trí tuệ.
Trị nói :
- Một Thành viên BLL một tỉnh báo về : Việc
duyệt học bổng không tham khảo ý kiến của họ. (Xin được dấu tên).
- Phụ huynh của cháu nhận HB không phải là Cựu
HSNH.
Tôi quay về
nhà, lật hồ sơ ra xem. Tôi gởi ngay cho Trị. Trong đơn ghi rõ, học NH 59/65, là
thành viên BLL nhiều năm, trong đơn có xác nhận địa phương về hoàn cảnh khó khăn, kèm giấy chứng nhận đang
học.
Tôi không hiểu
anh B căn cứ vào đâu để nói là anh X (không học NH).
(Đáng lẽ tôi không phải phân bua, giải
thích.Vì đây là việc của BLLNHSG không phải của họ. Nhưng mình nên phân tích để
tránh hiểu lầm gây sứt mẻ và rút ra một bài học để hoàn thiện mình).
Tôi gọi điện
thoại cho anh B người có ý kiến trên.
- Xin anh cho biết anh X có học NH?.
- Anh B quả quyết, anh X không học NH. Tôi tiếp:
- Anh X không học NH, sao anh là Thành viên
BLLNH nhiều năm?.
- Anh B. Tôi mới tham gia nên không biết. Tôi
nói:
- Vì anh là
người phụ trách BLL xác nhận nên tôi xin xóa tên cháu mà anh đề nghị. Anh chịu trách nhiệm về việc này nghe, anh Ok.
(trong đơn xin trợ cấp có ghi rõ anh X học
NH năm 59/65.)
Tôi cứ đắn
đo, suy nghĩ, anh B căn cứ vào đâu mà nói anh X không học NH. Tôi nhẩm tính, nếu
xóa tên, chuyện gì sẽ xẩy ra. Chắc chắn sẽ làm mất đoàn kết, phương hại đến uy
tín Cựu HSNH.
Tôi gọi cho
Trị và phân tích lợi hại việc xóa tên. Ngay Trị cũng đồng tình, không vội căn cứ
ý kiến một cá nhân mà cần suy nghĩ thêm trước khi quyết định.
Tôi gọi cho
4 nhân chứng xác nhận việc anh X có học NH ?.
Cả 4 Cựu
HSNH cùng quê với anh X, người ở Nha Trang, Đà Nẵng, Quảng Trị và Đồng Nai đều
xác nhận anh X có học NH. Riêng tôi đã gặp anh X vài lần trong sinh hoạt đồng
môn.
Hơn 24 năm,
tham gia sân chơi NH không có chuyện gì buồn phiền, sai trái.
Ngoảnh nhìn
lại, 30 năm trong sân chơi Đồng hương QT, làm công việc ăn cơm nhà, vác tù và
hàng tổng cũng lắm chua cay, kèn cựa nhau và lắm người lập phe cánh để kiếm ăn,
thậm chí đạp bạn mình để mưu cầu chuyện riêng tư, khi dang díu tiền bạc.
Tôi thấy được
bộ mặt thật của con người, rút ra cho mình một bài học về nhân cách và đạo lý.
Thế mới biết
đời là muôn mặt, và tôi cũng ngộ ra làm Khuyến Học hay từ thiện cũng lắm chua
cay, xen lẫn nhiều niềm vui và hạnh phúc. Mới biết sao có người chỉ muốn cúi mặt,
không ngẩng cao đầu.
(còn tiếp)
Sài Gòn,14/2/2019
Võ Văn Cẩm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét