BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2020

ANH TẮM CHO EM... - Thơ Trần Mai Ngân


       


ANH TẮM CHO EM...

Đêm huyền thoại - anh tắm cho em
Bằng hoa bưởi, hương chanh, hương ổi
Vầng trăng khuyết cúi đầu xin lỗi
Không sáng rằm soi dáng ngọc ngoan...

Đôi tay dịu dàng lẫn miên man
Trôi trên tóc, trên vai gầy guộc
Vùng ngực tối tràn hương thân thuộc
Căng thật tròn toả mộng mênh mông...

Phía trước chúng mình một dòng sông
Như ngưng chảy đứng im lặng ngắm
Anh tắm em, anh tắm cho em
Da trắng muốt mượt mà thơm ngát...

Đêm huyền thoại như là khúc hát
Em tinh khôi anh hoá xa xôi
Nước gội sạch bụi trần chớm nhuộm
Chỉ nồng nàn hương bưởi, hương chanh...

Em xa rồi còn lại chiếc khăn
Lau trên tóc tràn hương hôm ấy!

                                      Trần Mai Ngân

KHOẢNG TRỜI THÁNG BẢY, CHẠM MIỀN NGÂU CŨ... - Thơ Tịnh Bình


   


KHOẢNG TRỜI THÁNG BẢY

Ươn ướt niềm chi cuối hạ
Qua thời son trẻ phượng già
Giọt mưa loang mềm cánh gió
Khoảng trời tháng Bảy ngâu sa...

Miên man chùm mưa không tuổi
Gởi vào thương nhớ mênh mông
Đi tìm miền thơ ấu cũ
Bơ vơ thuyền giấy lạc dòng

Khoảng trời như nghèn nghẹn nắng
Thinh không vọng tiếng sấm rền
Ai níu vừng mây thấp xuống
Cánh chuồn cõng gió bay lên

Gọi ban mai về trú ngụ
Bên khung cửa sổ nhạt nhòa
Đơn côi hoa trong bình cũ
Còn ai giây phút chuyện trò...

Nao nao khoảng trời tháng Bảy
Bầy ve đi mất hút rồi
Sụt sùi lệ ngâu hờn tủi
Dỗ dành mưa nín khóc thôi...

TIẾNG VIỆT: MỘT SỐ THÓI QUEN VÔ Ý VÀ VÔ LÝ TRONG ĐỜI SỐNG VÀ TRONG CÁC PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG - Đình Hy


Hội thảo Ngữ học toàn quốc lần thứ 21 với chủ đề “Ngôn ngữ học Việt Nam trong bối cảnh giao lưu, hội nhập và phát triển” do Hội Ngôn ngữ học Việt Nam và Đại học Thủ Dầu Một tổ chức tại Bình Dương ngày 7 tháng 6 năm 2019. Bản báo cáo: in trong Kỷ yếu Hội thảo và Tạp chí Văn nghệ Ninh Thuận số 110, tháng 5&6 năm 2019



TIẾNG VIỆT: MỘT SỐ THÓI QUEN VÔ Ý VÀ VÔ LÝ TRONG ĐỜI SỐNG VÀ TRONG CÁC PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG

Tiếng Việt vô cùng giàu nghĩa, giàu ý, giàu âm. Những giá trị đó thể hiện tiếng Việt diễn tả, mô tả được các trạng thái đa dạng, phức tạp trong cuộc sống, từ hiện thực khách quan đến tâm lý con người. Điều đó trở thành niềm tự hào ngàn đời của dân tộc Việt Nam chúng ta.

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2020

HOA NHÀI VÀ NHỮNG VUI BUỒN QUANH HOA NHÀI - Nguyễn Anh Tuấn


     
                   Tác giả bài viết Nguyễn Anh Tuấn


HOA NHÀI VÀ NHỮNG VUI BUỒN QUANH HOA NHÀI

Tình cờ đọc được bài thơ HOA NHÀI của nhà thơ Đặng Xuân Xuyến trên mạng, tôi ngẩn người, bởi bỗng tìm thấy biết bao sự đồng cảm, đồng điệu của một tác giả tôi chưa hề biết mặt… Cuộc đời sao lại có những sự trùng hợp đến thế?

HOA NHÀI
(Mến tặng H.H.Ph)

Lần đầu đến thăm tôi
Cô mang theo một đóa hoa nhài
Hoa bình dị
Tôi mỉm cười
Nhìn mây bay
Hờ hững.

Rồi lần sau
Cả những lần sau
Cô không mang thay đổi sắc màu
Vẫn bình dị những đóa nhài nho nhỏ
Và tôi cười
Hờ hững ngó mây trôi.

Rồi một chiều cô không đến thăm tôi
Một ngày đông hoa nhài không nở
Tôi ngơ ngẩn bên thiếp hồng để ngỏ
Ngó mây trời tôi đếm bâng quơ

Tôi trách cô vội bước sang đò
Không thương nhớ những cánh nhài nho nhỏ
Thấm trong tôi hương nhài nỗi nhớ
Tôi trách mình hờ hững ngó mây trôi.

Đại học Văn Hóa Hà Nội, 1990
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Trước khi đi vào bài thơ trên, tôi xin được dông dài đôi chút, nhưng tất nhiên là rất gần gũi với những tâm sự của nhà thơ này.

THIÊN TÀI – Đức Hạnh & Thi Hữu


   


THIÊN TÀI

Từ nhơn phẩm chất đẹp con người
Những bậc Thiên Tài tỏa thắm tươi
Nghĩa cử thành tâm ngời đức độ
Tình yêu sáng tỏ rạng muôn thời
Điều hay mở ngõ vào chân lý
Lẽ phải trao nguồn đến vạn khơi
Hiển hiện công bằng khai chính nghĩa
Hiền nhân Thượng Đế thưởng ban đời !

Đức Hạnh
06 07 2020


BÀI HỌA:


ĐỊA ĐÀNG

Viễn cảnh trần gian đẹp ý người
Sơn hà cẩm tú mãi nhuần tươi
Truyền kinh sáng tỏ nhân hòa nước
Cảm nghĩa bền lâu đức trị thời
Nhất mực công bằng xây những nẻo
Muôn điều bác ái vượt trùng khơi
Gìn nguyên phẩm hạnh theo lời Chúa
Vạn thế tình yêu trải cõi đời.

Nguyễn Kiệm
07 07 2020

GIA ĐÌNH - Thơ Lê Hứa Huyền Trân


                      Nhà thơ Lê Hứa Huyền Trân

GIA ĐÌNH

Ba khắc khổ với những cuốc xe đêm
Tôi vẫn tự trách mình chẳng thể nào ngăn ba mình vất vả
Hai bàn tay trắng chẳng có gì
Ba nuôi tôi bằng tình thương của đất trời này đọng lại
Chẳng thiếu một thứ gì

Mẹ oằn mình vì bán buôn ngoài chợ
Xã hội thu nhỏ đầy toan tính giữa những con người
Trước mặt kèo nài, sau lưng ganh tị
Mẹ thương tôi bằng nụ cười che giấu những đau đớn trong tim

Em vẫn ngày đêm kể cho tôi những thứ nó nhận được đầy yêu thương
Tôi không biết những đòn roi nó hóa thân thành phép màu mới lạ
Chuyện cổ tích nó vẽ ra vào những lúc nghỉ ngơi nhàn hạ
Và kể tôi nghe những thứ ngược với cuộc sống mình

Tôi vẫn chỉ là một khách văn chương
Mỗi ngày sống trong mộng mơ gia đình tôi vẽ ra đầy ảo mộng
Nuôi dưỡng giấc mơ mình
Bằng vất vả của những người xung quanh
Như kẻ chẳng biết gì

                                                                         Lê Hứa Huyền Trân

 *

Lê Hứa Huyền Trân
Hội viên Hội VHNT Tỉnh Bình Định
Mọi thư từ phúc đáp xin chuyển về địa chỉ :
Lê Hứa Huyền Trân, 1083/30 TRẦN HƯNG ĐẠO ,tổ 17B, KHU VỰC 4, PHƯỜNG ĐỐNG ĐA, THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH
Sđt : 0972076980
Số CMND : 215257216
Tài khoản:  số tài khoản, 4300205298818, ngân hàng Agribank Bình Định, chủ tài khoản : Lê Hứa Huyền Trân.

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2020

NGUYỆT CA - Thơ Lê Kim Thượng


   


NGUYỆT CA

Mưa rơi tí tách hiên ngoài
Trầm buồn gõ nhịp u hoài đong đưa
Mơ về quê cũ ngày xưa
Khói xanh đầu xóm, gió đưa trên đồng...             

Cờ Lau trắng phất bên sông
Dòng đời chảy mãi... bềnh bồng bèo trôi
Lắng nghe tiếng sóng bồi hồ
Bên sông một bóng ai ngồi đơn côi
Giữa dòng thấp thoáng đò xuôi
Lãng quên bến đợi... ngủ muồi niềm đau
Sông đêm sóng vỗ bờ lau
Tắc Kè kêu động canh thâu chạnh lòng
Trời im, sông lặng xuôi dòng
Cát vàng bến lạnh... trăng trong tựa rằm
Nghiêng chao sóng nước trăng nằm
Thuyền xa bến đỗ... biệt tăm cánh bèo
Chập chùng đồi núi trăng treo
Mênh mông tịch lặng... gió reo đầu ghềnh
Đêm nghe biển nhớ gọi tên
Dạt dào sóng nhớ, buồn tênh bốn mùa
Nửa khuya vọng tiếng gió đùa
Sông buồn chảy mãi... bóng chùa trôi trôi.
Lời Kinh Nhật Tụng... nhặt lơi
Tịnh Tâm - Chánh Niệm... nụ đời nở hoa
Buồn đau, khổ lụy nhạt nhòa
Tàn cơn Bỉ Cực... vỡ òa Thái Lai...

Lòng đau... nghẹn tiếng thở dài
Trăng in gối chiếc... đêm cài hồn hoa
Một đời Đất Khách ngày qua
Anh còn gánh nặng... lân la chưa về
Mười năm ròng rã xa quê
Bốn phương mây phủ sơn khê phiêu bồng
“Thề cùng đất nước núi sông
Dẫu xa muôn dặm... tấc lòng ở đây...”   

                         Nha Trang, tháng 7. 2020
                                Lê Kim Thượng

NHỮNG LẦN ĐI QUA - Thơ Vĩnh Thuyên



                                     Nhà thơ Vĩnh Thuyên


NHỮNG LẦN ĐI QUA

Lần đi qua dòng sông
Những dấu chân in lên trái tim bỏ lại..
người đàn ông chưa được khóc
Giọt nước mắt chảy ngược đi đâu? về đâu?

Nhiều lần đi qua
Trong giấc mơ dòng sông bật khóc
Ở cuối rặng mù u đàn cò trắng đứng nhìn
Đêm qua mưa và đêm nào cũng mưa

Sau cơn mưa bỏ lại
Đứng trên cầu mà gió lắc lay
Anh đâu rồi!?
Khi chiều hôm nắng xế
chiếc cầu vòng vuột khỏi tầm tay

                                            Vĩnh Thuyên

Tên thật: Dương Văn Thạnh
ĐT: 0913955275
Email: duongvnhthuyen@gmail.com
Địa chỉ: 610 QL 22B Long Thành, Nam Hòa Thành, Tây Ninh

HOÀNG TỬ LƯỠNG QUỐC PHÒ MÃ TRẦN HÚC, MỘT KẺ CÕNG RẮN CẮN GÀ NHÀ - Tô Như


        Tranh vẽ tình cảnh loạn lạc cuối thời Trần (Tranh có tính chất minh họa cho bài).              Nguồn: Sưu tầm


HOÀNG TỬ LƯỠNG QUỐC PHÒ MÃ TRẦN HÚC, MỘT KẺ CÕNG RẮN CẮN GÀ NHÀ

Trong gần 200 năm, nhà Trần liên tiếp nảy ra mấy người như Trần Di Ái, Trần Ích Tắc, Trần Thiêm Bình (mạo xưng là cháu Trần Thánh Tông) muốn mượn sức triều đình phương Bắc để về làm vua nước ta.
Ở cuối nhà Trần lại nảy ra một người đặc biệt hơn hết, muốn mượn sức Chiêm Thành để về làm vua ĐạiViệt. Đó là Ngự Câu Vương Trần Húc.

VIẾT CHO MỐI TÌNH ĐẦU! - Thơ Châu Thanh Thủy


   
                         Nhà thơ Châu Thanh Thủy


VIẾT CHO MỐI TÌNH ĐẦU!

May mà anh chia tay em
Nếu không lại phải có thêm một lần
Dở dang đứt gánh hôn nhân
Vì em không phải người cần cho anh

Người ta làm vợ ngọt lành
Lo toan nhà cửa, sắm sanh mọi bề
Làm dâu không tiếng khen chê
Chăm lo con cái, vỗ về mẹ cha.

Còn em lắm nỗi lơ là
Việc nhà hờ hững, mắt xa xăm buồn
Cho dù anh chẳng trách hờn
Nhưng em thấy nỗi lo toan xa vời

Em là sợi chỉ ngang trời
Em là khúc nhạc một thời đam mê
Em không là nẻo đi về
Không là lời hứa hẹn thề sắt son

Chia tay, em vẫn còn son
Em lại rong ruổi như còn đôi mươi
Gặp anh vẫn mỉm môi cười
Hỡi người xưa cũ một thời đã yêu!

                            Châu Thanh Thủy
                                  28- 6-2020

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2020

NHỚ LẠI MỘT LẦN GẶP ĐỒNG MÔN LÊ THIỆN NGỮ - Võ Văn Cẩm


              
                           Tác giả bài viết Võ Cẩm


NHỚ LẠI MỘT LẦN GẶP ĐỒNG MÔN LÊ THIỆN NGỮ

Lê thiện Ngữ một cái tên quá quen thuộc. Một đồng môn Nguyễn Hoàng, học sau tôi nhiều năm. Nếu như đồng môn một trường khác thì chắc chắn tôi không biết Ngữ là ai, và chắc chắn Ngữ cũng chẳng biết tôi là ai. Vì Ngữ vào trường thì tôi đã ra khỏi trường.

Mối quan hệ thân thương, của một ngôi trường mất tên, đã hằn sâu vào tâm khảm của những thế hệ học trò đã từng cặp sách đến đó, dù thời gian đến trường không còn đếm năm, đếm tháng, đếm ngày, mối quan hệ lạ kỳ mà nhiều lần ngồi ngẫm nghĩ, xem lại trong hơn 50 đầu sách viết riêng về trường mình, hàng trăm Cựu HSNH và hàng chục thầy cô, chưa ai nói được lý do về mối liên kết keo sơn, có hàng trăm buổi họp mặt thân thương trong và ngoài nước, có hàng ngàn lượt phát học bổng và nhiều lần trao những món quà có giá trị cho đồng môn gặp hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật do các Đồng môn Nguyễn Hoàng chung tay. Mà trong chúng tôi chưa ai lý giải nổi.

Thứ Hai, 13 tháng 7, 2020

MÙA HÈ KHÔNG YÊN TĨNH - Thơ Lê Phước Sinh


        
                     Nhà thơ Lê Phước Sinh


MÙA HÈ KHÔNG YÊN TĨNH

Hoa Phượng, Lưu Bút, Thưởng Khen, Dàn Nhạc Ve Giao Hưởng
Học Thêm, Thi Cử, Chuyển Trường ...
Đã chở Tuổi Thơ đi xa
cuống cuồng Thời gian vội vã
Biển xanh,
mơ một mái nhà ...

                                                                     Lê Phước Sinh 

TÌNH BUỒN CA DAO LỤC BÁT 2 - Thơ Nguyên Lạc


     


TÌNH BUỒN CA DAO LỤC BÁT 2

I. Môi Tím Mồng Tơi

1.
Thò tay ngắt trái mồng tơi
Bậu thoa môi tím nhìn tôi bậu cười
Chuồn chuồn cắn rún tập bơi
Trên bờ dừa nước bậu cười dòn tan
Động con còng gió đỏ càng
Thòi lòi trố mắt bậu càng cười tươi!

2.
Đời người như áng mây trôi
Mươi năm tìm lại đâu rồi bậu xa
Bờ kinh dừa nước là đà
Thằng tôi thời cũ tóc giờ điểm sương
Lục bình trôi xuống trôi lên
Bậu trôi mất dấu mình ên tôi ngồi!

Nhớ ơi môi tím mồng tơi!

II. Đứng Ngồi Hổng Yên

Bậu về ngắt ngọn mồng tơi
Hái thêm đọt bí ngọt nồi bậu ơi!
Lững lờ con nước cứ trôi
Tại qua mà bậu đứng ngồi hỏng yên
Lục bình bông tím muộn phiền
Qua sang thăm bậu, nụ duyên bậu cười

Giờ đây bậu trách ông trời
Xe chi lộn mối, qua rồi bậu xa!
Chiều chiều ra đứng hàng ba
Chờ qua không thấy, bậu sa lệ sầu!

Không thương thì có sao đâu?
Mảng sầu qua, bậu ốm o gầy mòn *

.......

* Chim chuyền nhành ớt líu lo
Mảng sầu con bạn ốm o gầy mòn
                                       (Ca dao)

III. Lời Hứa Đổi Đời

"Mẹ mong gã thiếp về vườn
Ăn bông bí luộc dưa hường nấu canh"
Nồi canh chỉ nấu với bông
Cá tôm đâu có ... nhìn canh phát rầu

"Râu tôm nấu với ruột bầu "
Chồng chan vợ húp con sầu lệ rơi
Quê tôi khổ lắm ai ơi
"Ngăn sông cấm chợ" cuộc đời héo queo

Xứ tôi nghèo lắm vì đâu?
Nỡ quên nhân nghĩa nát câu tình người
Làm sao tìm lại một thời?
Tiếng chày giã gạo hát cười trăng thanh

"10 lần tốt..." hứa rành rành
Dựng xây đất nước hòa bình ấm no
Quan no dân có đâu no?
Dân quê phải "móc củ co" củ mì!

Hứa đi người hãy hứa đi
Hứa thêm đi nữa ...còn chi hở trời?
Cám ơn lời hứa của người
Cám ơn hai chữ "đổi đời" ... dối gian

Ai tham giàu hãy cứ tham
Ai mong "bánh vẻ thiên đàng" thì mong

Mẹ thôi gã thiếp về vườn
Kẻo ăn bông luộc vô phương thoát nghèo

                                              Nguyên Lạc

Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2020

“NHƯ MỘT BÀI TẬP LÀM VĂN”, THƠ TRẦN VẤN LỆ - Đặng Xuân Xuyến


                


“NHƯ MỘT BÀI TẬP LÀM VĂN”, THƠ TRẦN VẤN LỆ

“Như một bài tập làm văn” là bài thơ sáng tác gần đây của nhà thơ Trần Vấn Lệ. Thơ 5 chữ, cuốn hút người đọc ngay từ những câu thơ đầu:

“Gió không chừa ngọn cỏ
Mưa không chừa lá nào”

TỪ NÚI CẨM KÊ ĐẾN MŨI KÊ GÀ - Phan Chính


               

        TỪ NÚI CẨM KÊ ĐẾN MŨI KÊ GÀ

        Công trình kiến trúc hải đăng Khe Gà tuy ngày nay thuộc xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận), chỉ cách xa thị xã La Gi khoảng 30 km bờ biển, nhưng có mối quan hệ sâu xa về lịch sử vùng đất và đời sống xã hội, con người La Gi. Đêm đêm ở La Gi vẫn thấy rõ ánh đèn chớp tắt xoay tròn trên ngọn tháp cổ kính này. 


          Từ xưa đã có nhiều bản đồ hàng hải cổ đại Trung Quốc và một số nước phương Tây, với nhiều hình thức ghi chép, hình vẽ tiêu danh về vùng biển Đông Nam Á. Đây cũng là cơ sở rất cần thiết cho hoạt động hàng hải.Tuy nhiên phần lớn đều viết theo thuật ngữ hàng hải bằng chữ Hán rồi dần về sau qua phiên âm, phiên dịch cho nên nhiều địa danh cũ được mô tả không còn đúng trong thực tế hoặc đã được thay thế. Theo bản đồ hàng hải “Đại Nam toàn đồ 1841” qua hải phận Bình Thuận có thể bắt đầu với phía nam vịnh La Loan, từ mũi La Gàn (Tuy Phong) đến mũi Vị Nê/ mũi Nê (tức Mũi Né)… Mũi Né trước đây có nhiều tên gọi theo địa hình như Vị Nê sơn, Vị Nê úc (Úc là Vũng), Vị Chủy (Mũi Vị)- trên bản đồ Taberd người Pháp ghi Mũi Viné, Nê thành Né …

Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2020

THANH MINH THANH NGA, TẤT CẢ ĐỀU IM LÌM - Thơ Chu Vương Miện


        


THANH MINH THANH NGA

Chúng con ngậm rơm cắn cỏ
Quỳ lạy chư quân tử mười phương tám hướng
Chúng con xin xác định lại rõ ràng
Thân phận chúng con
Chỉ là lũ nhà quê nhà mùa
Dùi đục chấm mắm cáy “trong đội trống kèn đám ma”
Nói tắt là phường bát âm
Cùng kiêm luôn nghề cung văn “khóc mướn”
Cho những bọn đồng cốt
Duy nhất chỉ là nghề còm kiếm cơm
Chúng con khước từ những danh từ
“nghệ sĩ ưu tư và nghệ sĩ nhân dân”
Một tháng đôi lần khi có khi không
Đám ma đám chay đám lên đồng…
Chúng con kẻ chơi đàn nguyệt, đàn cò, trống mõ
Kèn ò e í e
Làm cho hiện trường om sòm rậm đám
Kiếm chút tiền còm
mua gạo nấu cháo ăn cho qua ngày
yêu cầu trước sau chỉ có vậy ?
không văn chương
không nghệ thọt
không đi cà nhắc
sinh hoạt què quặt trong chốn
hương đảng làng thôn dốt nát
chúng con tuyệt đối không dám mơ cao trèo cao
sau nay trở thành những Tú Xương, Quang Dũng
Nguyễn Bính, Tản Đà
Cắc cắc tùng tùng ê ê a a
Từng từng từng từng tom tom tom
Thằng nào thằng nào thằng nào tao tao tao
Khả năng của chúng con
Tài nghệ của chúng con
Chỉ vậy
Không văn công văn tư
Không văn nô văn đùa
Không văn veo
Chỉ kiếm cơm ngày hai bữa
Chán lộn tùng phèo

CHÙM THƠ 1-2-3 CỦA TRẦN MAI NGÂN

Thể thơ 1-2-3 (do VHSG phát động thể nghiệm)
Một bài thơ gồm 6 câu, chia làm ba khổ thơ.
Khổ 1 gồm 1 câu tối đa 11 từ, cũng là câu đề bài; khổ 2 gồm 2 câu, tối đa mỗi câu là 12 từ; khổ 3 gồm 3 câu, tối đa 13 từ.

    


ANH ĐÃ HÁT CHO EM NGHE HÔM Ở NGHĨA TRANG

Và em tin đó là lời tỏ tình chân thật nhất
Ở một nơi mọi người im lặng - không có lời nói dối

Bài hát giai điệu của vu quy
Tiết tấu là nhịp đập của trái tim. Em tin, em tin...
Dù gió lớn đã làm âm thanh gãy khúc!


HAI CON TIM CÃI NHAU GIỮA CÁNH ĐỒNG TÌNH

Mỗi trái tim đau khi nhìn về hai phía khác
Lạc nhau, mùa chông chênh - cánh đồng đã gặt xong

Hai con tim cách xa nên long đong, long đong
Đôi ta còn thương còn nuối tiếc trong lòng
Con mắt khóc bởi khói đốt đồng quay quắt!


NGUỆCH NGOẠC NHỮNG VẾT ĐỜI TRÊN KHUÔN MẶT ĐÔI TA

Cuộc sống vẫn còn đầy những thiết tha
Cùng bơi qua con sông, học lòng chung thủy

Dẫu trăn trở bao nhiêu điều không như ý
Buông muộn phiền ta học cách từ bi
Hiểu! Phận người mong manh để gió cuốn đi...

NẮNG VÀNG - Thơ Phan Quỳ


    


NẮNG VÀNG

Nắng vàng trên lá, nắng trên cây,
Màu nắng chói chang tận cuối ngày
Cho ta ngồi nhớ, ta ngồi nhớ
Những giọt trong ngần tự trời mây.

Người đi hối hả, chiều qua phố
Nắng tràn lên tóc, cháy lên tay
Bé con nhắm mắt ghì lưng mẹ
Tìm bóng chở che chút thân gầy.

Thương ơi vật vã miền Trung ấy
Nắng xát mưa sâu khổ bao lần
Thương ơi ngàn lá, hoa khô héo
Thương mảnh trăng buồn khuyết mấy phân.

                                                     Phan Quỳ