BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2020

CẦU TÂN LÝ XƯA - Thơ Trần Chuyển


   

   
                         Cầu Tân Lý trước năm 1999


CẦU TÂN LÝ XƯA

Cầu xưa cổ tích phôi pha,
Tuổi thơ in dấu chân qua một thời.
Mây trôi như tuổi xa người,
Như con "nước bạc" chia phôi phố phường!
Ngựa về dừng vó quê hương,
Ta về nỗi nhớ vấn vương quê nhà!

                                                Trần Chuyển

THÁNH HIẾN, THÁNH LỄ MÙA XUÂN, THẮP NẮNG - Thơ Lê Văn Trung


       


THÁNH HIẾN

Anh mãi luôn ảo tưởng mình là kẻ làm thơ
Dâng hiến trọn trái tim trong vòng tay vũ trụ
Bày biện lòng mình vào trùng trùng thiên cổ
Chỉ những mong nhìn thấy được lòng nhau
Chỉ những mong qua mù mịt bể dâu
Xin dâng trọn tình yêu như một lời tuyên hứa
Và giữ lấy khổ đau làm con đường chuộc tội
Và thơ anh như một phúc âm buồn
Và thơ anh gióng giả từng hồi chuông
Anh gọi thiên thu
Anh tìm hiện kiếp
Anh tan giữa mênh mông
Anh chìm trong u tịch
Xin trái tim anh nằm trong trái tim NGƯỜI
Xin trái tim anh đỏ thắm môi em cười
Anh giữ lại khổ đau như một niềm thống hối
Anh giữ lại vương miện gai đội lên linh hồn chảy máu
Và nguyện xin rữa sạch bụi ưu phiền
Rữa cho em những hương phấn tàn rơi
Cho hóa ngọc trong hồn em trinh bạch
Rữa trôi đi những hạt lệ bầm trong mắt
Của một thời dang dở cuộc trăm năm
Xin ướp thơ anh lên bóng nguyệt nguyên rằm
Xin khấn câu thơ như kinh chiều sám hối
Anh sẽ đặt trái tim mình tội lỗi
Dưới bệ thờ khấn liệm cuộc tình xanh.
                 

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2020

MÂY VƯƠNG LỐI CHIỀU, ĐỊNH MỆNH - Thơ Văn Thiên Tùng


       
                    Nhà thơ Văn Thiên Tùng


MÂY VƯƠNG LỐI CHIỀU

Tập lưu bút tuổi thơ nào cất dấu
Gói trùm bao ký ức quá thân thương
Những buồn vui thoáng chốc được tỏ tường
Từng kỷ niệm ngọt ngào hoen lệ giấy

Những rung cảm tự hôm nào thức dậy
Ý tơ vương ẩn chứa khúc ân tình
Dòng suy tư từng trang tỏa lung linh
Chợt cuồn cuộn dâng tràn sông ký ức

Những khoảng riêng thưở nào đà đánh thức
Vốn hoài mang tự thuở chớm vào đời
Tuổi vàng son ôm ấp của một thời
Ngây ngô đấy nhưng ngất dày mộng đẹp…

Lắm cuộc tình mấy ai nào nỡ khép
Bao trang thư vốn chắp cánh ấy nào
Những lời yêu - thương nhớ quả ngọt ngào
Đành khép kín để ngậm sầu - chất nhớ…

Câu chuyện tình chuổi ngày thơ thế đó
Tuổi học trò nhiều ít vốn sương vương
Tuổi vào đời giăng lối trước cổng trường
Yêu với những dỗi - ghét - hờn chất ngất!

Mối tình đầu rày xưa nồng vị chất …
Muôn sắc hương lắm vị đắm say cùng
Bao lời yêu bấy khắc giận mông lung
Mong đối mặt để giải hờn - hóa dỗi …

Vốn nhân thế bao cuộc tình bỏ ngỏ
Ôm sầu thương mi ngấn- nén châu trào
Chất trái ngang - ngang trái luống nghẹn ngào
Rồi lặng bước tiếp khúc đời trước mặt

Vậy là mối tình đầu đà chôn chặt
Là vết thương hằn cứa nát tim mình
Là nỗi đau lây lất vốn vô hình
Đành đoạn khép hẹn kiếp sau gặp lại  

Khi cổng trường tiễn chân rời tuổi ái
Cửa trường đời muôn hướng vội bật ra
Trước muôn vàn bão tố với phong ba
Sao biết được những điều gì phía trước

Nhân gian vốn lắm người thầm nuối tiếc
Tuổi thơ qua nhưng chẳng mảnh tình trao
Cảm xúc yêu hư thực ấy thế nào
Khi hạnh phúc mãi vời xa tầm với

Có lắm điều đâu như mình mong đợi
Mấy ai yêu lại thành lứa đôi đâu
Chút mây vương như vết cứa hằn sâu
Bỗng đâu đó thoáng vật vờ xao động.

                        QuảngTrị,12. 6. 2017
                     Mai Vân Văn Thiên Tùng

QUÊN SAO ?, CẦU CÁ - Thơ Chu Vương Miện


        


QUÊN SAO ?

Dẹp lầu xanh lầu hồng
Không có kỳ nữ Đạm Tiên, Thúy Kiều
Thì vắng như chùa Bà Đanh
Lũ vương tôn công tử
Bọn Từ Hải và Thúc Kỳ Tâm
Biệt dạng
Dẹp vườn hoa bách thảo
Thì bướm ong chấm dứt dập dìu
Dẹp Khâm Thiên, Quán Bà Mau
Thì Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Cao Bá Quát
Chấm đứt nghề cầm bút làm thơ
Dẹp borden militaire
Thì lính Tây lính ta “Khố đỏ khố xanh”
Xuống tóc đi tu hú
dẹp quán nhạc kara ôke “mại dâm trá hình thức”
thì khách đực rựa chấm dứt
sự nghiệp chơi bời ở nhà cái một
ôi sự đời
đèn đường ngọn đỏ ngọn xanh
có các em các ghệ ăn mặc thời trang
 cổ truyền áo yếm hở lưng
mớ ba mớ bảy váy lĩnh Bắc Ninh
hoặc Tây Phương
váy “jupe mini” cũn cỡn hở ngực hở rốn hở đùi hở chân
nom rất là nghệ thuật văn học văn chương
đương hiện đại
nhạc nhẻo ầm ầm sầm sập
ngang mưa dông
các ghệ mũn mĩm thì múa cột
cởi áo cởi quần
còn trơ lại là nội y nội thất
nói bình dân là “xu chiêng xì líp”
khách hào hoa “bọn dê cụ dê ông đực rựa”
vỗ tay rung đùi cười khoái trá híp cả 2 con mắt
“có nghĩa là múa may đạt yêu cầu”
Các ca sỡi toàn trẻ măng đẹp hết cỡ
Quán quân á quân Bolero
Người mẫu thời trang thời thượng
Bao nhiêu lương tiền tham nhũng
Dốc hầu bao đổ ra cho hết ?
Để sáng ngày mơi lao công lao động tiếp
Kiếm địa
Nói chung xã hội nào thì cũng thế?
Anh đàn cứ đàn, em hát cứ hát
Anh sống cứ sống và anh chết cứ chết
Riêng anh già và đực rựa miễn hát
Vì không có lưng eo, không có vú và không mông đít
thì hát chỉ chó nghe ?
trong rạp bạc trắng lửa hồng
tình già tình choai choai
tình non
nghề thượng đẳng bán tiếng tơ tiếng trúc
trong ánh sáng nửa trong nửa đục
khi ngũ âm
khi lục âm đèn khi tỏ khi mờ
ôi cuộc đời cứ vậy vậy mà mơ ?

Thứ Ba, 7 tháng 7, 2020

NHỮNG BÍ ẨN VỀ NHÂN HUỆ VƯƠNG TRẦN KHÁNH DƯ - Tô Như

(Thethaovanhoa.vn) - Trần Khánh Dư là một danh tướng thời nhà Trần, hiệu là Nhân Huệ Vương. Ông từng lập nên những chiến công hiển hách, mà nổi bật là những chiến công trong cuộc chiến chống quân Nguyên lần 2 và lần 3 khi giữ chức Phó đô tướng quân. Tuy nhiên, chung quanh cuộc đời của danh tướng Trần Khánh Dư vẫn còn những bí ẩn…

                                         Đền thờ Trần Khánh Dư tại Vân Đồn


NHỮNG BÍ ẨN VỀ NHÂN HUỆ VƯƠNG TRẦN KHÁNH DƯ
                                                                                              Tô Như

Phó tướng Vân Đồn

Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Đinh Hợi, Trùng Hưng năm thứ ba (1287)... Khi ấy, thủy quân Nguyên đánh vào Vân Đồn, Hưng Đạo vương giao hết công việc biên thùy cho Phó tướng Vân Đồn là Nhân Huệ vương Khánh Dư”.
Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép: “Khánh Dư làm Phó tướng ở Vân Đồn, Hưng Đạo vương giao phó cho giữ hết công việc ngoài biên giới.”
Đọc sơ qua liền thấy ở Vân Đồn thì Trần Khánh Dư là Phó tướng, vậy thì ai là chủ tướng? Tại sao không thấy chủ tướng xuất hiện trong các trận đánh quan trọng năm Đinh Hợi này?
Phải chăng vì Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn giao phó trách nhiệm cho Khánh Dư, như vậy Quốc Tuấn chính là Chủ tướng Vân Đồn.
Tuyệt đối không phải vậy. Phó tướng ở đây là viết tắt của “Phó đô tướng quân” hoặc “Phó đô tướng”.
Lịch triều hiến chương loại chí viết về quan chế nhà Trần như sau: “Về võ giai thì có các chức Phiêu kỵ Thượng tướng quân (chỉ Hoàng tử mới được chức ấy), Cấm vệ Thượng tướng quân, Kim ngô vệ Đại tướng quân, Võ vệ Đại tướng quân, Phủ quân Phó đô tướng quân, Thân vệ tướng quân, Điện súy Đô áp nha, Quản quân Tiết độ sứ, Đô thống chế. Các chức trên đều là quan coi việc binh...”.

VỜI QUÊ, TÌNH BUỒN CA DAO LỤC BÁT 1 - Thơ Nguyên Lạc


   


VỜI QUÊ

“Sương khói chạnh niềm riêng cố xứ
Dõi mắt, xuân không, lệ đắng lòng!”
                                                (NL)

Lam dương hướng ấy chiều đến vội
Thấy những tàn phai mộng cuối trời
Đồng vọng mùa sang lời rất khẽ
Vời nhớ quê hương ngút phương đoài

Sao nhớ chi câu thơ ly khách
Chuyện ngàn xưa buồn tiếp đời nay
Sầu ly hương đong đầy mắt khách
Sao chẳng say ly rượu chiều này ?

Nhớ lắm cố hương dòng sông Hậu
Ròng lớn hoa trôi thắm biếc màu
Thương lắm quê tôi vườn trái ngọt
Sầu riêng môi mật mớm tình nhau

Ra đi là biết rồi không thể…
Mang theo hồn thơ cổ người xưa
Mang theo chút tình quê để nhớ
Chiều nay vời đó ngất một màu !

Tha hương luân lạc đầu có bạc
Vẫn mãi trong tôi cố quận nào
Bạc đầu tình ấy làm sao bạc?
Cách chi phai nhạt vị ngọt ngào ?

Vẫn mãi trong tôi vườn trái ngọt
Trăm năm môi mật mớm tình nhau
Lữ khách vời quê đoài đoạn mắt
Tri kỷ người đâu? Nắng quái sầu!

MỘT SỐ CÁCH ỨNG PHÓ VỚI TẬT XẤU CỦA CẤP DƯỚI - Vũ Thị Hương Mai




MỘT SỐ CÁCH ỨNG PHÓ VỚI TẬT XẤU CỦA CẤP DƯỚI

Một tổ chức (doanh nghiệp) làm ăn có hiệu quả cần phải có sự tâm đầu ý hợp từ trên xuống dưới. Nhân viên có tinh thần vững vàng, tư tưởng tập trung mọi khả năng để làm việc. Bên cạnh đó, người lãnh đạo nên có một đường lối khôn khéo điều hành, chỉ đạo có hiệu quả. Tuy nhiên, dù có khôn khéo đến mấy cũng không tránh khỏi những phần tử cố ý chống đối. Sau đây, chúng tôi xin đưa ra một số tình huống và cách đối phó để các bạn tham khảo.

TIỄN HẠ, TRĂNG MƯA - Thơ Tịnh Bình


    


TIỄN HẠ

Tiễn mùa con nắng nói mê
Trâu nằm nhai gió bờ đê hạ nồng
Tiếng gà trưa vắng mênh mông
Tàn sen mà vẫn xanh lòng trúc tre

Buồn chi day dứt khúc ve
Bốn mùa thắp mãi nắng hè trong tim
Vườn trưa lá ngủ lặng im
Cành cao thưa thớt tiếng chim gọi đàn

Bâng khuâng gió tiễn mùa sang
Ngậm ngùi nhớ nắng thênh thang thuở nào
Cánh diều lưu luyến nghiêng chao
Vẫy tay từ giã nhé màu trời xanh

Chạnh lòng thoáng hạ hao hanh
Phượng thôi thắp lửa trên cành hoa xưa
Cuối trời lơ đãng hạt mưa
Nghe trong sương khói về chưa thu vàng...?

ĐỌC TẬP CÁO, PHÚ, HỊCH, VĂN TẾ, VĂN BIA “TÂM THÀNH LỄ BẠC” CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN PHÚC VĨNH BA - Châu Thạch


               
                        Nhà bình thơ Châu Thạch


ĐỌC TẬP CÁO, PHÚ, HỊCH, VĂN TẾ, VĂN BIA “TÂM THÀNH LỄ BẠC” CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN PHÚC VĨNH BA
                                                                                  
Nhà thơ Nguyễn Phúc Vĩnh Ba, một cây bút  thuộc bậc thượng thừa thành phố Huế, chuyên về lối văn Biền Ngẫu, là lối văn có cấu trúc văn chương cổ xưa, trong đó lấy đối làm nguyên tắc cơ bản, tạo cho lời văn sự nhịp nhàng cân đối.

             
                        Nhà văn Nguyễn Phúc Vĩnh Ba

Thứ Hai, 6 tháng 7, 2020

LÀ CÁNH CỬA KHÔNG MỞ - Thơ Vĩnh Thuyên



                              Nhà thơ Vĩnh Thuyên


LÀ CÁNH CỬA KHÔNG MỞ

Sau lưng là cánh cửa không mở
Sau cánh cửa là dòng sông uốn khúc bên người đàn bà lặng lẽ
Lặng lẽ ba bốn mươi năm trời tựa con nước lớn ròng vất vả mang theo
Nhiều lần em muốn hỏi
Sông ơi!
Vì sao?

Cánh đồng không còn xâm mặn khi nước lũ về
Lúa đã chín xoay quanh cuộc đời tất tả
Hết rồi bữa đói bữa no
Chỉ thời gian uốn cong thân phận và bao điều được-mất

Trước mặt là cánh cửa đã mở
Mấy mươi năm rồi không tìm làm sao gặp
Anh đã bỏ lại sau lưng một trời ký ức cùng em và dòng sông mang tên...
Sau lưng cánh cửa vẫn chưa mở
Sóng ơi!
Giờ biết làm sao?
                                                                                     Vĩnh Thuyên


Tên thật: Dương Văn Thạnh
ĐT 0913955275.
Email: duongvinhthuyen@gmailm com
Địa chỉ: Cty Tây Ninh COSINCO số 610 QL 22b Long Thành, Nam Hòa Thành, Tây Ninh

NON NƯỚC ĐẠI NAM, NƯỚC ĐỔ ĐẦU VỊT, NGHÈO NGHÈO, MUỐN, THƠ “NỤC BÁT” - Thơ Chu Vương Miện


      


NON NƯỚC ĐẠI NAM

tiểu tòng đại
nhược tòng cường
lý thê giã, thiên giã
(Khổng Tử Gia Ngữ) *
lý kẻ mạnh bao giờ cũng thắng **
nhưng theo ta thì kẻ mạnh cũng thua
sử biên niên truyền lại tới giờ
lọc phần chính bỏ đi phần ba xạo
khi dư giả ăn cơm toàn gạo
khi cùng đường nhếch miệng cười trừ
dân tộc nào? mà chả nên hư
khi hưng thịnh khi thì mạt vận
từ Đông Châu Đại Đường Đại Tống
cũng cứ thua dài dài mất nước như không
từ Liêu Kim, Tiên Ty đến Khiết Đan
Dày xéo rách bươm giang san nhà Đại Hán
nước Việt ta trên ngàn năm quốc nạn
một cái vèo đuổi tuốt bọn xâm lược xâm lăng
vào thời nhà Lý
Lý Thường Kiệt xua quân chiếm Châu Ung
làm mưa gió trên đất đai Lưỡng Quảng
thời nhà Trần
3 lần đánh tan quân Thành Cát Tư Hãn
cọc Bạch Đằng cắm sừng sững còn đây ?
kể làm cái gì ?
chuyện đánh Tàu, đánh Nhậ,t đánh Tây
bao bành trướng trên đất này
trước hoặc sau thua hết trọi
rồi tháo lui bất thần không kịp nói
rời âm thầm lặng lẽ chuồn đi ?
ôi bao thời mang tiếng man di
mà sức mạnh như thần
đánh đâu thắng đó
vũ trụ cứ quay
tuần hoàn muôn thủa
đảo Trường Sa, Hoàng Sa, thác Bản Dốc
cũng chỉ là chuyện nhỏ
chả có con đường nào
cách núi ngăn sông là khó
mà chẳng qua đất nước chúng ta
đang sửa soạn trở mình

[*] nhỏ phục lớn, yếu phục mạnh
cái lí là vậy, cái thế là vậy; ý trời cũng vậy
[**] E'dop

Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2020

HAI BÀI THƠ VỀ HOÀNG HẠC LÂU CỦA NGUYỄN THUẬT - Lê Thí

Mời đọc hai bài thơ của sứ thần Nguyễn Thuật viết về lầu Hoàng Hạc, để hiểu thêm một tài năng, một tính cách Quảng!
Lầu Hoàng Hạc qua thơ của Nguyễn Thuật không chỉ với cảnh hàng phong, làn sóng, bến nước với tiếng gió, tiếng sáo… - những cảnh ước lệ vốn có của cổ thi ở hầu hết những bài thơ viết về lầu Hoàng Hạc, mà còn cả “cảnh thuyền máy chạy bằng hơi nước của người Tây phương đậu nơi cửa biển” (Doanh đắc kỳ quan viễn hải chu) đã làm cho Đăng Hoàng Hạc lâu “không rơi vào khuôn sáo, không ngại thơ đề trên đầu” (Tuy Lý Vương).

                                             Hà Đình Nguyễn Thuật.


HAI BÀI THƠ VỀ HOÀNG HẠC LÂU CỦA NGUYỄN THUẬT
                                                                                                  Lê Thí

Những sứ thần Việt Nam làm thơ về lầu Hoàng Hạc 

Lầu Hoàng Hạc là “một di chỉ văn hóa, nơi kết duyên văn tự của thi nhân mọi thời”. Đây là một trong “Tứ đại danh lâu” của Trung Quốc, được Tôn Quyền xây năm 223 dưới thời Tam quốc, nay thuộc thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, trên vực đá Xà Sơn bên bờ sông Dương Tử.

SƠ LƯỢC NGUỒN GỐC MỘT SỐ ĐỊA DANH MIỀN NAM - Hồ Đình Vũ




SƠ LƯỢC NGUỒN GỐC MỘT SỐ ĐỊA DANH MIỀN NAM
                                                                                    Hồ Đình Vũ

Có nhiều nơi ở miền Nam mình đã đi qua, đã ở đó, đã nghe nói tới hoặc đã đọc được ở đâu đó...riết rồi những địa danh đó trở thành quen thuộc; nhưng chắc ít khi mình có dịp tìm hiểu tại sao nó có tên như vậy ?
Bài viết này được hình thành theo các tài liệu từ một số sách cũ của các học giả miền Nam: Vương Hồng Sển, Sơn Nam và cuốn Nguồn Gốc Địa Danh Nam Bộ của Bùi Đức Tịnh, với mục đích chia sẻ những hiểu biết của các tiền bối về tên gọi một số địa phương trên quê hương mình.
Xin mời các bạn cùng tham khảo và đóng góp ý kiến từ các nguồn tài liệu khác - để đề tài này được đầy đủ và phong phú hơn.

1.- Tên do địa hình, địa thế 
Bắt đầu bằng một câu hát dân gian ở vùng Ba Tri, Tỉnh Bến Tre: “Gió đưa gió đẩy, / về rẫy ăn còng, / về bưng ăn cá, / về giồng ăn dưa…’’

         


 - Giồng: Là chỗ đất cao hơn ruộng, trên đó nông dân cất nhà ở và trồng rau, đậu, khoai củ cùng một số loại cây ăn trái. Bởi vậy nên mới có bài hát:“trên đất giồng mình trồng khoai lang…’’ 
Một con giồng có thể bao gồm một hay nhiều xã. Ở Bến Tre, Giồng Trôm đã trở thành tên của một Quận (Huyện). Lại nhắc đến một câu hát khác:“Ai dzìa Giồng Dứa qua truông. Gió rung bông sậy, bỏ buồn cho em…’’ Giồng Dứa ở Mỹ Tho, khoảng từ chỗ qua khỏi ngã ba Trung Lương đến Cầu Long Định, ở bên phải Quốc Lộ 4Giồng Dứa. Sở dĩ có tên như thế vì vùng này ở hai bên bờ sông có nhiều cây dứa. (Dứa đây không phải là loại cây có trái mà người miền Nam gọi là thơm, khóm. Đây là loại cây có lá gai dáng như lá thơm nhưng to hơn và dày hơn, màu xanh mướt. Lá này vắt ra một thứ nước màu xanh, có mùi thơm dùng để làm bánh, đặc biệt là bánh da lợn). Vừa rồi có nhắc đến truông, hồi xưa về Giồng Dứa thì phải qua truông, vậy truông là gì ?
Truông: Là đường xuyên ngang một khu rừng, lối đi có sẵn nhưng hai bên và phía trên đầu người đi đều có thân cây và cành lá bao phủ. Ở vùng Dĩ An có Truông Sim. Ở miền Trung, thời trước có Truông nhà Hồ.
 “Thương em anh cũng muốn vô. Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang’’. Tại sao lại có câu ca dao này ? Ngày xưa Truông nhà Hồ thuộc vùng Vĩnh Linh, Tỉnh Quảng Trị, còn gọi là Hồ Xá Lâm. Nơi đó địa hình trắc trở, thường có đạo tặc ẩn núp để cướp bóc nên ít người dám qua lại.

Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2020

MÙA THI VIẾT CHO EM - Thơ La Thụy, nhạc Thanh Chương


   

       

Thơ: La Thuỵ                           
Nhạc: Thanh Chương.                          
Trình bày: Hoàng Thuý.     
        

MÙA THI - VIẾT CHO EM              

Nhành phượng thắm chào em: mùa thi đến              
Tiếng ve ran rộn rã gọi hè về              
Các em yêu, vườn hồng đang chớm nụ              
Ngoan chăm lên, hương dậy ngát trăm bề              

Em yêu ạ! Ngày xanh đang dịu sáng              
Sự biếng lười sẽ huỷ lá nhành non              
Dù vất vả, sách bài như đá tảng              
Cứ kiên trì dần nhẹ chuyển mây bông              

Gạo trắng đẹp chính nhờ xay xát kỹ              
Sắt thép kia mài riết cũng thành kim              
Này em hỡi! Chớ nản lòng em nhé              
Ước mơ hồng rồi tung cánh như chim              

Từng mái đầu nghiêng nghiêng trên giấy trắng              
Mắt xoe tròn ngời sáng tuổi thơ ngây              
Nét mực tím trải đều đang múa lượn              
Trán thiên thần nhíu khẽ - Dáng thơ bay              

Ơi em yêu, chồi xanh ươm hy vọng              
Thầy mãi lặng chèo đẩy nhịp đò đưa              
Dù buồn vui nhấp nhô từng vỗ sóng              
Vẫn dịu lòng chở khách cập bờ mơ                                                         
                                          La Thuỵ                                             
                                           (1990)                 


TRÁCH BẬU - Thơ Trần Mai Ngân


    


TRÁCH BẬU

Bậu đi mất hút dáng kiều
Ta còn ở lại với điều cũ xưa
Hương nồng trên tóc buổi trưa
Vai trần môi ấm chưa vừa chữ duyên

Bậu xa xa khuất triền miên
Con sông bến nước lặng yên nhớ nhiều
Hôm nay trời cũng ngã chiều
Ta về nơi cũ quạnh hiu chốn này...

Nhớ Bậu... ôi! nhớ những ngày
Thâu đêm suốt sáng đã rày cho nhau
Nhớ Bậu lòng cắt như dao
Vết thương mới quá làm đau đớn lòng...

Bậu ơi! đã gọi là chồng
Đã kêu là vợ sao đành lòng xa
Không là dối trá điêu ngoa
Chỉ là duyên phận đổ thừa cho vơi!

“Ví dầu tình bậu muốn thôi
Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra!” **

                          Trần Mai Ngân

** ca dao