BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2018

CHÙM THƠ ĐÌNH XUÂN


   


CÓ THỂ EM KHÔNG MÀNG

Con chim sẻ rên rỉ trước sân nhà
Có thể em không màng
Mấy chòm mây tiễn thu ngang qua núi
Có thể em không màng
Nhiều vết son vẽ ngoằn nghèo lên tay thơ bút
Đôi lúc thấy em cũng lần lựa vô cùng

Có nhiều khi ngang qua nhà ai thấy có loài hoa nở
Tự dặn lòng ở đấy có bút hương
Và tự bao nhiêu thu trường qua núi
Và biết bao nhiêu hoa rừng không tuổi
Cùng nhau
Giăng võng thức giữa trời thu

Rồi một ngày nào đó màu thu cũng nhạt
Đá núi mang màu thẩm tụ của mây sương
Hoa rừng còn nhả mấy giọt thường...
Ngón tay hương rồi cũng run lập cập
Tội cho võng đời đôi khi bắt gặp
Ngàn vàng không đổi lấy nụ hôn

KÝ ỨC VỀ QUẢNG TRỊ - Huy Uyên









Bút danh: Huy Uyên
Tên: Lê-Sinh
Học Đại-học Văn-Khoa Huế
Thơ trên bán nguyệt san Văn từ 1969.
Khởi-Hành, Thời Tập, Thời Nay...     


1-
 THỜI MỚI LỚN

    Ở giữa làng là xóm chợ. Bên cạnh đường quốc-lộ vắt ngang. Mùa đông về trên những chòm hoa sầu đông đứng lặng lẽ.
 Ký ức trong tôi với những tháng ngày hai buổi đi về. Chiếc cầu sắt bắc qua sông và một chiếc cầu xi-măng bên dưới đã gãy nhịp từ thời Pháp thuộc. Con sông Ô-lâu hiền hòa chia hai xóm,nước êm đềm chảy qua bốn mùa yên ả. Những bờ tre làng rợp bóng soi mình trên mặt nước trong xanh.
 Lòng cứ nhớ mãi về những mùa đông làng xóm chìm ngập một màu trắng xóa vì cơn lụt. Những chiếc thuyền bơi xuôi ngược giữa đại dương nước mênh mông. Nước bạc màu đến bất ngờ, nước tuôn vào sân, vào nhà rộn vang những tiếng bì bõm khi lội trong nước. Làng trên xóm dưới gọi nhau í ới.
Mùa xuân đã đến ngoài hiên và nước vẫn ngập đầy vườn. Đâu dó tiếng nghé ọ trên cánh đồng vàng mùa bội thu.Tiếng hò đối đáp rộn ràng trong mùa gặt. Tiếng kẽo kịt của những chiếc đòn gánh nhún nhảy trên những đôi vai người nông-phu. Những bát nước chè xanh bốc khói bày ra trên sân với đêm đập lúa. Những ông già rung rinh chòm râu bạc khề khà nhấp chén rượu đầu mùa.

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2018

NHỚ... - Thơ Đoàn Giang Đông


   


NHỚ...

Từ độ ấy em về Phương trời lạ.
Nắng Thu vàng vương nhẹ gót chân em
Tiếng còi tàu đêm sân ga phố thị
Cứ dội vào làm nỗi nhớ đêm đêm...

Cũng ngày ấy biết em còn nhớ nữa.?
Mùa mưa nào hai đứa bước chân về
Ta lạy trời cơn mưa Chiều cứ đổ
Dưới tán dù ta trút cả hồn mê

Cũng ngày ấy anh về trong thương nhớ
Chiều Hạ buồn ngồi nghe tiếng ve ngân
Gom nắng Hạ anh gửi về Phương nớ
Một chút thôi thương nhớ bỗng vô ngần

Cũng ngày ấy anh kiếp nghèo thi sĩ
Mấy dòng thơ ngồi viết dưới trăng Thu
Trăng Và thơ vẫn còn vương thềm cũ
Mà em thì đi mãi chốn Sa mù.

                             Đoàn Giang Đông
                               Mùa Thu 2018

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2018

QUÊ TÔI BÊN DÒNG SÔNG THẠCH HÃN - Hoàng Thắng

Anh Hoàng Thắng - một cựu Nguyễn Hoàng tài năng của Trung học Nguyễn Hoàng, Quảng Trị, khóa 1961-1968. Bằng một nghị lực đáng khâm phục anh đã thực hiện được ước mơ trở thành người dạy tiếng Anh và văn chương Anh Mỹ cho người Mỹ ngay trên đất Mỹ . Bên cạnh đó , anh cũng đã hóa thân để trở thành ông Đồ Việt qua Trường Thầy Đồ để giúp cho nhiều học sinh Việt có đủ khả năng theo học tại các trường Trung học Mỹ .
Hôm nay, chúng tôi xin được giới thiệu một bài viết mới của anh Hoàng Thắng - một người suốt gần 40 năm đã nói-viết-giảng dạy và giao tiếp bằng tiếng Anh như một ngôn ngữ chính của mình.

    

        QUÊ TÔI BÊN DÒNG SÔNG THẠCH HÃN
                                                              Hoàng Thắng

Thân tặng Hùng Vĩnh Phước, người đã đem tiếng và ngữ vựng Quảng Trị vào thơ một cách dễ mến và dễ thương.

Tôi quê nội ở huyện Vĩnh Linh và quê ngoại ở huyện Triệu Phong. Tôi là người Quảng Trị đứt đuôi con nòng nọc. Xin quí độc giả cho phép tôi không nêu tên hai làng nội, ngoại kẻo lỡ người nào không đồng ý quan điểm của tôi lại trù ẻo tôi bằng cách lôi hai làng của nội ngoại của tôi ra hài tội, bà con nội ngoại của tôi sẽ không tha tôi đâu. “Mi làm mi chịu, sao bắt tau chịu?” Tôi viết bài này trong một buổi trà dư tửu hậu, rơi vào Lễ Nghỉ Đông (theo như bạn tôi, anh Lê Đình P., đã đặt cái tên mỹ miều [Winter Break] này cho ngày lễ Giáng Sinh.) Hoan hô anh Lê Đình P. đã đưa ngữ vựng Việt Nam mới vào ngôn ngữ Quảng Trị (anh Lê Đình P., bạn thân tôi, là người Quảng Tri, cũng đứt đuôi con nòng nọc như tôi). Từ nay chữ Nghỉ Đông là bản quyền của anh Lê Đình P. Xin đừng ai giành giật.
Nói rằng tôi là người Quảng Trị 100% thật cũng chưa đúng. Tôi sinh ra ở Tuyên Hóa, Quảng Bình khi gia đình tôi đang tản cư ở đó. Mãi tới năm 1953, gia đình tôi mới trở về và trú ngụ tại thị xã Quảng Trị. Nhưng với tôi, dù sinh ra ở Quảng Bình nhưng cha mẹ gốc gác Quảng Trị thì “miềng” cứ là người Quảng Trị ! Điều đó, đối với tôi là một định đề toán học chắc nịch.

HƯƠNG ỔI - Thơ Trần Mai Ngân





HƯƠNG ỔI

Ngày anh rời quê hương
Chưa kịp trả hiếu Mạ
Chỉ ôm Mạ khóc thầm
Ra đi trong lặng câm...

Với em anh chỉ nói
Cây Ổi anh đã trồng
Em nhớ qua hái quả
Nhìn hoa nghĩ đến anh...

Em ngây thơ ngơ ngác
Không biết buồn như ri
Chỉ nghe cay đôi mi
Vì anh sẽ ra đi !

Năm tháng qua... biền biệt
Em sang thăm mỗi chiều
Mạ ngồi bên gốc Ổi
Nhánh cành đã vươn cao...

Gió chiều nghe lao xao
Em biết mình buồn lắm
Nhìn Ổi say trĩu quả
Em nhớ anh thiết tha !

Năm tháng vô tình qua
Anh chưa trở về nhà
Hương hoa Ổi nhạt nhoà
Em lấy chồng xứ xa...

Mười mấy năm em về
Chạy qua nhà thăm Mạ
Sương trắng... Mạ đợi anh
Em cứ tìm loanh quanh...

Hai mươi năm anh về
Ôm Mạ, khóc hỏi thăm
... Em có qua hái Ổi
Và lệ rơi âm thầm !

Trần Mai Ngân

BÊN LY CÀ PHÊ, VẮNG EM - Thơ Lê Ngọc Phái


   

BÊN LY CÀ PHÊ

Bên ly cà phê sáng
Giọt buồn vui lặng thầm
Lắng nghe lời chim hót
Nắng cũng vừa hoa râm!

ĂN MÀY CỬA PHẬT - Thạch Đà


        
                                      Tác giả Thạch Đà

      ĂN MÀY CỬA PHẬT

      Hắn đã đến Ấn Độ. hắn chiêm bái những Phật tích, nơi Phật đản sinh, thành đạo và nhập Niết Bàn, trong màu áo tu sĩ, hắn nghĩ lại đời mình trôi qua như một giấc mơ, một kẻ cùng đường trong đời sống. Hắn đến với đạo Phật như một sự cứu rỗi về thể xác và tinh thần. Ấn Độ từ thời đức Phật khắc nghiệt giai cấp, mặc dù Phật tạo ra bình đẳng trong giaó lý và giáo đoàn của mình. Nhưng hôm nay Ấn Độ vẫn tràn đầy giai cấp, quá nhiều người nghèo khổ, áp bức, bất công. Sông Hằng vẫn chảy như một niềm tin bất diệt. Thế là hắn trở thành tu sĩ. Hắn đang đứng trên nơi khởi nguồn Phật giáo, một trong ba tôn giáo lớn nhất của nhân loại .
      Thời học trò hắn nổi danh như cồn vì những truyện ngắn và bài thơ đăng báo. Thời đó đăng thơ ở các trang văn nghệ Hà Nội và thành phố Là oách lắm ! Rồi hắn vào sinh viên học ở Huế  khoa Anh văn và Trung Văn

THƠ VỀ RƯỢU HAY NỖI BUỒN RIÊNG MÌNH VÀ NỖI BUỒN NHÂN THẾ CỦA NHÀ THƠ ĐẶNG XUÂN XUYẾN? - Nguyễn Bàng


       
                            Tác giả Nguyễn Bàng

Tuần trước, nhà thơ Đặng Xuân Xuyến gửi cho tôi chùm thơ về rượu của anh và bảo để tôi đọc cho vui. Nhưng vui sao được khi mà cả chùm 10 bài thơ đều thấm đẫm một nỗi buồn: Nỗi buồn riêng mình của thi nhân và nỗi buồn vì nhân tình thế thái.
Người ta thường nói “Trà tam tửu tứ", nghĩa đại chúng nhất là “Uống trà không nên quá 3 người, mới thưởng thức hết cái thú vị của nó. Còn uống rượu phải từ 4 người trở lên mới vui, mới náo nhiệt”. Nhưng trong 10 cuộc rượu của Đặng Xuân Xuyến khồng hề thấy có một cuộc rượu bốn người nào mà chỉ thấy toàn những cuộc rượu một mình nhà thơ hay những cuộc rượu có thêm một người nữa là hai. Và cả chùm 10 bài Thơ Về Rượu thì có tới quá nửa số bài là độc ẩm.

NHỮNG BÀI THƠ VỀ RƯỢU - Nguyên Lạc





CHIỀU NGHIÊNG CHÉN

Rượu nay tôi lại mời tôi
Chiều hôm nắng quái
đổ dài bóng say!

Chén nghiêng
rượu đổ chiều này
Khóc người tri kỷ 
trời bày cuộc đau!

Lệ rơi
cùng rượu trộn màu
thấm lòng đất lạnh
Sầu sao vẫn còn?!

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2018

NGUỒN GỐC TÊN HÀ NỘI - Nguyễn Khôi


 

NGUỒN GỐC TÊN HÀ NỘI
                     
Sau khi hạ Thăng Long / Rồng bay xuống Thăng Long/ Thịnh Vượng...vì tham vọng dòng họ Nguyễn Phước... làm Vua tới 500 năm ở Huế, vua Minh Mạng hạ tiếp Cố Đô xuống là tỉnh Hà Nội (1831), nghĩa là "trong sông".
 Năm 1904 Toàn Quyền Đông Dương (Pháp)  lập tỉnh Hà Đông (tên cũ nôm na là tỉnh Cầu Đơ, Phúc Yên là tỉnh Cà Lồ,  Xứ Mường / Hòa Bình tên cũ là tỉnh Bờ (sông Đà là sông Bờ). Tỉnh Cầu Đơ ở phía tây Hà Nội, nhưng khi đặt "tên chữ" (do các Nhà Nho hiến kế) là mượn từ Trung Quốc xuất xứ từ câu trong sách Mạnh Tử / thế kỷ 3 Tr.cn "Hà Nội hung tắc dĩ kỳ dân ư Hà Đông"  nghĩa là "nếu Hà Nội bị tai họa thì đưa dân về Hà Đông” / lánh nạn, và đưa thóc từ Hà Đông về (tiếp tế) cho Hà Nội với ý
hai nơi ở gần nhau hỗ trợ cho nhau...
Ở bên Tàu thì phía bắc sông Hoàng Hà  gọi là đất Hà Nội, phía nam là Hà Ngoại. Vùng đất Hà Nội ứng với tỉnh Hà Bắc. Lại do sông Hoàng Hà tới địa đầu tỉnh Sơn Tây (Tàu) ngày nay chảy theo hướng Bắc- Nam, trở thành ranh giới tỉnh Thiểm Tây và Sơn Tây. Sơn Tây ở phía đông nên gọi là đất Hà Đông, còn Thiểm Tây là Hà Tây.
 * SỰ TÍCH "SƯ TỬ HÀ ĐÔNG" : Nhà thơ Tô Đông Pha (Tô Thức) một danh sĩ đời Tống nhân một buổi đến chơi nhà bạn là Thầy đồ Trần Quý Thường (Trần Tạo), một Phật tử rất hiền nhưng có vợ là Liễu thị rất ghen tuông... Nhà thơ đùa bạn bằng một bài Tứ tuyệt :

Thủy tự Long Khâu cư sĩ hiền
Đàm không thuyết pháp dạ bất miên
Hốt văn Hà Đông sư tử hống
Trụ trượng lạc thủ  tâm mang nhiên

Tạm dịch :

Ai hiền bằng Thầy đồ Long khâu
Đọc KInh thuyết pháp suốt đêm thâu
Bỗng nghe Sư Tử Hà Đông rống
Kinh hoàng bỏ gậy rớt nơi đâu ?

Tô Đông Pha mượn câu thơ của Đỗ Phủ "Hà Đông nữ nhi thân tính Liễu" (cô gái Hà Đông người họ Liễu) gắn vào chuyện ghen tuông của vợ bạn cũng họ Liễu.

                                                                       Hà Nội 30-7-2018
                                                                       NGUYỄN KHÔI

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018

VỀ PHONG CÁCH BÌNH THƠ CỦA CHÂU THẠCH - Đặng Xuân Xuyến

 
     
 

VỀ PHONG CÁCH BÌNH THƠ CỦA CHÂU THẠCH

Khi tìm tài liệu đọc để viết bài CHỮ TÔI, CHỮ TA VÀ CÁI TÂM LÀNH, tôi chợt có ý định thử tìm hiểu về phong cách bình thơ của nhà phê bình văn học Châu Thạch nên cần mẫn ngồi đọc 130 bài bình thơ của ông. Đọc xong, tôi phấn chấn, nảy thêm ý định “tận dụng sự đọc 130 bài bình thơ” để viết một bài làm “kỷ niệm”... Tôi điện gặp nhà phê bình Châu Thạch, nói ý định của mình, ông cười sảng khoái: - “Vâng! Đặng Xuân Xuyến cứ viết theo đúng như những gì Đặng Xuân Xuyến cảm nhận về Châu Thạch, như thế mới quý. Cám ơn Đặng Xuân Xuyến trước nhé”.
Tôi liền cặm cụi ghi lại những cảm nhận của mình về phong cách bình thơ của ông. Vì đây là bài cảm nhận của một đọc giả về một tác giả nên cấu trúc bài viết và những dẫn giải đưa ra sẽ không mang tính nghiên cứu khoa học, nên bài viết sẽ có những hạn chế, những thiếu sót khiến bạn đọc không được vừa ý.

            
                Nhà bình thơ Châu Thạch

GÓP PHẦN DỰNG TIỂU SỬ NHÀ THƠ PHẠM VĂN BÌNH (1940 – 2018) - Hoàng Đằng


          
                   Tác giả Hoàng Đằng


GÓP PHẦN DỰNG TIỂU SỬ NHÀ THƠ PHẠM VĂN BÌNH                                                (1940 – 2018)
                                                                                    Hoàng Đằng

Nhà thơ Phạm Văn Bình - người quê tôi – đã qua đời ngày 22/7/2018. Đông Hà – quê tôi – có nhiều người làm thơ. Mà không riêng gì quê tôi, trên cả nước Việt Nam, nơi nào cũng vậy; Việt Nam là “cường quốc thơ” mà!
Tôi không có may mắn và điều kiện đọc nhiều, nên không biết trong số người làm thơ ở quê tôi những ai có tác phẩm hay; chỉ biết  anh Phạm Văn Bình từng nổi tiếng về thơ trong thập kỷ 1960 và thập kỷ 1970, đặc biệt, anh có 2 bài thơ được nhạc sĩ tài hoa Phạm Duy phổ nhạc: Đó là bài “Chuyện Tình Buồn” và “Mười Hai Tháng Anh Đi”; và có lẽ với hai bài thơ này, anh sẽ lưu danh thiên cổ.
Sau này, sự nghiệp của anh đã có tác phẩm của anh làm chứng; còn cuộc đời của anh chắc sẽ ít người biết rõ. Vì vậy, là người đồng hương với anh, tôi muốn góp phần dựng lại tiểu sử của anh qua tìm hiểu những mảnh đời, chặng đời của anh mà người Đông Hà và một số thân nhân của anh biết kẻo rồi thời gian có thể xoá mất.

MẮC CẠN - Thơ Lê Ngọc Phái


   


MẮC CẠN

Áo xưa mặc chẳng vừa xưa
Tóc xưa còn rối mấy mùa trong nhau
Đò xưa sóng dạt về đâu
Mắt xưa mắc cạn trong màu mắt xưa

                                    Lê Ngọc Phái

SINH LÃO BỆNH TỬ, QUÊ NHÀ, RÂU RIA THỪA - Thơ Chu Vương Miện



SINH LÃO BỆNH TỬ

xuân hạ thu đông
chỉ một vòng duy nhất
có sinh có diệt
có khởi đầu có kết thúc
làm người
không thể khác ?
-
mạnh được yếu thua
nhanh như rùa chậm như thỏ
có khi cần làm rùa
có khi cần làm thỏ
thỏ chưa chắc hay
rùa chưa chắc dở
tùy nơi tùy chỗ
-
không có gì từ trên trời rơi xuống
ngoại trừ vẫn thạch
tạo ra những hố thẳm
 người dựng nước mới có nước
có người giữ nước, nước mới còn ?
có người bán nước nước sẽ mất
đôi khi còn ý kiến toàn dân
hội nghị Diên Hồng
người người cùng chung một tấm lòng ?
nước lấy dân làm gốc
dân lấy ăn làm đầu ?
chung lưng đấu cật
gian khổ có nhau ?
quân từ dân mà ra ?
ôi nước ôi nhà ?
-
sách có câu
tiểu phú do cần, đại phú do thiên
và cũng có câu
tích mễ phòng cơ
tích y phòng hàn
"trữ gạo để phòng bất ngờ
trữ vàng phòng đói khát"
vàng bán lúc nào cũng được
không xuống giá
tích nhiều tốt nhiều
tích ít tốt ít

CON ĐƯỜNG PHƯỢNG XƯA - Thơ Trương Thị Thanh Tâm


       
Tác giả Trương Thị Thanh Tâm 


CON ĐƯỜNG PHƯỢNG XƯA

Cho tôi tìm lại ngày xưa
Cho tôi về với cơn mưa thuở nào
Phượng hồng cơn  gió lao xao
Nón che ngực áo, bước mau lối về

Cho tôi tìm thuở đam mê
Theo anh nhặt cánh phượng rơi bên đường
Nắng chiều hoa sứ tỏa hương
Ngây thơ chân sáo, mắt buồn vu vơ

Tôi về với tuổi thờ ơ
Vầng trăng cổ tích, giấc mơ ngọt ngào
Tôi về nghe điệu ca dao
Cánh diều thuở nhỏ bay vào ước mơ

Đâu còn hình bóng ngày thơ
Người đi xa biết còn chờ đợi ai
Cũng đành làm cánh chim bay
Mang theo một mối tình say qua cầu

Thôi thì ta đã nợ nhau
Quê người xứ lạ, biết sao quên buồn
Tình thơ gởi chốn cố hương
Người ơi có nhớ con đường phượng xưa ?

                         Trương Thị Thanh Tâm
                                    (Mỹ Tho)

ĐỌC “MỘT MÙA DÂU” THƠ QUANG TUYẾT - Châu Thạch


           
       Nhà bình thơ Châu Thạch

ĐỌC “MỘT MÙA DÂU” THƠ QUANG TUYẾT
                                                                Châu Thạch

Quang Tuyết ở ngoài đời thì sao không biết nhưng nhìn ảnh Tuyết trên Facebook thì đẹp lắm. Lại nhận xét tính cách của Tuyết trên facebook thì tươi vui, năng động dầu mặt trái cũng có lúc buồn thê thiết. Đọc bài thơ “Một Mùa Dâu” của Tuyết kể về một câu chuyện tình “làm đau thắt những mùa dâu đến” ta không thấy chút đau nào, mà ngược lại thấy cuộc đời thêm thăng hoa bởi những mối tình tan vỡ. Bởi vì sao vậy? Bởi vì Quang Tuyết đã làm cho những trái dâu chua trở nên ngọt ngào quá, thắm thiết quá. Bởi vì Quang Tuyết đã làm cho hương vị của Dâu bây giờ không phải là của Dâu nữa, mà là hương vị của tuổi yêu đương :

Ôi! Mùa Dâu lại về. Mùa Dâu Da
Người ta chở tuổi thơ tôi đi qua
Theo từng con đường lạ
Vòng xe quay tròn hối hả
Mang cả hồn xưa theo những trái dâu vàng
Bóng mẫy mịn màng
Chua ngọt hoà tan
Như mối tình xưa của thời chưa biết nhớ

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2018

DƯƠNG TƯỜNG, BẢN NHÁP CHIỀU TƠ LIỄU - Nguyễn Đức Tùng


       
                      Tác giả Nguyễn Đức Tùng


DƯƠNG TƯỜNG, BẢN NHÁP CHIỀU TƠ LIỄU
                                                     Nguyễn Đức Tùng

Trong khi chúng ta quay đi, thế giới thay đổi. Những liên kết nhảy vọt trong thơ Dương Tường tạo ra các ảo ảnh. Đó là chuyển động nhanh từ một hình ảnh này đến hình ảnh khác; hai hình ảnh, rời nhau, và khoảng cách giữa chúng, tập hợp ba ấy tạo ra nội dung mới và ý tưởng mới.

Vẽ nhăng trên tường ở Paris
Ngớ ngẩn thăng hoa
Thơ ca cứt đái
Âu yếm đầu đường xó chợ

Vẽ nhăng trên tường ở Paris
Tình sử khoác vỏ ngoài tục tĩu
(Bản dịch của Phạm Toàn)

Trong một bài thơ của Dương Tường, có sự chuyển động phức tạp, từ quá khứ đến hiện tại, từ hiện tại đến tương lai và ngược lại, từ hiện thực đến ảnh trong gương và ngược lại, và cuối cùng tác giả lăm le vượt qua biên giới giữa lời và ngoài lời. Thơ Dương Tường là một cố gắng, đối với nghĩa thì đi ra ngoài nghĩa đến chữ, tức đến âm, và đối với chữ, thì đi ra ngoài chữ, hay ngoài lời, tới cái không lời.

Tôi đâu chọn
rì rào
mái đầu thương
ngày r
       
        n
        g
dòng đau
trôi một mùa xác ve sầu

Ngày r hay ngày (rụng) là một cố gắng phi lời. Dương Tường đặt cược đời mình vào đó, sự vượt qua. Thơ ông  không phải để đọc lớn. Mặc dù là một thứ thơ âm bồi, như tác giả tự gọi, tức nặng về âm thanh, con âm chứ không phải con chữ, thơ ấy không dùng để đọc lớn. Bạn chỉ nên đọc thầm hay đọc trong im lặng.
Âm thanh của thơ vang lên trong im lặng. Khả năng cắt rời hiện thực và liên kết chúng lại đòi hỏi tài năng ngôn ngữ lẫn hội họa, mà tôi tin ông có hai thứ ấy. Hiện thực tuy thường xuyên dịch chuyển nhưng không biến mất, chúng để lại ảnh trong gương, nơi đánh dấu sự trở lại. Đó là cách nói khác để mô tả sự lơ đãng có chủ đích. Lơ đãng chọn lọc.

Les graffiti de Paris
j'en cueuille par ci et par là
c'est comme des tulipes écloses
dans la fange
je les mets au vert
et en hume le bouquet

Những hình vẽ nhăng trên tường ở Paris
ta lượm đây một đóa kia một đóa
như tuy-lip nở trong bùn
nâng niu chăm chút
vục mặt hít hà
(Bản dịch của Phạm Toàn)

TIẾNG THU - Thơ Nhật Quang


   


TIẾNG THU

Em có nghe?
Thu về trong sương sớm
Gió thầm thì…
Nhẹ trải nắng vàng mơ
Mây giăng giăng
Phố chiều nghiêng lá đổ
Phím loan trầm
Man mác ngập hồn thơ

Em có nghe?
Thu vàng xào xạc lá
Nhè nhẹ vương
Lên suối tóc mây bay
Bờ vai nõn
Ngọc ngà ôm dáng lụa
Hương Thu mềm
Ngan ngát cúc vàng say

Em có nghe?
Thu trao lời ân ái
Giấc mơ hồng…
Đêm nguyệt vọng lả lơi
Ta nhắp cạn
Chén tình Thu đắm đuối
Ngọt lời yêu…
Còn đọng mãi bờ môi.

                  Nhật Quang
                    (Sài Gòn)

EM VÀ NHỮNG DẤU YÊU, NGÀY VẪN XANH - Thơ Tịnh Đàm


       
                 Nhà thơ Tịnh Đàm


EM VÀ NHỮNG DẤU YÊU

Em  vừa rót mật trên môi,
Lời thưa thêm ngọt bồi hồi nỗi anh.
Mắt cười luyến nhớ long lanh,
Tình thơ khép nép đôi vành mi duyên.

Nụ hôn khẽ chạm hồn nhiên,
Vòng tay khít chặt bao niềm dấu yêu.
Tương tư níu mộng dáng kiều,
Lòng anh sóng dậy muôn điều gửi trao.

Tình say, tự phút giây nào
Trăm năm chưa đủ... Hẹn vào kiếp sau.

Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2018

NÍU - BUÔNG - XẢ / Thơ Quang Tuyết


      
                            Tác giả Quang Tuyết


NÍU...
Níu tay anh bước qua đường
Lối ngang ngỏ rẽ vấn vương một đời
Một ngày nhạn lạc xa người
Qua đây dò dẫm níu lời chân mây

BUÔNG...
Buông đời giựt áo vá vai
Buông lời hò hẹn vơi đầy thuở xưa
Buông chèo mặc sóng đẩy đưa
Buông người áo gấm gió mưa em về

XẢ
Nợ đời đã trót u mê
Tôi xin xả hết đi về thiên thu
Xả lòng vén khói sương mù
Xả bao vướng luỵ ngục tù thế nhân

NÍU - BUÔNG - XẢ
Níu ngày nên mỏi bước chân
Níu đêm thao thức phân vân tình đời
Một ngày tâm ngộ buông lơi
Nhẹ như gió thoảng lá rời cành khô
Ao tù nước đọng tội đồ
U minh xin xả hư vô cõi thiền

                      Quang Tuyết