Tác giả Võ Văn Cẩm
CÂU CHUYỆN DÀNH RIÊNG CHO NGUYỄN THỊ
ĐIỀU
Võ Văn Cẩm
Hôm qua tôi
và Nguyễn Đăng Hạnh đến nhà Thờ Dòng Chúa Cứu Thế, đường Kỳ Đồng TP HCM, được
Linh mục Ngô Văn Phi tiếp và nhận làm lễ cầu nguyện cho cụ Ông Antoine Nguyễn
Đình Chất đủ 3 lễ, theo đúng yêu cầu của chúng tôi.
Tôi và Hạnh
ngồi chờ rất lâu ở phòng khách của dòng. Một nhà khách có nhiều phòng để các
Cha tiếp con chiên theo yêu cầu.
Chúng tôi
không hình dung được Cha mà mình muốn gặp.
Một thanh
niên rất trẻ vào phòng khách và xưng : Tôi là cha Phi đây, hai chúng tôi đứng dậy
cúi chào, cha bắt tay và mời ngồi trên bộ Salon bằng gỗ rất xưa.
Chúng tôi giới
thiệu với cha mối quan hệ của chúng tôi với gia đình Điều ở Mỹ, gia đình Nhàn -
Đức, và nội dung yêu cầu của chúng tôi.
Cha bận quần
tây, áo pull còn rất trẻ, ngoài sức tưởng tượng của chúng tôi.
Tôi buột miệng:
Tôi tưởng cha già lắm. Ai ngờ cha còn quá trẻ.
Cha nói: năm
nay tôi 51 tuổi.
Nghe đến gia
đình cô Nguyễn Thị Điều ở Mỹ, cha thấy như mình đã bắt gặp một cái gì quen thuộc.
Cha nói: Cô
Điều và gia đình là ân nhân của cha, với mối quan hệ thâm tình ấy nên cha xem
chúng tôi như người thân của mình, việc trao đổi tự nhiên hơn.
Tuy người
Thuận An, Huế nhưng gia đình cha đi kinh tế mới ở Bà Rịa Vũng Tàu.
Thời cơ hàn,
thơ dại cha là người hàng xóm, rất thân với gia đình ông Đoàn Sỹ, và các cháu,
là người bà con với tôi ở nông trường cao su Xà Bang, Bà Rịa Vũng Tàu, vì vậy
cuộc trò chuyện như người thân lâu ngày gặp lại.
Tôi được biết
nhiều về cha và cha cũng biết nhiều về chúng tôi. Cha kể cho chúng tôi nghe lễ
hôn phối của Cô Điều mà cha là người tổ chức. Và đây là trường hợp đặc biệt
trong đời làm linh mục của mình.
Khách tham dự
là thầy cô, bạn bè hầu hết là người Đạo Phật, đây là trường hợp khó mà cha chưa
gặp bao giờ. Để có buổi lễ thật tự nhiên, Cha thu xếp không cho con Chiên và ca
đoàn dự lễ này.
Cha phải mất
nhiều thời gian để tìm cách ứng xử cho hợp lý. Một buổi lễ kết hợp đạo và đời,
một không gian hòa hợp, mà cha là người tổ chức.
Cha lấy câu
chuyện dòng sông và chiếc cầu Trường Tiền để làm chủ đề, nêu lên mối tình chắp
nối thêm ý nghĩa. Cha tìm đọc về sự tích Cầu Trường Tiền rất nhiều.
Cha nghĩ,
tình nghĩa vợ chồng đến từ hai phía như ở hai bên bờ sông Hương. Cầu Trường Tiền
là những nhịp nối hai bờ lại với nhau, cha tìm hiểu cầu Trường Tiền, và biết cầu
đã hơn 1 lần gãy nhịp, cũng như mối tình vợ chồng gãy đổ của chị Điều.
Hai người trở
về hai bên bờ sông Hương đang hiện hữu.
Cha muốn nói
với mọi người có mặt ngày hôm nay thông cảm, hãy dang rộng cánh tay, mở rộng
tình thâm để bắc lại nhịp cầu, để cho Điều - Nhơn được sống bên nhau, như chiếc
cầu Trường Tiền đã được bắc lại nhịp gãy đổ trong biến cố Mậu Thân 1968, tạo điều
kiện cho người hai bên bờ qua lại.
Việc làm của
cha là kêu gọi thầy cô, gia đình và thân hữu có mặt, mở tâm lành kết nối cho Điều
- Nhơn tìm lại một nửa của nhau và mang lại bến bờ hạnh phúc của đời mình.
Cha cười nói
một cách tự nhiên như một người đời thường và coi phòng khách như một cõi
riêng, râm ran câu chuyện gia đình, mà cha quên rằng phòng khách kế bên có một
vị Linh Mục già đang rao giảng cho con chiên.
Câu chuyện
còn dài chúng tôi thấy mình chiếm thời gian của cha quá nhiều.
Chúng tôi tạm
dừng câu chuyện bằng ba bì thư xin lễ, xin cha dành cho ba lễ ở Thánh đường mà
cha chủ lễ cầu nguyện cho cụ ông Antoine Nguyễn Đình Chất sớm về với chúa.
Chúng tôi
chia tay cha lòng đấy ngưỡng mộ và kính trọng. Cha tiễn chúng tôi ra tận hành
lang Thánh đường như một vị khách đặc biệt.
Tôi cúi đầu
chấp tay và xin nhờ cha chuyển lời cầu chúc sức khỏe của chúng tôi đến hai cụ
thân sinh và anh Đoàn Sỹ người bà con của tôi nhân dịp xuân về và chúng tôi kỳ
vọng gặp lại cha trong một dịp nào đó. Cha cười rất tươi khi quay gót.
Sài Gòn 23/1/2019 Võ Văn Cẩm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét