BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2019

DƯ ÂM NHỮNG NGÀY HỘI TRƯỜNG… - Phan Quỳ


        
                           Tác giả Phan Quỳ


           DƯ ÂM NHỮNG NGÀY HỘI TRƯỜNG…

Vậy là những ngày nao nức, xôn xao, rộn ràng đã qua. Giờ còn lại mình và nỗi nhớ. Nhỏ bạn ở lại cuối cùng rồi cũng chia tay. Nhỏ ấy có đôi mắt đẹp và buồn buồn muôn thuở, lúc nào cũng ngân ngấn nước. Chúng mình quấn quýt bên nhau và muốn sống mãi giây phút nầy. Bao là thời gian để lại dấu tích trên làn tóc điểm sương, chúng mình vẫn ríu rít như thời cắp sách đến trường mỗi sáng mai lên.

Quay về với đời sống thường nhật quen thuộc, mình vẫn không thôi nghĩ ngợi. Mai lại gặp mặt ở Đà Nẵng, mấy anh chị rủ vào chơi. Mình không đi được dù lòng rất muốn. Mình quyến luyến những lần hội ngộ sum vầy. Nhóm bạn vui chơi đã nhiều ngày nên giờ cũng bận rộn lắm. Mình đi với ai đây. Có anh bạn cảm thấy buồn cười khi hay mình không tự đi được xa. Ừ thì xưa nay vẫn vậy mà. Mình luôn cần có người kế bên để được giúp đỡ, mình thật yếu đuối và buồn...

Hội trường lần nầy vẫn đông vui và chan chứa bao tình với nhiều kết nối gần xa. Mình quen biết thêm nhiều anh, chị và bạn bè lắm và lòng thấy rộn rã sẻ chia. Nhưng có một lần mình đã vô ý lỡ lời và cứ mãi băn khoăn về một người. Tụi bạn trách mình nhiều. Mình đã mở lời xin lỗi nhưng có vẻ như chưa xua được nỗi buồn nơi đó. Biết làm sao bây giờ khi mình đã vụng về và không cố tình. Có lẽ cần thời gian vậy, rồi đành hy vọng mọi chuyện sẽ qua đi qua đi...

Mình có nhiều hình mới và trông mình lúc nào cũng cười. Mình đã vui như từng mong đợi. Mình thầm cảm ơn cuộc đời, cảm ơn mẹ cha, anh chị đã từng trăn trở ruộng nương cho mình được đi học và vào được trường Nguyễn Hoàng yêu dấu, để hôm nay được gặp gỡ bao là anh chị, các bạn, các em thật giỏi giang để cùng chuyện vãn, học hỏi và tâm tình gần xa. Mình muốn nói lời cảm ơn lần nữa.

Mình đọc bài phát biểu trước quý thầy cô, anh chị và bạn hữu đồng môn mà nghe lòng dâng lên một niềm xúc động thiết tha... Biết được mấy lần nữa chúng ta cùng nhau tâm sự ? Thời gian như rượt đuổi sau lưng và có chút gì đó len lõi trong cuống quýt mơ hồ lo lắng.

Cuộc sống vốn dĩ không thường hằng và bao nỗi niềm ẩn khuất đâu đó trong tâm và cõi lòng im im chờ đợi trong thênh thang trùm lấp, trong vây phủ ngút ngàn những suy tư thầm lặng. Mình yêu thương và nâng niu những phút giây nầy như yêu từng cơn sóng nhè nhẹ trên mặt hồ tưởng như bình thản êm trôi.

Mình chợt tìm thấy mình nhìn về xa xăm một phương trời và mộng tưởng xa xôi...

Ơi cõi lòng mình dưới đáy hồ xao động những hạt nước long lanh xô đẩy nhau về phía những mong manh...

                                                                                         Phan Quỳ

ĐÔI TA - Thơ Phan Quỳ


   
                         Tác giả Phan Quỳ


ĐÔI TA

Em và anh,
Ở hai đầu con gió,
Hun hút một nẽo về
Bằn bặt mấy sơn khê

Em và anh
Sao mai và sao hôm
Bừng lên rồi lịm tắt
Giữa đỉnh trời đêm khuya

Em và anh
Nơi đầu ghềnh cuối bãi
Còn gọi mãi tên nhau
Trên sông vắng nhịp cầu

Em và anh
Trong bời bời nỗi nhớ
Trong khắc khoải niềm thương
Trong thiên đường đắng chát.

Em và anh
Ngày đông cùng tháng hạ
Nắng xát và mưa sâu
Vẫn còn đó niềm đau

Em và anh
Tìm nhau từ tiền kiếp
Đợi mãi đến muôn sau
Em về đâu, anh đâu ???

                    Phan Quỳ

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2019

THỜI ĐẠI TÔI ĐANG SỐNG - Thơ Nguyễn Thị Thanh Yến


   
               Tác giả Nguyễn Thị Thanh Yến


THỜI ĐẠI TÔI ĐANG SỐNG

Thời đại tôi đang sống
Trẻ con học chữ cái không bắt đầu bằng chữ a
Tiếng gọi đầu tiên không phải là bà
và trên vai đã chất chồng khoản nợ

Thời đại tôi đang sống
Cứ mở mắt là thấy mình khó ở
Tháng tư vấn vương hoa sữa
Đông sang vẫn nóng như hè

Trẻ con không đón hè bằng những tiếng ve
mà bằng iphon, ipad
Thức ăn ngập tràn các market
Nhưng nuốt vào mồm là ngập hoá chất dư thừa

Thời đại bây giờ ai cũng như lừa
Chỉ biết phận mình, thản nhiên bịt tai còn mặc đâu thiên hạ
Vào trang các hót gơn, hót boi like còm tung lả tả
Chuyện xã hội đau nhưng nhức lại im lìm

Thời đại bây giờ con người sống thiếu hẳn trái tim
Mượn gió bẻ măng, gắp lửa bỏ tay người đâu ra mà nhiều thế
Thượng tầng nát bươm hạ tầng lẽ nào không thể
Ngỡ các đấng nam nhi đang mặc váy thay quần

Xã hội bây giờ người chế tạo máy bay lại là nông dân
Ông tiến sĩ cất bằng đi nuôi lợn
Người hiền lành luôn thua người bặm trợn
Chân thực ngủ vùi cho xảo trá lên ngôi

Thời đại bây giờ thủ khoa là con hộ đói mà thôi
Nhưng tuổi trẻ tài cao đương nhiên là con sếp
Bài thơ thần ngàn đời bất diệt
Bỗng đâu tan vì cái mới lên ngồi

Thời đại bây giờ thiên hạ um xùm vì mất một con ruồi
Con voi lọt qua lỗ kim thì thản nhiên công nhận
Lấy hoạt động từ thiện nuôi thân còn mang lòng thù hận
Rắp tâm gieo tiếng ác cho người

Thời đại gì mà thương cái thân tôi
Bao chuyện trái ngang cứ vờ như không biết
Tai vẫn tinh mà như bị điếc
Miễn sao không vơi cơm vơi gạo nhà mình

Có những lúc trách mình rồi lại tự phân minh
Phận mình đàn bà biêt sinh con nuôi con là đủ
Những thứ lớn lao mang tầm vũ trụ
Xin nhường cho cánh đàn ông...

Đã thế rồi mà nhiều khi vẫn thấy lông bông
Ngơ ngác trước “Bụi Chương Mỹ, đĩ Đồ Sơn”
có khả năng trở nên thành ngữ
Niềm tin lung lay trước một xã hội hèn, mình cũng hèn đủ thứ
Dạy con thế nào đây trước bộn bề sóng gió cuộc đời

Tự thấy mình như kẻ dở hơi
Dẫu không còn trẻ vẫn muốn sinh thêm đứa nữa
Lại lo lúc ra đời trán con in dòng chữ
“Nợ ngân sách" mẹ ơi!!!

                                                                     02/11/2015
                                                           Nguyễn Thị Thanh Yến

VÀI LỜI VỚI ÔNG NHÀ THƠ PHẠM KHANG - Vũ Thị Hương Mai


       
                     Nhà thơ Phạm Khang


VÀI LỜI VỚI ÔNG NHÀ THƠ PHẠM KHANG

Tôi nhớ, chiều 23 tháng 08 năm 2016, lang thang lướt face tôi vô tình “nhặt” được đoạn đối thoại của ông “nhà thơ” Phạm Khang với bạn facebook Nguyễn Quý Mậu. Không hiểu vì lý do gì, khi đọc bài thơ NGẪM của nhà thơ Nguyễn Dương Cường, ông Phạm Khang lại buông những lời cay cú: - Bài thơ thì quá dở...cụ non và học đòi khẩu khí các cụ... chỉ có cái ảnh thì không có nội dung như thế...chẳng cần đọc người ta cũng thấy nó có thơ rồi đấy...
Có lẽ thấy lạ nên Nguyễn Quý Mậu tò mò:
Bác Khang Phạm ơi thế còn bài thơ LỠ của chú Đặng Xuân Xuyến thì sao ạ.
Xin chép ra đây bài thơ LỠ để bạn đọc tham khảo:
                  
LỠ

Tôi đắm hồn tôi nơi bến vắng
Lướt khướt trăng vàng rớt đáy sông
Thầm thĩ với người từng vun mộng
Trăng kia bến cũ có thay dòng?
Mỗi độ chiều tàn, đêm rủ xuống
Môi kề môi ấy có lạ không?

Và đã khi nào mỏi mòn trông
Héo hắt than hoa lạc cuối dòng?
Có còn đứng đợi chờ trăng xuống
Mơ dạo cùng ai cõi phiêu bồng...?

Tôi biết, nhưng thôi, chỉ rầu lòng
Ái tình cố níu cũng bằng không
Lòng người còn thẳm hơn sông rộng
Chỉ lỡ nhịp chèo đã qua sông.
             
        Hà Nội, chiều mưa 19.08.2016
              ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Khang Phạm: - Cũng không hơn gì. Mượn của người khác cả. Cũ lắm xưa lắm. Nghe thấy mép của cụ Nguyễn Bính cụ Hàn cười thầm. Lại nghe cái mê loạn của cái tình trăng gió ướt át của liêu trai... thành ra giả tạo và không thật khiến cho bậc kiêng chữ kiêng khem khó nuốt trôi được. Thơ đọc được phải có chữ thật của mình gan ruột mình tuyệt nhiên không uốn éo vay mượn của người khác. Kiếp nạn của thơ khó bắt mạch và giáo hóa lắm đấy....
Khi Nguyễn Quý Mậu hỏi về  lời bình của nhà thơ Chử Văn Long với bài thơ BẠN QUAN của nhà thơ Đặng Xuân Xuyến thì ông Khang Phạm trả lời: - Nịnh cả thôi. Chử Văn Long là chúa nịnh Quý ạ. Đừng cả tin. Bài thơ trên toàn ý của người xưa. Thời thơ mới. Cũ lắm. Nhạt lắm. Cảnh ấy đâu sống động ở thời @ Quý ơi.

PHẠM NGỌC THÁI VỚI CHÙM THƠ TÌNH THỦY CHUNG


    

EM SỐNG MÃI BÊN ANH

“Thế giới bảy tỉ người, sao anh lại yêu em”
Tiếng em nói nghẹn ngào, tha thiết
Hỡi ái nữ của dòng sông nước xiết
Người đàn bà chung thủy đời anh.

Em dịu dàng như một vầng trăng
Cứ xoa vuốt lòng anh rồi biến mất
Nỗi nhớ tràn đầy mà trăng lại khuyết
Thì có bao giờ em tròn hẳn lên đâu.

Không thể đến với anh để sống bạc đầu
Chỉ biết hẹn em làm vợ trong tiểu thuyết
Anh sẽ mang em theo sơn hà bất diệt
Những trang thơ sống mãi ngàn thu.

Đêm ngẩng nhìn thấy bóng trăng lu
Trăng em trong anh lại soi vằng vặc...
Ơi cái vầng trăng khuyết !
Sáng hơn cả ánh trăng rằm.

Em vẫn về lấp lánh giữa sao băng
Da diết, cồn cào nỗi nhớ
Anh vẳng nghe trên Sông Tiền sóng vỗ
Ngày đêm không lặng tiếng bao giờ.

Rồi một mai ta khuất để vào hư
Thơ anh viết cho em còn ca mãi
Người đàn bà của một trái tim huyền thoại
Bay qua mọi chủ nghĩa tới vạn niên.

- Hà Nội mùa này nhiều mưa gió lắm anh...
Anh nhớ giữ ấm mình: Em bảo thế !
Sống giữa cù lao (*) tháng năm đầy bão gió
Cứ lo cho anh hoài, người chốn Thủ đô !

Em là vầng trăng và cũng là thơ
Ta muốn hỏi vũ trụ cùng sự sống...
Em ở chỗ nào trong chân trời khát vọng
Của đời ta, nơi thế giới con người.

Anh đã yêu gần hết kiếp rồi
Người đàn bà nay mang theo, dành em tất cả
Trong ngôi mộ ta mai sau, hậu nhân hãy nhớ !
Đặt thêm tấm ảnh Nàng, cạnh bóng hình ta.

Một mối tình đưa ngát hương hoa
Em sống mãi bên anh... thơm mát cõi thiên hà...

                                                           5.7.2019

(*) Ngày ngày em đi phà qua con Sông Tiền... để về đến cù lao Lợi Quan: Nơi em sống.

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2019

VỀ VẤN ĐỀ NGUỒN GỐC THƠ LỤC BÁT - Nguyên Lạc


       
                                Nhà thơ Nguyên Lạc  


       VỀ VẤN ĐỀ NGUỒN GỐC THƠ LỤC BÁT
                                                                        Nguyên Lạc

Trong Facebook ca nhóm Diartlogue - văn đàm có đăng bài viết “Lc Bát: Ca Ta Hay Ca Tàu”, tác gi Đỗ Qu Dân cùng lời mời tranh biện. Thấy tầm quan trng ca vấn đề nguồn gốc này, tôi xin ghi ra đây nguyên văn bài viết ca ông Đỗ Qu Dân cùng lời phn biện ca tôi.
Sau đây là nguyên văn bài viết ca ông Đỗ:

NGUYỄN ĐỨC SƠN, NGỌN LỬA TỊCH MỊCH - Đinh Cường



    ĐINH CƯỜNG

Tên thật là Đinh Văn Cường, sinh năm 1939 tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Tốt nghiệp Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế và Sư Phạm Hội Hoạ Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn.
Uỷ viên Kiểm soát Hội Hoạ Sĩ Trẻ Việt Nam.
Giảng dạy bộ môn Hội họa ở các trường Nữ Trung Học Đồng Khánh Huế và Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế.
Định cư ở Mỹ từ 1989, hiện sống ở thị trấn Burke, bang Virginia.
Đinh Cường đã có hơn 20 cuộc triển lãm tại Việt Nam  và ngoài nước như Pháp, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Brésil, Tunisie, Ấn Độ, Singapore.

Sách đã xuất bản:
Cào lá ngoài sân đêm, thơ, Thư Ấn Quán Hoa Kỳ 2014
Tôi về đứng ngẩn ngơ, thơ, Quán Văn Sài Gòn 2014
Đi Vào Cõi Tạo Hình I, tiểu luận hội hoạ, Văn Mới California 2015

     
                          Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn


        NGUYỄN ĐỨC SƠN - NGỌN LỬA TỊCH MỊCH

Thiệp ơi, đọc tháng Tư, “nhớ về Saigon” của bạn trên blog Nguyễn Xuân Hoàng và bạn hữu… bạn nhắc ở cuối bài, tháng tư vọng lên câu chửi thề nổi tiếng của thi sĩ Sơn Núi làm tôi nhớ Nguyễn Đức Sơn hỗn danh Sơn Núi quá, lật những trang trong quyển vở đã ố vàng, tìm lại những câu thơ mà Sơn đã ghi trong đó, năm 1987, có câu chửi thề nổi tiếng (Ian Bùi đã dịch ra tiếng Anh rất hay) ghi lại cho đúng như thế này:

Đụ mẹ
Cây bông
Hắn không
Lao động
Ai trồng
Chật chỗ
Mày nhổ
Xem sao
Máu trào
Thiên cổ

       Nguyá»…n Đức SÆ¡n - Ngọn Lá»­a Tịch Mịch

Và bài kế tiếp:

Bông hồng
Mới nở
Mắc cở
Đời hay
Hương sắc
Ai bày
Sáng nay
Ta chết

        Nguyá»…n Đức SÆ¡n - Ngọn Lá»­a Tịch Mịch

Từng câu hai chữ, chữ đầu viết hoa… Sơn Núi rất kỹ và khó tánh, sai một chút là chàng ta chửi thề. Đọc hai bài trên, nhớ lại tập Du sỹ Ca, tác phẩm thứ mười một của Nguyễn Đức Sơn, An Tiêm xuất bản năm 1973, có đoạn gần cuối, trang 35:

Địa cầu
Địa cầu
Rồi đây
Lụi hụi
Tới ngày
Quá vui
Mày tan
Thành bụi
Tro than
Mê man
Mở đùi
Ta khụi
Kẻo rủi
Một mai
Ai tới
Ai lui
Ai chùi
Vắng lặng

        NDS và Phượng vá»›i con trai 1987
                       Nguyễn Đức Sơn và Phượng với con trai 1987

mới thấy thi sĩ là kẻ tiên tri… nói như Rimbaud, địa cầu như càng ngày càng nóng lên với bao nhiêu trận động đất vừa qua… Cuối tập, tác giả viết: Bài vè này tưởng đã được hoàn tất giữa một đêm rạng sáng ở nhà, trong một cái lò bánh mì đốt củi cũ mục bỏ hoang, đột hứng, tác giả đã phóng đại triển khai thêm một nửa số câu, nằm viết trong nhà đá lởm chởm, nhầy nhụa, chật cứng, bít bùng, chỗ giam của Quân Cảnh Tư Pháp Bảo Lộc, khuya 25 tháng 8 năm 1972 lúc đã được hốt từ lao tỉnh qua.

Như vậy, câu chửi thề mà Thiệp nhớ, với Sơn là dạng một bài vè ghi lại trong một hoàn cảnh đáng nguyền rủa, ngộp thở… lao động là vinh quang.

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2019

CHUYỆN TÌNH VÙNG U MINH NAM BỘ QUÊ TÔI (PHẦN II) - Nguyên Lạc


  
                                         Hoa sứ trắng

Phần II

CHUYỆN TÌNH
SƠ LƯỢC CHUYỆN TÌNH VÙNG U MINH

Đây là bài thơ kể lại chuyện tình vùng U Minh nam bộ quê tôi, được gợi hứng từ truyện "Hương Rừng" nổi tiếng của nhà văn Sơn Nam. Xin tóm tắt chuyện như sau:
Di dân từ ngũ Quảng vào lập nghiệp vùng rừng U Minh. Ông Hương giáo có một người con gái duy nhất, xinh đẹp mà ông rất thương yêu tên Hoàng Mai. Khi Hoàng Mai đến tuổi trăng tròn, hỡi ơi ông phát hiện nàng bị bệnh nan y: Cùi  (bệnh hủi hay bệnh Hansen)
Tìm trong gia phả thấy có ghi: - Luyện thuốc bằng "ngọc" ong mật có thể chữa bệnh cùi. Ông bèn thuê một chàng trai trẻ, làm nghề bắt ong mật đi tìm "ngọc" để ông luyện thuốc cho con gái yêu. Ông Hương giáo mời chàng trai ở luôn trong nhà cho có bạn. Ngày đêm, ông chong hàng chục ngọn nến bạch lạp chung quanh mớ “ngọc” để luyện, hy vọng rằng khi đúng một ngàn ngày, nó sẽ trị được bịnh nan y của Hoàng Mai.
Một hôm tại nhà ông Hương giáo, chàng trai gặp nàng, người con gái mỏng mảnh, liêu trai đứng tựa cây sứ cùi, mặt cạnh bên những đóa hoa trẳng nhìn chàng với ánh mắt đầy ân tình. Lòng đầy yêu thương, chàng đến đứng cạnh Hoàng Mai xin được cầm tay nàng.

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2019

ĐỒNG MÔN NGUYỄN HOÀNG CHO TÔI NIỀM TỰ HÀO VÀ TIN YÊU - Quang Tuyết


          

            ĐỒNG MÔN NGUYỄN HOÀNG 
            CHO TÔI NIỀM TỰ HÀO VÀ TIN YÊU

Về dự hội trường Nguyễn Hoàng thấy cô em gái chụp hình chung với người bạn ngồi xe lăn, anh để tâm hỏi thăm rồi gởi chút quà động viên đàn em đã không nghĩ đến thân thể thương tật, đều đặn có mặt mỗi kỳ họp mặt. Ông anh Nguyễn Hoàng quá tuyệt vời ấy, là anh Nguyễn Lịch.

                

     

+ Anh Nguyễn Văn Lành, là đàn anh kỳ cựu khoá đầu tiên của trường Nguyễn Hoàng, năm nay đã vào hàng tám... bị tai biến những năm trước nên di chuyển khó khăn khg thể tham dự ngày hội, nhưng vẫn một lòng mong mỏi tìm bạn, mà bạn cùng lứa giờ quá hiếm hoi... một số A.C lớn tuổi đã vui vẻ đến cùng cafe đàm đạo với anh chuyện xưa chuyện nay.
Tại đây tôi đã gặp và biết người xưa một thời xinh đẹp, được các anh gọi là Lý Lệ Hoa.

           

           
   
+ Cô giáo Giáng Hương. Ngày xưa là người đẹp lý tưởng của các em học sinh, sau 1975 tan đàn xẻ nghé cô thân chinh đi tìm tung tích học trò cũ. Và dù mấy năm qua cô nhận nhiều tin xấu cho sức khỏe. Vừa tạm khỏe qua hai kỳ phẫu thuật cô vẫn về Quảng Trị vui niềm vui hội ngộ với các em

       

+ Thầy dạy tôi Lý Hoá đồng thời truyền cho chúng tôi nguồn sinh khí nhạc trẻ sôi động, yêu đời yêu người thay những bài hát ủy mị. Tuy sức khỏe không tốt vì tim mạch có vấn đề, nhưng vẫn vui vẻ sinh hoạt và tham gia văn nghệ cùng các học trò là nguồn động viên tinh thần cho Nguyễn Hoàng Huế: Thầy Hoàng Thế Hiệp

       

            

+ Ba anh em đồng môn từng là thành phần chính trong đội văn nghệ của trường Nguyễn Hoàng. Sau nầy hai người theo đuổi nghiệp dĩ đam mê, một người theo ngành sư phạm... Lâu ngày lắm mới tái ngộ, bùi ngùi nhớ lại một thời tay trống tay đàn... Quang Ngân - Quang Tạo - Ngọc Châu

        

+ Bảo Lâm, một CHS năng động, tầm hoạt động rộng rãi và mát tay nên tổ chức họp trường từ Tiểu Học, đến Trung Học đều thành công và để lại trong lòng mọi người niềm vui ấm áp, hưng phấn... Nhất là “họp làng” năm nay rất thành công tạo động lực cho tương lai.

       
    
Cảm ơn tất cả AC, những người đã tạo cho tôi xúc cảm mỗi lần gọi hai tiếng Nguyễn Hoàng, cho tôi niềm hạnh phúc khi tuổi đời đã vào thu.
                                                                                  Quang Tuyết

THEO BÓNG THỜI GIAN - Đinh Hoa Lư

Mai đây trên những lối đi hướng đến tương lai nơi quê hương thứ HAI này, đằng sau có một lối về đó là quê hương là nơi 'chôn nhau cắt rốn' của con. Những người thân thuộc sẵn sàng dang tay đón bước con về. Một vùng quê có khu vườn xưa là nguồn sống cho cả nhà mình. Hình ảnh mẹ con tảo tần đi bán chợ xa hay những lúc ba con chống cuốc lặng nhìn giàn mướp hoa lá tươi xanh dưới vòm trời lộng gió.

        
                                  Tác giả Đinh Hoa Lư


          THEO BÓNG THỜI GIAN

Xã Sơn Mỹ, Hàm Tân nó gắn bó với gia đình tôi hơn mười năm trời. Từ lúc hai vợ chồng tôi lấy nhau với hai bàn tay trắng cũng tại đây. Cho đến lúc 'sản xuât' ra bầy con năm đứa cũng tại xã này. Cảnh nhà đông đúc như vậy, vợ giáo viên chồng làm rẫy cho đến ngày giã từ quê hương.
Hơn mười năm trời sống tại đây gia đình tôi có rất nhiều kỷ niệm với một vùng quê sát biển. Tôi không bao giờ quên được hình ảnh bao triền cát, những vực đất lỡ lói đỏ ối ăn ra tận mép sóng đại dương. Rừng Sơn Mỹ lúc này cũng gần biển đó là những thuận lợi cho người nào vừa làm hai nghề một là ngư dân hai là nông dân hay tiều phu phá rừng làm rẫy.

       

“GÃ VÀ TA” THƠ LANG TRƯƠNG, TÊN CÔN ĐỒ THI SĨ - Châu Thạch


    
                  Nhà thơ Lang Trương


GÃ VÀ TA
(Viết giúp ai đó)

Có một gã du côn đời bỏ lại
Ta vô tư nhặt được ở bên đường
Gã nắn nót vuốt cung đàn tình ái
Mọi nẻo đường đời bỗng hoá lối yêu đương.

Thơ ta viết lời yêu thương nồng cháy
Từ những giọt tình gã rót vào ta
Ta thèm khát mỗi ban mai thức đậy
Mỗi hoàng hôn, mỗi lúc bóng chiều tà.

Ta yêu gã, tên côn đồ thứ thiệt
Khoác áo thi nhân lem luốc chợ đời
Một nửa tâm hồn thanh cao tinh khiết
Gã vứt bên đường qua những cuộc chơi.

Cám ơn gã, chút men nồng tình ái
Đốt lòng ta cháy bỏng lúc trời chiều
Tim rạo rực như thuở còn con gái
Mỗi bước đường đời, thêm một bước liêu xiêu.

                                                     Lang Trương