Nhà bình thơ Châu Thạch
MẤY
LỜI TÂM SỰ
(Nhân
nhà thơ Nguyễn Đăng Hành nói về Châu Thạch)
Vừa ăn Tết xong, mồng mấy Tết không nhớ, nhà thơ Đặng Xuân
Xuyến điện thoại cho Châu Thạch. Sau vài lời chúc tết, nhà thơ hỏi:
- Chú đã đọc bài “Tưng
Tưng bảy chuyện cùng…Nguyễn Đăng Hành” chưa ạ?.
- Hả, mấy bữa nay bận lo Tết quá nên chú chưa đọc.
- Chú đọc đi, trong đó có nhắc về chú đấy ạ.
- Ừ, để chú đọc bây giờ.
Thế là tôi ngồi vào máy vi tính mở trang web dangxuanxuyen.blogspot.com
và tìm đọc bài nầy. Bài nầy Đặng Xuân Xuyến chép lại những lần trao đổi giữa
anh với nhà thơ Nguyễn Đăng Hành, bàn luận về các nhà thơ, trong đó tôi có biết
vài người chớ chưa quen ai cả. Châu Thạch tôi cũng hân hạnh được đề cập đến hai
lần. Lần thư nhất hai người nói về Châu Thạch như sau:
“Mươi hôm sau, anh (tức Nguyễn Đăng Hành) điện cho tôi, vẻ rụt rè:
-
Anh hỏi câu này, chú trả lời thật nhé. Bài "Ẩm trời" của chú, đáng mấy
điểm.
Tôi
có chút ngập ngừng:
-
Tự chấm điểm thì em không biết cho điểm mấy nhưng bài đó cũng thường thôi,
không thể là hay.
Anh
ồ lên, lanh lảnh:
-
Vậy mà bác Châu Thạch khen hết lời.
Tôi
cười, nửa phân trần:
-
Chú Châu Thạch khen hay ở phong cách tỏ tình mới lạ, bạo liệt chứ không khen
bài thơ "Ẩm trời" hay.
Anh
chậm rãi:
-
Anh nghĩ bác Châu Thạch vì quý người mà quý thơ. Bác Châu Thạch nhiều bài bình
rất sâu, rất hay, anh rất phục nhưng đọc mấy bài bình kiểu quý người quý thơ
như thế không sướng.”
Sau đó thấy bài ghi chép của Đặng Xuân Xuyến được đăng lên facebook
tôi có comment mấy lời như sau:
“Nhà
thơ Nguyến Đăng Hành viết có cái chưa hiểu tôi:
Khi
nói về bài bình “Ấm Trời” của Đặng Xuân Xuyến, nhà thơ Nguyễn Đăng Hành nói:
“bác Châu Thạch quý người nên quý thơ”. Thật ra khi bình bài “Ấm Trời” tôi chưa
hề quen biết gì Đặng Xuân Xuyến và cho đến nay cũng chưa hề gặp Đặng Xuân Xuyến
lần nào hay trao đổi với nhau quá 5 phút trên điện thoại, còn trên email thì
hoàn toàn không có. Vậy thì phải nói tôi “QUÝ THƠ NÊN QUÝ NGƯỜI” mới đúng.”
Nói cho đúng, tôi biện hộ cho mình như thế cũng chưa chính
xác, vì nếu nói quý người nên quý thơ thì tôi còn quý nhiều người hơn quý Xuyến,
mà thơ họ không thua gì thơ Xuyến, nhưng tôi chưa bình cho họ lấy một bài thơ.
Ví dụ như nhà thơ Phan Minh Châu ở Nha Trang. Anh đã là bạn thơ với tôi gần 10
năm, tôi yêu thơ anh như điếu đổ nhưng cho đến khi anh qua đời, tôi chưa hề viết
một câu về thơ anh. Tôi đau đớn và chua xót trong lòng.
Tôi nghĩ người làm thơ và người bình thơ có một sợi dây liên
kết vô hình nào đó, nên có sự đồng điệu trong cảm thụ, tri kỷ nhau ít nhất
trong chính bài thơ được đem ra tán thưởng. Ví dụ như bài thơ “Ấm Trời” của Đặng Xuân Xuyến, nhà thơ
Nguyễn Đăng Hành tỏ ý không vừa lòng nhưng với tôi nó là bài thơ hay thật thụ.
Ở trên, nhà thơ Đặng Xuân Xuyến trả lời nhà thơ Nguyễn Đăng
Hành như sau: “Chú Châu Thạch khen hay ở phong cách tỏ tình mới lạ, bạo liệt chứ
không khen bài thơ "Ẩm trời" hay.”. Đó chỉ là một câu nói khiêm
nhường thôi. Thật ra bài thơ phải hay mới làm bộc lộ “phong cách tỏ tình mới lạ, bạo liệt” và độc đáo được. Thơ hay là ở
chỗ diễn tả sống động cái phong cách ấy.
Từ sự trao đổi giữa hai nhà thơ trên, tôi mở bài bình thơ của
tôi đọc lại. Bài viết có đầu đề là: “Ấm
Trời” thơ Đặng Xuân Xuyến: Một phong cách tình khác lạ.
Để hiểu những đoạn sau của bài viết nầy, xin mời đọc lại một
lần bài thơ của Đặng Xuân Xuyến:
ẤM TRỜI
Em gạ một đêm chồng vợ
Cho mùi da thịt thơm hương
Mấy ngày hôm nay mưa tợn
Ẩm trời, khó ở, thấy ghê.
Ừ thì, một đêm thôi nhé
Mai đừng, nữa gạ một đêm
Mùa này ẩm trời dài lắm
Da đây thịt đấy đến mòn.
“Có
những bài thơ nói về tình yêu thiên về tinh thần nhẹ nhàng như bướm
bay, lãng mạn như gió trăng và êm đềm như tiếng suối chảy. Cũng có
những bài thơ nói về tình yêu thiên về nhục dục hừng hực như lửa
cháy, cuốn hút như phong ba và cuồng nộ như con thiêu thân sa vào hố
lửa. Giữa hai lằn ranh đó có những bài thơ nói về tình yêu khô khan
như một lời bông đùa dí dỏm, nhưng nó lại hoàn toàn thể hiện sự
độc đáo của một phong cách yêu”.
Như vậy bài thơ nầy
không phải hay ở chỗ lời thơ hoa bướm mà hay ở chỗ lời thơ ngổ ngáo, có mãnh lực
cuốn hút người đọc nhìn thấy một cuộc truy hoan hoàn toàn vì nhục dục sẽ diễn
ra.
Đoạn giữa của bài bình thơ tôi viết như sau:
“Người
ta có thể tìm thấy trong ca dao hay trong thơ những câu đối đáp rất hay
của những chàng trai trả lời cô gái đang gặt lúa trên đồng hay ban đêm
giã gạo cùng nhau. Những câu đó chắc chắn rất trữ tình nhưng chắc
chắn không bao giờ thân ái như lời thơ trong khổ thơ này. “Ừ thì một đêm
thôi nhé”: chúng ta nghe như lời của anh nói với em. Chúng ta tưởng
tượng lời từ cửa miệng chàng trai thốt ra âu yếm vô cùng, ấm áp vô
cùng. Rồi thì “Mai đừng, gạ nữa một đêm”: Câu thơ không phải là lời
từ chối đâu, ngược lại đó là lời hẹn hò những đêm kế tiếp bằng
một câu bông đùa tế nhị.”
Như vậy, bài thơ hay ở chỗ diễn tả được cái chân tình, cái
tình yêu ẩn kín phía sau những lời tưởng như trắng trợn đó. Nhà thơ đã dùng
ngôn ngữ thật thô cứng nhưng lại diễn tả hết cái mềm mại nằm trong sâu kín tâm
hồn của hai người có bản tính bông đùa và thích diễu cợt cùng nhau.
Đoạn cuối của bài bình thơ tôi viết như sau:
“Bài
thơ hay là hay ở chỗ đó, diễn đạt cái kín đáo mà bề ngoài không mấy
ai thấy được, không mấy ai trân trọng, có khi còn khinh ghét nữa. Bài
thơ hay cũng là hay ở chỗ “nói tục giảng thanh”. Đọc “Ấm Trời” ta nghe
tiếng thơ như của một nhân vật bất cần đời, một cặp trai gái ngổ
ngáo xem tình như cỏ rác, nhưng ngẫm kỹ, đọc đi đọc lại nhiều lần ta
tìm thấy ở đó những tâm hồn đẹp mà ta yêu quý, một mối tình có
thể làm cho ta se lòng và cảm mến”
Tất nhiên ở đây tôi chỉ trich lại những phần chính trong bài
bình thơ của tôi, mục đích để biện hộ cho mình. Biện hộ rằng tôi quý thơ Đặng
Xuân Xuyến mà viết những lời có cánh cho thơ anh chớ không phải vì quý anh mà
viết những có cánh cho thơ ấy. Quý vị nào có vui thì tìm trên web dangxuanxuyên
đọc trọn bài bình cúa tôi cho “ẤmTrời”
sẽ tường tận hơn.
Sau đó hai nhà thơ còn đề cập đến việc tôi và nhà thơ Nguyên
Lạc cãi cọ nhau.
Khi nói về thái độ của ông Nguyên Lạc đối với tôi, nhà thơ
Nguyễn Đăng Hành nhận xét: “Ông Nguyên Lạc
thâm và đểu khi dùng thái độ nhã nhặn lịch thiệp để ra đòn với ông Châu Thạch”.
Thật ra ông Nguyên Lạc dùng chữ “không lương thiện” để chửi tôi thì không thể nói là “nhã nhặn lịch thiệp” được. Phải nói đó
là một câu nặng nề nhất khi dùng cho một người đã từng viết khen ngợi ông ta từ
khi chưa hề biết ông ta là ai và chưa đòi hỏi ông ta một món quà nhỏ nào. Nghĩa
của chữ Lương thiện là “không làm những
gì trái với đạo đức và pháp luật”. Vậy ông ấy nói tôi “không lương thiện” là ông ấy nói tôi “vô đạo đức và phạm pháp”. Ông ấy có nhiều bằng đại học, là một nhà
văn thì phải ý thức đầy đủ lời nói của mình, không vu khống làm xúc phạm nhân
phẩm kẻ khác chứ. Nhưng thôi, tôi đã hứa với mọi người quên đi nên không nhắc lại
nữa.
Cuối cùng xin gởi đến hai nhà thơ Nguyễn Đăng Hành và Đặng
Xuân Xuyến lời chúc một mùa xuân an lành, một năm mới phát triển và viết thật
hay. Xin gởi đến quý vị đã đọc bài nầy lời cảm ơn và ước nguyện nhận nhiều niềm
vui, an khang, thịnh vượng trong năm Kỷ Hợi nầy.
Châu Thạch
1 nhận xét:
1. Ông CT đem từ điển ra hiểu chữ Lương Thiện đúng
Lương thiện: Tốt lành, không vi phạm đạo đức, pháp luật.
Tôi chỉ chú trọng đến đạo đức còn pháp luật thì tôi không dám bàn, vì tôi theo "pháp trị", chắc khác với cách nghĩ của ông, nơi "toàn trị
"Đạo đức: "Những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xă hội thừa nhận, trong vấn để ứng xử của con người đối với nhau".
Cái chữ "không lượng thiên" tôi dùng là ở mặt nầy: Người khác phê phán bạn bằng kính ngữ thì bạn cũng phải dùng lý luận, dùng kính ngữ phê phán lại, chú đừng "ý đồ" tấn công lại bằng thóa mạ cá nhân, bằng những "văn hóa đường phố"
2. Tôi đã bỏ qua chuyện này rồi sao vẫn có "ý đồ" hơn thua vậy? Chủ nghĩa ta/địch khủng khiếp nầy sao vẫn còn chứa trong đầu?
3. Sẵn đây thưa luôn"ai đó" trong bài viết này và bài 7 chuyện tửng tửng...
- Chó cắn càn thì mắng chủ, ai ngu đánh chó
Đây lại là "ý đồ": Mượn gió bẻ măng". Lại cũng "không lương thiện". Than ôi!
Đăng nhận xét