Thực ra trong truyện hay trong phim không có ai là cô gái Đồ Long cả. Nguồn gốc cái tên Cô Gái Đồ Long bắt nguồn từ câu truyện sau đây.
Năm 1961, báo Đồng Nai khi đó ông Huỳnh Thành Vị - chủ
bút nói với Tiền Phong Từ Khánh Phụng (là người Minh Hương, hay dịch truyện tàu
đăng dài kỳ trên các báo): “Cần phải có một
truyện thật đặc sắc, không có thì báo sụt mất tiên sinh ạ!”. Một tuần sau,
Tiền Phong đưa cho ông Vị gần 100 trang đánh máy bản dịch “Ỷ Thiên Kiếm/Đồ Long Đao” của Kim Dung. Đây là một “feuilleton”
(Chuyện đăng tải trên báo) mới nhất của nhà văn này hiện đang đăng hằng ngày
trên một tờ báo ở Hồng Kông
- Liệu có hơn gì “Thần Đao” Hồ Đại Đởm” hay “Võ Lâm Ngũ Bá” - cũng của ông này mà trước đây mình đã đăng không? Ông Vị hỏi.
- Hay hơn là cái chắc.
Thế là quyết định in. Nhưng khi đó phần lớn độc giả của báo là người bình dân, bắt buộc các ông Vị, ông Phụng phải nghĩ ra 1 cái tựa khác cho phù hợp với quảng đại quần chúng, từ đó cái tên Cô Gái Đồ Long ra đời.
Cô gái Đồ Long xuất hiện trên báo Đồng Nai được chừng một tháng, đã gây xôn xao trong dư luận. Đi tới đâu cũng thấy người ta bàn tán, kể cả các nhà khoa bảng. Những số báo có đăng truyện Cô Gái Đồ Long gây tác động mạnh tới nỗi có những người chỉ mua báo để hóng truyện, đọc xong truyện là vất tờ báo như nhạc sĩ Vũ Thành An, Đồ Bì (Vũ Đức Sao Biển), Bình Nguyên Lộc...
Năm 1966 nhà xuất bản Trung Thành (Sài Gòn) in và phát
hành tác phẩm Ỷ Thiên Đồ Long Ký lần
đầu tại Việt Nam cũng lấy tên Cô gái Đồ
Long!
- Liệu có hơn gì “Thần Đao” Hồ Đại Đởm” hay “Võ Lâm Ngũ Bá” - cũng của ông này mà trước đây mình đã đăng không? Ông Vị hỏi.
- Hay hơn là cái chắc.
Thế là quyết định in. Nhưng khi đó phần lớn độc giả của báo là người bình dân, bắt buộc các ông Vị, ông Phụng phải nghĩ ra 1 cái tựa khác cho phù hợp với quảng đại quần chúng, từ đó cái tên Cô Gái Đồ Long ra đời.
Cô gái Đồ Long xuất hiện trên báo Đồng Nai được chừng một tháng, đã gây xôn xao trong dư luận. Đi tới đâu cũng thấy người ta bàn tán, kể cả các nhà khoa bảng. Những số báo có đăng truyện Cô Gái Đồ Long gây tác động mạnh tới nỗi có những người chỉ mua báo để hóng truyện, đọc xong truyện là vất tờ báo như nhạc sĩ Vũ Thành An, Đồ Bì (Vũ Đức Sao Biển), Bình Nguyên Lộc...
Vì ảnh hưởng cách đặt tên này mà sau này có rất nhiều người gọi tên tác phẩm, dịch tên phim, gọi tên phim là Cô Gái Đồ Long (Phim Ỷ Thiên Đồ Long Ký 1986 có tên phim là Cô Gái Đồ Long khi phát hành). Đồng thời có rất nhiều người tin rằng trong truyện có cô gái Đồ Long và hay phân tích, suy đoán, tranh luận... ai mới là cô gái Đồ Long.
Trong nội dung truyện hoàn toàn không có gì đề cập hay liên quan đến Cô gái Đồ Long cả. Độc giả, người xem có lấy kính hiển vi soi từng chữ trong truyện hay từng hình ảnh trên phim cũng đừng hòng tìm thấy cái bóng dáng cô gái giết rồng ấy!
https://www.facebook.com/VLTQ01
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét