BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2018

SƠN TINH, THỦY TINH - Thơ Nguyễn Nhược Pháp


    


SƠN TINH, THỦY TINH

I

Ngày xưa, khi rừng mây u ám
Sông núi còn vang um tiếng thần,
Con vua Hùng Vương thứ mười tám,
Mỵ Nương, xinh như tiên trên trần.
Tóc xanh viền má hây hây đỏ,
Miệng nàng hé thắm như san hô,
Tay ngà trắng nõn, hai chân nhỏ:
Mê nàng, bao nhiêu người làm thơ.
Hùng Vương thường nhìn con yêu quá,
Chắp tay ngẩng lên giời tạ ân;
Rồi cười bảo xứng ngôi phò mã,
Trừ có ai ngang vì thần nhân.
Hay đâu thần tiên đi lấy vợ!
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh lòng tơ vương,
Không quản rừng cao, sông cách trở,
Cùng đến Phong Châu xin Mỵ Nương.

Sơn Tinh có một mắt ở trán,
Thuỷ Tinh râu ria quăn xanh rì.
Một thần phi bạch hổ trên cạn,
Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi.
Hai thần bên cửa thành thi lễ,
Hùng Vương âu yếm nhìn con yêu.
Nhưng có một nàng mà hai rể,
Vua cho rằng thế cũng hơi nhiều!
Thuỷ Tinh khoe thần có phép lạ,
Dứt lời, tay hất chòm râu xanh,
Bắt quyết hò mây to nước cả,
Dậm chân rung khắp làng gần quanh.
Ào ào mưa đổ xuống như thác,
Cây xiêu, cầu gẫy, nước hò reo,
Lăn, cuốn, gầm, lay, tung sóng bạc,
Bò, lợn, và cột nhà trôi theo.
Mỵ Nương ôm Hùng Vương kinh hãi.
Sơn Tinh cười, xin nàng đừng lo,
Vung tay niệm chú. Núi từng dải,
Nhà lớn, đồi con lổm cổm bò
Chạy mưa. Vua tuỳ con kén chọn.
Mỵ Nương khép nép như cành hoa:
"Con đây phận đào tơ bé mọn,
Nhân duyên cúi để quyền mẹ cha!"
Vua nghĩ lâu hơn bàn việc nước,
Rồi bảo mai lửa hồng nhuốm sương,
Lễ vật thần nào mang đến trước,
Vui lòng vua gả nàng Mỵ Nương.

DIỆU KỲ - Thơ Quách Như Nguyệt


        
 
DIỆU KỲ

Tình yêu ta rất diệu kỳ
Như khi anh nói thầm thì bên tai
Mình đâu cần biết tương lai
Yêu em hiện tại, bây giờ anh ơi!
Nhìn nhau ánh mắt lã lơi
Tóc xòa trên gối, chơi vơi ân tình
Hiếm ai hạnh phúc như mình
Tình yêu tròn vẹn, đôi mình một đôi
Lỡ mai có phải chia phôi
Vẫn thương nhau mãi, nhớ hoài không thôi…
Nhớ nhau ánh mắt, bờ môi
Thiên thu tình đẹp, xa xôi mà gần
*
Xa là cách một bàn tay
Xa là anh phải đi làm sáng nay
Yêu nhau ta vẫn mê say
Như thuở ban đầu… trời đất quay quay
*
Anh ôm em bảo nhớ nhiều
Chưa xa đã nhớ dẫu chiều gặp nhau
*
Cảm ơn hạnh phúc nhiệm mầu
Cảm ơn anh nhé người tình trăm năm
Sáng nay vui quá anh à
Chân đi như nhẩy, tim như trăng rằm
*
Người em yêu… hỡi tình nhân
Cho nhiều hơn nhận… cảm ơn anh nhiều!

                                              Như Nguyệt


       

CHÙM THƠ THIỀN 25 CỦA CHU VƯƠNG MIỆN


        
        
VÔ GIA CƯ

ngồi trên ghế trạm xe bus
chơi một ổ bánh mì không người lái
vất giấy gói xuống lề đuờng
chơi luôn chai nước sông
uống xong quăng luôn vỏ chai
xuống bên cạnh
chiếc xe bus tới giờ đến
và đi
không thèm ngó tới
móc trong túi
điếu thuốc nhàu nát
không nhìn ai ?
bật lửa hút

EM NGỒI CHẢI TÓC - Thơ Nhật Quang


   

EM NGỒI CHẢI TÓC

Em ngồi chải tóc bên hiên
Nắng hồng e ấp…trao duyên ngượng ngùng
Lả lơi gió vuốt tóc nhung
Mây giăng lơ lửng chập chùng ý thơ

Em ngồi nhặt nắng vu vơ
Hong thơm suối tóc hanh khô vạt chiều
Môi ngoan, mắt liễu yêu kiều
Mây nghiêng, gió lượn bao chiều vấn vương.

                                                 Nhật Quang
                                                   (Sài Gòn)

MỘT THỜI PHÚ YÊN - Thơ Huy Uyên


        
                       Nhà thơ Huy Uyên


MỘT THỜI PHÚ YÊN
(Thơ tặng Dì Lucia)

Phố và những thiếu-nữ dịu hiền
con đường, ngã ba, ngã tư đơn lẻ
nhà thờ tượng Chúa lặng im
bên sông dài về đâu nước chảy.

Một mình Trần-Hưng-Đạo loang đầy nắng
chiếc xe thổ mộ ngựa phì phò
dài theo từng bóng cây
chợ Tuy-Hòa trầm vắng
nghiêng treo giọng ca ai- đời chơi vơi.

Em ở đâu em gái Tuy-Hòa
chiều thả tóc bay cùng gió
ngậm trong hồn tình ai - Dì Lucia
sao quá chao lòng người yêu xưa bé nhỏ.

Quê nhà chiều ba mươi rét ngọt
người một mình lầm lũi bước, lạnh con đường
sầu liêu xiêu bay ngọn cây hồn phách
nỗi đau tan theo đốm lửa sau cùng.

Ai đi về bên trời sẻ chia
nụ hôn cũ từ lâu dấu kín
hoài niệm xót xa chi nữa một thời
ngọn roi quất ngước một đời thâm tím.

Lung linh cửa sổ nhà ai ngọn nến
Phú-Yên tối chìm, phố ngủ hoang-mê
bao nhiêu năm không người đưa tiễn
đào mộ chôn người lấp nỗi cay se.

Xót chi hoài ký-ức trong tôi
em một lần treo tim đứng ngó
em rồi như rong biển, mây trời
Tuy-Hòa xa không ngày quay lại.

                                 24-12-2014
                                  Huy Uyên

HUẾ, NỖI NHỚ KHÔN CÙNG… - Thơ Hạ Thái Trần Quốc Phiệt


   


HUẾ, NỖI NHỚ KHÔN CÙNG…

Nhắc chuyện xưa như vẽ vời huyền thoại
Ngọn gió diệu kỳ thổi đến thần kinh!
Những mái lầu cong lưỡng chầu long phụng
Khúc Nam Ai điệu ca Huế rất tình!

Cố Đô đó là một trời kỷ niệm
Vùng tuổi thơ hoa mộng dễ gì quên
Ánh trăng mơ lọc qua tàn cổ thụ
Trầm hồi chuông lạnh lẽo mỗi từng đêm.

Khi rời Huế là khởi mùa binh lửa
Buổi chia ly quả bịn rịn vô cùng
Ngó nhịp cầu rồi ngước lại dòng sông
Trông bến cũ thuở qua đò Thừa Phủ

Chuông Linh Mụ mỗi sáng mai vọng đỗ
Tiếng mõ loan Diệu Đế thức hừng đông
Kìa Đông Ba Gia Hội nối liền dòng
Có xa mấy, ghe lườn qua cồn Hến...

Huế một thời ươm vô vàn trìu mến
Con đường trăng Thành Nội ngõ Đặng Dung
Mái nhà thân thương tuổi nhỏ nương thân
Lớn dần lên nhờ bát cơm Phiếu Mẫu .

Những tên xưa nào Hiếu Nhơn, Trung Hậu...
Này Trung Tích nọ Bộ Học, Bộ Tham ...
Từ ngã... Anh Danh dẩn đến Viện Bảo Tàng
Di Luân Đường... trơ hai hàng tượng đá...

Hình thái Huế một thời răng nhớ quá!
Súng thần công lời gió lộng cao tầng
Xa Huế rồi mà cứ mãi bâng khuâng
Giữa Sài Gòn đã nhiều lần bật khóc...!

Nhạc quán khuya nghe lịm hồn thổn thức
"Về miền Trung"buồn da diết mần răng !
"Ai ra xứ Huế" thấm thía chi bằng...!
Lau nước mắt nghe "Mưa trên phố Huế"...!

Ôi Huế !... Ở thì buồn đi thì nhớ!
Thành quách rêu phong gói kín nỗi niềm
Để xa rồi nỗi nhớ cứ triền miên
Lá vàng rơi trên dấu hài cung nữ !

Chừ đem Huế theo bước chân viễn xứ ...
Cả tiếng mưa rơi / cổ kính con đường
Bến sông qua có tên những ngôi trường
Gom buồn vui quay vòng về dĩ vãng...

Huế của một thời kiêu sa lãng mạn!
Dấu hoang tàn cổ kính ngự trong ta...

                Hạ Thái Trần Quốc Phiệt
                        Aug/30/2018

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2018

KHA TIỆM LY THÍCH ĐỌC THƠ TỊNH ĐÀM - Châu Thạch


            
                  Nhà bình thơ Châu Thạch


        KHA TIỆM LY THÍCH ĐỌC THƠ TỊNH ĐÀM
                                                                       Châu Thạch

“Tôi thích đọc thơ Tịnh Đàm”. Đó là câu nói của nhà thơ Kha Tiệm Ly. Châu Thạch tôi cũng thế, nhưng tất nhiên Kha Tiệm Ly là nhà thơ đươc mến mộ và có uy tín hiện nay nên tôi mạn phép mượn lời nói của ông để làm đầu đề cho bài viết.
Tôi biết nhà thơ Tịnh Đàm qua dòng thời gian facebook của ông có tên là Đàm Tài Nguyên. Một buổi sáng, một bài thơ của ông đã đánh động tâm hồn tôi, buộc tôi phải dừng lại lâu dài trên trang fay ấy. Bài thơ ngắn gọn như sau:

MẤY DÒNG LỤC BÁT

Tương tư nào ?
Khép bên đời
Trả người áo mộng
Một thời vàng hoa !

Cũng đành
Quên
Những thiết tha
Nhủ tôi :
Người đã bước qua...
Cuộc tình !

Còn lại gì ?
Nỗi lặng thinh !
Hai con mắt nhắm
Ru mình...
Vào đêm !

NGÀY XƯA QUẢNG TRỊ - Đinh Hoa Lư

Thời gian qua mau. Ôi “sương gió phôi pha bóng nguyệt tà...” như câu thơ xưa Hàn Tín. Bức tường thành rêu phong phủ kín, di tích Quảng Trị nay chỉ còn đọng lại trong ký ức con người... Đêm trường tỉnh giấc ta nghe “tiếng xưa” như vọng lại từ đáy lòng... Quê hương xưa biết bao giờ gặp lại? Nay chỉ còn trong tâm thức, bao âm vang từ quá khứ vọng về một thuở hồn quê.

           

Ngược thời gian trở về quá khứ thật xa. Một thời đối với những ai là Người Quảng trị đó là cả một chặng đời xuân sắc biết bao kỷ niệm êm đềm, đẹp như gấm hoa. Nay hình ảnh đó đã là những gì mờ nhạt như khói sương rồi hình ảnh cái thành thỉnh thoảng trở về trong tôi với những gì còn sót lại trong ký ức một ngưòi xa xứ.

      [IMG]
                                    Cổng thành Đinh Công Tráng (1969)
                                        (Cửa Hữu Thành Cổ Quảng Trị)

       
NGÀY XƯA QUẢNG TRỊ

Tôi còn nhớ có những sáng mù sương Thành Cổ trông chẳng khác một bức tranh xưa trong Hùng Sử Việt hay truyện cổ tích. Cửa Hậu trong làn sương sớm qua trí tưởng tưởng của tuổi thơ - tôi mường tượng trong cổng thành uy nghiêm kia có những vị thiên tướng cùng muôn ngàn tinh binh gươm giáo đầy trời.
Giữa thinh không vắng lặng của buổi sáng sương mù, mặt hồ quanh thành bồng bềnh một màu trắng đục của màn sương trông y những đám mây làm trí tưởng tưởng của tôi xa thêm: Cổng thành trông chẳng khác gì cái cổng "THIÊN ĐÌNH" trong truyện tranh tôi đọc. Đến khi vầng dương lên cao, nắng mai phá tan màn sương đục thì Thành Cổ mới trở về hiện thực.

              

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2018

HOÀI NIỆM ÁI TỬ… - Nhất Lâm

Nguồn: Tạp chí Sông Hương số 232 - 06 - 2008

Trước năm 1945, mỗi lần đi qua Ái Tử, tôi không khỏi lo sợ… Một sự lo sợ mơ hồ. Còn vì sao mà sợ thì cũng chẳng biết.

   
                                Dinh Trấn Ái Tử


        HOÀI NIỆM ÁI TỬ…

Mùa hè mảnh đất Quảng Trị gió Nam Lào thổi ù ù làm cát bụi dọc đường thiên lý bay mịt mờ như ai ném cát lên không trung. Còn về mùa mưa, nhất là mưa mấy tháng đông kéo dài thì buồn lắm. Ngày ấy rừng còn dày lắm, rừng lan ra đến đường sắt và ban chiều hay đêm tối là thú rừng ra tận quốc lộ 1A.
Khi tôi lên 8 lên 10 thì Ái Tử trở thành sân bay của người Pháp. Nói cho đúng nghĩa thì Ái Tử chỉ là bãi bay cho loại máy bay bà già, đa cô ta với tốc độ dưới 300 cây số giờ, có việc gì quan trọng mới hạ cánh xuống Ái Tử.

HỘI GÀ TRỐNG NUÔI NHAU - Đặng Kim Oanh


         

             HỘI GÀ TRỐNG NUÔI NHAU

Cãi nhau và li thân. Hay thay chữ li thân, vợ chồng chẳng phải, người dưng cũng không, ai cũng có quyền với ai và cũng chả làm gì được ai. Chán cái cảnh vào ra thấy nhau như thấy cột điện, lão Long đòi chia miếng đất ngoại ô, lên lên xuống xuống ngắm chán rồi cũng đành mua cái nhà gỗ, quyết tâm đi “trấn thủ lưu đồn” xa vùng chiến tranh. Vốn máu mê hội họa, gã bỏ công đì- dai một cái nhà hoàn toàn không giống ai. Tất cả đều ngẫu hứng. Cổng không cao, to, bề thế mà lãng mạn cọc tre, tường không xây, chỉ cắm gỗ khoảng cách vô chừng. Bên trong trồng rong riềng, khoai mỡ, khoai lang…Nhà càng lạ, rất ít tường, chỗ cần che thì lắp kính màu trà kéo rèm, không thì cứ thông thống, ai thích nhìn thì nhìn.
Thời gian chả bận bịu vợ con nên gã nhẩn nha làm nhà. Sai đâu sửa đấy, theo đúng tiêu chí “Quan có cần nhưng dân chưa vội”. Xóm này buồn cười là hầu như không có lớp trung lưu. Người nghèo không chen nổi vào thành phố lên đây từ mười mấy năm trước, mua đất rẻ như cho, chờ sổ đỏ theo kiểu năm ăn năm thua. Đại gia nhà cửa cao tầng đã chán giờ muốn có chỗ treo giò lan, lồng chim… lẻ tẻ lên, sau khi có con đường bê tông rất điệu khéo léo lượn qua xóm. Nhà gã mua từ dạo chưa có chủ quyền nên rộng đến non sào, gần sông, giữa vùng cây ăn trái, rất hợp với người dỗi hết cả làng.

ƯỚC VỌNG – Đức Hạnh và Thi Hữu


   

ƯỚC VỌNG !
"Song thất lục bát"

ĐỪNG than vãn tình đời cằn cỗi
THỞ bình tâm tỏ lối nhân sinh
DÀI tình nhân ái công minh
HÃY khơi biển cả hoa tình thắm tươi

VƯƠN khát vọng bình minh bát ngát
VAI thong dong gánh vác sơn hà
MÀ nghe đất Mẹ vui ca
SỐNG trao mộng thắm trổ hoa đất trời

BÙN nhớp nhúa nhưng đời rạng rỡ
DƯỚI trăng sao thắm nở ân tình
CHÂN thành cuộc sống lung linh

NHƯNG thêm ước vọng bình minh sáng ngời
NẮNG đẹp quá! Quê mình chim hót
Ở trên cành nhảy nhót múa ca

TRÊN bầu trời mãi bay xa
ĐẦU sông cuối bãi mặn mà thương yêu..!

                                             Đức Hạnh
                                            25.10.2018

CHÙM THƠ THÁNG 11 CỦA HUY UYÊN


        
                       Nhà thơ Huy Uyên


EM, TÔI VÀ MÙA TRĂNG CŨ

Đêm trăng đầy lấp bãi cát vàng
Hai người yêu lặng thinh trên cầu Phụ-Ngọc
Thoáng nghe tiếng ai hát trong vườn
Mênh mông đồng lúa xanh mùa bấc.

Nỗi buồn theo em về An-Thái
Thương nhớ xa lắc tình ai
Làm sao nguôi quên ngày đó
Những giọt nước mắt chảy dài.

Trên sông người tật-nguyền im-lặng
Quẩn quanh chùm hoa đại ngát hương
Bao la đất trời ngủ muộn
Hỏi rằng em có trở về không ?

Buổi tối lạnh đầy trăng
Chừng như khuôn mặt lẫn khuất
Hoang-vu cỏ dậy bên thành
Lá cây suốt đời ngậm sữa.

Có phải em nấm mộ
Thở đầy mùi hương khói hoang mê
Bé bỏng trong em niềm vui nho nhỏ
Trái tim xưa cũng quên lối đi về.

Trăn trối đi qua bóng đêm
Bầu trời những chùm sao xa tít
Phảng-phất ngậm-ngùi trong em
Những khuôn mặt người không quen biết.

Em và cuộc tình chia-biệt
Mùa trăng bỏ lại vuốt ve
Nghe tim quạnh quẻ
Chôn một nụ cười quạnh buốt
Em xa tôi từ đó.

CHÙM THƠ THIỀN 24 CỦA CHU VƯƠNG MIỆN


        

CÂY CẦU

cây cầu kia đã dẹp
giòng sông lấp đã đầy
lơ thơ hồ vài khoảnh
xanh um rặt bèo tây
xoá hẳn tên Tô Lịch
còn con cống queo gầy
tìm tòi nơi chốn cũ
lưa thưa mấy tàng cây
đất đai còn nguyên vẹn
nhưng lịch sử quá dày
trang sau đè trang trước
bừa tràn lên luống cày
xưa sót vài ngôi mộ
kèm mấy tấm bia phai
hạc qui nằm chỏng gọng
mà cổ ngắn cổ dài
ôi cái vòng chu dịch
chả chạy thoát một ai ?
công hầu cùng khanh tướng
chung nhau tiếng thở dài

"HƯƠNG QUÊ", THƠ ĐẶNG XUÂN XUYẾN - Nguyễn Xuân Dương


      

          "HƯƠNG QUÊ" - THƠ ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Bài thơ viết về cái ngõ quê với rất nhiều bảng lảng khói sương. Thật khó để bình luận vì tất cả thi ảnh ở đây đều ẩn chứa cái phi lí tận cùng của phi lí. Cái hư ảo tận cùng của hư ảo. Câu đầu tiên hiểu thế nào là nhà bên và hiểu thế nào là nhà hàng xóm mà hương cốm đầu mùa đã duyềnh sang nhau. Sao cứ phải ợm ờ? Cái ợm ờ như các cụ vẫn bảo trăm nhát cuốc bổ vào lòng cả trăm. Một câu thơ đã cho ta cảm nhận được mùi hương cốm ở đây vừa quấn quýt, lan tỏa và quyện hòa, vừa thân thương ràng buộc hai ngôi nhà và trong hai ngôi nhà đó có một chàng trai si tình và cô gái vắt ngang dải yếm. Dải yếm là thứ để buộc chặt và che đậy sao ở đây nó lại vắt ngang và vì sao nó lại vắt ngang thì may ra ông trời và Đặng Xuân Xuyến hiểu được mà thôi. Còn chúng ta những kẻ trần tục làm sao có thể hiểu được? Phải chăng cái dải yếm ấy vắt ngang để níu dòng sông để bắc cái cầu đón nhà thơ sang chơi. Tất nhiên khi cái dải yếm được cởi ra để vắt ngang thì chắc chắn nhà thơ đã nhìn thấy một bầu ngực căng đầy khát vọng. Vui quá nhà thơ cứ ời ợi gọi cả làng ra mà trông chúng tôi đang làm cái việc mà chỉ có sức mạnh tình yêu mới có thể làm được. Thật kì diệu cái dải yếm chỉ tày gang thôi mà sao ở đây cứ dài mãi ra đến vô cùng có thể níu đôi bờ sông xích lại gần nhau cho những lứa đôi xum họp thay cho con đò nhỏ mong manh. Để không còn tiếng gọi đó thảm khắc trong đêm.

DẠ KHÚC MÙA ĐÔNG - Thơ Nhật Quang


   


DẠ KHÚC MÙA ĐÔNG

Đông về rồi đó, em biết chăng?
Hàng thông xanh run run trong đêm lạnh
Mây chập chùng đan kín vạt chiều giăng
Nghe đêm thở…hắt hiu buồn trống vắng

Những vần thơ lạnh lùng trong thầm lặng
Trỗi cung buồn, đàn lạc phím đương tơ
Niệm Khúc Cuối nghe chăn gối hững hờ*
Đêm Đông vẳng tiếng hát ai buồn quá!

Cây khẳng khiu bên đường vội trút lá
Vàng võ khuya, trăng rơi nhẹ bên thềm
Hương dạ lý vờn quẩn quanh lối mộng
Chạm nỗi buồn ta thổn thức…về em.

                                          Nhật Quang
                                           (Sài Gòn)

(Niệm Khúc Cuối: một nhạc phẩm của Ngô Thụy Miên)

MỴ CHÂU, TRẮNG TRỜI LÔNG NGỖNG BAY... - Trần Mai Ngân


         


       MỴ CHÂU - TRẮNG TRỜI LÔNG NGỖNG BAY...

Mỵ Châu đáng trách hay đáng thương...
Tôi yêu nhân vật Mỵ Châu trong câu truyện.
Có nhiều người đã buộc tội Mỵ vì tình yêu mà vô tình làm nước rơi vào tay giặc. Cuối cùng nàng phải nhận lấy cái chết bi thảm... và chết khi vẫn còn niềm tin vào tình yêu của mình và tin vào Tình Lang.
Ôi ! Thương thay cho trái tim của Mỵ, một trái tim không hề biết lọc lừa dối trá của cuộc đời. Mỵ đã sống và đã yêu bằng cả chân thành, bằng cả tha thiết đúng nghĩa của một tình yêu...
Đến cuối con đường, ngồi sau lưng Phụ Vương nàng vẫn nghĩ Trọng Thuỷ nhất định sẽ đi tìm nàng như lời hứa...
Những chiếc lông ngỗng bay trắng trời theo vó ngựa... nàng chờ mong trong sự ngây thơ. Nàng đặt hết lòng tin vào Tình Lang không hề hoài nghi, không hề tuyệt vọng...
Đã cuối con đường, đã đến con đường cùng... Nhát chém của phụ vương cũng không làm nàng cảm thấy đau đớn. Nàng vẫn tin chàng. Nàng nghĩ chàng không thể nào phụ tình, nàng vẫn đợi chàng tới...
Nhát chém không là hư vô mà là nhát chém thật của chính cha mình. Xác thân này xin đền tội cùng nước non. Xin lỗi cùng phụ vương.
Nhưng con tim là của Mỵ, hơi thở là của Mỵ.
Kiếp dương trần chàng đà lỗi hẹ. Nhất định Mỵ đã không trách hờn, nhất định My tin chàng chỉ vì oan trái , chỉ vì nghịch cảnh hai nước nên chàng phải chiến thắng.
Ai bảo chàng không yêu Mỵ Châu thật sự, chàng đã từng nói và từng thề non hẹn biển... Mỵ tin chàng, tin vào tình yêu của chàng.
Lông ngỗng trắng nhuộm máu hồng của Mỵ bay lên theo cuồng phong lớn... lại bỗng thành hình trái tim màu hồng lung linh cho ngày nàng qua đời và cho cả ngàn sau...
Ai lên án, ai căm giận nhưng riêng tôi, tôi yêu Mỵ Châu - người con gái biết yêu và sống chết cho chỉ một tình yêu. Tôi trân trọng nàng và tình yêu của nàng. Tôi yêu Mỵ !

                                                                              Trần Mai Ngân
                                                                                 06-11-2018

SẼ CÓ LÚC EM KHÔNG LÀM THƠ NỮA - Thơ Quách Như Nguyệt


       
                         Nhà thơ Quách Như Nguyệt


           SẼ CÓ LÚC EM KHÔNG LÀM THƠ NỮA

Sẽ có lúc em không làm thơ nữa
Ngày đó buồn, thơ buồn lắm hay không?
Không đâu anh, thơ không thể biết buồn
Chỉ có em là buồn hiu buồn hắt

Nếu một ngày hồn thơ em lịm tắt
Em biết phải làm gì… khuất lấp tháng ngày qua?
Ngày một già và trái tim lạnh giá
Dẫu chẳng mong, ngày đó sẽ không xa

Mất mát, khổ đau.. thời gian mờ xóa
Sung sướng, hạnh phúc rồi cũng nhạt nhòa
Còn lại gì, còn lại tình ta?
Những bài thơ với em còn quý giá?

“Ngộ” nha anh, chúng ta cùng tỉnh ngộ
Sẽ có lúc ta rời bỏ chốn này
Chốn trần ai đầy trầm luân khổ ải
Bao muộn phiền theo gió cuốn, mây bay

Sẽ có ngày em chẳng thể làm thơ
Hết lãng mạn, không còn mơ mộng nữa
Hết tôn sùng một tình yêu tàn rữa.
Thế cho nên em sống chẳng ơ thờ

                       Quách Như Nguyệt


       

CHÙM THƠ THIỀN CỦA NGUYÊN LẠC


        
                     Nhà thơ Nguyên Lạc


VẤN NẠN

Cổ độ thuyền về có thật không?
Hình như
tiếng sóng động trong lòng!
Chở ta người hỡi bờ bến ấy
Hãy thắp cho ta
ngọn đuốc hồng!

Vô thường nắm giữ có được  không?
Vẫn thế mây trôi
chuyện đuốc hồng
Nhắc chi hai chữ
sơn cùng thủy?
Có. Không
Khởi. Tận
ở trong lòng!

PHẠM NGỌC THÁI VÀ MỘT KIỆT TÁC THƠ TÌNH - Nguyễn Thị Xuân


 
                       Tác giả Nguyễn Thị Xuân


       PHẠM NGỌC THÁI VÀ MỘT KIỆT TÁC THƠ TÌNH
                                                                          Nguyễn Thị Xuân

        Có lẽ đã qua hơn nửa thế kỷ, từ khi trên thi đàn Việt xuất hiện bài thơ tình nổi tiếng: "Hai sắc hoa ti-gôn" của một nữ sĩ ẩn danh, gọi tắt là T.T.KH - Đến nay, lại mới có một áng thơ tình của một nhà thơ đương đại, trong giới văn chương rất quen biết, đó là Phạm Ngọc Thái ! Thơ ca của anh trên văn đàn cũng được nhiều độc giả ngưỡng mộ.
      "Anh vẫn về theo dòng lệ em tiếc nuối" mà anh mới cho ra đời trên các trang mạng Việt, đã được đông đảo bạn đọc đón nhận và ca ngợi. Nói một cách công minh: với những ai yêu thích thơ ca, kể cả người khó tính nhất cũng phải khen. Là một nhà giáo làm công tác văn chương, vì quá yêu thích bài thơ tình này - Tôi xin được mang chút kiến thức văn học để luận bình bản tình ca, với độ hay tôi đánh giá là một thiên kiệt tác thơ tình !
     Thiên tình ca "Anh vẫn về theo dòng lệ em tiếc nuối" được chia thành chín đoạn, cả thảy ba mươi sáu câu. Tức là, một bài thơ khá dài. Cảm xúc thơ dồn dập chảy trào ra trong trái tim thi nhân, được bắt đầu bằng lời thổ lộ của người tình gái qua ước muốn của nàng. Đọc thơ ta tưởng cứ như là câu chuyện tình đêm khuya, thường phát trên Đài tiếng nói Việt Nam:

                    Em nói với tôi rằng... "muốn có một đứa con"