BÂNG KHUÂNG
Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012
Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2012
ĐỐI THOẠI VỚI CAO TIỆM LY - Nguyễn Khắc Phước
ĐỐI
THOẠI VỚI CAO TIỆM LY
Ê này, Cao Tiệm Ly! Đi đâu mà vội. Ghé vào chùa, ta sẽ
thết ngươi một bữa cơm chay.
Tai sao ta nhận ra ngươi, chút nữa ta nói, còn ta là
người chèo thuyền đưa Kinh Kha sang sông Dịch Thuỷ. Ta tưởng các người thầm lặng
tiển đưa trong bí mật , hoá ra lại rượu thịt, ca hát rình rang. Ta biết các người
chẳng coi ai ra gì trong thiên hạ nhưng khinh địch bao giờ cũng khó thành công.
Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012
LÀNG QUÊ CỦA NGUYỄN ĐỨC TÙNG, NHỮNG CÂU THƠ IM LỜI - Lê Vũ
Nhà thơ Nguyễn Đức
Tùng
LÀNG QUÊ
Khi
anh trở về
Người
vợ đã chết
Vết
máu khô trên ngực
Trong
bụi tre cú rúc liên hồi
Tiếng
thứ nhất: anh không nghe
Tiếng
lần thứ hai: anh dừng lại
Tiếng
thứ ba: anh lờ mờ nhận ra
Anh
đặt thang thuốc bắc lên thềm nhà
Cúi
đầu, lùi lại
Rồi
nhổ sào
Rời
bến.
Nguyễn Đức
Tùng
Không! Những câu thơ chẳng phán bảo loan truyền thông
điệp gì cả. Thơ là thơ và vọng âm cứ bằng bặt im lời trong chiều muộn đêm trăng
xế.
Một bậc cửa, vết máu khô, tiếng cú rúc. Chữ không trau
chuốt đẹp, hình không lóng lánh sắc màu và thanh âm chẳng hề dịu ngọt. Thơ là đời
và cuộc sống bừng hiện, dừng lại trong những khoảnh khắc đậm đặc nhất của tuyệt
vọng, nỗi chết, của chia ly tàn mục. Ngọn sào nhổ lên, thuyền rời bến và cuộc sống
cứ chảy đi trên dòng thời gian bất tuyệt. Không thể khác. Người sống phải sống
và người chết cũng đã chết rồi.
Thơ còn là người. Đã tràn lan những câu thơ nôn thốc
nôn tháo kinh nguyệt và đờm dãi khoe mông má thịt đùi chỉ để bày biện cái
libido, cũng ê hề đây đó những tụng ca sáo rỗng. Lý Bạch “cúi đầu nhớ cố hương”; còn anh cúi đầu như một mặc niệm, một nhớ
thương. Tôi nghĩ, thơ là nhan sắc và người cần có diện mạo. Diện mạo đó, trước
hết, là diện mạo của văn hóa Việt. Thang thuốc bắc, ở đây, dù không còn tác dụng
gì, vẫn là nghĩa tình chồng vợ đậm chất Đông Phương, giàu tính Việt.
Nhưng “Làng quê” của Nguyễn Đức Tùng ám ảnh
ám thị tôi, không phải vì câu chuyện sinh lão bệnh tử mà vì thanh âm của tiếng
đêm cú rúc. Rờn rợn, khàn đục, the thắt. Và không phải vô tình, nó lặp lại đến
ba lần. “Quá tam ba bận”. Vâng! Có là người hoài nghi chủ nghĩa cũng phải tự khẳng
định: cuộc sống không chỉ có ríu rít xuân ca. Nó trăm ngàn the thía mùi vị đấy!
Đối mặt với nó và sống!
“Làng
quê” vỏn vẹn 11 câu thơ nhưng từng con chữ nén lại, giấu một
tiếng thở dài, chưng cất một nỗi đau và đặc biệt, trong chừng mực, đã hóa giải
tâm thế vực ngờ của người đương đại.
Lê Vũ
(Sài Gòn)
(Sài Gòn)
Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012
TẢN MẠN CÙNG "CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN" - Đoàn Anh Kiệt
Tác giả Đoàn Anh Kiệt
(Con trai út blogger Phú Đoàn)
Đọc nhiều bàn luận, chê khen trên mạng, có cả những
người bạn mình quen, rồi tất nhiên giống như những phim khác, trên mạng chắc chắn
sẽ có bản phim, tôi coi phần nhiều là vì tò mò, thứ nữa là tôi thích giọng văn
của chị Nguyễn Ngọc Tư, chất phác, mộc mạc mà không quê mùa!
Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012
THƠ NGUYỄN ĐỨC TÙNG - HẠ CÁNH XUỐNG BẰNG MỘT ĐƯỜNG BAY NGẮN - Nguyễn Thuỵ Kha
Nhà
thơ - nhạc sĩ NGUYỄN THỤY KHA.
Kể mà không cổ. Lạnh mà cháy như rượu 96 độ. Nhịp mà
không phải nhịp cũ xưa, căng không thể chùng lại. Không khước từ nhưng muốn
truyền thống được phẫu thuật bằng con dao hôm nay.
Thơ Nguyễn Đức Tùng hạ cánh xuống ta bằng một đường
bay ngắn, có lúc trùng kinh độ Emily Dickinson, có lúc đồng hành vĩ độ
La-thy-song. Nhưng cuối cùng vẫn là đường bay Nguyễn Đức Tùng.
Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012
KIẾP TÌNH - Truyện ngắn của Đoàn Anh Kiệt
Tác giả Đoàn Anh Kiệt
(con trai út của blogger Phu Đoan)
KIẾP TÌNH
(Thân tặng chị Quyên Đỗ, cho bài viết Ngày
VALENTINE ĐẦY NƯỚC MẮT)
Ngày xưa
có anh Trương Chi
Người thì thậm xấu hát thì thậm
hay
(Ca dao)
Đêm khuya. Tiếng hát buồn cất lên da diết. Mảnh trăng ngầu đục
soi mình dưới dòng sông như một cái đĩa tròn móp méo. Vắng lặng. Xóm chài nghèo
ven sông thảng hoặc có đôi người còn thức, nghe tiếng ca buồn mà thở dài sườn
sượt. Trương Chi ôm gối trên thuyền chờ kéo lưới, ánh mắt chàng long lanh giữa
đêm trăng mờ. Không gian đặc quánh. Cách đây 7 năm, từ khi chàng tới đây, hầu
như đêm trăng nào cũng vậy, chàng đều rong thuyền thả lưới. Vốn nghiệp chài lưới
khuya thì phải yên phải lặng, nhưng giữa không gian này, chàng cảm thấy khó thở,
cảm giác uất nghẹn cứ trào lên trong lòng, không cất tiếng ca thì chẳng thể nào
vơi bớt.
Tính chàng vốn hiền lành, chịu thương chịu khó, lại giỏi nghề
xướng ca, đa phần những bài chàng hát đều do chàng tự nghĩ ra. Điều ấy hiếm. Nhất
là với người dân xóm chài này. Bởi thế nên dù chàng xấu xí, thậm chí là cực xấu
thì cũng có không ít người từng gấm ghé, cũng không ít lần bạn bè khuyên chàng
tính chuyện vợ con, nhưng mỗi lần hỏi đến chàng chỉ cười bảo đàn ông ba mươi
không lấy vợ thì không nên lấy, sách nói thế mà. Chỉ có điều, hiếm ai để ý đến
ánh mắt vụt lóe lên rồi lịm tắt, thất thần trong lúc ấy của chàng. Tiếng hát buồn
cứ văng vẳng theo những con trăng hàng tháng, như con tằm rút ruột nhả tơ.
HỒI ỨC MIÊN MAN - Đoàn Minh Phú
HƯỚNG DẪN CÁCH TẢI VIDEO LÊN YOUTUBE - Gia Minh
Nguồn :
http://trelang.blogtiengviet.net/2011/11/25/hadar_ng_daoln_caich_taopi_video_laon_yo
http://trelang.blogtiengviet.net/2011/11/25/hadar_ng_daoln_caich_taopi_video_laon_yo
Hôm trước tôi đã có bài hướng dẫn chèn video vào blog tức là những video đã có sẵn trên youtube.
Nhưng nhiều khi chúng ta đi picnic,hay đi thăm quan du lịch,hay các cuộc gặp gỡ giao lưu, tọa đàm hay những việc trong gia đình như sinh nhật,cưới hỏi… Ta lưu lại những khoảng khắc tuyệt vời mà muốn chia sẻ cho bạn bè người thân ở xa nhưng không biết bằng cách nào. Vậy hôm nay tôi viết bài này giúp cho những ai chưa biết thì có thể làm theo cách này cũng được. Bài này hướng dẫn hoàn toàn bằng tiếng Việt nên rất dễ thao tác.
Bạn phải tiến hành 2 bước cơ bản.
1 - Tải video lên youtube.
2 - Chèn video vào blog
Lần trước tôi đã có bài hướng dẫn chèn video vào blog, hôm nay tôi hướng dẫn các bạn phần. Cách tải video lên youtube.
Bạn vào trang www.youtube.com
Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012
CÁI TÌNH CỦA VÕ VĂN HOA TRONG "PHÙ SA TÌNH" - Võ Văn Hoa, Nguyễn Ngọc Luật
Tác giả Nguyễn Ngọc Luật
Tháng 11
năm nay Võ Văn Hoa vào dự đám cưới cháu đang dạy học ở trường THPT Trần Phú,
luôn tiện có ghé nhà thăm và tặng tôi một tập thơ của anh mới xuất bản: “Phù sa tình”.
Là bạn
thân của Hoa nên thơ của anh tôi đã đọc nhiều từ “Còn ta với mình” đến “Gió cuối
mặt sông” và những bài thơ đăng trên các báo, tạp chí…Thật tình mà nói
thích cũng nhiều mà không thích cũng có.
Đọc hết 90
bài thơ trong “Phù sa tình” mới cảm
nhận cái tình của Võ Văn Hoa bàng bạc trong hầu hết những bài thơ ngắn, kiệm lời
nhưng hầu như bao phủ hầu hết các đề tài mà anh đề cập trong tập thơ.
Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012
TRĂNG KHUYẾT - Đoàn Anh Kiệt
Mời đọc truyện ngắn của Đoàn Anh Kiệt - con trai út mình
Nguồn : Trăng khuyết « doananhkiet
http://doananhkiet.wordpress.com/2011/09/25/trang-khuy%E1%BA%BFt/
http://doananhkiet.wordpress.com/2011/09/25/trang-khuy%E1%BA%BFt/
TRĂNG KHUYẾT
Đêm đã khuya. Vầng trăng khuyết cong cong treo lơ lửng trên mái nhà, chừng như với tay là có thể chạm tới.
Phải chăng ước mộng của đời người cũng giống thế? Cũng tưởng như vươn tay là có thể hái được mà vĩnh viễn chẳng bao giờ với tới
—oOo—
Lưu Bình ngồi trong sân, một mình uống rượu, trong lòng trăm mối ngổn ngang. Hai năm trước, trong mái nhà tranh mỗi lần trăng khuyết chàng đều cùng Châu Long ngắm trăng thề ước. Giờ đây, nàng lại trở về nơi nàng đã ra đi. Lưu hận nàng chăng? Không! Sao có thể hận nàng? Nàng đã giúp chàng quá nhiều, cứu vớt đời chàng từ con sâu rượu thi đỗ trạng nguyên, lên chức tri phủ.
Chàng trách Dương Lễ sao? Không! Sao có thể trách y được? Y cam tâm tình nguyện đưa người thiếp chưa cưới tới cho chàng, giúp chàng ăn học, nuôi chí thành tài. Chàng mang ơn y còn chưa hết nữa là…
Nhưng… Sâu thẳm trong lòng phải chăng chàng không hận y, không hận Châu Long? Vì sao nuôi chí thành tài? Vì sao nằm gai nếm mật suốt chừng ấy năm? Có phải là để chứng tỏ cho tên bạn bội bạc thấy mình không phải là kẻ vô dụng hay không? Hay là vì chính bản thân mình? Vì vinh dự gia đình, dòng tộc?
Lưu biết rõ, động cơ khiến chàng phấn đấu, nuôi chí học hành hoàn toàn chỉ có một, là nàng, là… Châu Long. Bạn bè bội bạc, chuyện đó Lưu sớm đã nhìn thấu rồi, đâu chỉ một mình Dương Lễ, hà huống đó chính là do y giả vờ làm vậy. Chí khí phấn đấu cho bản thân, cho gia đình sao? Lưu tự biết mình không quan tâm đến chuyện đó. Chàng vốn đã coi nhẹ bản thân, coi nhẹ những gì người đời xỉa xói.
Những lời thề ước, những cái ôm ghì đầy nhục cảm năm xưa lẽ nào chỉ là vì bổn phận do người chồng chưa cưới hay sao? Lưu không tin, nhưng lại không dám không tin. Suốt mấy năm đằng đẵng bên nhau, Lưu luôn kìm chế dục vọng của mình, một phần là vì nàng, một phần là sâu thẳm trong lòng chàng vẫn luôn có một cảm giác mơ hồ về một điều gì đó… Bất hạnh thay, điều chàng linh cảm lại là sự thật.
Trăng có lúc mờ tỏ tròn khuyết, người có khi bi hoan ly hợp… Sao lần thề ước nào cũng đều diễn ra vào đêm trăng khuyết? Sao đang vui mà mặt nàng lúc nào cũng thoáng chút sầu giăng?
Nhưng nghĩ để mà nghĩ, chứ Lưu có thể làm gì? Ngày ngày gặp bạn, gặp vợ bạn, người mà Lưu nghĩ sinh ra là để thuộc về mình tay trong tay với người bạn thân nhất, người ơn sâu nặng nhất, liệu Lưu có dám làm chuyện bất nghĩa hay không?
Đêm trăng khuyết, tiếng thở dài vang lên não ruột giữa trời khuya vắng…
Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012
TUYỂN TẬP THƠ TRÊN BLOG - Nhã My và các bằng hữu
LỜI TỰA TẬP SÁCH KHUNG KỶ NIỆM
Từ xưa người ta đã biết dùng thơ để giao cảm, để bày tỏ, để chuyển tải những tâm tình với người đọc trong một khía cạnh nội tâm nào đó. Những ảnh tượng tâm linh vượt thời gian và không gian, có thể đến với chúng ta một cách bất ngờ trong khoảnh khắc, một cái bắt gặp ngẫu nhiên tương đồng trong đời sống, hay một bản tình ca, một tiếng ru ca dao nào đó réo gọi rất tình cờ. Thơ chính là Thi Ca, vì trong Thơ có nhạc, có âm điệu, có vần. Theo định nghĩa của Theodore de Bauville thì "Thơ vừa là nhạc, là họa, là tạc tượng, là hùng biện, thơ phải làm cho vui tai, thích chí, tỏ ra được âm thanh, bắt chước được mầu sắc. Thơ làm cho người đọc trông thấy mọi vật, kích thích làm người ta rung động và đồng cảm. Thơ chính là một nghệ thuật hoàn hảo, nó bao trùm các nghệ thuật khác".
Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012
KIẾP NÀY CÓ YÊU NHAU - Thơ La Thuỵ
KIẾP NÀY CÓ YÊU NHAU
Luân hồi xin hẹn đến mai sau
Tình cũ người ơi vẫn đượm màu
Thuở ấy ai thề chung bóng với
Giờ đây ta nghẹn lẻ hình nhau
Ươm hồng kỷ niệm bao xuân mộng
Dệt biếc tâm tư mấy hạ sầu
Lỗi ước nghìn thu - xin chớ nhé!
Tái sinh toàn vẹn ước mơ đầu
LA THUỴ
Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012
MẠ VÀ CÔ GIÁO - Nguyễn Đặng Mừng
MẠ
VÀ CÔ GIÁO
Từ nhỏ đến lúc vào đệ nhị cấp tôi chỉ được học với Thầy.
Cô Võ Thị Hồng là cô giáo đầu tiên, lại dạy môn văn, môn tôi thích và học khá
nhất. Vài tuần đầu lạ trường lớp, lại mặc cảm là học sinh trường tư mới được
tuyển vào, tôi muốn chứng tỏ với bạn bè rằng tôi cũng biết học văn. Trắc nghiệm
đầu tiên của cô với năng lực học sinh không phải những bài nghị luận mà là mỗi
em tự sưu tầm về ca dao tục ngữ, chép và trình bày thật đẹp trong một cuốn tập
để cô chấm điểm. Cơ hội đã đến. Không cần phải đi đâu xa, Mạ tôi là một kho tàng
ca dao tục ngữ để tôi tha hồ ghi chép. Tôi sưu tập được hàng trăm câu hay và độc
đáo từ mạ rồi nộp cho cô. Cô hỏi mô mà nhiều rứa, tôi bảo Mạ em hò cho em chép
đó. Cô cười bảo em có người mạ tuyệt vời.
Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012
SÔNG HIẾU QUÊ TÔI - Hoàng Đằng
SÔNG HIẾU QUÊ TÔI
Quê tôi là Đông Hà, tỉnh Quảng Trị - nơi có dòng Hiếu
Giang chảy qua. Sông Hiếu bắt nguồn từ trên núi rừng Trường Sơn, nơi
các đồng bào dân tộc ít người: Pa-Kô và Vân Kiều sinh sống, rồi chảy qua vùng đồng
bằng, tưới mát cho ruộng vườn làng mạc của đồng bào Kinh, cuối cùng đổ ra biển
Đông. Con sông là dòng kết nối Kinh -Thượng một nhà.
Sông không tự mình đổ ra biển Đông. Sông chảy khoảng
70 km thì hợp lưu với sông Thạch Hãn ở ngã ba Gia Độ; sông biến thành sông
nhánh của sông Thạch Hãn. Nhìn trên bản đồ, dòng chảy của Hiếu Giang và dòng chảy
từ nơi hợp lưu về cửa Việt tương đối nằm trên một đường thẳng, còn dòng chảy
sông Thạch Hãn vào hợp lưu tạo một nhánh “giằng xay” (gấp khuỷu); đáng lẽ sông
Hiếu là sông chính, còn sông Thạch Hãn là sông nhánh. Sông Thạch Hãn được tôn
lên làm sông cái vì ngoài bề rộng lớn hơn, sông Thạch Hãn trước đây chảy qua tỉnh
lỵ Quảng Trị, nơi ở của quan chức. Ở đời, cái gì nhỏ phải phụ thuộc vào cái to
rộng hơn, cái có uy quyền hơn.
Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012
THƠ PHÂN ƯU
Cháu Đoàn Minh Tuấn bất ngờ vĩnh biệt đường trần. Thân tộc, bằng hữu ... đã hết lòng chia sẻ nỗi đau cùng tang quyến. Chúng tôi chân thành cảm tạ và xin đưa các bài thơ phân ưu lên trang blog của mình
Than ôi!
Trời Bình Thuận mây đen đang vần vũ
Tuấn ra đi đương lúc tuổi còn xanh
Lá non kia sao sớm vội lìa cành
Để tre lão khóc thương măng bạc số
Dẫu biết rằng
Sinh là ký tử là qui
Đời con người ai cũng phải ra đi
Nhưng cũng quá xót xa người mệnh vắn
Cháu vĩnh viễn đi vào nơi thinh lặng
Cầu mong người theo nước Chúa bình yên
Lời thành tâm xin gửi đến bạn hiền
Phân ưu với tang gia lòng đau xót
Mong năm tháng nỗi đau này vơi bớt
Cầu an lành kẻ ở lại bình tâm
Chút lòng thành của kẻ ở xa xăm
Chúa đón nhận linh hồn người quá cố
Amen !
SƯƠNG LAM
BÀNG HOÀNG
(Thương tưởng hương linh cháu Tuấn)
Vội vàng chi rứa Tuấn ơi !
Cháu đi bao nỗi ngậm ngùi xót xa
Bàng hoàng sao ! Mắt ướt nhoà
Ngỡ đâu mộng ảo ... té ra thực rồi
Đường trần duyên ngắn ... hỡi ôi
Chừ đây trăng lặn khuất nơi suối ngàn
Thương thầm gót đỏ tình son
Rưng rưng lệ - tiếc lá non lìa cành
Hoàng Hữu Bản
(15/8/2012)
TIẾC THƯƠNG CHÁU MINH TUẤN
Tiếc thay con trẻ tuổi đang xuân
Đã phải rời xa biệt cõi trần
Cha mẹ đớn đau rơi nước mắt
Anh em thương cảm xót tình ân
La Gi bạn hữu chia sầu não
Quảng Trị quê hương sớt thở than
MinhTuấn cháu ơi sao tội thế
Dương gian không ở sớm về âm.
Hải Đăng La Gi
* Thương tiếc cháu Minh Tuấn, chia buồn cùng La Thuỵ và gia đình!
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Nghe tin cháu mất gửi phân ưu
Chia sẻ cùng anh lệ đã nhiều
Tiễn biệt hồn thiêng về đất Chúa
Cảm thương gia quyến mất con yêu
Lá non đã sớm lìa cành vội
Tre lão đau buồn xót cảnh hiu
Sinh ký tử qui ai cũng biết
Mà sao nghe điếng với hồn xiêu.
Sương Lam
Được tin con trai của NH Đoàn Minh Phú qua đời do tai nạn, nhóm thi hữu thường xuyên trên trang VNQT, TÂC, TQH... gởi chùm thơ để phân ưu cùng gia đình anh.
TIỄN BIỆT
Được tin quý tử đã qui thiên
Thành kính phân ưu đến bạn hiền
Đất mới La Gi, sầu xế bóng
Quê xưa Quảng Trị, nhớ hoa niên
Tâm nhang một nén cầu siêu thoát
Nét bút đôi câu giải muộn phiền
Tiễn biệt anh linh về với Chúa
Nguyện cho an giấc cõi bình yên !
Võ Làng Trâm
PHÂN ƯU
Chúa chẳng cho già đến đất thiên
Ơn trên đón trước trẻ ngoan hiền
Chia ly trần thế đà năm tháng
Đoàn tụ thiên đường sẽ vạn niên
Phụ tử đành rơi dòng máu lệ
Đệ huynh phải nát trái tim phiền
Nguyện cầu mọi sự trong linh Chúa
An ủi cho lòng được ổn yên.
Châu Thạch
ĐỒNG CẢM
Tiễn cháu an bình đến cõi thiên
Xa rời quyến thuộc với cha hiền
Ra đi đột ngột trong giây phút
Luyến tiếc lâu dài tới vạn niên
Vọng khấn nhang trầm chia tưởng nhớ
Cầu mong tâm thức vợi ưu phiền
Hương hồn sớm được về bên Chúa
Thanh thản muôn đời chốn vĩnh-yên (*)
Sông Thu
(*) Cõi vĩnh hằng và yên bình
CHIA SẺ NIỀM ĐAU
Lìa xa trần thế vụt thăng thiên
Để lại niềm đau bố mẹ hiền
Chiếu vắng thiếu ai ngày nhộn nhịp
Bàn buồn trống bạn buổi thường niên
Hương trầm mờ ảo ngàn thương tiếc
Nước măt lâm ly vạn lụy phiền
Cõi tạm vấn vương miền vĩnh cửu
Vẫy chào lưu luyến, chúc bằng yên!
Hạ Thái Trần Quốc Phiệt
Ca, USA
VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC
Thảng thốt nghe tin thật rụng rời
Lá xanh tơi tả lá vàng ơi
Vô thường thảm khốc vương bi nghiệp
Bất giác sầu tai lụy khổ đời
Cầu nguyện hương linh an tịnh vậy
Hướng hồi thần thức vãng sanh thôi
Chứa chan dốc ráo bao nhiêu lệ
Chảy ngược vào lòng thương tiếc ôi !
Võ Sĩ Quý
Nha Trang,15.8.2012
Than ôi!
Trời Bình Thuận mây đen đang vần vũ
Tuấn ra đi đương lúc tuổi còn xanh
Lá non kia sao sớm vội lìa cành
Để tre lão khóc thương măng bạc số
Dẫu biết rằng
Sinh là ký tử là qui
Đời con người ai cũng phải ra đi
Nhưng cũng quá xót xa người mệnh vắn
Cháu vĩnh viễn đi vào nơi thinh lặng
Cầu mong người theo nước Chúa bình yên
Lời thành tâm xin gửi đến bạn hiền
Phân ưu với tang gia lòng đau xót
Mong năm tháng nỗi đau này vơi bớt
Cầu an lành kẻ ở lại bình tâm
Chút lòng thành của kẻ ở xa xăm
Chúa đón nhận linh hồn người quá cố
Amen !
SƯƠNG LAM
BÀNG HOÀNG
(Thương tưởng hương linh cháu Tuấn)
Vội vàng chi rứa Tuấn ơi !
Cháu đi bao nỗi ngậm ngùi xót xa
Bàng hoàng sao ! Mắt ướt nhoà
Ngỡ đâu mộng ảo ... té ra thực rồi
Đường trần duyên ngắn ... hỡi ôi
Chừ đây trăng lặn khuất nơi suối ngàn
Thương thầm gót đỏ tình son
Rưng rưng lệ - tiếc lá non lìa cành
Hoàng Hữu Bản
(15/8/2012)
TIẾC THƯƠNG CHÁU MINH TUẤN
Tiếc thay con trẻ tuổi đang xuân
Đã phải rời xa biệt cõi trần
Cha mẹ đớn đau rơi nước mắt
Anh em thương cảm xót tình ân
La Gi bạn hữu chia sầu não
Quảng Trị quê hương sớt thở than
MinhTuấn cháu ơi sao tội thế
Dương gian không ở sớm về âm.
Hải Đăng La Gi
* Thương tiếc cháu Minh Tuấn, chia buồn cùng La Thuỵ và gia đình!
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Nghe tin cháu mất gửi phân ưu
Chia sẻ cùng anh lệ đã nhiều
Tiễn biệt hồn thiêng về đất Chúa
Cảm thương gia quyến mất con yêu
Lá non đã sớm lìa cành vội
Tre lão đau buồn xót cảnh hiu
Sinh ký tử qui ai cũng biết
Mà sao nghe điếng với hồn xiêu.
Sương Lam
Được tin con trai của NH Đoàn Minh Phú qua đời do tai nạn, nhóm thi hữu thường xuyên trên trang VNQT, TÂC, TQH... gởi chùm thơ để phân ưu cùng gia đình anh.
TIỄN BIỆT
Được tin quý tử đã qui thiên
Thành kính phân ưu đến bạn hiền
Đất mới La Gi, sầu xế bóng
Quê xưa Quảng Trị, nhớ hoa niên
Tâm nhang một nén cầu siêu thoát
Nét bút đôi câu giải muộn phiền
Tiễn biệt anh linh về với Chúa
Nguyện cho an giấc cõi bình yên !
Võ Làng Trâm
PHÂN ƯU
Chúa chẳng cho già đến đất thiên
Ơn trên đón trước trẻ ngoan hiền
Chia ly trần thế đà năm tháng
Đoàn tụ thiên đường sẽ vạn niên
Phụ tử đành rơi dòng máu lệ
Đệ huynh phải nát trái tim phiền
Nguyện cầu mọi sự trong linh Chúa
An ủi cho lòng được ổn yên.
Châu Thạch
ĐỒNG CẢM
Tiễn cháu an bình đến cõi thiên
Xa rời quyến thuộc với cha hiền
Ra đi đột ngột trong giây phút
Luyến tiếc lâu dài tới vạn niên
Vọng khấn nhang trầm chia tưởng nhớ
Cầu mong tâm thức vợi ưu phiền
Hương hồn sớm được về bên Chúa
Thanh thản muôn đời chốn vĩnh-yên (*)
Sông Thu
(*) Cõi vĩnh hằng và yên bình
CHIA SẺ NIỀM ĐAU
Lìa xa trần thế vụt thăng thiên
Để lại niềm đau bố mẹ hiền
Chiếu vắng thiếu ai ngày nhộn nhịp
Bàn buồn trống bạn buổi thường niên
Hương trầm mờ ảo ngàn thương tiếc
Nước măt lâm ly vạn lụy phiền
Cõi tạm vấn vương miền vĩnh cửu
Vẫy chào lưu luyến, chúc bằng yên!
Hạ Thái Trần Quốc Phiệt
Ca, USA
VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC
Thảng thốt nghe tin thật rụng rời
Lá xanh tơi tả lá vàng ơi
Vô thường thảm khốc vương bi nghiệp
Bất giác sầu tai lụy khổ đời
Cầu nguyện hương linh an tịnh vậy
Hướng hồi thần thức vãng sanh thôi
Chứa chan dốc ráo bao nhiêu lệ
Chảy ngược vào lòng thương tiếc ôi !
Võ Sĩ Quý
Nha Trang,15.8.2012
Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2012
TIỄN NHAU BẰNG MỘT NỤ CƯỜI - Kiệt Đoàn
Gần 30 năm sống chung 1 mái nhà, chung cả căn phòng, ngoài tình anh em, ông còn như là người bạn thiết. Mà thật, bạn cũng nhiều đứa là bạn chung.
Khuya trước đó, tôi về, vừa uống lon bia với ông, vừa ngồi viết 2 cái notes "Nghề" và "Viết ngắn", hẹn nhau lướt sóng vàng kiếm chút tiền nhậu chơi. Nào ngờ lon bia đó cũng là lon bia cuối cùng hai thằng còn ngồi với nhau. Đến bệnh viện, ông nằm như đang ngủ, mặt mày thân thể cũng chẳng có vết thương nào ngoài một chỗ ngay chân tóc. Nằm chết tình cờ, nằm chết như mơ...
Thôi thì xác thân gởi lại cho đời. Khóc than vốn cũng là điều ông chưa từng thích, dù có là đám tang của ai. Nghe cha xứ giảng kinh, đọc mấy câu thành ngữ Hán Việt, tôi suýt cười, quay qua bên cạnh tính thì thầm tay này dám xài thành ngữ Hán Việt với bọn chuyên dịch kiếm hiệp, nào ngờ quay qua chỉ nhìn thấy cái áo gai mình đang khoác trên người. Kỷ niệm ùa về, khiến mắt cũng cay cay.
Suốt mấy ngày, nghe bao người đến đọc kinh cầu nguyện, mong linh hồn ông lên thiên đường, tôi chợt nhớ mình từng khuyên ông lỡ có chết nhớ đừng lên thiên đường tại trên đó chắc không có bạn nhậu đâu. Còn bây giờ, tôi cũng cầu nguyện, không phải nguyện cho ông lên thiên đường, mà nguyện rằng ông sẽ tìm được chốn yên vui thích hợp cho mình. Trần gian là cõi tạm, cõi ông đang tới liệu có phải là cõi tạm hay chăng? Hay ông vẫn chỉ tiếp tục rong chơi, tìm cho mình những niềm vui?
Đêm trước, ngồi với anh Vũ, tôi nói rằng chắc tới giờ ông còn chưa biết rằng ông đã chết. Giả như có linh hồn, chắc rằng hiện tại ông cũng đang rong chơi nhìn bọn tôi uống bia nói chuyện mà cứ nghĩ đó chỉ là giấc mơ. Chỉ là giấc mơ này ông vĩnh viễn không bao giờ tỉnh lại.
Cõi hiện tại giờ là cõi mơ của ông, còn cõi hiện tại của ông nơi đâu tôi không thấy được. Chỉ mong rằng ở bất cứ chốn nào, ông vẫn giữ cho mình nụ cười tự tại an nhiên lần cuối mà tôi thấy.
Cái gì rồi cũng sẽ đi vào lãng quên. Thời gian vô tận chỉ bởi vì ký ức còn hữu hạn. Ly biệt, vốn là để tương tụ. Tương tụ cũng là khởi nguồn cho ly biệt. Bi thương chỉ là vì chưa thoả niềm vui đã gặp mà vội sớm chia ly... Ông đã chọn cách rời đi, tự tay bôi xoá những trang đời sắp viết. Tôi ở lại, cố gìn giữ thời gian hữu hạn bên nhau bằng những ký ức tươi đẹp còn lưu trữ.
Còn nhớ ông nói người ta nên gượng cười mà chớ nên khóc. Thôi thì đám tang này, tôi cười đùa, mang tới những tiếng cười rộn rã để tiễn biệt nhau...
Dữ quân kim thế vi huynh đệ, canh kết tha sinh vị liễu nhân...
Dữ quân kim thế vi huynh đệ, canh kết tha sinh vị liễu nhân...
Đời này cùng ông làm huynh đệ, những mong kiếp khác cũng là người thân.
Tiễn nhau bằng một nụ cười. Mộng chưa lay tỉnh cho người rong chơi...
KIET DOAN
LaGi, 18/08/2012
KIET DOAN
LaGi, 18/08/2012
HOÀNG THỊ NGÀY XƯA, NGÀY NAY - Phanxipăng
Nguồn :
http://chimvie3.free.fr/48/phanxipn_HoangThiXuaNay.htm
Bài
thơ Ngày xưa Hoàng Thị của thi sĩ Phạm Thiên Thư được nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành bài hát cùng
nhan đề vào năm 1971, được nhiều ca sĩ lần
lượt thể hiện, tạo sức lan toả sâu rộng.
Cũng từ đó, đề cập đến nữ nhân vật trong tác phẩm Ngày xưa Hoàng Thị, vì
lắm lý do, có những ngộ nhận đã xảy ra khá nực cười
Thi
sĩ Phạm Thiên Thư. Ảnh:
Phanxipăng
THƠ
BAY BẰNG CÁNH NHẠC
Phạm Thiên Thư có họ tên
Phạm Kim Long, chào đời năm Canh Thìn 1940 tại Hải Phòng trong một gia đình
Đông y mà cha gốc Thái Bình, mẹ gốc Bắc Ninh. Giai đoạn 1943 - 1951, Phạm Thiên
Thư sống ở Hải Dương, rồi theo gia đình vào Nam, cư ngụ tại Sài Gòn từ năm
1954. Lớp đệ tam (tương đương lớp 10 hiện thời), Phạm Thiên Thư học trường
Trung học tư thục Văn Lang ở khu Tân Định, quận 1, chung lớp với một nữ sinh gốc
Hải Dương là Hoàng Thị Ngọ tuổi Nhâm Ngọ 1942. Phạm Thiên Thư kể:
- Hoàng Thị Ngọ dáng người
thanh mảnh, tóc thả ngang vai. Xếp hàng vào lớp, nàng đứng đầu hàng nữ, tôi đứng
cuối hàng nam. Vào lớp, nàng ngồi bàn đầu, tôi ngồi bàn cuối. Ngọ học giỏi, còn
tôi thì giỏi... đánh lộn. Thế mà tôi yêu nàng. Yêu đơn phương. Nhà tôi ở đường
Trần Khát Chân. Nhà Ngọ ở đường Trần Quang Khải. Mỗi lần tan trường, nàng ôm cặp
đi bộ về nhà, tôi cứ lẽo đẽo theo sau.
Phạm Thiên Thư thi đỗ tú
tài bán phần (1) rồi trở thành sinh viên phân khoa Phật học thuộc Viện Đại học
Vạn Hạnh (2). Từ năm 1964, Phạm Thiên Thư trở thành tu sĩ Phật giáo với pháp hiệu
Thích Tuệ Không, trải qua các chùa Kỳ Quang (3), Từ Vân (4), Vạn Thọ (5). Mặc dầu
ăn chay và khoác nâu sồng, những mỗi lần đi về khu Tân Định, Phạm Thiên Thư lại
bâng khuâng luyến nhớ mối tình đơn phương thuở học trò. Xúc cảm, Phạm Thiên Thư
sáng tác bài thơ Ngày xưa Hoàng Thị, âu yếm gọi rõ tên nàng trong khung cảnh
mây đỏ, cây đỏ, hoa đỏ, bụi đỏ:
Em tan trường về
Cuối đường mây đỏ
Anh tìm theo Ngọ
Dáng lau lách buồn
(...)
Mười năm rồi Ngọ
Tình cờ qua đây
Cây xưa vẫn gầy
Phơi nghiêng dáng đỏ
Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012
NỤ HÔN TRỞ VỀ ... Hoàng Lê Nguyễn
A Lô và nà Ô
La !!
Hoàng Lê
Nguyễn khi đọc BÔN MÙA THAY LÁ, khi nhìn tấm hình Trường xưa, khi nhớ đêm vừa
bên nhau tại Ngãi Giao BRVT.
Xin đừng chê
trách, xin vui lòng: Nhận - Đọc - Ngâm - Hát cùng HLN bài Thơ Nhạc dưới đây bằng
tất cả Một tấm lòng, Chục tấm lòng, Trăm tấm lòng, Ngàn Vạn tấm lòng của mãi
mãi NGUYỄN HOÀNG xưa...
Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012
YÊU NGƯỜI ĐẸP - Nguyễn Khắc Phước
Truyện ngắn của Nguyễn Khắc Phước
Bà bán trứng báo với bà bán thịt rằng thầy Dương sắp cưới vợ, bà bán thịt liền chuyển tin mừng nóng sốt đó chị bán cá, và chỉ một vài phút sau, tất cả tiểu thương của chợ Xép, nơi thầy Dương thường đến mua hàng, đều biết tin. Ngay hôm sau thì đến bất cứ quán cà phê hay bún mắm nào cũng nghe người ta kháo nhau về chuyện thầy Dương sắp lấy vợ.
Thầy Dương là ai mà có vẻ quan trọng vậy?
Đó là một thầy giáo dạy môn sử ở một trường cấp hai trong thị xã.
Đa số thầy giáo dạy môn sử không được dạy thêm nên đời sống khó khăn, phải kiêm nhiệm thêm một nghề phụ như chạy xe ôm, thợ điện, thợ ống nước hoặc thợ may… Riêng thầy Dương nhờ gia đình ở ngoại ô có đất vườn khá rộng do ông bà để lại nên cả gia đình chuyên nghề trồng rau mang vào thị xã bán, do vậy, đời sống cũng tạm qua ngày. Cứ đi dạy về là thầy ra vườn tưới nước, nhổ cỏ, xịt thuốc… Công việc cũng không lấy gì vất vả lắm.
Nhưng nếu chỉ như vậy thì có gì đặc biệt đâu mà người ta phải bàn tán về việc thầy lấy vợ?
Chuyện này chưa biết kể từ đâu, có lẻ nên kể từ hồi thầy còn là học sinh trung học trong thị xã.
Người ta thường nói có tật có tài và sắp xếp họ theo dị tật: nhất lé, nhì lùn, tam hô, tứ sún. Tài đây thường chỉ là tài vặt: lém lỉnh, láu cá, ba xạo chớ chẳng phải tài học hành hay kinh doanh gì. Mà thầy Dương thì được hai đặc điểm là vừa lùn vừa hô. Vóc dáng thầy nhỏ thó, loắt choắt thấp bé, có lẻ hồi nhỏ thầy thiếu dinh dưỡng. Nói vậy mà không phải vậy. Thầy Dương không phải là người ba xạo, láu cá gì. Thầy cũng có tài, không phải những tài vặt trên mà tài làm thơ và tán gái.
Hồi còn học trung học thì thầy tán cô nữ sinh đẹp nhất trường mình rồi những hoa khôi trường khác. Khi đi học sư phạm, thầy tán cô sinh viên đẹp nhất trường sư phạm. Khi về thị xã dạy, thầy tán cô giáo đệp nhất trường mình. Khi đi học bồi dưỡng hè, thầy tán cô giáo đẹp nhất huyện rồi đến cô giáo đẹp nhất thị xã. Tiếp sau đó thầy tán những cô công nhân là người đẹp trong những nhà máy, xí nghiệp quanh thị xã. Không ở đâu có người đẹp mà thầy không đến tán, chỉ chừa có một phương là học sinh cũ của trường mình.
Cũng nên mở ngoặc đôi chút là hồi còn đi học thầy học toán tàm được nhưng khá môn văn. Thi vào bách khoa hỏng, hồi đó chưa có nguyện vọng hai, thầy được chuyển sang học sư phạm. Thầy xin học môn văn nhưng không được mà chỉ được chọn môn sử. Thầy chẳng thích môn sử chút nào nhưng đành phải chịu, nếu không thì về làm vườn trồng rau. Tốt nghiệp sư phạm, thầy được điều về thị xã quê nhà dạy học từ đó đến nay. Dù dạy môn sử nhưng thầy vẫn ham mê văn học. Thầy thường làm thơ và đề tài tương đối an toàn là sắc đẹp phụ nữ. Cứ gặp người đẹp là thầy làm thơ ca tụng, đôi khi xuất khẩu thành thơ ngay tại chỗ để tặng cô hàng cà phê hay chủ quán nhậu. Những dịp như vậy, thầy thường đọc to cho bạn bè thưởng thức, dù thơ thầy nghe lơ lớ câu chữ của Huy Cân hoặc Xuân Diệu nhưng rồi ai cũng vỗ tay khen vì không phải ai cũng thuộc nhiều thơ như thầy.
Giỏi làm thơ tán gái như vậy nhưng không hiểu sao mãi đến năm bốn lăm tuổi thầy Dương vẫn phòng không chiếc bóng. Mấy bà tiểu thương trong chợ Xép gần nhà thầy đã quá quen với thầy vì thầy là khách hàng thường xuyên đi chợ mua thực phẩm. Có bà muốn gả con gái cho thầy nhưng sợ thầy chê con bà không được đẹp chớ không phải sợ tính thầy hâm hâm.
Thầy giáo dạy sử và trồng rau để sinh sống thì làm gì có đủ tài chính để chu cấp cho những người đẹp hoặc hoa khôi có nhiều cơ may lấy chồng con nhà đại gia nên chẳng ai dại gì mà lấy một thầy giáo vừa xấu trai vừa không có gì khá giả như thầy. Đó là điều ai cũng hiểu, riêng thầy thì không.
Rồi tuổi thanh niên trôi qua nhanh chóng và thầy Dương hình như cũng không còn nghĩ đến chuyện vợ con nữa vì những phụ nữ đẹp vừa tuổi thầy để lấy làm vợ thì đã đi lấy chồng hết, chỉ còn ít cô ế chồng vì xấu. Mà xấu thì thầy không ưng.
Tuy nhiên, số phận dường như định sẵn cho thầy và rốt cục lại lấy được một người đẹp thuộc đối tượng mà thầy tránh bấy lâu.
Số là thế này. Trong một buổi họp phụ huynh học sinh, thầy Dương tình cờ hỏi một ông bố học sinh cô con gái của ông là Liễu bây giờ học hành ra sao. Liễu là học trò cũ của thầy và một thời là học sinh đẹp nhất của trường thầy. Ông bố nói thiệt đang sắp xếp cho Liễu lấy chồng nước ngoài vì gia đình ông rất khó khăn, cần kiếm chút tiền để trả nợ nần. Hỏi chuyện xã giao vậy thôi rồi quên chớ thầy không nghĩ ngợi gì.
Vào thời gian ấy, người ta mở một con đường lớn ngay bên cạnh nhà thầy Dương, do đó, đất vườn của thầy trước đây chỉ là đất nông nghiệp rẻ tiền nay trở thành đất nền, giá cao gấp mấy trăm lần. Thầy thôi không trồng rau nữa mà chia đất vườn thành lô nền nhà để bán và thầy trở thành tỷ phú trong một thời gian ngắn. Có tiền rồi thầy xây nhà, sắm xe và lại nghĩ đến chuyện lấy vợ. Mặc dù đã lớn tuổi nhưng tiêu chuẩn vợ đẹp vẫn còn y nguyên. Thầy bỗng nhớ lại câu chuyện tình cờ giữa thầy và ông phụ huynh nọ có con gái đinh lấy chồng ngoại để kiếm tiền. Thầy tìm thăm Liễu. Những tin tức về những rủi ro mà phụ nữ lấy chồng nước ngoài có thể gặp phải được đăng nhan nhản trên báo nên đủ để thầy thuyết phục Liễu thôi nghĩ đến việc lẫy chồng nước ngoài.
Lần này thì có lẻ thầy không cần làm thơ vì tài sản của thầy đủ để người ta xiêu lòng. Không lâu sau đó, gia đình ông phụ huynh ấy đồng ý gả con gái mà trước đây từng là hoa khôi của trường thầy cho thầy, dĩ nhiên với sự đồng ý của con gái họ. Liễu ấy lúc đó chỉ trển hai mươi tuổi, nghĩa là trẻ hơn thầy hai lăm tuổi.
Ở cái tuổi đẹp nhất của người con gái, chắc chắn Liễu đã có người yêu. Chỉ cần điều tra đôi chút, thầy Dương biết Liểu đang yêu Hóa, một thanh niên trong thị xã. Là người có học, thầy tự nghĩ không nên hỏi han vợ về những chuyên riêng tư. Thế nhưng thầy không thể không buồn vì trong đêm động phòng hoa chúc, Liễu cứ kêu “Hóa, Hóa”, sáng ra thầy hỏi, Liễu nói “quá, quá’ chớ không phải “Hóa, Hóa”. (Giọng Quảng Nam khó phân biệt giữa “hóa” và “quá”). Thầy Dương bỏ qua vì biết Liễu còn trinh nguyên.
Đến ngày Liễu sinh con thì thầy Dương quá thất vọng vì thằng bé chẳng giống thầy tí nào mà giống Hóa như tạc. Bạn bè đồng nghiệp của thầy đến thăm, có người nói chơi : Thằng con mầy giống ai mô chớ có giống mầy đâu! Nghĩ mình phải có bằng cớ khoa học chớ không vội vàng kết luận nên thầy lấy một mẫu tóc thằng bé đi xét nghiệm ADN,và kết luận hoàn toàn không như thầy nghĩ : thằng bé chính là con của thầy chớ không phải ai khác.
Thầy cũng từng nghe những bà mẹ đang mang thai thường treo ảnh tài tử hay diễn viên trong nhà để con được đẹp trai hay xinh gái. Có thể vợ thầy chỉ lấy thầy vì tiền như lấy một anh chồng Đài Loan hay Hàn Quốc nào đó, còn con tim thì vẫn dành cho người yêu cũ, bằng chứng là khi đang ăn nằm với chồng vẫn kêu “Hóa, Hóa”.
Là người có học đôi chút, thầy Dương tự hỏi mình có lỗi gì trong chuyện này. Gần hết thời trai trẻ ước mơ lấy được người đẹp, đến khi có người đẹp trong tay mới hay đó chỉ là các xác không hồn.
Bao lâu rồi bỏ làm thơ, bây giờ có lẻ thầy bắt đầu trở lại, nhưng chắc chắn không làm thơ để tán gái. Nguyễn Khắc Phước 9/2012
Bà bán trứng báo với bà bán thịt rằng thầy Dương sắp cưới vợ, bà bán thịt liền chuyển tin mừng nóng sốt đó chị bán cá, và chỉ một vài phút sau, tất cả tiểu thương của chợ Xép, nơi thầy Dương thường đến mua hàng, đều biết tin. Ngay hôm sau thì đến bất cứ quán cà phê hay bún mắm nào cũng nghe người ta kháo nhau về chuyện thầy Dương sắp lấy vợ.
Thầy Dương là ai mà có vẻ quan trọng vậy?
Đó là một thầy giáo dạy môn sử ở một trường cấp hai trong thị xã.
Đa số thầy giáo dạy môn sử không được dạy thêm nên đời sống khó khăn, phải kiêm nhiệm thêm một nghề phụ như chạy xe ôm, thợ điện, thợ ống nước hoặc thợ may… Riêng thầy Dương nhờ gia đình ở ngoại ô có đất vườn khá rộng do ông bà để lại nên cả gia đình chuyên nghề trồng rau mang vào thị xã bán, do vậy, đời sống cũng tạm qua ngày. Cứ đi dạy về là thầy ra vườn tưới nước, nhổ cỏ, xịt thuốc… Công việc cũng không lấy gì vất vả lắm.
Nhưng nếu chỉ như vậy thì có gì đặc biệt đâu mà người ta phải bàn tán về việc thầy lấy vợ?
Chuyện này chưa biết kể từ đâu, có lẻ nên kể từ hồi thầy còn là học sinh trung học trong thị xã.
Người ta thường nói có tật có tài và sắp xếp họ theo dị tật: nhất lé, nhì lùn, tam hô, tứ sún. Tài đây thường chỉ là tài vặt: lém lỉnh, láu cá, ba xạo chớ chẳng phải tài học hành hay kinh doanh gì. Mà thầy Dương thì được hai đặc điểm là vừa lùn vừa hô. Vóc dáng thầy nhỏ thó, loắt choắt thấp bé, có lẻ hồi nhỏ thầy thiếu dinh dưỡng. Nói vậy mà không phải vậy. Thầy Dương không phải là người ba xạo, láu cá gì. Thầy cũng có tài, không phải những tài vặt trên mà tài làm thơ và tán gái.
Hồi còn học trung học thì thầy tán cô nữ sinh đẹp nhất trường mình rồi những hoa khôi trường khác. Khi đi học sư phạm, thầy tán cô sinh viên đẹp nhất trường sư phạm. Khi về thị xã dạy, thầy tán cô giáo đệp nhất trường mình. Khi đi học bồi dưỡng hè, thầy tán cô giáo đẹp nhất huyện rồi đến cô giáo đẹp nhất thị xã. Tiếp sau đó thầy tán những cô công nhân là người đẹp trong những nhà máy, xí nghiệp quanh thị xã. Không ở đâu có người đẹp mà thầy không đến tán, chỉ chừa có một phương là học sinh cũ của trường mình.
Cũng nên mở ngoặc đôi chút là hồi còn đi học thầy học toán tàm được nhưng khá môn văn. Thi vào bách khoa hỏng, hồi đó chưa có nguyện vọng hai, thầy được chuyển sang học sư phạm. Thầy xin học môn văn nhưng không được mà chỉ được chọn môn sử. Thầy chẳng thích môn sử chút nào nhưng đành phải chịu, nếu không thì về làm vườn trồng rau. Tốt nghiệp sư phạm, thầy được điều về thị xã quê nhà dạy học từ đó đến nay. Dù dạy môn sử nhưng thầy vẫn ham mê văn học. Thầy thường làm thơ và đề tài tương đối an toàn là sắc đẹp phụ nữ. Cứ gặp người đẹp là thầy làm thơ ca tụng, đôi khi xuất khẩu thành thơ ngay tại chỗ để tặng cô hàng cà phê hay chủ quán nhậu. Những dịp như vậy, thầy thường đọc to cho bạn bè thưởng thức, dù thơ thầy nghe lơ lớ câu chữ của Huy Cân hoặc Xuân Diệu nhưng rồi ai cũng vỗ tay khen vì không phải ai cũng thuộc nhiều thơ như thầy.
Giỏi làm thơ tán gái như vậy nhưng không hiểu sao mãi đến năm bốn lăm tuổi thầy Dương vẫn phòng không chiếc bóng. Mấy bà tiểu thương trong chợ Xép gần nhà thầy đã quá quen với thầy vì thầy là khách hàng thường xuyên đi chợ mua thực phẩm. Có bà muốn gả con gái cho thầy nhưng sợ thầy chê con bà không được đẹp chớ không phải sợ tính thầy hâm hâm.
Thầy giáo dạy sử và trồng rau để sinh sống thì làm gì có đủ tài chính để chu cấp cho những người đẹp hoặc hoa khôi có nhiều cơ may lấy chồng con nhà đại gia nên chẳng ai dại gì mà lấy một thầy giáo vừa xấu trai vừa không có gì khá giả như thầy. Đó là điều ai cũng hiểu, riêng thầy thì không.
Rồi tuổi thanh niên trôi qua nhanh chóng và thầy Dương hình như cũng không còn nghĩ đến chuyện vợ con nữa vì những phụ nữ đẹp vừa tuổi thầy để lấy làm vợ thì đã đi lấy chồng hết, chỉ còn ít cô ế chồng vì xấu. Mà xấu thì thầy không ưng.
Tuy nhiên, số phận dường như định sẵn cho thầy và rốt cục lại lấy được một người đẹp thuộc đối tượng mà thầy tránh bấy lâu.
Số là thế này. Trong một buổi họp phụ huynh học sinh, thầy Dương tình cờ hỏi một ông bố học sinh cô con gái của ông là Liễu bây giờ học hành ra sao. Liễu là học trò cũ của thầy và một thời là học sinh đẹp nhất của trường thầy. Ông bố nói thiệt đang sắp xếp cho Liễu lấy chồng nước ngoài vì gia đình ông rất khó khăn, cần kiếm chút tiền để trả nợ nần. Hỏi chuyện xã giao vậy thôi rồi quên chớ thầy không nghĩ ngợi gì.
Vào thời gian ấy, người ta mở một con đường lớn ngay bên cạnh nhà thầy Dương, do đó, đất vườn của thầy trước đây chỉ là đất nông nghiệp rẻ tiền nay trở thành đất nền, giá cao gấp mấy trăm lần. Thầy thôi không trồng rau nữa mà chia đất vườn thành lô nền nhà để bán và thầy trở thành tỷ phú trong một thời gian ngắn. Có tiền rồi thầy xây nhà, sắm xe và lại nghĩ đến chuyện lấy vợ. Mặc dù đã lớn tuổi nhưng tiêu chuẩn vợ đẹp vẫn còn y nguyên. Thầy bỗng nhớ lại câu chuyện tình cờ giữa thầy và ông phụ huynh nọ có con gái đinh lấy chồng ngoại để kiếm tiền. Thầy tìm thăm Liễu. Những tin tức về những rủi ro mà phụ nữ lấy chồng nước ngoài có thể gặp phải được đăng nhan nhản trên báo nên đủ để thầy thuyết phục Liễu thôi nghĩ đến việc lẫy chồng nước ngoài.
Lần này thì có lẻ thầy không cần làm thơ vì tài sản của thầy đủ để người ta xiêu lòng. Không lâu sau đó, gia đình ông phụ huynh ấy đồng ý gả con gái mà trước đây từng là hoa khôi của trường thầy cho thầy, dĩ nhiên với sự đồng ý của con gái họ. Liễu ấy lúc đó chỉ trển hai mươi tuổi, nghĩa là trẻ hơn thầy hai lăm tuổi.
Ở cái tuổi đẹp nhất của người con gái, chắc chắn Liễu đã có người yêu. Chỉ cần điều tra đôi chút, thầy Dương biết Liểu đang yêu Hóa, một thanh niên trong thị xã. Là người có học, thầy tự nghĩ không nên hỏi han vợ về những chuyên riêng tư. Thế nhưng thầy không thể không buồn vì trong đêm động phòng hoa chúc, Liễu cứ kêu “Hóa, Hóa”, sáng ra thầy hỏi, Liễu nói “quá, quá’ chớ không phải “Hóa, Hóa”. (Giọng Quảng Nam khó phân biệt giữa “hóa” và “quá”). Thầy Dương bỏ qua vì biết Liễu còn trinh nguyên.
Đến ngày Liễu sinh con thì thầy Dương quá thất vọng vì thằng bé chẳng giống thầy tí nào mà giống Hóa như tạc. Bạn bè đồng nghiệp của thầy đến thăm, có người nói chơi : Thằng con mầy giống ai mô chớ có giống mầy đâu! Nghĩ mình phải có bằng cớ khoa học chớ không vội vàng kết luận nên thầy lấy một mẫu tóc thằng bé đi xét nghiệm ADN,và kết luận hoàn toàn không như thầy nghĩ : thằng bé chính là con của thầy chớ không phải ai khác.
Thầy cũng từng nghe những bà mẹ đang mang thai thường treo ảnh tài tử hay diễn viên trong nhà để con được đẹp trai hay xinh gái. Có thể vợ thầy chỉ lấy thầy vì tiền như lấy một anh chồng Đài Loan hay Hàn Quốc nào đó, còn con tim thì vẫn dành cho người yêu cũ, bằng chứng là khi đang ăn nằm với chồng vẫn kêu “Hóa, Hóa”.
Là người có học đôi chút, thầy Dương tự hỏi mình có lỗi gì trong chuyện này. Gần hết thời trai trẻ ước mơ lấy được người đẹp, đến khi có người đẹp trong tay mới hay đó chỉ là các xác không hồn.
Bao lâu rồi bỏ làm thơ, bây giờ có lẻ thầy bắt đầu trở lại, nhưng chắc chắn không làm thơ để tán gái. Nguyễn Khắc Phước 9/2012
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)