BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2018

THƠ HÀ HUYỀN CHI (tt)


 

7601.
Chờ em mưa lạnh, đêm tàn
Nhớ em héo ruột, sôi gan từng giờ
Bao xa cặp bến hẹn hò
Giùm anh tát cạn biển ngờ được chăng?
(Ha Huyen Chi)

Waiting for you,
Cold rain, over night.
Missing you,
Feeling anxiety in my heart.
How long the distance is
for landing to date.
Please my darling,
Scooping my thoughts
out of the doubt waves of sea.
(Hoang Nhat Phuong)

7602.
Tôi nằm vục suối ăn năn
Yêu em rồi cũng nhớ thầm người xa
Cái tâm khi chính khi tà
Tôi từ hoài niệm ngó ra tôi khờ.
(Ha Huyen Chi)

7603.
Ta thả nghìn đêm vào khói thuốc
Kiếm niềm kiêu hãnh đã xa bay
Ngó quanh ai kẻ đau lòng nước
Cứu vớt quê hương khỏi đọa đầy.
(Ha Huyen Chi)

I blew cigarette smokes a thousand nights
Searching my dignity which has flied
Looking around for any patriots
Could save the country from the sorry plight.
(Ngo Dinh Chuong)

7604.
Cá to bắt hụt là em
Vẫn anh vá lưới ngàn đêm nhớ vùi.
(Ha Huyen Chi)

7605.
Tâm nguyện lỡ trao chàng
Thịt xương không lẽ tiếc
Một chân trên địa đàng
Chân kia vùi trong tuyết.
(Ha Huyen Chi)

Your heart to me was offered
Why not the whole package
One foot in this world
The other in glacial age.
(Bao Ngoc)

7606.
Ta ngồi như tượng gỗ
Lòng chấp chới hoa đăng
Nỗi nhớ chồng lên nhớ
Ơ hờ một bóng trăng.
(Ha Huyen Chi)

7607.
Cánh tay tình nghĩa mở rồi
Phím đàn gởi gió ngàn lời tương thông
Cụng ly dầu có, dầu không
Cũng xin tận sức, tận lòng vì nhau.
(Ha Huyen Chi)

Our lovely and warmly arms,
Encouraged our emotional ties.
The vibrating sound of piano,
spread widely thousand sympathy lyrics,
throughout of wind.
Raising our loving cup together or not.
We devoted our heart to our sentiment forever.
(Hoang Nhat Phuong)

7608.
Em thật gần mà Paris xa
Trăng muộn màng soi thấu tình ta
Tim như khánh treo hoài cành trúc
Vẫn đêm ngày réo gọi thiết tha.
(Ha Huyen Chi)

7609.
Em đến tình ta bằng suối biếc
Ta từ rừng cỗi lạc vào em
Một điều hai đứa chưa từng biết
Là trái tim mù có lý riêng.
(Ha Huyen Chi)

You came to love by way of a blue stream
I, from the deep forest, refuge in your dream
A fact belying comprehension
The blind heart has its own reasons.
(Binh Nhung)

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2018

CHÚNG MÌNH KHÔNG THUỘC VỀ NHAU - Thơ Trần Mai Ngân


   
                     Nhà thơ Trần Mai Ngân


  CHÚNG MÌNH KHÔNG THUỘC VỀ NHAU

   Đã nói chúng mình không thuộc về nhau
   Thì thôi !  em đừng nên cố gắng nữa
   Đôi dòng nước dập duềnh ta ở giữa
   Giữa bên đời và giữa một mênh mông

   Tôi biết rồi tất cả sẽ hư không
   Nhuốm màu chết của hoàng hôn vắng lặng
   Nhưng tình yêu không thể sao đừng đặng...
   Dẫu biết rằng mình không thuộc về nhau

   Các nhà thơ hay ca ngợi nỗi đau
   Của cuộc tình duyên không thành, trắc trở
   Còn tôi... Tôi chôn sâu vào hơi thở
   Bóng hình em và ngày cũ xa rồi...

   Đã nói tôi em không thuộc về nhau
   Mà sao cứ mãi điên đầu ám ảnh
   Môi kia, mắt kia nỗi buồn sâu thẳm
   Xé toạc không gian ngày tháng thời gian

   Có thuộc về nhau đâu mà gian nan
   Quên đi nhé như bài thơ viết vội
   Rồi Chủ Nhật đến nhà thờ xin tội
   Là Chúa ơi! con phải cố quên người !

   Có thuộc về nhau đâu
   Có thuộc về nhau đâu
   Quên đi nhé, cùng tôi quên đi nhé 
   Đã nói rồi mình không thuộc về nhau !

                                       11-4-2018
                                  Trần Mai Ngân

BÀI CHÒI CỔ BÀI DI SẢN NHÂN LOẠI - Lại Quảng Nam


         
                 Tác giả Lại Quảng Nam


     BÀI CHÒI CỔ BÀI DI SẢN NHÂN LOẠI

                                                  Lại Quảng Nam

Loạt bài viết nhằm tưởng nhớ đến người anh hùng Đoàn Xuân Trinh, người con ưu tú của dòng họ Đoàn, Đông Yên, Quảng Nam vị quốc vong thân. Mật thám Pháp tra tấn Ngài đến chết tại Lao xá Hội An năm 1930. Ngài là động lực khiến chúng tôi đeo đuổi việc giải mã di sản tiền nhân này. Bài viết thay cho nén hương của người ly khách.

          Thế nào là di sản nhân loại? Di sản nhân loại là di sản về minh triết giúp thế giới loài người trở nên tốt đẹp hơn, loài người có một xã hội tốt đẹp hơn. Tôn giáo, các tác phẩm của các triết gia, các phát minh về khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng đến văn minh nhân loại một cách bền vững.

Bài thứ nhất

Làm quen với bộ bài chòi. Bài Chòi Thuận Quảng

“Ông G. L. Bouvier, ông P. Huard, ông M. Durand là những nhà nghiên cứu âm nhạc học người Pháp. Họ đã đến Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX để nghiên cứu về các thể loại âm nhạc ở nước ta. Ông đã dành một chương dài có tên là La chanson Populaire de L"Anam (trong quyển La Rousse Musicale -Paris 1928) để nói về nguồn gốc Bài Chòi. Năm 1902, G. L. Bouvier xuất bản tập sách mang tên “Voici quelques pièces Hat Bai Choi tireés du Phong trao Can Vuong” có viết “Bài Chòi được hình thành và phát triển sau những năm 1470 Nam tiến, người Việt ra sức khẩn hoang từ vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định cho tới Bình Thuận, đặc biệt đã thành công trong việc xây dựng kinh tế, văn hóa và đời sống vùng châu thổ ở Bình Định và Phú Yên rất phì nhiêu... " (1).
 

Thứ Hai, 9 tháng 4, 2018

LỜI RU... - Thơ Tịnh Đàm


   
        Nhà thơ Tịnh Đàm 

   LỜI RU...
   (Viết thay tâm sự bác G.T.Điệp)

   Từ ngày cháu mới nằm nôi
   Nội bồng cháu ngủ qua lời hát ru.
   Võng êm trong gió trời thu
   Vườn cây chiếc lá đu đưa rụng buồn.
   Nắng chiều soi bóng cô thôn
   Lời ru của nội cháu ngonb giấc nồng.
   Trải qua mười mấy năm ròng
   Tình thương của nội vẫn không nhạt nhòa.
   Bây giờ đường đất thì xa
   Nhớ thương, nhưng biết sao mà về thăm!
   Lời ru... tháng tám - ngày rằm
   (Giờ ông trăng sáng đang nằm ở đâu?)
   Nổi chìm trong cõi bể dâu
   Nhưng không quên được những câu ru hời!
   Ầu ơ... cháu ngủ say rồi
   Có ông trăng sáng đang ngồi... Ru đêm

                                              Tịnh Đàm

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2018

Thứ Hai, 2 tháng 4, 2018

CHÙM THƠ TỊNH ĐÀM


   
         Nhà thơ Tịnh Đàm

   CÒN ĐƯỢC CHÚT TÌNH

   Ngõ hồn tôi
   Mãi trầm tư
   Bao nhiêu ước vọng
   Đã như... sương mù !

   Lặng nghe...
   Đời khát lời ru
   Bóng hoa nào ?
   Rụng
   Nẻo phù vân... xưa !

   Sầu đong
   Biết mấy cho vừa ?
   Một tôi tung tẩy
   Nắng mưa...
   Phận mình !
   Cũng may,
   Còn được chút tình
   Về...Thương lại
   Kiếp nhân sinh
   Vơi, đầy !...

ĐỌC THƠ ÁI KHANH - Châu Thạch


        
                       Nhà thơ Ái Khanh

            ĐỌC THƠ ÁI KHANH
                                Châu Thạch

Nhà thơ Ái Khanh, tên trên facebook Nguyễn Hương và có lẽ cũng là tên thật của tác giả, một thi hữu tôi kết bạn đã lâu trên mạng nhưng chỉ mới được đọc thơ lần đầu tiên sau ngày hội ngộ tại chùa Pháp Bảo Hội An. Thật ra tôi là con dế gáy dưới cỏ nên tầm nhìn hạn hẹp, vì thế khó mà thấy hết được vô số bông hoa rạng rỡ quanh mình. Về nhà đọc thơ chị, tôi như đi lạc vào một vườn thơ rất đẹp, ở đó có những đóa Đường thi thanh nhã, những hoa thơ mới, thơ lục bát chứa đựng màu sắc rất dễ nhìn với hương thơm vị lạ ngọt ngào.
Đầu tiên ta hãy nói về Đường thi của Ái Khanh. Hình như nhà thơ Ái Khanh chuyên về Đường thi, chị sáng tác rất nhiều đề tài . Với tôi thơ Đường của Ái Khanh được xếp vào vị thứ thượng thừa. Xin đơn cử một vài bài tiêu biểu để thấy cái chất “đường” trong thơ tác giả:

Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2018

THƠ HÀ HUYỀN CHI


     

Nhà thơ Hà Huyền Chi tên thật là Đặng Trí Hoàn.
Sanh năm 1935, lớn và trưởng thành ở Hà Nội, năm 1954 di cư vào Nam cùng với gia đình, năm 1957 nhập ngũ khóa 14 trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, năm 1975 di tản sang Hoa Kỳ, hiện định cư ở bang Washington WA.
Email : hahuyenchi@aol.com
Khởi viết từ năm 1963 và ấn hành  tác phẩm đầu tay, sau đó in thêm 16 tác phẩm gồm thơ và truyện ngắn,  truyện dài, phụ trách tờ Văn Nghệ Quân Đội, ngoài ra còn đóng phim, viết lời cho bản nhạc Lệ Đá của nhạc sĩ Trần Trịnh. Hiện nhà thơ Hà Huyền Chi đang hưởng thọ lộc trời 83 tuổi

THƠ HÀ HUYỀN CHI

4849
Ngươi đùa với lửa, coi chừng cháy
Ta điếc câm hoài cũng khó coi
Ta đã chân tường, ngươi biết đấy
Không chừng ta dám cháy theo ngươi.

4850
Trái tim từng ngăn ẩn mật
Cách gì phơi trải lòng riêng
Ðen trắng đều là sự thật
Kiếp này thua chỉ mình em.

4851
Con rồng vươn cánh bay cao
Bay từ suối cạn bay vào tình sông
Thương mình lận đận long đong
Thương người áo vá chân không vào đời

“TÌM VỀ KỶ NIỆM” VỚI “NỮ HOÀNG NHẠC PHÁP” THANH LAN - Đằng Giao

FOUNTAIN VALLEY, California (NV) – Có nhiều sự bất ngờ thích thú chờ đón khán giả trong chương trình nhạc thính phòng “Tìm Về Kỷ Niệm” lúc 7 giờ tối Thứ Bảy, 31 Tháng Ba, tại Saigon Performing Arts Center, 16149 Brookhurst St., Fountain Valley, CA 92708.
Góp mặt trong chương trình nhạc thính phòng “Tìm Về Kỷ Niệm” là các ca sĩ Thanh Lan, Tuấn Ngọc, Vũ Khanh, Diễm Liên, Lưu Việt Hùng, Lilian, Ngọc Như Trâm. Chương trình do trung tâm Blue Ocean Mucsic tổ chức.

             “TÌM VỀ KỶ NIỆM” VỚI 
             “NỮ HOÀNG NHẠC PHÁP” THANH LAN     
                                                                      Đằng Giao

              
                                    Ca sĩ Thanh Lan 
                          (Hình Thanh Lan cung cấp)

“Làm show nhạc ‘sống’ đã lâu rồi, nhưng ‘Tìm Về Kỷ Niệm’ là chương trình có rất nhiều điều mới lạ lần đầu tiên sẽ diễn ra,” anh Andy Thanh, MC kiêm trưởng ban tổ chức, hãnh diện nói với phóng viên nhật báo Người Việt.
Anh giải thích: “Lần đầu tiên ca sĩ Thanh Lan song ca với ca sĩ Vũ Khanh trước khán giả, và cũng là lần đầu tiên chị ấy song ca với ca sĩ Tuấn Ngọc.”
Thêm một “lần đầu tiên” nữa là cả ba ca sĩ Thanh Lan, Vũ Khanh và Tuấn Ngọc cùng trình diễn  “live” trong một liên khúc.
Đặc biệt, chương trình xoay quanh Thanh Lan. “Chính chủ đề ‘Tìm Về Kỷ Niệm’ cũng do chị Thanh Lan đặt đó,” anh nói.

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2018

PHỐ ĐÊM TRỞ GIẤC, VÁC ĐỜI CON, MỘT LẦN TRÓT GẶP - Thơ Nguyễn Kim Hương


Nguyễn Kim Hương
Sinh năm 1985     
Quê quán: An Biên, Kiên Giang     
Hội viên Hội VHNT Tỉnh Hậu Giang
 (Số 14-Nguyễn Trãi-KV1-P.Lái Hiếu-TX Ngã Bảy-Hậu Giang)     
ĐT: 0975.204.678     
Email: nguyenkimhuong2012@gmail.com 

   PHỐ ĐÊM TRỞ GIẤC

   Phố thị đang ngủ say
   Những âm thanh ngọc ngà
   Từ tiếng đàn ghi ta
   Mơn man chảy dài góc phố
   Buông lơi điệu nhung mềm

   Sao lung linh huyền ảo giữa trời đêm
   Sương phập phồng rơi chậm
   Gió mơn man về đâu? Đường vạn dặm
   Ru ngày cành lá xôn xao
   Phố chưa lặng yên… Phố nhớ tự hôm nào

   Giật mình ngơ ngác
   Em trở giấc màn đêm nhàn nhạt
   Còn đây phố thị lên đèn
   Khoảng trống em
   Đêm lớp lớp đổ vào sâu thẳm.

CHIA TAY, BÀI THƠ CHIA TAY - Thơ Bùi Cửu Trường, Nguyễn Khôi


   
          Nhà thơ Hạt Cát Diệu Sinh 
                  Bùi Cửu Trường


    CHIA TAY
           
    ...Dùng dằng gió, dùng dằng mây
    Dùng dằng bạn đấy, ta đây, nẻo về
    Tháng hai rét lộc còn kia
     Chia xa ,
     Lòng lại tái tê rét đài (1).
                 
     Sợi xuân dăng kín nửa giời
     Mưa buông hạt hạt gieo lời nhớ thương
     Đăm đăm đôi mắt dặm trường
     Bạn đi...
     Ba sáu phố phường còn ai ?

              Hà Nội 19-2-2014
            BÙI CỬU TRƯỜNG
(Bác sĩ Quân y, bút danh Hạt Cát, con gái rượu nhà nho tài tử Bùi Hạnh Cẩn, cháu nhà thơ Nguyễn Bính).

     ------
    (1) Tục ngữ : tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét Nàng Bân -
    "Nàng Bân may áo cho chồng / may ba tháng ròng mới được cổ tay".

     
         Nhà thơ Nguyễn Khôi

    BÀI THƠ CHIA TAY
    (Đáp thơ Bùi Cửu Trường)

     Đùng đùng bão, đùng đùng giông
    Đùng đùng em dỗi, bỏng lòng anh đi
    Nàng Bân rét rớt bay về
     Áo đan vừa mặc...
                                  buốt tê dặm dài...
                 
     Mưa rào bủa ướt phương trời
     Hạt xiên, hạt đập điếng lời yêu thương
     Bâng khuâng hai ngả chiến trường
     Anh đi
     Ba sáu phố phường còn em !

            Sơn La, tàn xuân 2018
                 NGUYỄN KHÔI

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

RU ĐỜI VỚI NỖI NHỚ MONG, HAI ĐẦU NỖI NHỚ - Thơ Tịnh Đàm


   
   Nhà thơ Tịnh Đàm

   RU ĐỜI VỚI NỖI NHỚ MONG

   Cuộc tình này sẽ quên lâu
   Những yêu dấu cũ vẫn sầu riêng ai !
   Người xa xôi đã một mai
   Đường khuya lạnh bước chân hoài phố quen.
   Phải chi tôi được gần em
   Buồn kia tan chảy thành men tình nồng.
   Để rồi tình có như không
   Mình tôi với nỗi chờ mong... Ru đời !

THƠ CHU VƯƠNG MIỆN VỀ CHU THẦN CAO BÁ QUÁT


   Cao Bá Quát2

   MỘT CHỐN QUỐC OAI

   làm giáo thọ
   đêm đêm rừng hoang nghe tiếng hú
   tài học sánh ngang đất với trời
   ngày nào cũng nghe tiếng kêu cú cú
   chết đứng chết ngồi hay chết nằm
   một ngày cho tới cả ngàn năm
   có ai sống mãi mà không chết ?
   nhưng mà được nhục hay vinh ?

   một thầy một cô một chó cái
   một vua và bầy quan ăn hại
   chi hồ giả giã
   lập đi và lập lại
   khuôn vàng thước ngọc
   vĩnh viễn ngàn thu ?

   ba hồi trống dục đù cha kiếp
   một nhát gươm đưa đéo mẹ thời
   đất nước loạn ly
   khói lửa bời bời
   nhiễu nhiễu nhương nhương
   toàn bọn hủ nho
   mặt úp vào cái nồi
   toàn cháo
   cái đạo làm người
   quyết xoay bạch ốc lại lâu đài

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2018

TÂY NGUYÊN... EM ĐI TÌM ANH - Thơ Trần Mai Ngân


                Nhà thơ Trần Mai Ngân

  TÂY NGUYÊN... EM ĐI TÌM ANH

   Y-Ben ơi! Em đi tìm anh
   Tây Nguyên chiều nay trời lộng gió
   Cái nắng vàng hoe hoe nỗi nhớ
   Em gọi anh, gọi anh, gọi anh...

   Y-Ben ơi ! tháng ba trời xanh 
   Nhuộm hết tình em rất thật thà
   Trắng xoá cà phê hoa trên rẫy
   Thơm ngát nồng nàn dấu Ban Mê

   Y- Ben! Y-Ben hãy quay về
   Em trách núi cớ chi cao lắm 
   Che khuất anh, che khuất tình em
   Để xa rồi đời sẽ buồn thêm! 

   Y-Ben ơi! Anh có nghe chăng
   Thác Dray Sap tiếng gọi thì thầm
   Lời yêu của em là vĩnh cữu
   Cõi trăm năm... Sê Rêpok ngược dòng ! 

   Chuyến thăm Tây Nguyên 22-3-2018 
                             Trần Mai Ngân

Sêrêpôk - dòng sông chảy ngược...
Không theo qui luật từ cội nguồn xuôi dòng đổ ra biển lớn như các dòng sông khác, dòng sông Sêrêpôk của vùng Tây nguyên lại chảy ngược lên hướng thượng nguồn và sang đất Campuchia

CHỮ QUỐC NGỮ VÀ HỘI CHỨNG NHẢY CỪU - Thiếu Khanh

Những con cừu chỉ hành động theo con đầu đàn. Thấy con đầu đàn nhảy lên ở chỗ nào thì khi đi đến chỗ đó chúng cũng nhảy lên mà không cần biết tại sao. Nhiều người Việt viết sai tiếng Việt với cùng “hội chứng” như thế.
Trừ những người vì hoàn cảnh xã hội nhất định, không được học hành nhiều, ít chữ nghĩa, nên vô tình họ viết sai chính tả tiếng Việt, bài viết này, đề cập thói quen của những người có học hành, thậm chí những trí thức khoa bảng đã hồn nhiên và cố ý viết sai tiếng Việt – như những con cừu nhảy lên ở chỗ con đầu đàn đã nhảy trước đó.

           clip_image002
              (Hình do con gái Nina chụp từ trong xe)

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2018

ĐẠP XE LÁ - Ugno.Vn


          
                                   Tác giả Ugno Vn

            ĐẠP XE LÁ

Xe lá là nông cụ người nông dân vùng Trị - Thiên sử dụng trong việc đưa nước vào ruộng. Đạp xe lá từ lâu đời đã trở thành một nếp quen của nghề nông và việc đồng áng nơi đây.
Gọi là xe lá vì  nước được kéo lên bằng những lá gầu mỏng, gắn kết mắt xích vào nhau, vận hành bằng động lực từ bàn chân đạp của người.

HẸN, SAY THƠ - Thơ Tịnh Đàm


   
         Nhà thơ Tịnh Đàm

   HẸN

   Tôi ngồi như hẹn chốn này
   Nhiều khi nắng bụi làm cay mắt người.
   Biết đâu một thoáng môi cười
   Cũng nghe sao động góc trời tôi quen.
   Tôi ngồi như hẹn cùng em
   Buồn. Tay gõ nhịp leng keng thay lời.
   Phút giây đợi đến dài hơi
   Vẫn là tôi... chút  bồi hồi trong im !


   SAY THƠ

   Là khi rượu ngấm vào thơ
   Lời say thấm giọng đâu ngờ nghe hay.
   Chén đầy tình đẫm trao tay
   Ngả nghiêng mình giữa chốn này bên nhau.

                                               TỊNH ĐÀM
                                        (Hóc Môn, TP. HCM)

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2018

THẦY GARY CARKIN, GIÁO SƯ DẠY ANH VĂN TRƯỜNG TRUNG HỌC NGUYỄN HOÀNG - Đoàn Đức


    

Thầy Gary Carkin
Dạy Đàm Thoại Tiếng Anh Lớp Đệ Nhất C (Lớp 12) NK 1966-1967

Lần đầu tiên trường Nguyễn Hoàng có giáo sư người Mỹ đến dạy đàm thoại luyện giọng và văn chương Mỹ tại các lớp ban Văn chương sinh ngữ như ở đại học. Đây là một sự kiện mới lạ ở một ngôi trường tỉnh nhỏ. Thầy người xứ Vermont, tiểu bang vùng đông bắc Hoa Kỳ, tốt nghiệp M.A tại trường đại học Vermont. Thầy cùng với nhiều người Mỹ khác tốt nghiệp Đại học đến Việt Nam trong chương trình “Cơ quan chí nguyện quốc tế” International Volunteer Service (viết tắt là IVS) để dạy tiếng Anh cho các trường Đệ Nhị Cấp có ban C và Đại học Văn khoa.

LAGI, DẤU TÍCH THỜI MỞ ĐẤT - Phan Chính


     
          Người dân TX.La Gi vui mừng đón nhận 
          bằng chứng nhận di tích quốc gia đối với 
          đình và vạn Phước Lộc (sáng ngày 19/01/2013)

          LAGI, DẤU TÍCH THỜI MỞ ĐẤT

          Nét độc đáo của di tích Vạn Phước Lộc (thị xã La Gi) vừa là dinh vạn thiết chế tín ngưỡng dân gian thường thấy ở vùng biển nhưng lại cũng có đình thờ Tiền hiền- Hậu tổ theo tập tục thờ Thành hoàng bổn cảnh của người dân vùng nông thôn. Cho nên từ mối quan hệ thờ phụng đó, quyết định về xếp hạng di tích quốc gia của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vào năm 2012, công nhận di tích với tên gọi là “Đình và Vạn Phước Lộc”. Trong khuôn viên di tích có điện thờ thần Nam Hải. Trước khám thờ có tẩm thờ hàng trăm bộ ngọc cốt cá Ông được lưu giữ từ nhiều đời, trong đó có bộ xương lớn cá Ông (còn gọi là Ông Đại) có cách đây trên 200 năm.

HANG ĐỘNG 5 TRIỆU TUỔI ÍT NGƯỜI BIẾT Ở VIỆT NAM - Hải An

Nguồn:
https://news.zing.vn/hang-dong-5-trieu-tuoi-it-nguoi-biet-o-viet-nam-post819607.html

Để khám phá hệ thống hang động Tú Làn nằm sâu trong núi rừng ở huyện Minh Hóa (Quảng Bình), phải trải qua 5 ngày băng rừng, lội suối, bơi qua sông ngầm, leo vách đá cao, để chạm vào các thạch nhũ triệu năm tuyệt đẹp, chưa từng được công bố ở Việt Nam.

HANG ĐỘNG 5 TRIỆU TUỔI ÍT NGƯỜI BIẾT Ở VIỆT NAM

Hang dong 5 trieu tuoi it nguoi biet o Viet Nam hinh anh 1

Nằm sâu trong núi rừng Tân Hóa, Minh Hóa, Quảng Bình, hệ thống hang động Tú Làn có tuổi từ 2 đến 5 triệu năm được xem như kỳ quan của tạo hóa ban tặng. Không phải là hang động lớn nhất, nhưng về vẻ đẹp, các chuyên gia đánh giá nơi đây không thua kém hang Sơn Đoòng là bao. Ngoài Tú Làn, hệ thống hang động còn các hang phụ như Song, Ươi, Chuột, Hung Ton, Kim, Ken, Tổ Mộ…

Hang dong 5 trieu tuoi it nguoi biet o Viet Nam hinh anh 2

Hang dong 5 trieu tuoi it nguoi biet o Viet Nam hinh anh 3

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2018

TRẦN DANH ÁN, HẬU LÊ, CƠ ĐỒ - Thơ Chu Vương Miện


   

   TRẦN DANH ÁN

   nỗi lòng
   bốn mươi năm tạm trú đất Hoa
   nơi tạm dung không cửa không nhà
   một số anh em bị đày đi Tây Vực
   kẻ Hắc Long Giang kẻ Tùng Hoa
   đào mỏ than, mỏ chì, mỏ thiếc
   một số bị đày đi I Lê, Nội Mông
   đào Bô Xit
   trồng bo bo, cao lương, lúa mì, lúa mạch
   ta cùng Lê Quýnh đi chăn bò chăn dê
   trên vùng Cam Túc
   y Tô Vũ thời Tiền Hán thời xưa
   còn số anh em thừa kế sự nghiệp Bách Lý Hề
   chăn bò đẻ để mà lấy sữa
   thân phận lưu vong nói càng xấu hổ
   ở với Tây Sơn tù mút mùa lệ thủy
   vọt qua đây, đời cửu vạn muôn niên
   thế sự lem nhem thế thái loạn cuồng
   nơi xứ người không thầy chỉ thợ
   vua được chức ngang hàng huyện phủ
   có nơi ăn chốn ở vô quyền
   làm huyện quan lắm lúc hóa điên
   chỉ tháng tháng chờ ngày lĩnh gạo
   các di thần một phường bát nháo
   lớp bốc vác lớp bổ củi thuê
   lớp đi bàn phùn xẩy phá xa
   lớp kéo xe ngựa, lớp phụ đòn đám ma
   sống đại khái chờ ngày phục quốc
   vua quan nhà Thanh khi này khi khác
   nói qua loa lừa phỉnh lũ lưu vong
   lực lượng thì không, thực phẩm thì không
   toàn là chuyện phù du nước chảy giữa dòng
   nên đức vua hộc máu mồm ra chết tốt
   lũ quan tòng vong hèn và ngu dốt
   vừa chăn dê cắt cỏ cho ngựa ăn
   bốn mươi năm nhìn xuống chả nhìn lên
   Tây Sơn với Càn Long tuy hai mà một
   toàn là cướp, nên một đồng một cốt
   lừa dê non Chiêu Thống ngây thơ
   Càn Long là rợ Tiên Ty từ đó tới giờ
   cũng chỉ là phường bắc di mọi rợ
   bên An Nam Tây Sơn cũng chỉ là lũ giặc
   chiếm miền Nam miền Bắc
   của Chúa Trịnh Vua Lê
   một bọn cướp Bắc, một bọn cướp Nam
   vui vẻ đề huề
   nâng chén rượu Thiệu Hưng chia hai thiên hạ
   vua tôi nhà Lê bị đưa vào xiếc cả
   kẻ chết không nhắm mắt
   kẻ sống lê lết kiếp phàm phu
   nhìn về quê hương mà rên hừ hừ


CHỮ QUỐC NGỮ CHẾ NÉT BÚT LÔNG - Linh Đàn


      
                Tác giả Linh Đàn

Sau 16 năm nghiên cứu loại chữ QUỐC NGỮ CHẾ NÉT BÚT LÔNG nầy, chúng tôi đã tập hợp được thành quả về nét chữ, sự thành công là trước đây như Giáo sư Trần Cảnh Hảo, Linh Mục GS Cao Văn Luận Viện trưởng Viện Đại Huế, và Thầy Phan Văn Dật đã khuyến khích, nên chúng tôi mạnh dạn thực hiện hoài bảo của người xưa, nhưng mãi đến năm 2002 Anh Lê Đình Lộng Chương, và một số hội viên của hội thơ Lan Đình Bà Rịa khuyên anh có năng lực thì cứ việc lên khuôn, gần đây nhất là cháu Lưu Hồng Sơn cũng có ý tương tự, do đó chúng tôi xin công bố mẫu tự chữ Quốc ngữ cổ điển hóa nầy để kính mời Quý Vị góp ý kiến cho bộ chữ nầy hoàn hảo hơn

Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2018

ĐÊM LÀ HƯ VÔ - Thơ Trần Mai Ngân



         Tác giả Trần Mai Ngân


   ĐÊM LÀ HƯ VÔ

   Đêm nay mặn đắng vị buồn
   Ghì đêm ôm xiết rồi buông hững hờ
   Vắt tim nhỏ giọt lệ thơ
   Tại sao xa lạ lạnh bờ môi yêu

   Đêm nay sâu lắng hắt hiu
   Muôn trùng gõ nhịp tiêu điều gian nan
   Hoá điên ở giữa trần gian
   Đôi tay bám riết hoang mang ơi... Mình!

   Đêm nay đêm của lặng thinh
   Cuồng si thuở ấy bóng hình nơi đâu
   Dấu tay vết bấu còn sầu
   Ngát trên da thịt một mầu hư vô!

                                   18-3-2018
                               Trần Mai Ngân

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2018

ĐỨNG DẬY ĐI EM - Thơ Lang Trương


     
         Tác giả Lang Trương


     ĐỨNG DẬY ĐI EM
     (Tặng cô giáo Bùi Thị Cẩm Nhung)

     Anh ngạc nhiên khi mình không phẫn nộ
     Nghe tin em quỳ gối giữa giảng đường
    Anh chỉ thấy cả một trời giông tố
    Trong tim mình dào dạt một niềm thương.

    Đừng buồn nghe em, đời này đen bạc lắm
    Nhung nhúc quanh ta dã thú tập làm người
    Gương vuốt sắc, nhe nanh dài nhọn hoắt
    Hung dữ, bạo tàn vùi dập đóa hoa tươi.

    Em đơn độc giữa một bầy thú dữ
    Xung quanh em là một lũ đê hèn
    Chúng nó đấy, bao lần xông lên trước
    Vênh mặt, cúi đầu để nhận tiếng ban khen !

    Đứng dậy đi em ! Phủi bụi trần lem luốc
    Trả lại cho mình màu áo trắng trinh nguyên
    Em vẫn là em, cô giáo thảo hiền
    Gieo chút nắng cho cây đời xanh mãi.




Ps: Cô giáo Bùi Thị Cẩm Nhung, trường PTCS Bến Lức Long An bị phụ huynh bắt phải quỳ 40 phút, trước mặt hiệu trưởng, chủ tịch hội phụ huynh và nhiều giáo viên khác. 

NÓI VỚI NGƯỜI XƯA - Thơ Tịnh Đảm


   
         Nhà thơ Tịnh Đàm

   NÓI VỚI NGƯỜI XƯA
   (Tặng Kim Chi "Gò Công" để nhớ một thời yêu)

   Lặng thầm thôi,
   Hoàng hôn anh !
   Mắt nhìn một chút nắng hanh...
   Chợt buồn !
   Người xưa,
   Giờ cũng xa luôn !
   Bỏ đây nỗi nhớ...
   Với muôn tiếng lòng !
   Áo vàng mơ...
   Thuở chờ mong .
   Đời vui được mấy?
   Đã rong rêu tình !
   Ngày trôi...
   Cùng nỗi riêng mình !
   Mây bay trắng mộng...
   Như hình bóng ai !

           TỊNH ĐÀM
   (Hóc Môn, TP. HCM)

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2018

MỤC TỬ NHÂN LÀNH - Đức Hạnh cùng thi hữu



    MỤC TỬ NHÂN LÀNH
               “Thtk-tđ”
   Hồn thiên nẩy nở dâng lên Chúa
   Nhân loại tri ân kính nhớ Ngài
   HỒN trổ hoa hồng ngời đất thánh
   THIÊN trao phép lạ thắm trần ai 
   NẨY mầm bác ái đầy hồng phúc
   NỞ đóa từ nhân tỏa đức tài
   DÂNG hiến Con tim - dù bão tố
   LÊN đường Thập giá - dẫu nhơn tai
   CHÚA tình đãi ngộ trao ban Đấng *
   NHÂN LOẠI TRI ÂN KÍNH NHỚ NGÀI.
                                                  Đức Hạnh
                                                12. 03.2018
* Cha phanxico Trương Bửu Diệp

VĂN TẾ TỬ SĨ GẠC MA - Kha Tiệm Ly



                   Tác giả Kha Tiệm Ly


VĂN TẾ TỬ SĨ GẠC MA

* Kính dâng 64 anh linh của những anh hùng hy sinh vì tổ quốc thân yêu tại Gạc Ma ngày 14/3/1988

Ôm hận thù biển cao sóng hờn căm,
Phủ tang tóc mây che màu u uất.
Giọt máu hồng làm mặn nước biển đông,
Khăn sô trắng phủ đau trời tổ quốc!
Nhớ xưa,
Anh em ta cùng giống Tiên Rồng,
Bờ cõi nước trải liền Nam Bắc.
Từ Đồng Quan về Minh Hải, sông vạn ngàn sông
Từ Trường Sơn đến Hoàng Sa, đất muôn dặm đất.
Phơi gan mật thề bảo tồn một cõi biên cương,
Đổ xương máu quyết giữ vững ba miền xã tắc.
Ở sau bếp cũng gặp mặt nữ lưu,
Ra khỏi ngõ lại chạm người hào kiệt!
Điên tiết giặc, Nguyễn Biểu sang sảng lời thơ, thản nhiên ăn cỗ đầu người,
Điếc tai thù, Bình Trọng ngân ngất chí hùng, khinh mạn làm vua phương bắc.

CHIA TAY ĐẦU TRĂNG MẬT - Thơ Minh Huệ, Nguyễn Khôi sưu tầm và giới thiệu


     
             Nhà thơ Minh Huệ

Nhớ một bài thơ của Minh Huệ:

CHIA TAY ĐẦU TRĂNG MẬT

Lời thưa : Nhà thơ Minh Huệ (1927- 2003), tên thật là Nguyễn Đức Thái, sinh ở Bến Thủy/ Tp Vinh / Nghệ An. Ông nổi tiếng  với bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" (1951).
Tuy vậy hồi 1953, Nguyễn Khôi tôi (15 tuổi) đang học lớp 6 Trường cấp 2 huyện Phổ Yên/ Thái Nguyên - Chiến khu Việt Bắc, được Thầy giáo cho chép 2 bài thơ của Nhà thơ Minh Huệ:
- Bài "Đêm nay Bác không ngủ" để học làm bài Giảng Văn  (thời ấy chưa có sách Giáo khoa, tất cả là chép tay, học thuộc lòng...)
- Bài "Chia tay đầu Trăng mật", bài này Thầy cho chép để các Trò yêu Thơ "biết Thơ Minh Huệ thực hay đến chừng nào ? Bài này ĐẸP nhất là câu "Óng ánh tóc buông 19 tuổi"... Còn bài thơ "bị cấm" là vì anh Bội đội vào Chiến dịch Thu đông 1953 quyết thắng mà lại viết "Anh bàng hoàng lên hỏa tuyến Thu Đông" là làm nhụt chí khí chiến đấu ! Câu "Chiến tranh. Nghe mới nặng nề sao !" là "Tư tưởng cầu an - Hòa Bình chủ nghĩa "... ảnh hưởng Xét lại Liên Xô / TBT. Chủ tịch Nikita Khơ rút sốp "Chiến tranh là mất hết !"
 Bài thơ chép tay đến nay đã 65 năm, nhiều đêm Nguyễn Khôi tôi nằm thao thức nhẩm đọc cảm nhận: có lẽ sau Tây Tiến / Quang Dũng, Màu tím hoa Sim / Hữu Loan (đều bị cấm) thì bài thơ "Chia tay đầu Trăng mật/ Minh Huệ" là rất đáng đọc... Nguyễn Khôi xin chép lại để các Bạn thơ cùng thưởng thức:

                                            Hà Nội 12-3-2018 - Nguyễn Khôi

CHÙM THƠ TRẦN NHUẬN MINH


      
      Nhà thơ Trần Nhuận Minh

Sinh: Ngày 20/ 8 năm Giáp Thân (1944). Quê quán: Điền Trì,Quốc Tuấn, Nam Sách, Hải Dương (bắc Việt Nam). Hiện sống và viết tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (bắc Việt Nam).
Công tác và sáng tác tại Khu mỏ Hồng Quảng từ năm 1962, tham gia sáng lập Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh năm 1969, từng được cử làm  Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh, Tổng biên tập báo Hạ Long.
Giải thưởng Nhà Nước về Văn học Nghệ thuật đợt II, năm 2007.
Đã được xuất bản 44 tập sách, trong đó có 38 tập chính, gồm: 22 tập Thơ, 3 tập Truyện vừa, 1 tập Văn, 1 tập Hợp tuyển Thơ Văn, 2 tập Tiểu luận và 9 tập Biên khảo:
THƠ: Đấy là tình yêu (1971), Âm điệu một vùng đất (1980, in lần thứ 2, năm 2016), Thành phố bên này sông (1982), Nhà thơ áp tải (1989), Hoa cỏ (1992), Nhà thơ và hoa cỏ (1993, in lần thứ 22, năm 2015), Giọt phù sa vạn dặm (2000), Bản Xônat hoang dã(2003, in lần thứ 13, năm 2015), Trần Nhuận Minh - Thơ với tuổi thơ(2003), Gửi lại dọc đường (2005, in lần thứ 6, năm 2011), Trần Nhuận Minh, tuyển tập thơ (2005, in lần thứ 2, năm 2007), 45 khúc đàn bầu của kẻ vô danh (2007, in lần thứ 5, năm 2013), Miền dân gian mây trắng (2008, in lần thứ 5, năm 2014), Bốn mùa - Fourseasons (2008), Bốn mùa (2009, in lần thứ 2, năm 2011), Miền dân gian mây trắng - The white cloud popular area (2011), Cánh rừng đã bay về trời (2012), Thành phố Dịu Dàng (2015, in lần thứ 2, năm 2017), Liệu có kiếp sau
 ( 2017), Qua sóng Trường Giang ( 2017); và Trong hy vọng khôn cùng, Maxcơva (1992), do Iuri Konhetxki tuyển chọn và  giới thiệu, Trần Nhuận Minh - Thi ca tinh tuyển tập do Phùng Trọng Bình, Dương Hạ Nguyệt, Tấn Dương dịch, Phùng Trọng Bình và Dương Hạ Nguyệt giới thiệu,  Nhà xuất bản Phát thanh và Truyền hình Trung ương Trung Quốc, Bắc Kinh (2014).
TRUYỆN VỪA: Trước mùa mưa bão (1980, in lần thứ 7, năm 2016), Hòn đảo phía chân trời (2000, in lần thứ 6, năm 2015), Truyện chọn lọc cho thiếu nhi (2002).
VĂN: Đối thoại văn chương (2012 - chung với nhà thơ, nhà phê bình văn học Canada Nguyễn Đức Tùng).
HỢP TUYỂN: Đá Cháy (2016)
TIỂU LUẬN: Thời gian lên tiếng (2013), Đi tìm Sự Thật ( 2017)
BIÊN KHẢO: 15 tác phẩm. Chỉ tính 9 tác phẩm chính: Tuyển tập thơ Hạ Long (1977, in lần thứ 3 năm 2000), Tuyển tập thơ Bạch Đằng Giang (1988), Tuyển tập Nửa thế kỉ thơ Quân Khu Ba (1995) và Tuyển chọn, giới thiệu thơ của 6 thi hào trong 6 tập Khuất Nguyên, Xergây Exênhin, Raxun Gamzatốp, Yanit Rítxốt, Nicôla Ghiden, Oan Uytman trong bộ sách Thi ca thế giới chọn lọc(2004).
SÁCH THAM KHẢO: Trần Nhuận Minh và ba lần định vị cho thơcủa PHONG LÊ và nhiều tác giả (Nhà xuất bản Văn học, 2009);Trần Nhuận Minh và một hướng tìm diện mạo mới cho thơ của Đỗ Ngọc Yên và nhiều tác giả (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2015).


Thứ Hai, 12 tháng 3, 2018

TÂM SỰ NGƯỜI Ở LẠI TRONG THƠ LÊ ĐÌNH HẠNH VÀ THẾ LỘC - Châu Thạch


           
           Nhà bình thơ Châu Thạch
 
         TÂM SỰ NGƯỜI Ở LẠI 
         TRONG THƠ LÊ ĐÌNH HẠNH VÀ THẾ LỘC
                                                                      Châu Thạch

Sau cuộc chiến dài 20 năm gây ra biết bao nhiêu tang tóc cho đất nước Việt Nam. Đến tháng 4 năm 1975, phe miền Nam thua, phe miền Bắc thắng. Những chiến binh của quân đội miền Nam, lính thì cải tạo ngắn ngày rồi trở lại đời thường sinh sống, quan thì từ giả vợ con lên núi cao cải tạo nhưng thực chất thì mang một kiếp sống tù binh, lao động khổ sai phá rừng để trồng trọt, đốn cây lấy gỗ trong điều kiện khó khăn, đói khổ. Có kẻ vài năm, có kẻ trên mười năm lao dịch khổ sai. Thế rồi đến một ngày họ được “phóng thích”  được trở về với gia đình. Một số trong họ khi trở về, đã theo chân những đoàn người vượt biên, vượt biển đào tẩu vượt thoát  rời bỏquê hương và may mắn được đặt chân đến đất người. Một số khác, hạnh phúc hơn, được sự thỏa thuân của hai phía cho họ rời bỏ quê hương hợp pháp, tái định cư ở nhiều miền  khác nhau bên trời Âu Mỹ. Xấu số hơn là những người ở lại, họ có cảm tưởng mình như những con chim ở trong lồng, dầu đó là lồng son.  Những con chim đó còn bị mang trên cổ mình chiếc vòng rất nặng, đó là cái  lý lịch ba đời: đời họ, đời con họ và đời cháu họ. Họ mừng cho bạn  được ra đi, như con chim tung cánh bay về miền đất hứa mà nó yêu thích, nhưng tất nhiên trong lòng  cũng có một nỗi buồn trĩu nặng. Họ cảm thấy xót xa bởi nhận thấy sự bất công làm đè nặng tâm hồn. Cùng một hòan cảnh, cùng một kiếp nạn mà người thì được ưu tiên, người thì bị bạc đãi. Lê Đình Hạnh và Thế Lộc là hai sĩ quan trong quân đội miền Nam bị ở lại. Họ là thi nhân. Họ có những bài thơ chất chứa tâm sự mà đọc nó, ta hiểu được phần nào những gì xảy ra trong lòng họ. Trước hết hãy đọc bài thơ “Vòng Đời” của Lê Đình Hạnh:

Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2018

CÂU ĐỐI CÔ HÀNG PHỞ - Lãng Nhân Phùng Tất Đắc

Câu chuyện này in trong cuốn CHƠI CHỮ, của tác giả Phùng Tất Đắc, bút hiệu Lãng Nhân, được Nhà xuất bản Nam Chi Tùng Thư in lần đầu tại Sài Gòn vào năm 1961. Tại hạ đọc khá lâu giờ ghi lại theo trí nhớ, nội dung chuyện - nhất là các câu đối bảo đảm đúng 100% (hơi tự hào chút xíu). Còn lời văn tại hạ viết theo "cái gì sót lại sau khi đã mất" trong miền ký ức, không như ý muốn.
Mời quý bác có nhã hứng để bổ sung câu đối nhé!





CÂU ĐỐI CỦA CÔ HÀNG PHỞ

Một quả phụ tài sắc, lại chịu ở lâu trong cảnh hiu quạnh, mở ngôi hàng phở để mưu sống qua ngày. Khách ùn ùn kéo đến, không hẳn chỉ vì phở thôi mà ắt hẳn vì nhan sắc của nàng, khiến cho nàng phải tính dẹp bớt sự tấn công nham nhở của cánh đàn ông đủ mọi thành phần, mọi nghề nghiệp, bằng cách ra vế đối :

NẠC MỠ NỮA LÀM GÌ, EM NGHĨ CHÍN RỒI, ĐỪNG NÓI VỚI EM CÂU TÁI GIÁ

BUỔI SỚM - Thơ Chu Vương Miện


  


    BUỔI SỚM

    buổi sớm
    giống buổi trưa
    buổi trưa giống buổi chiều
    buổi chiều giống buổi tối

    có kẻ điên vì thời cuộc
    có kẻ vì gái
    vì tiền
    có kẻ vì làm thơ
    có kẻ giả điên
    để được nói bậy nói bạ
    và ở truồng

    một đời được bao lần Xuân Tết
    xuân tết tới hoài người có hay
    bao năm xuân tết đi chạy giặc
    tết xuân có đến rừng cỏ may ?
    77 tuổi nhìn tết xuân
    phố xá nơi đây vẫn nhộn nhàng
    ai tết ai xuân thì cứ nhận
    ai không thì lặng lẽ qua đường
    tết ta nơi xứ nguời tạp chủng
    ngang gió đông về thổi dửng dưng
    còn hai ngày nữa là ngày tết
    nhìn mai vàng nở sắt se lòng

             CHU VƯƠNG MIỆN

Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2018

BUỒN ƠI , TA XIN CHÀO MI... - Trần Mai Ngân



       Tác giả Trần Mai Ngân

       BUỒN ƠI , TA XIN CHÀO MI...

       Có những tháng ngày ta cùng nỗi buồn đồng hành và chịu đựng nhau.
       Những tháng ngày ấy thật dài và đen tối . Ta buông mình rơi sâu xuống vực ảm đạm tưởng chừng như đã tan ra thành từng mảnh vỡ từ khổ đau . Cứ thế, ta lăn trôi theo nỗi buồn dẫn dụ...
       Lúc ấy, ta đã quên mất buổi sáng vẫn luôn còn có bình minh và tiếng chim hót. Không nhớ được những cơn gió nhẹ nhàng ban trưa và hoàng hôn vàng trên tóc khi đến chiều...
       Ta đã quên , quên tất cả để đắm mình trong hơi thở muộn phiền . Nỗi buồn bây giờ như một đam mê, huyền bí làm ta lạc lối đời...
      Cứ thế ta chìm sâu mê muội !
      Đến một lúc, nỗi đau đã đủ , đã đầy... ta như chết đi . Chết đi để rồi hiện sinh lại ở một kiếp khác ngay trong kiếp này...ta thành một con người khác! Ta buông nỗi buồn và xa lánh nó ! Ta quên hết, quên hết!

       Đúng vậy, khi nỗi đau đã đủ đã đầy ta tự khắc sẽ buông ra . Và ta sẽ mỉm cười.
       Nỗi buồn ơi! Vẫy tay chào mi nhé !

                                                                      Ngày 4-3-2018
                                                                      Trần Mai Ngân

CHÚT XƯA, DẤU XƯA KỶ NIỆM - Thơ Tịnh Đàm


     
       Tác giả Tịnh Đàm


  CHÚT XƯA...

   Mãi giờ...
   Còn tưởng là mơ.
   Em như bướm trắng
   Dật dờ...
   Mộng tôi.
   Thắp đêm,
   Cùng những bồi hồi.
   Chút xưa hoài vọng
   Thầm trôi xuống lòng !
   Ơ hờ...
   Mắt giấu buồn mong !
   Yêu thương nào
   Đọng...
   Mấy dòng tâm tư ?!?


   DẤU XƯA KỶ NIỆM...

   Ngày tháng này
   Tôi mải loanh quanh
   Chân quen đường cũ
   Bỏ sao đành !
   Dấu xưa kỷ niệm
   Còn in bóng .
   Áo mộng hoàng hoa,
   Đâu mắt xanh ?!?

          TỊNH ĐÀM
   (Hóc Môn, TP. HCM)

Thứ Năm, 8 tháng 3, 2018

THEO CHÂN CHÚA - Thơ Đức Hạnh



   THEO CHÂN CHÚA

   Theo Đường Chúa về quê thật
   Ở trần gian Ngài rất thân thương
   Yêu Người tỏa sáng Thiên Đường
   Tin Mừng Nước Chúa nở vườn thế gian

   Con quý trọng tiếc thương Đức Tổng
   Ngài Mục Tử mở rộng vòng tay
   Dẫn đoàn chiên về lối ngay
   Con Đường “hẹp” Ngài hăng say dấn bước

   Dẫu bão tố..... Ngài luôn thẳng bước
   Tỏ việc làm sáng Nước danh Cha
   Hoa tình thương trải muôn nhà
   Ơn Ngài thắm nở muôn hoa Nước Trời

   Nguồn ánh sáng rạng ngời nhân thế
   Bến trần gian Thánh lễ cao sang
   Hồng ân thiên Chúa muôn vàn
   Tình Ngài nhập thể bình an cõi trần

   Nay Thiên Quốc vui mừng đón rước
   Cả triều thần thánh thót hoan ca
   Ngợi khen ơn Chúa nở hoa
   Tin Mừng giáo huấn gần xa thấm nhuần…

                                              Đức Hạnh
                                             08 03 2018




Thứ Tư, 7 tháng 3, 2018

MỞ LÒNG - Thơ Tịnh Đàm


   
         Tác giả Tịnh Đàm


   MỞ LÒNG...

   Mở lòng ra với thiết tha
   Sẽ yêu cuộc sống này qua tình người.
   Dẫu đời chìm nổi, chơi vơi
   Vẫn mơ ước một phương trời bình yên.
   Mở lòng ra với dịu hiền
   Sẽ quên đi những lụy phiền
                                            chưa khuây !
   Giận, thương cũng chỉ hao gầy
   Như đêm mộng dở giấc đầy... mông lung .
   Mở lòng ra với bao dung
   Niềm yêu thương tỏa lan cùng tháng năm .
   Người còn ở chốn xa xăm
   Sao chưa về lại để thăm quê nhà ?!
   Mở lòng ra với bao la
   Trái tim vô lượng... mãi là an nhiên.

                                        TỊNH ĐÀM
                                   (Hóc Môn, TP HM)

ĐỘNG ĐÌNH HỒ, CỘI NGUỒN CỦA TỘC VIỆT - Trần Thị Vĩnh Tường

Nguồn: 
http://caobaquat.com.vn/?cao-ba-quat=ban-can-biet&id=769&dong-dinh-ho-coi-nguon-cua-toc-viet.html

     Bản đồ Lĩnh Nam thời Trưng Vương (Bản đồ Bai Yueh (Bách Việt)

ĐỘNG ĐÌNH HỒ - CỘI NGUỒN CỦA TỘC VIỆT

Hồ Động Đình ở đâu?

Ở miền Nam sông Dương Tử, hồ Động Đình họp thành bởi nhiều hồ lớn. Mỗi năm vào mùa lũ nước sông Dương Tử chảy vào hồ, làm tăng diện tích hồ từ 2.800 km² đến 20.000 km². Quân Sơn, một đảo nằm giữa hồ có 72 đỉnh núi, rộng 1 km nổi tiếng với các loại trà thơm, hoa lá quý hiếm tươi tốt quanh năm. Cảnh đẹp thần tiên, nhiều truyện tích rất u linh chích quái, liêu trai chí dị. Từ hàng ngàn năm, nhắc đến Tiêu Tương Hồ Nam, là nhắc đến tiên cảnh Động Đình Hồ, đến “Bát cảnh Tiêu Tương” của vùng Giang Nam [Việt].

Động Đình Hồ Ngoại Sử

Từ miền Hoa Bắc [Hán] sa mạc, người thuộc chủng Hoa Hạ [Hán tộc] ào ào lưng ngựa triền miên chinh phục hết miền đất này đến miền đất khác. Người Hoa Bắc [Hán] nổi tiếng với nhiều lý thuyết gia, nhưng văn chương rất khô khan. Trái lại, miền Nam sông Dương Tử [Việt], nhất là miệt Động Đình sông nước mây khói mơ màng, nổi tiếng nhất với hai con sông Tiêu và Tương chảy vào lòng hồ, đã là nguồn cảm hứng bất tận cho thơ văn, hội hoạ, âm nhạc…

Thứ Hai, 5 tháng 3, 2018

TRƯƠNG CHI - Nguyễn Khôi


         
             Nhà thơ Nguyễn Khôi

                              TRƯƠNG CHI 
                           (Tặng BNN & LXQ)
         
Lời dẫn :
Hồi còn nhỏ (trước 1945)  Nguyễn Khôi tôi theo mẹ đi chợ Dầu (Phù Lưu, Từ Sơn , Bắc Ninh) đã mê mẩn chen vào xem nghe "Hát Xẩm" của một bà lão cùng với ông chồng mù lòa kéo "hồ" (nhị) đệm theo rất  chi là mùi mẫn, rơi lệ... đó là lối hát "Xẩm chợ" kể chuyện sự tích Trương Chi ...Ông ngoại tôi bảo : Trương Chi- Mỵ Nương là chuyện cổ tích có thật gắn với sông Tiêu Tương ở quê mình (miền quê Quan Họ- Kinh Bắc xưa), xưa là vì tên cô gái là Mỵ Nương- cái tên con gái có từ thời Vua Hùng dựng nước Văn Lang ta , Lầu Tây chính là đồi Hồng Vân (đồi Lim) nơi trai gái các Làng ra giêng thường đến hẹn lại lên về đây thi hát Quan Họ (hội Lim) để tưởng nhớ mối tình Trương Chi- Mỵ Nương và để "kết bạn tình" (trai gái Quan Họ chỉ được yêu nhau chứ (kiêng) không được lấy nhau (có lẽ là vì : kết hôn là mồ chôn luyến ái, tình chỉ đẹp khi còn dang dở ?)...
  Vừa qua bạn La Thụy (La Gi- Bình Thuận) có gửi cho Nguyễn Khôi nguyên tác lời hát xẩm Trương Chi, so với lời hát của NSND Hà Thị Cầu thì còn thấy khá nguyên vẹn, có khác chăng là mấy chữ luyến láy (đệm thêm đưa lời) mà thôi, NK xin chép lại để mọi người cùng thưởng thức áng thơ cổ quý giá này :
    "Nghĩ xa xôi lại nghĩ gần
Làm thân con Nhện mấy lần vương tơ."...
                  *

Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2018

THƠ GỞI ANH, NỖI NHỚ... - Thơ Tịnh Đàm


    
    Nhà thơ Tịnh Đàm

 
   THƠ GỞI ANH
   (Thân tặng bác G.T.Điệp)

   Từ khi,
   Cái ngã đau đời
   Thấy anh dần vắng
   Nụ cười trên môi !
   Mắt nhìn,
   Thoáng những xa xôi
   Phải chăng,
   Đã "Ngộ" ra rồi nạn căn !?!

   Bước chân,
   Cùng nỗi nhọc nhằn.
   Sẽ quên đi hết...
   Băn khoăn của lòng.
   Lại về
   Vui
   Với người mong
   Nhắp thêm chút rượu,
   Say...
   Trong nghĩa tình.


   NỖI NHỚ...
   (Cho người xưa Kim Chi Gò Công)

   Vẫn biết lên đồi
   Chạm tay, mây trắng
   Anh còn đứng lặng
   Ngước mặt... trông vời .
   Người từ xa xôi
   Tìm về chốn cũ
   Dáng xưa đâu rồi ?
   Tiếc đời lữ thứ !
   Cuộc tình đã lỡ
   Một mình qua đêm !
   Sương ướt bên thềm
   Dài thêm nỗi nhớ !

          TỊNH ĐÀM
   (Hóc Môn, TP. HCM)

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2018

RỪNG DẦU TÂN LÝ, CÂY ME TÂY TUỔI ĐẦU BÌNH TUY - Phan Chính


        

                         RỪNG DẦU TÂN LÝ

        Nay còn sót lại một cụm rừng nguyên sinh khoảng trên ba hecta loại cây dầu lông ở gần khu Mã Thánh, thuộc làng Tân Lý (Tân Bình- La Gi). Những cây cổ thụ loại dầu lông có đến tuổi trên trăm năm, chứng nhân sự biến thiên của một vùng đất đang chuyển dần đến ngưỡng cửa đô thị hóa. Dầu lông còn gọi là dầu rái, dầu bao, chò lông…có cây cao đến 40 mét, tán rộng và đường kính khoảng 80cm. Còn có loại cây dầu cát, lá nhỏ hơn dầu lông, mặt lá mịn trơn, thích hợp trên vùng đất cát. Người dân địa phương Tân Hải, Tân Thiện trước đây sống nghề khai thác dầu bằng cách khoét ở phần gốc của thân cây làm miệng lấy nhựa dầu để bán cho ngư dân đóng thuyền, phủ lên vật dụng tre mây. Cách quản lý ngày xưa bằng sự tự giác của người dân trong vùng, miệng dầu của ai nấy lấy, dù trong rừng vắng mà không trộm cắp của nhau. Có khi phải dùng vỏ cây tràm đốt lên để kích thích nhựa chảy ra nhiều hơn. Dầu lông là nguồn nguyên liệu đặc biệt và không thể thiếu của một thời chưa tiếp xúc với những điều kiện khoa học hiện đại.