BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2019

PHẢN HỒI BÀI "BÀN VỀ BA BÀI BÌNH THƠ" “NGHIÊNG” CỦA CHÂU THẠCH - Nguyên Lạc


       
                             Tác giả Nguyên Lạc


PHẢN HỒI BÀI "BÀN VỀ BA BÀI BÌNH THƠ" “NGHIÊNG” CỦA CHÂU THẠCH
                                        Nguyên Lạc

Lời nói đầu
Tôi đã hứa với một người sẽ bỏ qua, không tiếp tục chuyện vô bổ này nữa, nhưng tôi bắt buộc đành phải thất hứa lần cuối vì ông Châu Thạch vẫn tiếp tục tấn công, nhầm hạ uy tín tôi bằng cách dán (paste) những bài viết chủ quan đầy sân si, đầy tính chia rẽ,  đầy tính hơn thua, không xây dựng vào trang Facebook tôi . Những bài viết  rất ít tính lý luận văn hc, ch "vch lá tìm sâu" để cố tình tấn công cá nhân người khác. Dưới bài là những đường links dẫn đến những bài ca ông Châu Thạch.

I.
Trước hết, tôi xin cảm ơn những lời phản hồi văn minh, lịch sự của các độc giả, facebookers, thí dụ như GS Vũ Nho, đ không dùng "ngôn ngữ đường phố" tấn công khi ai đó đụng chạm đến cái tôi (đáng ghét -Pascal) của mình như những lời "thơm tho" của các ngài này:
- "Với lại những người dốt nát mà háu danh thì tự kiêu tự đại, diễn đàn có góp ý đúng cũng cho sai". (Trạn Trương Văn - Châu Thạch)
- "thằng đó đúng là ngu mà không chịu nhận ngu vì không biết nó ngu"(Đặng Xuân Xuyến)
Tôi sẵn sàng "rửa tai" lắng nghe những lời phản hồi, nhất là những lời "không đồng thuận" để học hỏi và sửa đổi; vì ai mà không chủ quan, không lầm lẫn. Nhưng với điều kiện những lời này phải công tâm, phải xây dựng, phải lịch sự, kính ngữ và không sân si, phát xuất từ những NGƯỜI (tính NGƯỜI trội hơn tính CON trong hai chữ CON NGƯỜI). Tôi sẵn sàng đáp trả lại những CON (tính CON trội hơn tính NGƯỜI). Thể hiện tính CON qua s "bầy đàn", giành giựt hơn thua, lấn át, cắn xé... người khác.
Ném một trái banh vào bức tường thì trái banh dội lại; ném sân si vào tường đời thì sân si cũng sẽ dội lại giống vậy, mạnh nhẹ tuy sức ném.
Quan niệm ca tôi về cuộc sống riêng minh là: Không sợ người ta ghét, mà rất sợ người ta KHINH. Tại sao KHINH?: Không lương thiện với lòng.

II.
Bài viết này của ông Châu Thạch đầy sân si, đầy tính chia rẽ, không có tính xây dựng. Nếu đây là những lời phát xuất từ tấm lòng lương thiện, lịch sự, đầy lý luận văn học thì tôi sẽ vui vẻ lắng nghe, nếu đúng thì sửa đổi. Nhưng không, những lời của ông Châu Thạch đầy những "ý đồ" không có tính xây dựng.
Trước hết ông Châu Thạch dùng những lời gian dối, để kéo phe, muốn chia rẽ giữa tôi với:
1. Trần Mai Ngân: Ông Châu Thạch đã gian dối khi nói là tôi chê Trần Mai Ngân, hãy đọc lại bài viết của tôi về cm nhận thơ La Thy xem tôi có chê cô thi s  này không? Đây là lời của tôi: "Cảm nhận về bài thơ của Trần Mai Ngân rất đạt, tuy nhiên theo tôi hơi còn thiếu vì không uống rượu". Trần Mai Ngân có uống rượu "xỉn" không? Ông Châu Thạch có thấy hai ch"rất đạt" không?
2. Phạm Đức Nhì: Ông cố tình khen bài bình của Phạm Đức Nhì cũng có ý đồ chia rẽ chúng tôi, để kéo phe, chứ cũng không tốt lành gì vì ông cng đ từng xung đột với Phạm Đức Nhì về cách bình thơ. Những lần trước ông đã làm nhưng thất bại. Ông đâu biết chúng tôi là bạn thân. Tuy nhiên, bạn là bạn,  nếu sai chúng tôi vẫn phê phán nghiêm khắc, không vì nể, không "vái nhau", không "bênh bậy" nhau. Mỗi người chúng tôi có cách thức riêng. Bạn Phạm Đức Nhì có tiêu chí riêng trong phê bình, giữ đúng nguyên tắc; còn tôi thì hơi "ợt rào" tùy theo cảm xúc của mình, không câu nệ bài bản. Và chính điều đó tôi chỉ dùng CẢM NHẬN chớ rất sợ 2 chữ PHÊ BÌNH, vì đúng nghĩ của PHÊ BÌNH là phải nêu ra ưu và khuyết, chứ không "sắp sửa bình là người khác đã biết rằng thơ s được khen" như "ai kia". Trước khi tôi đăng các bài "cảm nhận", tôi thường chuyển đến và hỏi ý kiến bạn. Tuy vậy chúng tôi vẫn độc lập.
3. La Thụy: Tôi và La Thụy cũng xem như bạn thân. Trước khi bài cảm nhận của tôi gởi đăng, tôi có hỏi ý kiến bạn và cho biết chủ ý của tôi, chứ không "đã phá" bạn La Thụy như ông Châu Thạch cố tính chia rẻ bằng cách viết như sau: "Thế nhưng Nguyên Lạc đã  bày cho ông ấy làm thơ. Đó là một thái đ  trịch thương". Tôi sẽ bàn tiếp về việc nầy phần dưới.

