BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2024

NĂM TỴ KỂ CHUYỆN VỀ RẮN – Giáo sư Nguyễn Châu


Giáo sư Nguyễn Châu

RẮN là con vật thứ 5 trong vòng Tử Vi Đông phương. Đây là một trong những con vật độc hại
 
Trên địa cầu và cũng được xem như là con vật thông minh nhưng tinh quái và xảo quyệt. Do đó
Người tinh quái và xảo quyệt được gọi là người có lòng rắn; tâm xà [snake-heart].
 

Tử Vi Á Ðông có một tuổi tượng hình bằng con rắn, gọi là năm Tỵ.
Có năm TUỔI RẮN, đó là:
- Rắn mạng Kim sinh vào các năm 1941 và 2001 - TÂN TỴ
- Rắn mạng Thủy sinh vào các năm 1953 và 2013 - QUÝ TỴ
- Rắn mạng Mộc sinh vào các năm 1905 và 1965 - ẤT TỴ
- Rắn mạng Hỏa sinh vào các năm 1917 và 1977 - ĐINH TỴ
- Rắn mạng Thổ sinh vào các năm 1929 và 1989 - KỶ TỴ
 
Năm nay 2025, Âm lịch là năm ẤT TỴ, hành HỎA [Phúc Đăng Hỏa - Lửa Đèn). Năm Ất Tỵ...

                                                                         Giáo sư Nguyễn Châu

PHẬN MÁ HỒNG - Nhạc Khê Kinh Kha

    

              

MỘT CHÚT GÌ THƯƠNG CŨNG ĐÁ VÀNG – Thơ Trần Vấn Lệ


   

Tháng Chạp, mười hai, tháng cuối năm...
Đã hai thế kỷ, tưởng nghe lầm!
Tháng Tư hồi đó... nay tròn trịa,
cái nỗi buồn như cái mặt trăng!
 
Tháng Chạp năm nay tuyết đổ nhiều
cũng bằng máu đổ thuở buồn hiu!
Chiến tranh!  Loạn lạc... rồi di tản,
tay nắm rồi rời, lệ chảy theo!
 
Tôi làm bài thơ, tôi đang mơ?
Chiêm bao, mộng mị, quỷ ma đùa?
Ý thơm đâu nhỉ - hoa đang nở,
lòng thắm thiết buồn không muốn xua...
 
Đất Nước trời ơi, chừ Cố Quận!
Cố Hương!  Cố Lý!  Cố Nhân ơi...
gọi từng viên sỏi trong tay nắm,
thảng thốt ai nghe giữa biển trời?
 
Tan nát trái tim người biệt xứ,
trái tim nào nguyên nơi quê nhà?
Không!  Không! Thưa Phật Không là Có
hay Có là Không bởi Xót Xa?
 
Tôi chảy máu rồi, tôi thổ huyết!
Thơ còn chữ Thổ...thổ là tuôn!
Là tung, là tóe, không sao hứng?
là mỗi câu neo một nỗi buồn!
 
Em có thương anh thì đứng lại,
đừng đi thêm nữa... chúng mình xa!
Anh từng nhai nuốt cơm đầy sạn,
Em uống từng câu... chữ Nước Nhà!
*
Tôi đang tháng Chạp, gõ bài thơ,
cứ tưởng mình như đám bụi mờ,
cứ tưởng mình như không có xác,
... mà nghẹn ngào mình sao lính xưa?
 
Một nửa trăm năm, hai Thế Kỷ
Một kỳ ngộ nhỉ chuyện thời gian...
Đường là thiên lý, hồn thiên lý,
Một chút gì thương cũng đá vàng!
 
                                 Trần Vấn Lệ

METRO THÀNH HỒ MẤT ĐIỆN – Thơ Lê Phước Sinh




 
METRO THÀNH HỒ MẤT ĐIỆN
(Khoảng 17g - 27.12.2024)
 
Như thú cưng bị "Điên"
Mưa lớn kèm Sấm sét
may mà không xổ lồng.
Cà rựt... rồi cà tang,
Tàu dừng lại mênh mang ...
 
Không rõ ông thầy Nhật,
bên nước xử lý sao?
Tui-Việt Nam, vò đầu
trên mười năm, sói tóc...
 
Có nên Điện dự phòng
móc vào Tàu, toa sẵn (?)
 
Người ngồi bò lẩn quẩn,
mở cửa sổ thông hơi,
Em gái thật tức cười
áo ngực xề cực dưới...
 
- Trời ơi, Điên theo Điện !
 
Lê Phước Sinh

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2024

KHI MỘT TÀI NĂNG LỚN, MỘT TUỔI TRẺ ANH HÙNG BỊ THA HÓA, HAY LÀ BI KỊCH NGUYỄN ĐÌNH THI - Trần Mạnh Hảo


Nhà thơ, nhà văn, kịch tác gia, nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi.

Mùa thu năm 1988, chúng tôi đang học tại học viện Goocky, khóa tại chức 4 tháng tại Matxcơva thì hay tin ông Nguyễn Đình Thi, tổng thư ký hội nhà văn Việt Nam từ năm 1958 đến thăm và nói chuyện.
 
Anh chị em rất hồi hộp chờ đợi thần tượng văn học này từ lâu, nay được mãn nhãn. Tin một nhà văn, một nhà thơ, một nhà nghiên cứu triết học, một nhà viết kịch xuất sắc, một nhạc sĩ thiên tài chỉ với hai bản nhạc là ông Nguyễn Đình Thi đến nói chuyện được sứ quán thông báo cho mấy chục anh chị em đang làm luận án thạc sĩ, tiến sĩ văn học tại Liên Xô cùng đến khoa viết văn trường Goocky tham dự.
 

TẾT XA, ƠI QUÊ HƯƠNG, VỀ LẠI, MỢ, Ở VỀ, GIÒNG SÔNG, QUA BẬU BẬU, VẠC CÒ – Thơ Chu Vương Miện


 

 
TẾT XA
 
Tết quê xa
Sau lưng là núi tuyết
Phía trước là sa mạc
xa lộ chen ở giữa
toàn xương rồng
và chà là
thấm thoát cũng tròn 33 năm
xưa là bản làng
dân da đỏ
chừ toàn trại bò
chừ có ta và gia đình ta
tết tới và xuân qua
*
Những người xưa đã không còn
trơ lại chốn này
Toàn mây trắng mây xanh lơ
Và núi non
Đường xe vẫn hai chiều
Xuôi ngược
Bắc nam
Không có chiều nào
Dìa quê hương
Dù trải nhựa
Đường xe lửa
Đương xe bus
Ta đứng đó nhìn
Đôi khi bụi mờ nơi mắt
 

TA GIỜ QUÁ SỢ CHUYỆN XƯA – Thơ Đặng Xuân Xuyến


   

 
TA GIỜ QUÁ SỢ CHUYỆN XƯA
(Với người trong giấc ngủ mơ)
 
Em vào giấc ngủ tìm ta
Quậy tung cả góc sân ga cuối chiều
Chả cần ngôn hạnh mỹ miều
Em vung vít đủ trăm điều khó nghe.
 
Ta ngồi gạn tiếng em đe
Chuyện xưa giờ trở thành vè thế ư
Ta lừa ta một chữ ừ
Cầm lòng chi để nát nhừ trái tim.
 
Ngày xưa em dụ ta tìm
Chữ yêu ủ giữa nổi chìm đa đoan
Để giờ hứng chịu hàm oan
Ta cười ta lạc giữa toan tính đời.
 
 
Ừ thì, nghỉ một cuộc chơi
Cớ chi em lại cạn lời với ta
Nụ cười em quẳng từ xa
Gom chi vài tiếng cười xòa giữa mưa...
 
Ta giờ quá sợ CHUYỆN XƯA
Chữ YÊU chữ HẬN đã thừa bỏ buông.
 
Hà Nội, 06:21 ngày 25-12-2024
Đặng Xuân Xuyến

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2024

CÓ CON SÔNG HIỀN LƯƠNG CHẢY QUA MỖI SỐ PHẬN – Châu La Việt

Nỗi lòng thương nhớ suốt 35 năm của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ với con trai và mối tình đầu

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và ca sĩ Tân Nhân 
(đôi vợ chồng lạc nhau trong chiến tranh và cách biệt hai miền giới tuyến)

“Hoài, đứa con trai đầu lòng yêu quý của ba” - Cho đến năm 1987 - nghĩa là 12 năm sau ngày Sài Gòn giải phóng, tôi mới nhận được lá thư đầu tiên ấy của ba tôi, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ từ Mỹ gửi về.
 
“Chối bỏ”. Từ ngữ ấy không hề có trong từ điển đời ba. Hoặc có chăng đi nữa, thì ba chưa bao giờ dùng nó. Ba chưa bao giờ chối bỏ con. Suốt 35 năm trời nay, con luôn ở trong ký ức của ba, trong trái tim của ba, trong tâm hồn của ba…”
 

“TỲ BÀ HÀNH” THƠ CỦA BẠCH CƯ DỊ - Dịch giả Phan Huy Thực, Nguyễn Hoàng Tuân giới thiệu





TỲ BÀ HÀNH
 
Bến Tầm Dương, canh khuya đưa khách.
Quạnh hơi thu, lau lách đìu hiu.
Người xuống ngựa, khách dừng chèo,
Chén quỳnh mong cạn, nhớ chiều trúc ti.
Say những luống ngại khi chia rẽ,
Nước mênh mông dầm vẻ gương trong.
Tiếng tỳ chợt vẳng trên sông,
Chủ khuây khoả lại, khách dùng dằng xuôi.
Lần tiếng sẽ hỏi ai đàn tá?
Dừng tiếng đàn, nấn ná làm thinh.
Dời thuyền nèo hỏi thăm tình,
Chong đèn, thêm rượu, còn dành tiệc vui.
Mời mọc mãi thấy người bỡ ngỡ,
Tay ôm đàn che nửa mặt hoa.
Vặn đàn vài tiếng dạo qua,
Tuy chưa nên khúc, tình đà thoảng hay.
Nghe não nuột mấy dây bứt rứt,
Dường than niềm tấm tức bấy lâu.
Mày chau, tay gảy khúc sầu,
Giãi bày mọi nỗi trước sau muôn vàn.
Ngón buông, bắt, khoan khoan dìu dặt,
Trước "Nghê thường", sau thoắt "Lục yêu".
Dây to nhường đổ mưa rào,
Nỉ non dây nhỏ như chiều chuyện riêng.
Tiếng cao thấp lựa chen lần gảy,
Mâm ngọc đâu thoắt nảy hạt châu.
Trong hoa, oanh ríu rít nhau,
Suối tuôn róc rách chảy mau xuống ghềnh.
Tiếng suối lạnh, dây mành ngừng tắt,
Ngừng tắt nên phút bặt tiếng tơ.
Ôm sầu, đau giận ngẩn ngơ,
So ra lặng lẽ bấy giờ càng hay.
Bình bạc vỡ tuôn đầy mạch nước,
Ngựa sắt giong, sàn sạt tiếng đao.
Cung đàn trọn khúc thanh tao,
Tiếng buông xé lụa, lựa vào bốn dây.
Thuyền mấy lá đông tây lặng ngắt,
Một vầng trăng trong vắt lòng sông.
Ngậm ngùi đàn bát xếp xong,
Áo xiêm khép nép hầu mong giải lời.
Rằng xưa vốn là người kẻ chợ,
Cồn Hà Mô trú ở lân la.
Học đàn từ thuở mười ba,
Giáo phường đệ nhất sổ đà chép tên.
Gã thiện tài sợ phen dừng khúc,
Ả Thu Nương ghen lúc điểm tô.
Ngũ Lăng, chàng trẻ ganh đua,
Biết bao the thắm chuốc mua tiếng đàn.
Vành lược bạc gãy tay nhịp gõ,
Bức quần hồng hoen ố rượu rơi.
Năm năm lần lữa vui cười,
Mải trăng hoa chẳng đoái hoài xuân thu.
Buồn em trẩy, lại lo dì thác,
Lần hôm mai đổi khác hình dung.
Cửa ngoài xe ngựa vắng không,
Thân già mới kết đôi cùng khách thương.
Khách trọng lợi khinh thường ly cách,
Mải buôn chè, sớm tếch miền khơi.
Thuyền không đậu bến mặc ai,
Quanh thuyền trăng dãi, nước trôi lạnh lùng.
Ðêm khuya, sực nhớ vòng tuổi trẻ,
Lệ trong mơ hoen vẻ phấn son.
Nghe đàn ta đã chạnh buồn,
Lại rầu nghe nỗi nỉ non mấy lời.
Cùng một lứa bên trời lận đận,
Gặp gỡ nhau lọ sẵn quen nhau.
Từ xa kinh khuyết bấy lâu,
Tầm Dương đất trích, gối sầu hôm mai.
Chốn cùng tịch lấy ai vui thích,
Tai chẳng nghe đàn địch cả năm.
Sông Bồn gần chốn cát lầm,
Lau vàng, trúc võ nảy mầm quanh hiên.
Tiếng chi đó nghe liền sớm tối,
Cuốc kêu sầu, vượn hót nỉ non.
Hoa xuân nở, nguyệt thu tròn,
Lần lần tay chuốc chén son riêng ngừng.
Há chẳng có ca rừng địch nội,
Giọng líu lo, nhiều nỗi khó nghe.
Tiếng tỳ chợt vẳng canh khuya,
Dường như tiên nhạc gần kề bên tai.
Hãy ngồi lại gảy chơi khúc nữa,
Sẽ vì nàng soạn sửa bài ca.
Tần ngần dường cảm lời ta,
Rén ngồi bắt ngón đàn đà kíp dây.
Nghe não nuột khác tay đàn trước,
Khắp tiệc hoa tuôn nước lệ rơi.
Lệ ai chan chứa hơn người?
Giang châu Tư Mã đượm mùi áo xanh.

*
Nguồn:
https://www.facebook.com/share/p/15ku75bmeh/?

                                                         Nguyễn Hoàng Tuân giới thiệu


(*) Dịch giả Phan Huy Thực là con cháu của dòng họ Phan Huy, ông là con trai thứ hai của cụ Phan Huy Ích , là anh của Phan Huy Chú, và là cha của Phan Huy Vịnh.

Phan Huy Vịnh bị nhiều người hiểu lầm là dịch giả của Tỳ Bà Hành, nhưng không phải. Bản dịch xuất sắc ở trên là của cha ông.
Điều thú vị ở bản dịch của cụ gồm 22•28=616 chữ, nghĩa là, trong bản dịch, cụ Phan Huy Thực đã dịch với 22 khổ SONG THẤT LỤC BÁT, đúng bằng 616 chữ của tác giả TỲ BÀ HÀNH; quả là tuyệt vời!

ĂN MÀY DĨ VÃNG – Thơ Noel của Trần Vấn Lệ


   

Đêm nay Noel, December 24, 2024,
tình cờ tôi thấy lại tấm ảnh này:
"Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cầu nguyện
trong một Nhà Thờ ở Quảng Trị năm 1972"
 
Nhà Thờ đổ nát.
Một quá khứ Việt Nam đổ nát.
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu một mình,
quỳ trên sự đổ nát đó...
 
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.  Một Mình.
*
Tôi còn nguyên hai tay.
Tôi xin...
"Vinh danh Thiên Chúa trên Trời
Bình yên dưới thế cho người thiện tâm".
 
Tôi không tin vào bất cứ sự nhiệm màu nào.
Nhưng tôi biết con-người-ta có một nỗi cô đơn.
Giống như Trăng rất tròn vào đêm Rằm mỗi tháng.
Câu thơ hay nhất là con dao xẻ đôi vầng trăng đó!
 
"Vầng trăng ai xẻ làm đôi?
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường!" (*)
...
"Chàng từ đi vào nơi gió cát,
Đêm trăng này nghỉ mát nơi nao?" (**)
 
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã mất!
Dĩ Vãng ơi... đêm nay 24 tháng Mười Một Giáp Thìn,
trăng Hạ Huyền lên muộn,
Một Nửa Trăng Thôi!
 
... một nửa trăng ai cắn vỡ rồi?
Ta nhớ mình... xa thương đứt ruột
Gió làm nên tội... (***)
 
Tôi không tin vào bất cứ sự nhiệm màu nào
nhưng tôi biết con-người-ta có một nỗi cô đơn!
Ném được nỗi cô đơn đó xuống nước...
Tản Đà sẽ thấy và nói:  "Nước chảy huê trôi..." (****)
 
                                                               Trần Vấn Lệ
*
(*) Thơ Nguyễn Du
(**) Thơ Đặng Trần Côn / Đoàn Thị Điểm
(***) Thơ Hàn Mac Tử
(****)Thơ Tản Đà 

NHỮNG BÓNG HỒNG GẮN BÓ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP ÂM NHẠC CỦA NHẠC SĨ PHÚ QUANG - Hạ Đan

Nổi tiếng là người hào hoa và đào hoa, nhạc sĩ Phú Quang gắn bó với nhiều phụ nữ cả trong tình yêu và công việc. Mỗi người đi qua đều ít nhiều để lại dấu vết trong tác phẩm của ông.

Nhạc sĩ Phú Quang và vợ Trịnh Anh Thư ( Ảnh sưu tầm)
      
1/      
Về cuộc sống riêng, nhạc sĩ Phú Quang có ba người vợ. Người đầu tiên là nghệ sĩ Kim Chung, người thứ hai là NSƯT Hồng Nhung và người cuối cùng là chị Trịnh Anh Thư, một cán bộ ngân hàng, người ngoại đạo duy nhất đối với nghệ thuật. Phú Quang có ba con, con gái đầu lòng là nghệ sĩ piano Trịnh Hương, đã kết hôn với nghệ sĩ violin Bùi Công Duy. Con gái thứ của ông tên là Giáng Hương và con trai út Phú Vương.

GOM LÁ HƠ ĐÔNG MONG ẤM LÒNG NHÂN THẾ - Trần Vấn Lệ



Tôi gom hết lá mùa Đông còn sót đốt nhìn trăng chờ đêm Noel. Còn tuần nữa là còn bảy đêm, lạnh sẽ bớt được chút nào, mong thế...
 
Nhà ở Mỹ, một chút vườn nhỏ bé, trời vẫn bao la không giới hạn nào.
Lá không nhiều nên ngọn lửa không cao không vượt quá cái phiền hàng xóm...
 
Tôi nghĩ đến em bé bán diêm góc Nhà Thờ, chồm hổm, bật que diêm rồi bật hết hộp diêm, lạnh tay run mà lại ấm trong lòng... rồi em chết từ hai chân bất động...
 
...rồi hai tay của em cũng cứng.  Cái đầu em gục xuống ngực, làm thinh.  Hồn em bay, bay lên trời xanh, trăng đổ lệ cho mây đưa Ngoại tới.
 
Bà Ngoại của em không cần chờ đợi.  Em sà vào lòng Ngoại và khóc như mưa.  Mười năm của em, mười năm tuổi thơ, một truyện đời xưa Noel còn cái bóng...
*
Bảy đêm nữa chuông Nhà Thờ vang vọng đưa em về bật tia lửa đơm hoa, biết đâu chừng thiên hạ người ta đều là Ngoại của em yêu quý?
 
Tôi gom lá mùa Đông, bât diêm, suy nghĩ... viễn vông và tôi nghĩ viễn vông... lá cây ngô đồng... lá cây ngô đồng... chiếc đầu tiên vàng rụng...
 
Có chiếc sau cùng biết đâu rơi trúng lòng mùa Đông, lòng của nhân gian.  Ánh trăng tan.  Trời biển mênh mang.  Bốn bờ rào lao xao tình lối xóm...
 
