BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2018

CHỮ QUỐC NGỮ CHẾ NÉT BÚT LÔNG - Linh Đàn


      
                Tác giả Linh Đàn

Sau 16 năm nghiên cứu loại chữ QUỐC NGỮ CHẾ NÉT BÚT LÔNG nầy, chúng tôi đã tập hợp được thành quả về nét chữ, sự thành công là trước đây như Giáo sư Trần Cảnh Hảo, Linh Mục GS Cao Văn Luận Viện trưởng Viện Đại Huế, và Thầy Phan Văn Dật đã khuyến khích, nên chúng tôi mạnh dạn thực hiện hoài bảo của người xưa, nhưng mãi đến năm 2002 Anh Lê Đình Lộng Chương, và một số hội viên của hội thơ Lan Đình Bà Rịa khuyên anh có năng lực thì cứ việc lên khuôn, gần đây nhất là cháu Lưu Hồng Sơn cũng có ý tương tự, do đó chúng tôi xin công bố mẫu tự chữ Quốc ngữ cổ điển hóa nầy để kính mời Quý Vị góp ý kiến cho bộ chữ nầy hoàn hảo hơn


 

  






    

Bài thơ NAM QUỐC SƠN HÀ của Lý Thường Kiệt, viết dọc trên xuống như viết câu đối, và viết từ bên trái qua như chữ Quốc Ngữ.


                                                             Saigon ngày 19-3-2018 
                                                      LINH ĐÀN trân trọng cẩn chí

1 nhận xét:

Bâng Khuâng nói...

Nguồn: https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Chữ_viết_tiếng_Việt

Quốc âm tân tự (chữ Hán: 國音新字) là một loại chữ viết BIỂU ÂM. Tên gọi “Quốc âm tân tự” có nghĩa mặt chữ là chữ quốc âm mới (quốc âm là tên gọi cũ của tiếng Việt). Hiện còn hai bản viết tay cổ (mỗi bản có bốn tờ) của cùng một văn bản có tên là Quốc âm tân tự (國音新字) viết về loại chữ này đang được lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam. Trong văn bản Quốc âm tân tự không có thông tin cho biết ngày tháng năm cụ thể tác phẩm này được viết ra. Căn cứ vào việc trong lời tựa của tác phẩm chữ “華” (hoa) trong tên gọi “中華” (Trung Hoa) đã được tị huý bằng cách bỏ không viết nét cuối của chữ này (nét sổ) thì có thể đoán rằng văn bản này được viết dưới thời vua Thiệu Trị (Mẹ vua Thiệu Trị tên là “Hồ Thị Hoa” 胡氏華). Cuối lời tựa của văn bản có dòng chữ “五星聚斗南城居士阮子書” (Ngũ Tinh Tụ Đẩu Nam thành cư sĩ Nguyễn tử thư). Qua dòng chữ này có thể biết rằng tác giả của Quốc âm tân tự là một cư sĩ mang họ Nguyễn (阮) ở thành Nam Định (南定) có biệt hiệu là Ngũ Tinh Tụ Đẩu (五星聚斗).

Quốc âm tân tự có 22 “cán tự” 幹字 và 110 “chi tự” 枝字. Cán tự được dùng để ghi phụ âm đầu, chi tự dùng để ghi vần. Mỗi cán tự đều được đặt tên bằng một từ mang vần “ông” có phụ âm đầu là phụ âm đầu mà cán tự đó biểu thị, ví dụ như cán tự biểu thị phụ âm “đ” được đặt tên là “đông”. Quốc âm tân tự không phân biệt “d” và “gi” như chữ quốc ngữ. Có một cán tự được dùng để ghi phụ âm đầu /ʔ/, cán tự này được đặt tên là “ông”.

Tác giả của Quốc âm tân tự đã dùng bốn nét bút là ngang (一), sổ (丨), chấm (丶), phẩy (丿) (nét phẩy còn có biến thể là “㇏”) để tạo nên các cán tự và chi tự. Không phải chữ đơn nào cũng có đủ bốn nét bút kể, có những chữ đơn chỉ có chứa hai hoặc ba nét bút nhưng dù một chữ đơn có bao nhiêu nét bút thì tổng số nét, không phân biệt loại nét bút, trong chữ đơn đó đều là bốn.

Quốc âm tân tự sử dụng cách phân chia thanh điệu truyền thống, thanh điệu được chia thành bốn loại là “bình” 平, “thướng” 上, “khứ” 去, “nhập” 入. Mỗi loại lại được chia ra thành hai bậc “âm” 陰 và “dương” 陽. Tổng cộng có tám thanh là:

“Âm bình” 陰平: là thanh ngang theo cách gọi ngày nay.
“Dương bình” 陽平: là thanh huyền theo cách gọi ngày nay.
“Âm thướng” 陰上: là thanh hỏi theo cách gọi ngày nay.
“Dương thướng” 陽上: là thanh ngã theo cách gọi ngày nay.
“Âm khứ” 陰去: là thanh sắc ở các từ mà khi viết bằng chữ quốc ngữ không kết thúc bằng một trong bốn chữ “c”, “ch”, “p”, “t”.
“Dương khứ” 陽去: là thanh nặng ở các từ mà khi viết bằng chữ quốc ngữ không kết thúc bằng một trong bốn chữ “c”, “ch”, “p”, “t”.
“Âm nhập” 陰入: là thanh sắc ở các từ mà khi viết bằng chữ quốc ngữ kết thúc bằng một trong bốn chữ “c”, “ch”, “p”, “t”.
“Dương nhập” 陽入: là thanh nặng ở các từ mà khi viết bằng chữ quốc ngữ kết thúc bằng một trong bốn chữ “c”, “ch”, “p”, “t”.
Các thanh thuộc bậc âm được ghi bằng một dấu nhỏ hình nửa vòng tròn, các thanh thuộc bậc dương được ghi bằng một dấu nhỏ hình vòng tròn. Để biểu thị thanh bình dấu thanh được đặt bên cạnh “chân trái” của chữ, với thanh thướng dấu thanh được đặt bên canh “vai trái” của chữ, với thanh khứ dấu thanh được đặt bên cạnh “vai phải” của chữ, với thanh nhập dấu thanh được đặt bên cạnh “chân phải” của chữ.