III.
Ông Châu Thạch cố tính trích đoạn "không đầy đủ", lựa những chổ có ích cho "ý đ" của ông, vì ông biết có nhiều người chưa đọc bài cảm nhận của tôi về thơ La Thy.
-- Ông nói:  "Người bình thường thì phải giữ cái tôi sao cho hài hòa, không nghiêng bên nào quá". Còn tôi nói "trong con người có hai cái tôi: Cái tôi lý trí và cái tôi cảm xúc” có gì khác nhau mà phê phán? Ông nói chia 2 phía, còn tôi chia 2 cái tôi nhỏ có gì là sai trái mà lại "sần sộ"?
-- Ông nói:  Bài thơ “Nghiêng” là bài thơ viết về sự hồi ức một quá khứ lâu dài mà tác giả vì một lý do gì đó đã để trôi đi những hương vị ngọt nào của một cuộc tình. Bài thơ “Nghiêng” không viết về tác giả nổi “cơn hứng”.
Đó là cảm nhận của riêng ông, tại sao ông biết là tác giả không viết trong "cơn hứng" gợi nhớ tâm sự? Ông đâu phải là tác giả. Tôi cũng có cảm nhận riêng tôi chớ, ông trọng cái cảm nhận của ông thì cũng phải trọng cái của tôi, đó mới là lịch sự và văn minh.
Tôi cảm nhận rằng tác già uống rượu, buồn, đầy nỗi niềm chợt nhớ đến lời thề xưa, tình xưa thì có gì sai trái? Đây là câu cảm nhận của tôi:  "Xỉn, lòng đầy tâm sự: Chân chông chênh, người chao nghiêng thì trăng nghiêng chao theo, "đổ sầu" vào hồn thi nhân. Ánh trăng thề có mất không? Vẫn còn! Vẫn còn ánh trăng thề nằm sâu trong ký ức. Làm sao quên được tình xưa, lời hẹn ước thuở nào?"
Rồi tôi nghĩ rộng ra về chữ TÌNH, ngoài "tình trai gái" còn có tình quê hương, tình dân tộc cùng với nỗi "thất vng" "vô vọng" của thời thanh xuân không được sao? Đây là cảm nhận của tôi:
"Có thể nói thêm ở đây về TRĂNG: Theo tôi nghĩ ánh trăng đây không chỉ hạn hẹp về "tình trai gái", mà nó có thể rộng ra cho những mơ ước của đời người, của tuổi thanh xuân. Khi những mơ ước nầy vô vọng, như trường hợp của cụ Cao Bá Quát thì còn nỗi niềm nào bằng"
Tại sao phải óng hòm trước" rồi bắt tôi phải theo, phải "đọc từng mặt chữ" chứ không được đọc "giữa hai hàng chữ", đọc "dưới con chữ"?  NGƯỜI ngoài "con mắt" còn có "bộ não", còn có "tâm hồn" đó thưa ông. Ông Châu Thạch làm tôi nhớ đến lời của anh Chu Vương Miên nói về thợ vẽ với họa sĩ, nhạc công với nhạc sĩ và nghệ nhân với thi nhân... Ông thuộc loại nào?
-- Đặc biệt là trích đoạn này ông Châu Thạch cố tình chọn lọc để gây xung đột:
"nhà bình thơ Nguyên Lạc còn làm thầy dạy tác giả La Thụy chỉnh sửa thơ nữa chứ:
“Theo tôi câu 4 ngắt dòng như thế này thì tuyệt, ̣xin ghi lại bài thơ
1. Ai từng chao nghiêng
2. Chắt lắng hết hương mê
3. Chừ hoài niệm
3.' Len lỏi ngoằn ngoèo
4. Trong ký ức
5. Tình xưa hẹn ước
6. Chông chênh rơi mất ánh trăng thề?” (Châu Thạch)

Tại sao ông không ghi hết toàn đoạn của tôi đầy đủ như thế này:
[... Tuy nhiên về vần, theo chủ quan tôi (xin nói rõ lại lần nữa là theo chủ quan riêng tôi) cách ngắt dòng của La Thụy chưa hoàn toàn đạt vì làm độc giả khó bắt vần ở câu 4: "Len lỏi ngoằn ngoèo trong ký ức". Theo tôi câu 4 ngắt dòng như thế này thì tuyệt, ̣xin ghi lại bài thơ

1 Ai từng chao nghiêng
2 Chắt lắng hết hương mê
3 Chừ hoài niệm
3' Len lỏi ngoằn ngoèo
4 Trong ký ức
5 Tình xưa hẹn ước
6 Chông chênh rơi mất ánh trăng thề?

Số chữ đứng trước là số thứ tự câu thơ. Các câu cuối của 2 (Ê) 3 (ÈO) và 6 (Ề) hợp vận, và 4 (ỨC) 5 (ƯỚC) hợp vận.
Ngắt dòng "Trong ký ức" là để làm mạnh ba chữ này. Khi đọc câu 3: Chừ hoài niệm. Len lỏi ngoằn ngoèo… ta kéo dài ra... rồi "Trong ký ức"
Xin nói rõ thêm: Có thể La Thụy ngắt dòng theo chý riêng anh, còn tôi thì ngắt dòng theo cảm nhận riêng tôi mà tôi nghĩ nó tức tưởi hơn. Và như đã nói, bài thơ hay là bài thơ "mở": Người đọc có thể nghĩ theo cảm nhận riêng mình, đặt tâm tư mình vào....] [Nguyên Lạc]

Ông Châu Thạch cố tình bỏ qua đoạn chủ ý của tôi:
"Ngắt dòng "Trong ký ức" là để làm mạnh ba chữ này. Khi đọc câu 3: Chừ hoài niệm. Len lỏi ngoằn ngoèo… ta kéo dài ra... rồi "Trong ký ức" (Nguyên Lạc)
Ý của tôi là khi đọc (ngâm) câu 3: Chừ hoài niệm. Len lỏi ngoằn ngoèo… ta kéo dài ra... rồi "Trong ký ức". Thay vì 3 chấm (...) sau "Len lỏi ngoằn ngoèo", tôi xuống dòng "Trong ký ức". theo cách viết thơ bây giờ thì có gì là sai trái? Có sửa một chữ nào trong bài thơ của La Thụy đâu mà nói "sửa thơ"? Chỉ là ngâm theo cảm nhận tôi, mà tôi đã nói là chủ quan không được sao? Tại sao lại tấn công bằng lời lẽ "không thuận tai" vậy?
Tôi đã nói rõ với La Thụy về cách đọc/ ngâm như vậy và hỏi ý anh sao, bạn trả lời OK ̣(đồng ý).
Ông Châu Thạch không nhớ comments của La Thụy về vụ những câu thơ bị in ấn sai mà trở thành rất hay và câu nhạc của Phạm Duy mà ca sĩ Thái Thanh đã viết sai li trở thành tuyệt đó sao?
Xin nói thêm: Theo chủ quan riêng, tôi muốn nghĩ bài thơ này là "thơ mới cách tân" với số chữ không hạn định trong mỗi câu, với vần điệu hợp nhau. Lại nữa tôi thích bài thơ với những cặp đôi (chẵn) 2,4 hoặc 6 vân vân... cho dòng chảy êm dịu, lung linh. Người khác có thể nghĩ bài thơ này là "thơ tự do" thì tùy , mỗi người có cảm quan riêng.
***
Đó là những gì tôi trả lời ông Châu Thạch, hy vọng chuyện này dừng nơi đây. Tôi muốn dùng thời gian qu báu cho việc văn chương thuần túy. Riêng về bài bình về bài THUYỀN NEO BẾN L ông bênh Đặng Xuân Xuyến tấn công tôi, tôi s có bài viết riêng tr lời ông Đặng Xuân Xuyến. Người xưa dy: "Đầy tớ sai thì trách chủ, dại gì đôi co với nó". Tôi s trách ch, chào ông!
Riêng về các độc giả, tôi thành thật xin lỗi thời giờ ca các bạn, nhưng vì chuyện chẳng đặng đừng, tôi phải nói ra hết rồi ngưng, không tiếp tục chuyện vô bổ này.
Trân trọng
                                                                                 Nguyên Lạc
....................
CẢM NHẬN VỀ BÀI THƠ “NGHIÊNG” CỦA LA THỤY
BÀN VỀ BA BÀI BÌNH THƠ “NGHIÊNG” CỦA LA THỤY - Châu Thạch
BÀN VỀ BÀI BÌNH THƠ “THUYÊN NEO BẾN LẠ” CỦA ĐĂNG XUÂN XUYẾN

Không có nhận xét nào: