Bạn tôi ở bên Úc, gọi phone tôi khóc ngon: Lệ ơi mình không còn Bà Xã trên đời nữa!
"Đầu ấp, tay gối" chỗ / của bả vẫn còn đây... mà hồn bả thành mây, mà xác: bình-tro-lạnh!
Cái người mình ở cạnh, Lệ ơi là nỗi buồn!". Rồi bạn lại khóc ngon... như chưa hề được khóc!
Bạn tôi Cử Nhân Luật sao "bạc nhược" thế này? Thời chiến đi đó, đây, làm tới "Ông Thẩm Phán".
Quốc Hội, làm Cố Vấn, nghiêm chỉnh biết bao nhiêu! Thế mà một sớm chiều... bây giờ "Đứa Con Nít".
Nếu đời đừng... nhúc nhích, bạn tôi không vượt biên. Bạn cứ sống bình yên với "hộ khẩu" tư chức...
Gia đình cứ hạnh phúc, không bỏ nước ra đi! Bạn hiểu chữ "mất quê", bây giờ thêm "mất vợ"!
Bạn tôi khóc nức nở...
Tôi động cảnh động lòng:
Tôi nhắc tới hoa vông
Phan Thiết, bạn mới dịu...
*
"Lòng người ta có Miếu thờ Bạn Đời muôn năm!". (*)
Trần Vấn Lệ
(*). Bài thơ này tôi làm theo điều mong muốn của bạn tôi - Phan Đổng Lý - học chung từ Trung Học Đệ Nhất Cấp, xa nhau từ Trung Học Đệ Nhị cấp. Bạn học tiếp ở Nha Trang, tôi ở Đà Lạt. Con đường học vấn của bạn hanh thông, bạn lấy được Cử Nhân Luật, đi làm Lục Sự Tòa Án rồi lên chức Thẩm Phán. Thời nhập ngũ, bạn về đơn vị không lâu thì nhận lệnh về làm Cố Vấn Pháp Luật tại Hạ Nghị Viện Sài Gòn. Bạn tại ngũ mà không tại hàng. Bạn cứ lên lon...cho đến ngày tan cuộc 30 - 4 - 1975 về giả vờ làm dân ngu. Bạn canh me cùng gia đình vượt biển tới Australia (thời gian này tôi tù binh ở trại Tù Binh, Tổng Trại 8, không biết gì). Bạn lập nghiệp ở quê người, hạnh phúc với cuộc sống dư giả. Cách nay chừng 10 năm, bạn có qua Mỹ thăm bạn bè. hồi nhỏ, như nhà báo Phan Bá Thụy Dương, Thiếu Tá Lê Văn Trung, Hải Quân Thiếu Tá kiêm Thi Sĩ Trần Thiện Hiệp, Gia đình Nhạc Sĩ Trần Thiện Thanh, Đại Úy Trần Thiện Trung, Đại Úy Thiết Giáp Tôn Thất Quý, Đại Úy Bùi Thanh Minh, hỏi thăm hết thẩy bạn bè. Bạn có đi uống cà phê với tôi tại quán Mưa Rừng ở Santa Ana CA... Từ Mỹ, bạn về Việt Nam, thăm Phan Thiết trước, nơi quê nhà, về Sài Gòn ở chơi hơi lâu, tìm thăm bạn cũ: Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc, Luật Sư Huỳnh Tấn Thời, Dược Sĩ Lê Văn Cử, thăm. ngôi nhà nhà thơ Trần Thiện Hiệp mới tậu để dành, gặp Giáo Sư Huỳnh Ngọc Hùng, lên Bảo Lộc thăm bình tro Nhạc Sĩ Trần Thiện Trung