Tác
giả Nguyên Lạc
NHỮNG
MỐI TÌNH LÃNG MẠN
Nguyên Lạc
Sụt
sùi tình lệ giãi bày
Khốc
văn một bức tuyền đài gởi em!
(Viết
giùm Phạm Thái gởi Quỳnh Như - Nguyên Lạc)
VỀ
CHỮ ROMANCE
Romance (danh từ)
- Câu chuyện tình lãng mạn; mối tình lãng mạn.
- Sự mơ mộng, tính lãng mạn.
Romantic
(Tính từ): - Lãng mạn, xa thực tế,
-Viển vông, hão huyền,
(Danh từ): Người lãng mạn
Romantic love tiếng Pháp là Romance d’amour
@_Về âm nhạc
Về âm nhạc, Romance thường được hiểu là “Tình ca” , là loại
nhạc viết cho guitar, xuất phát từ Tây Ban Nha . Thuật ngữ Romance thoạt đầu
mang ý nghĩa “Bài hát thế tục” để phân biệt với các ca khúc Tôn giáo bằng tiếng
Latinh. Dần dần, ngôn từ Romance được phổ biến, phát triển rộng rãi ra ngoài
biên giới Tây Ban Nha và trở thành tên gọi cho một thể loại "thơ ca trữ
tình" Đến đầu thế kỷ 19, Romance mới được khẳng định như thể loại ca khúc
nghệ thuật hàn lâm, phổ biến trong giới quý tộc.
*
Người Việt chúng ta hình như mang tính vọng ngoại, cái gì
của người khác, nhất là của Trung Quốc, của Tây Phuơng đều hít hà khen ngợi,
chê cái của riêng mình. Khi liên hệ đến
tình lãng mạn (Romance, romantic love) ai cũng thường cho là chuyện "ông
Tây bà Đầm" Romeo & Juliet hoặc "Phượng Cầu Hoáng" - Tương
Như & Trác Quân, Thôi Hộ... của Tàu là nhất. Họ đâu biết chúng chỉ là hư cầu,
hoặc có "ý đồ", chưa lãng mạn "tới bến" làm người đầy lệ cảm
thương như những chuyện của Việt Nam : Trương Chi & Mị Nương , Phạm Thái
& Trương Quỳnh Như...
Ta thử lần lượt xét từng chuyện tinh lãng mạn
ROMEO
& JULIET
Romeo và Juliet là một vở bi kịch được viết bởi nhà văn đại
tài của nước Anh William Shakespeare. Cốt chuyện là tình yêu say đắm với kết cục
bi thảm của hai người thuộc về hai dòng họ vốn đã thù hận nhau nhiều thế hệ. Có
thể nói Romeo và Juliet là vở kịch xuất sắc và nổi tiếng nhất của Shakespeare
Câu chuyện bắt đầu tại thành Verona, hai dòng họ nhà
Montague và nhà Capulet có mối hận thù lâu đời.
Romeo (con trai họ Montague) và Juliet (con gái họ
Capulet) đã yêu nhau say đắm ngay từ cái nhìn đầu tiên tại buổi dạ tiệc hoá
trang tổ chức tại nhà Capulet ( vì là dạ tiệc hoá trang nên Romeo mới có thể
trà trộn vào trong nhà đó được). Đôi
trai gái này đã đến nhà thờ nhờ tu sĩ Friar Laurence bí mật làm lễ cưới.
Một sự việc đột nhiên xảy ra : _ Do xung khắc, anh họ của
Juliet là Tybalt đã giết chết người bạn rất thân của Romeo . Để trả thù cho bạn,
Romeo đã đâm chết Tybalt. Mối thù giữa hai dòng họ càng trở nên sâu nặng.
Vì tội giết người nên Romeo bị trục xuất khỏi Verona và bị
đi đày biệt xứ. Khi Romeo đi rồi, Juliet bị cha mẹ ép gả cho Bá tước Paris.
Juliet cầu cứu sự giúp đỡ của tu sĩ Laurence. Tu sĩ cho Juliet uống một liều
thuốc ngủ, uống vào sẽ khiến nàng giống như người đã chết. Thuốc có tác dụng
trong vòng 24 tiếng. Tu sĩ sẽ cho người tìm báo
Romeo biết sự việc rồi đến hầm mộ cứu Juliet trốn khỏi thành Verona.
Đám cưới giữa Juliet và Paris trở thành đám tang. Xác
Juliet được đưa xuống hầm mộ. Tu sĩ chưa kịp báo cho Romeo thì từ chỗ bị lưu
đày nghe tin Juliet chết, Romeo đau đớn trốn về Verona. Trên đường về chàng kịp
mua một liều thuốc cực độc dành cho mình. Tại nghĩa địa, gặp Paris đến viếng
Juliet, Romeo đâm chết Paris rồi uống thuốc độc tự tử theo người mình yêu.
Romeo vừa gục xuống thì thuốc của Juliet hết hiệu nghiệm, nàng tỉnh dậy và nhìn
thấy xác Romeo bên cạnh đã chết, Juliet rút dao tự vẫn chết theo.
Cái chết tang thương của đôi bạn trẻ đã thức tỉnh hai
dòng họ. Bên xác hai người, hai dòng họ đã quên mối thù truyền kiếp và bắt tay
nhau đoàn tụ, nhưng câu chuyện tình yêu ấy vẫn mãi sẽ là nỗi đau rất lớn trong
lòng những người biết đến họ.(Wikipedia)
THÔI
HỘ & ĐÀO HOA NHÂN DIỆN
Tứ tuyệt sau đây chắc ai thích thơ Đường cũng đều biết
Khứ
niên kim nhật thử môn trung,
Nhân
diện đào hoa tương ánh hồng.
Nhân
diện bất tri hà xứ khứ,
Đào
hoa y cựu tiếu đông phong*.
(Thôi Hộ)
Dịch nghĩa
Cửa
đây năm ngoái cũng ngày này,
Má
phấn, hoa đào ửng đỏ hây.
Má
phấn giờ đâu, đâu vắng tá,
Hoa
đào còn bỡn gió xuân đây.
(Tản Đà)
------------
[*] Đông phong: Gió từ phương đông thổi tới, nghĩa là gió
đại dương, một làn gió mang hơi mát. Với người Hoa, đó là gió mùa
xuân.(Laiquangnam Lai)
Truyện rằng: Thôi Hộ, nhân tiết thanh minh, một mình đi
chơi về phía nam Đô thành. Thấy một ấp trại chung quanh đầy hoa đào, Thôi Hộ gõ
cửa xin nước uống. Một người con gái mở cổng, hỏi tên họ, rồi bưng nước đến
dâng chàng . Người con gái sắc đẹp đậm đà, duyên dáng. Đôi mắt nhìn nhau, lòng
đầy tình ý.
Năm sau, cũng vào
tiết thanh minh, Thôi Hộ trở lại tìm người cũ,
thấy cửa đóng then cài, mới đề lên cánh cửa bên trái bài thơ trên, rồi bỏ
đi. Người con gái xem bài thơ, nhớ thương rồi bệnh sắp chết. Thôi Hộ chợt trở lại
ấp trại hoa đào, nghe tiếng kêu than bèn chạy vào, vội ôm nàng mà khóc. Người
con gái bỗng hồi tỉnh, rồi sống lại. Ông bố bèn đem cô gái gả cho Thôi Hộ.
Cũng từ điển tích này, người ta thường ví mặt người con
gái đẹp với hoa đào.(Tình sử - Phùng Mộng Long)
TƯƠNG
NHƯ & TRÁC VĂN QUÂN
Phượng Cầu Hoàng là một điển tích của "nước chính giữa" (Trung Quốc) chắc có lẽ các bạn ai cũng biết.
Nhạc khúc Phượng Cầu Hoàng thường được hiểu là khúc hát của tình yêu chân thực,
lãng mạn (romantic love).
Điều này có đúng không?
Xin được trích ra đây sơ lược chuyện tình Tư Mã Tương Như
& Trác Văn Quân từ bài PHƯỢNG CẦU HOÀNG đã đăng
Tư Mã Tương Như người ở Thành Đô, Thục Quận (nay là Tứ
Xuyên) thời Tây Hán. Tương Như sốt sắng đến Lâm Cùng, vì chàng ta nghe nói địa
phương này có ông nhà giầu họ Trác — Trác Phú Ông – có cô con đẹp tên là Trác
Văn Quân. Văn Quân đẹp, con nhà giầu, cao số, lấy chồng mới có một năm, (còn gần
như "mới nguyên" - Hoàng Hải Thủy); chồng chết, trở thành sương phụ,
trở về nhà sống với cha.
Tương Như ôm mộng chiếm được Văn Quân làm vợ. Tương Như
nhờ người bạn ở địa phương (Vương Cát là quan lệnh ở huyện) vận động. Ông bạn của chàng đến gặp Trác Ông, nhờ uy tín là
quan lệnh ngỏ lời muốn Trác Ông mở tiệc rượu ở nhà để mời Tương Như đến khoản
đãi. Trác Ông vốn không ưa gì văn chương, ông lại càng không thích giao thiệp với
những người làm văn nghệ; nhưng nể bạn
là quan huyện, ông cũng mở tiệc mời Tư Mã Tương Như đến nhà.
Văn Quân được biết ngày ấy, tối ấy Tư Mã Tương Như đến
nhà nàng. Nàng nấp sau màn, lén nhìn dung mạo Tương Như trong bàn tiệc.
Tương Như đã dặn trước ông bạn, khi tiệc rượu nửa chừng,
hãy khoe chàng có tài đàn và yêu cầu chàng trổ tài đàn một bản để tạ tình chủ
nhân. Vương Cát làm y theo "ý đồ" Tương Như .
Thế rồi Tương Như cầm đàn, liếc mắt thấy Trác Văn Quân
núp sau rèm nhìn lén bèn đàn bản "Phượng Cầu Hoàng". Lời nhạc làm
nàng Văn Quân "ngất ngư con tầu đi". Đó là lời tả chuyện con chim phượng
(chim trống) đi tìm con chim hoàng (chim mái). Chỉ nghe nhạc thôi, nàng biết
chàng chơi bản đàn ấy cho nàng nghe, rằng chàng yêu nàng, chàng muốn có nàng.
Sau khi nghe lén bản nhạc"dụ khị" này, kiều nữ
Trác Văn Quân lòng say mê, "ngất ngư con
tầu tình", giữa đêm khuya bỏ nhà chạy đến gõ cửa
phòng Tương Như xin "ty nạn tình yêu",
thề sống với chàng suốt khoảng đời còn lại.
Đi đâu cho thiếp theo cùng
Đói no thiếp chịu lạnh lùng thiếp cam!
(ca dao)
Trác ông hay chuyện tức giận, quyết định từ con cấm vận
không chi tiền.
Sau cùng Trác Ông đổi ý, gọi hai người về và chịu
chi. Họ đưa nhau đi sống yêu thương nhau
sung sướng kiếp đời.
Về sau Tương Như được Vua Hán vời ra làm quan, vinh hiển,
phong lưu một đời.
Đây là trích đoạn lời của bản đàn "dụ khị"
Phượng hề, phượng hề quy cố hương,
Ngao du tứ hải cầu kỳ hoàng,
...
Hà duyên giao cảnh vi uyên ương
Tương hiệt cương hề cộng cao tường.
Dịch thơ:
Chim phượng, chim phượng về cố hương,
Ngao du bốn bể tìm chim hoàng
...
Ước gì giao kết đôi uyên ương,
Bay liệng cùng nhau thỏa mọi đường.
(Nguyễn Tử Quang)
TRƯƠNG
CHI & MỊ NƯƠNG
Sơ lược truyện:
Trương Chi là một cô gái xinh đẹp tuyệt trần, con của một
vị quan đại thần, lúc nào cũng buồn bã. Cha nàng thấy vậy liền cất cho nàng một
ngôi nhà nhỏ ở bên con sông cạnh nhà để nàng ra đó thư giãn.
Trương Chi, một anh thanh niên ở làng chài ven sông, thổi
sáo hay nhưng tướng mạo vô cùng xấu xí. Mì Nướng rất yêu thích nghe tiếng sáo của
Trương Chi. Bỗng có một thời gian tiếng sáo không còn xuất hiện, Mị Nương do
quá thương nhớ tiếng sáo mà sinh bệnh. Đã rất nhiều vị đại phu được cha nàng mời
đến mà vẫn không tìm ra nguyên nhân căn bệnh.
Cha nàng tình cờ
biết được tiếng sáo của anh thanh niên tên Trương Chi chính là nguyên nhân của
căn bệnh. Ông liền mời chàng đến để chữa bệnh cho Mị Nương.
Vừa thấy Trương Chi, Mị Nương đã vô cùng thất vọng vì
dung mạo của chàng vô cùng xấu xí. Nàng tỏ ý lạnh nhạt, bảo Trương Chi đi ra,
và không còn mê tiếng sáo của chàng như trước kia nữa.
Trương Chi thất vọng và đau buồn mang bệnh tương tư, , sầu héo dần mà chết.
Mỵ Nương nghe hát thì thương
Nhưng trông thấy mặt anh chường lại chê
Trương Chi buồn bã ra về
Cắm sào giữa bến hát thề một câu
Kiếp này đã dở dang nhau,
Thì xin kiếp khác, duyên sau lại lành.
(Trương Chi và Mị Nương - bài ca Quan họ Bắc Ninh)
Đến khi bốc mộ, mọi người thấy thịt xương Trương Chi đã tan rữa, duy chỉ có
trái tim biến thành một khối hình cầu đẹp sáng như ngọc, to bằng quả cam và trong suốt như pha lê bèn đem gắn vào mạn chiếc
thuyền cũ của chàng.
Một lần tình cờ, cha Mị Nương đi ra bến sông, thấy có một
viên hình cầu đẹp và sáng như ngọc ở mạn một chiến thuyền câu, liền mua về rồi
sai thợ ngọc làm thành chiếc chén uống trà. Nghe nói cha vừa đặt làm chiếc chén
mới rất đẹp Mị Nương đòi cha cho dùng thử. Nhưng vừa rót trà vào, nàng thấy
trong chén trà hiện lên hình bóng Trương Chi, tức thì tiếng sáo năm xưa hiện
lên như than như trách.
Mị Nương chạnh lòng nhớ lại mối tình đã qua. Một giọt nước
mắt của nàng rơi xuống chén và chiếc chén tan ra thành nước.
Đó là chuyện tình lãng mạn (romantic love) thứ nhất của
Việt Nam.
PHẠM THÁI & TRƯƠNG QUỲNH NHƯ
Chuyện thứ hai này, theo tôi cực kỳ diễm lệ, lãng mạn
"tới bến"
Phạm Thái
(1777-1813) Ông người xã Yên Thượng, huyện Đông Ngàn, nay phủ Từ Sơn tỉnh Bắc
Ninh. Ông định nối chí cha, đi tìm người đồng chí để lo sự khôi phục nhà Lê chống
Tây Sơn.
Phạm Thái được dịp biết người em gái của Trương Đăng Thụ
(người đồng chí) là Trương Quỳnh Như. Hai người thầm lén yêu nhau, làm thi văn
tương tặng. Cha Quỳnh Như là Trương Đăng Quỹ biết rõ gốc gác Phạm Thái, cũng muốn
gả con gái cho, nhưng bà mẹ không ưng. Bị ép lấy một người nàng không thuận, Quỳnh
Như buồn bực mà chết (có sách chép là nàng tự ải). Phạm Thái từ khi công việc
chống Tây Sơn thất bại lại mất người yêu, sinh ra chán đời, chỉ uống rượu li
bì, tự hiệu là Chiêu Lì, đi lang thang khắp nơi, năm 37 tuổi thì mất ở Thanh
Hóa.(2)
Bài văn tế Quỳnh Như
trước mộ nàng, có chỗ thảm thiết như:
"Ta hăm hở chí trai hồ thỉ, bởi đợi tình cho nấn ná
nhân duyên - Mình long đong thân gái liễu bồ, vì giận phận hóa ngang tàng tính
mệnh.
Cho đến nổi hoa rơi lá rụng, ngọc nát châu chìm, chua xót
cũng vì đâu, não nuột cũng vì đâu. Nay qua nắm cỏ xanh, thương người phận bạc,
xụt xùi hai hàng tình lệ, giãi bày một bức khốc văn, đốt xuống tuyền đài, tỏ
cùng nương tử."
(Văn tế Trương Quỳnh Như của Phạm Thái)
NHẬN XÉT
1. Về chuyện tình Tương Như & Trác Văn Quân
Tương Như với bản "Phượng Cầu Hoàng" "dụ khị" Trác Văn Quân, theo Nguyên
Lạc tôi không phải là tình lãng mạn. Một truyện tình sử dụng nhạc khúc có Ý ĐỒ
(cơm no bò cưỡi), có TÍNH TOÁN, có LÝ TRÍ xen vào thì làm sao chân thực, lãng mạn
"tới bến"được.?
2. Về chuyện tình Thôi Hộ: Theo tôi chuyện tình này cũng
khá lãng mạn. Tuy nhiên vì không đẫm lệ chia ly, hai người tình sau cùng tái hợp nên duyên,
"sắt cầm hảo hợp"nên sự lãng mạn chưa "tôi bến"
3. Về chuyện tình Romeo và Juliet
Qua một thời gian đi sâu nghiên cứu, Giáo sư S.Clifford
rút ra kết luận rằng “chuyện tình bất hủ” giữa Romeo và Juliet đã làm xúc động
nhiều thế hệ khán giả trong suốt hơn 5 thế kỷ qua thực ra là dạng truyện hư cấu,
ông đã kiên nhẫn đợi dịp chính thức công bố giả thuyết mới tại Viện Hàn lâm
Olympic ở Vicenza, nhân dịp 450 năm ngày sinh của W. Shakespeare (26/4/1564 -
26/4/2014).(1)
Vậy rõ ràng đây chỉ là chuyện hư cấu, chuyện chỉ có trong
văn chương, kịch nghệ.
Hai chuyện còn lại của Việt Nam nêu xét kỹ đúng là tình lãng mạn "tới bến" vì đẫm lệ
phân ly và có thật do được ghi trong sử sách. Nhất là chuyện tình giữa Phạm
Thái và Trương Quỳnh Như
4. Thử đọc bài thơ
Phạm Thái tỏ tình thương nhớ đến
người yêu Trương Quỳnh Như
GỬI TRƯƠNG QUỲNH NHƯ
Dảy hoa đun lá bởi tay trời,
Nghĩ lại tình duyên luống ngậm ngùi.
Bắc yến nam hồng thư mấy bức,
Đông đào tây liễu khách đôi nơi.
Lửa ân dập mãi mà không tắt,
Bể ái khơi hoài cũng chẳng vơi.
Đèn nguyệt trong xanh mây chẳng bợn,
Xin soi xét đến tấm lòng ai.
*
Sẵn mời các bạn đọc trích đoạn thơ "hay hết ý"
về Phạm Thái - Trương Quỳnh Như của thi sĩ tài hoa Nguyễn Đình Toàn
...
Cơn say dở khóc dở cười
Thành nghiêng, núi lở, đất trời là đâu
Chuông run đã lọt tiếng cầu
Em ơi tỉnh dậy nghe sầu vào thơ
...
Ta nhớ nàng điên cuồng lên tiếng gọi
Quỳnh Như ơi !
Quỳnh Như ơi !
Ai đội mộ nàng lên
Thơ này buồn thành những chiếc gai êm
Mọc lên giữa linh hồn ta sầu tủi
...
Mộ nàng bao cỏ úa
Lòng ta mấy xót xa
Rưng rưng chén nhỏ trào tâm sự
Ta thương nàng hay ta thương ta ?
(Phạm Thái - Trương Quỳnh Như . Thơ Nguyễn Đình Toàn)
*
Cuộc tình Việt Nam này mới đúng là romantic "tới bến",
mới làm người đầy lệ cảm thương, Một thiên tuyệt tinh phải không bạn?
Để kết thúc bài, mời các bạn nghe bản Romance d’amour (Tiếng
Anh: Romantic love), thường vắn tắt là ROMANCE - KIỆT TÁC CỦA ÂM NHẠC - Sáng
tác: Narcisco Yepes (1934)
https://www.youtube.com/watch?v=xaAooU9bVPY
Nguyên Lạc
--------------------
Ghi chú:
(1) Sự thật về cặp tình nhân huyền thoại Romeo và Juliet
- Giáo sư S.Clifford
https://www.tienphong.vn/van-nghe/su-that-ve-cap-tinh-nhan-huyen-thoai-romeo-va-juliet-710571.tpoq
(2) TRƯỜNG HỢP PHẠM THÁI QUỲNH NHƯ
http://www.hocxa.com/VanHoc/PhamThai&TQNhu/_PThai&TQNhu_Index.php
----
Mời các bạn nghe bản Romance d’amour (Tiếng Anh: Romantic
Love), thường vắn tắt là ROMANCE - KIỆT TÁC CỦA ÂM NHẠC - Sáng tác: Narcisco
Yepes (1934)
http://baicadicungnamthang.net/nhac-co-dien/narcisco-yepes/spanish-guitar-6596.html
https://www.youtube.com/watch?v=xaAooU9bVPY
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét