BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2019

TIẾNG LÒNG - Thủy Điền

Nhà thơ Thủy Điền đã gửi email đến trang web blog Bâng Khuâng hai lần cùng một nội dung. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.


                
                             Tác giả bài viết Thủy Điền

*
Tran Van Mau
20:13, CN, 29 thg 12 (10 giờ trước)
tới tôi
Chào anh Phú
Nhờ anh đăng giùm bài nầy (nếu được) để độc giả hiểu thêm về nhà giáo và giới trí thức. Không như những gì cụ Thái Quốc Mưu đã nói ngày 27-12-2019
                                                                      Thành thật cảm ơn anh.
                                                                                 Thủy Điền

TIẾNG LÒNG

Đọc bài lạm bàn về ông Nguyên Lạc người tự xưng “làm Thầy giáo” của cụ Thái Quốc Mưu được đăng trên báo Trần Mỹ Giống. (Ngày 27 tháng 12 năm 2019)

A- Nhìn tổng quát ta thấy:

 - Bức ảnh tác giả giống như một Thượng thư Bộ Lễ thời nhà Nguyễn
 -  Giọng điệu một nhà uyên thâm chỉ dạy cho lớp hậu sanh rất bài bản, ăn rập từ trên xuống dưới, nghe rất sướng lỗ tai. Khiến ai không rõ vấn đề hay đọc lướt qua đều giật mình. Ồ! Cụ nầy là người học sâu hiểu rộng, trí tuệ cao cường.

B. Đi chậm vào phần nội dung ta càng thấy:

Ai là người lập lờ và ai là người lố bịch?
- Theo tôi với danh xưng “làm thầy giáo” của ông Nguyên Lạc là đúng. Bởi, ông làm thầy giáo là ông xưng ông là thầy giáo, vì thầy giáo là một cái nghề, được đào tạo tại trường Sư phạm hẳn hoi. Ông không thể xưng ông làm nghề “gõ đầu trẻ”, hay truyền đạt kiến thức được, vì hai lối xưng hô ấy là người ta chỉ giao lưu với người quen, bè bạn nôm na trong nhân gian vậy thôi. Tóm lại ông Nguyên Lạc xưng hô rất rõ ràng, chẳng có gì lập lờ cả.

- Riêng ông Quốc Mưu mới chính là người lố bịch và lập lờ. Lập lờ ở chỗ là tự đặt ra nguyên tắc nầy, nguyên tắc nọ mà chẳng biết dùng nguyên tắc ấy vào đâu cho đúng chỗ. Lố bịch ở chỗ nào, là ghét, ganh tị với người khác rồi tìm mọi cách bôi xấu, vạch trần tấn công hội đồng.

    Việc ông Nguyên Lạc là thầy giáo hay không không thầy giáo là vịệc của ông ta, chúng ta không nên soi mói đến đời tư của kẻ khác. Đó là phép lịch sự tối thiểu của người có học.

Tôi đặt ví dụ

- Nếu, ông Nguyên Lạc không là thầy giáo mà ông xưng mình là thầy giáo thì chính ông là người có tội và đáng trách, lương tâm ông sẽ bị cắn rứt khi ông làm không đúng.

- Còn như ông là một thầy giáo thật sự, việc đăng tải trên FB là chuyện bình thường, giống như các nhà thơ, nhà văn từng cộng tác với tôi, trên FB, họ đều ghi rõ tiều sử của họ từng chi tiết như cựu giáo viên trường trung học, đại học v.v... Có ai trách gì họ đâu. Vả lại ta còn hiểu biết về họ thêm. Đó là điều rất quý trong giới thơ, văn. Như tôi đã phân tích ở phần trên vì đó là cái nghề. Việc ông ghi rõ ràng là muốn cho độc giả biết là ông vốn xuất thân từ đâu, còn đem khoe khoang với độc giả hỏi ông được cái gì. Có khoe là khoe những bài thơ, truyện ngắn vừa sáng tác thì nghe còn có lý.

           

C- Nói về thời điểm trước tháng 04 -1975

Ông Mưu lập luận có cái đúng, cái sai.

* Đúng

- Ông định nghĩa tốt hai chữ Giáo chức là bao gồm ngành Giáo dục

- Bậc tiểu học, người dạy học được phân cấp là thầy hay cô giáo
- Bậc trung học, người dạy học được phân cấp là Giáo sư
- Bậc Cao đẳng, Đại học được phân cấp là giảng viên

* Sai

Bậc Cao Đẳng, Đại học không ai gọi là Giảng sư cả mà người ta thường gọi là Giảng viên như (Giảng viên trường Đại học Vạn Hạnh)

Tóm lại, ba bậc nầy khi gặp nhau, trao đổi một vấn đề gì đó người ta xưng hô như sau:

- Từ Giáo viên trước 04-75 không ai dùng cả, (từ nầy chỉ có sau tháng 04 -75 và bao gồm cho tất cả từ Mầm non đến Đại học)
- Giữa trò và thầy, cô. Học trò gọi là thầy cô
- Giữa Thầy, cô và học trò. Thầy, cô gọi học trò là các em
(Bây giờ ở bậc tiểu học thầy cô còn gọi các con cho thêm thân mật).
- Riêng Thầy, cô xưng hô với nhau nơi học đường cũng như ngoài xã hội cũng đều dùng từ thầy cô, không dùng từ nào khác hơn. Đó là cách xưng hô tôn trọng của người đồng nghiệp.

D- Về phần Thầy, Cô giáo

Ông Mưu cho họ rất khiêm cung chưa hẳn. Vì sao ?

Bởi, thầy cô giáo là hạng trí thức mà hạng trí thức nầy hơn hẳn những hạng trí thức khác, cho nên họ rất tự hào. Mà một khi đã tự hào thì khi tiếp xúc với người khác họ không bao giờ khiêm cung. Và, họ rất hãnh diện với bằng cấp của mình. (Không phải là hoàn toàn, nhưng đa số là thế).

E- Về phần Học vị

Ông Mưu càng lầm lẫn ở danh từ Tiến Sĩ nữa. Lầm lẫn ở chỗ nào:

Tiến sĩ là những người thông minh, phát minh ra được những cái gì hay, cái gì mới mà người khác chưa hay không làm được. Dù cái mới ấy nằm ở lĩnh vực nào không cần biết, miễn có ích cho xã hội là người ta đồng ý ngay. Bởi thế khi tiếp xúc, trên danh thiếp hay cuối tờ phúc trình nào đó người ta đều ghi học vị trước tên mình. Bằng chứng là ông hay bà Glenbrook Dr tên đường ông Mưu đang ở, chết rồi mà người ta vẫn còn gọi là Tiến sĩ Glenbook. Bao nhiêu đó mọi người thử nghĩ sự thông minh, phát minh ra cái mới nó quan trọng như thế nào đối với một xã hội phát triển trên thế giới.
Bằng Tiến sĩ là một vinh dự là một sự tiến hóa của xã hội, ngoài ra bằng Tiến sĩ không vì ba đồng lương phụ cấp như ông Mưu nghĩ một cách thiển cận đâu.

Xin nói thêm về phần học vị

- Thường thì ở nước ta trong lĩnh vực học đường, ngoại trừ, trường Mầm non vì không có thầy chỉ có cô thôi nên trò gọi là cô còn bao nhiêu từ Tiểu học đến ̣Đại học, dù người ấy có một ngàn cái bằng cấp gì đi nữa thì học sinh, Sinh viên vẫn gọi ông ấy là thầy. Vì thầy là người giảng dạy, truyền đạt lại những điều hay, lẻ phải những tinh hoa, sáng kiến cho chúng ta. Thế là chữ thầy đã quá cao rồi.
- Nhưng riêng ở ngoại quốc lại khác, trò xưng hô với thầy bằng học vị rõ ràng.
Xin ông Mưu đừng nhầm lẫn hai nền Văn hóa giữa người Á đông và người Tây phương nhá.

Thưa Ông Mưu

Tôi thì đáng tuổi em, cháu ông, tôi cũng chẳng muốn thế nầy, thế khác đâu. Nhưng tôi muốn nói lên "Tiếng Lòng", nói lên sự hiểu biết giới hạn của mình. Bởi, tôi là người từng sống giữa hai chế độ như ông, không ít thì nhiều tôi cũng từng trải nghiệm, hấp thụ chút ít cái nền Văn hóa ấy.

    Thú thật thì giữa tôi và ông Nguyên Lạc lẫn ông chẳng có gì dính dáng cả. Tôi chẳng binh vực hay nâng bốc ai, để nâng người nầy hay hạ người khác, Điều nầy không cho phép người cầm bút làm như thế. Tôi chỉ biết nâng bốc những điều hay, lẻ phải và đạp đổ những sai, trái trong cuộc sống mà thôi. Hầu cho xã hội càng ngày càng được tiến lên từng bước, cho nhân loại được sống trong thanh bình, hạnh phúc. Chứ hàng bao thế kỷ nay con người đã khổ nhiều quá rồi.

   Sở dĩ tôi viết những lời nầy là gì tôi là người từng thi đậu vào hai trường một lượt vào năm 1977. Đó là trường Sư phạm Long An và Trường Thủy Lợi 3 Tiền Giang. Nhưng tôi bỏ Sư Phạm và đi học ngành Thủy Lợi, ra trường và đi vượt biên cho đến hôm nay.
- Ngày ấy trường SP Long An thi 1000 thí sinh nhưng chỉ lấy  100 Thí sinh mà thôi (hồ sơ tôi còn lưu tại trường SP Long An)
- Còn Thủy Lợi thi 3000 Thí sinh chỉ lấy 300 Thí sinh mà thôi (hồ sơ tôi còn lưu tại Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp ở VN)

    Làm thơ, viết văn, viết báo là một điều rất khó, viết chơi chơi, giải trí trong phạm vi gia đình thì không nói gì. Nhưng khi lên báo, lên mạng ta nên thận trọng và tôn trọng ba triệu người con dân Việt đang sống rãi rác ở nước ngoài và một trăm triệu dân đang hiện diện ở Việt nam.

                                                                                         Trân Trọng!
                                                                                          Thủy Điền
                                                                                           Germany

3 nhận xét:

Đỗ Anh Tuyến nói...

Một bài viết ngô ngọng thế này mà Nguyên Lạc - đệ nhất thiên hạ ăn cắp thơ coi như là phao cứu cánh.
Cũng phải thôi. Rau nào sâu đấy mà

Đỗ Anh Tuyến nói...

MỜI ĐỌC:
https://dangxuanxuyen.blogspot.com/2020/01/lan-man-vai-chuyen-ve-thuy-ien-thi-tran.html

Đỗ Anh Tuyến nói...

Nguyên bản đây ạ:
https://luomnhatdoday.blogspot.com/2020/01/lan-man-vai-chuyen-ve-thuy-ien-thi-tran.html