BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2024

SA MÔN KHẤT SĨ - Bài thi kệ của Bố Đại Hòa thượng

 

Sa-môn Khất sĩ, nghèo nàn, giản dị, tách biệt với đời, lang thang đây đó. Phong thái nhẹ nhàng của vị Sa-môn hay Tỳ-kheo Khất sĩ đơn độc du hành được miêu tả qua bài kệ của vị Đại sư Trung Hoa, Bố Đại Hòa thượng ( 袋和尚):


 SA MÔN KHẤT SĨ 

Nhất bát thiên gia phạn
Cô thân vạn lý du
Thanh mục đổ nhân thiểu
Vấn lộ bạch vân đầu
 
Bố Đại Hòa thượng


Nguyên văn chữ Hán:

钵千家饭,
孤身万里游。
青目覩人少
路白云.
 
(布袋和尚)

Dịch nghĩa:
 
Một bát cơm ngàn nhà,
Đơn thân vạn dặm xa,
Mắt xanh người nhìn ít
Hỏi đường mây trắng qua.
 
Bài kệ thi vị và đầy thiền vị trên chỉ là sự minh họa về hình ảnh vị Sa-môn khất thực. Tuy nhiên, ý nghĩa bên trong của việc khất thực quan trọng hơn nhiều. Kinh Sa-môn quả (Trường bộ) ghi lời Đức Phật về một vị Sa-môn: “Cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà-sa, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia tu đạo. Sau khi xuất gia như vậy, người ấy sống chế ngự thân, chế ngự lời nói, chế ngự ý nghĩ, bằng lòng với nhu cầu tối thiểu về ăn uống, y áo, hoan hỷ sống trong an tịnh”.

BỐ ĐẠI THIỀN SƯ
 
Bố Đại (tiếng Trung: 布袋) là một Thiền sư Trung Quốc ở thế kỷ thứ 10. Tương truyền sư hay mang trên vai một cái túi vải bố, có nhiều phép mầu và có những hành động lạ lùng mang tính chất "cuồng thiền". Lúc viên tịch, sư mới thổ lộ cho biết chính sư là hiện thân của Di-lặc, vị Phật tương lai.
 
Trong nhiều chùa tại Trung Quốc và Việt Nam, và theo ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa và Bắc Tông, người ta hay trình bày tượng Di-lặc dưới dạng của Bố Đại mập tròn vui vẻ (Tiếu phật), có trẻ em vây quanh. Trong tiếng Nhật, Bố Đại được gọi là Hotei, một trong Thất Phúc Thần (七福神 Shichi Fukujin?) là bảy vị thần mang lại may mắn trong thần thoại và văn hóa dân gian Nhật Bản.
 
Thân thế
 
Bố Đại ở Phụng Hóa Minh Châu triều Lương đời Ngũ Đại, tự xưng là Khế Thử (tiếng Trung: 契此). Hình dạng sư thì lùn, mập, nói năng tự tại, ăn ngủ tùy tiện. sư thường mang một bao bố trên vai để bỏ vào đó những vật người cúng dường. Sư được quần chúng mến phục vì có tài tiên tri thời tiết mưa nắng. Một khi sư ngủ ngoài đường, mọi người biết trời sẽ tốt, ngược lại lúc sư đi giày dép và kiếm chỗ tạm trú thì trời sẽ mưa.
 

Tính tình của sư rất "ngược đời", được cho là theo tinh thần Thiền tông. Trả lời câu hỏi già trẻ bao nhiêu, sư nói "già như hư không". Giữa chợ, có người hỏi tìm gì, "ta tìm con người", sư trả lời. Một hôm có vị tăng đi phía trước, sư liền vỗ vai ông ta nói: "Cho tôi xin một đồng tiền". Vị tăng bảo: "Nói được thì tôi cho ông một đồng tiền", sư liền bỏ bao xuống đất đứng im lặng khoanh tay.
 
Sư có nhiều thần thông, ngủ ngoài tuyết, tuyết không rơi vào mình. Trước khi tịch, sư ngâm câu kệ:
 
彌勒真彌勒
分身千百億
時時示時人
時人自不識
 
Di-lặc, Chân Di-lặc
Phân thân thiên bách ức
Thời thời thị thời nhân
Thời nhân tự bất thức.
 
Di-lặc, chân Di-lặc
Phân thân trăm ngàn ức
Luôn luôn bảo người đời
Người đời tự chẳng biết.
 
Sau khi chết, có người vẫn thấy sư ở nơi khác tại Trung Quốc. Người đời sau vẽ lại hình sư với bị gạo và từ đó tạo ra hình Bồ Tát Di-lặc, ngày nay thường thấy ở nhiều quốc gia chịu ảnh hưởng Phật giáo Bắc tông.

*
Tổng hợp từ các đường links:

- https://thuvienhoasen.org/a32687/vi-sa-mon-khat-si
-  https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%91_%C4%90%E1%BA%A1i

1 nhận xét:

Bâng Khuâng nói...

Câu thứ 3 trong bài thi kệ ở đường link trang thư viện Hoa Sen là:
睹人青眼在
Đổ nhân thanh nhãn tại
*
Đúng ra thì viết như thế này mới đúng:
青目覩人少
Thanh mục đổ nhân thiểu