                                                                                       Trần Vấn Lệ

THẾ KỶ, THÌ THÔI, KHUẤT CHIỀU, THƠ PHÁ CÁCH, TỘI NG, TRẬN GIÓ ĐÔNG PHONG - Thơ Chu Vương Miện


  


THẾ KỶ
 
100 năm thế kỷ tiền
Có tiền cú vọ cũng lên tiên
Kéo dăm ba cặp thì thư thới
Kệ cha cái “ngã” mất hay còn?
Xỉn rồi mo phú còn hay mất
Cái thân nghiện ngập bé tẻo teo
Ngồi câu lấy lệ mồi cá đớp
Lơ mơ như khói toả thuốc lào?
Một trời một vực trụ giữa ao
Câu xuông chả được mụn cá nào
Bèo vươn trên nước hoa màu tím
Chú ếch ở không nhảy cái vèo?
 

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2024

HAI NGÀY NỮA NOEL – Trần Vấn Lệ



Mùa Đông chính thức tới / chỉ mới có hai ngày (*)... thế mà cả hàng cây / giống như chào vĩnh biệt / một ai đó rất thương...
Nước mắt thành mù sương / đọng trên từng kẽ gạch.  Có một cuốn sách lật, ai đó đọc nửa chừng...
 
Có câu "Nửa Chừng Xuân";  "Nửa Chừng Đông" chưa há?  Có một chiếc lá / rơi nằm bên nó, kìa...
 
Vài người khép nép đi, không ai buồn quan sát...Họ nhìn lên đỉnh tháp / Nhà Thờ Lễ Giáng Sinh.
 
Cây thông... cây thông xanh / người ta giăng ngũ sắc / những dây đèn chớp mắt / lung linh... và lung linh.
 
*
Bạn ơi, đừng giật mình:  Tôi cúi lượm cuốn sách.  Tôi thấy giọt nước mắt / của tôi cũng vừa rơi...
 
Tôi đọc được vài lời / của nhân vật trên giấy:  "Anh nhớ em hồi nãy, bây giờ anh nhớ hơn...".
 
Trang sách không trống trơn / chỉ một lời như thế. Cuốn sách dày đáng nể... Vui, buồn, tôi sẽ xem...
 
Hai ngày nữa Noel.  Đường mùa Đông tôi dạo.  Vài đám mây có Đạo / bay qua mái Nhà Thờ...
 
Suối tóc ai như mơ / chảy ngang qua thành phố.  Tôi yêu nơi tôi ở mơ hồ như Cố Hương...
 
                                                                                   Trần Vấn Lệ
 
(*) Năm nay, 2024, Mùa Đông chính thức tới kể ngày 21 tháng Chạp...

TÌNH CA – Thơ Lê Kim Thượng


   


Tình Ca 1 - 2   
 
1.
Bây giờ… anh hát về em
Giọng tình tưoi trẻ, êm đềm ngân nga…
Em sang mặc áo hoa cà
Lung linh đường nắng như hoa Cát Tường
Tháng giêng hoa Mận trắng vườn
Hoa Xoan tím ngắt, trải đường em đi
Lời yêu em nói thầm thì
Cánh môi ngon ngọt, dậy thì đong đưa
Cái ngày thơ mộng… “Ngày Xưa”…
Dịu dàng lời nói cho thừa ngất ngây
Em còn hát để anh say
Câu ca, chén rượu, vòng tay ấm nồng
Dưới tàn Phượng Vĩ sắc hồng
Lời yêu thủ thỉ, tình nồng miên man
Bên nhau ngắm ánh trăng vàng
Lời em tha thiết nhẹ nhàng mênh mông
Bên nhau lòng hứa với lòng
Sắt son chung thủy tình hồng không xa
Ước gì mình được với ta
Cau trầu quyện thắm, thiết tha mặn nồng…
 
2.
Người đi sông rẽ hai dòng
Người về giấu nỗi buồn đông tình sầu
Cuộc tình chưa kịp trầu cau
Chưa người mối lái, cô dâu mất rồi
Yêu em, yêu đến trọn đời
Tình xa, tình lỡ, rã rời khôn nguôi
Em thề mãi mãi yêu tôi
Lời xưa giờ đã thành lời đắng cay…
Chiều nay rượu uống mù say
Nhớ em, nhớ mãi, rứt ray thuở nào
Cuộc tình biết mấy hư hao
Giàn hoa sân trước còn xao xác lòng
Đò chiều chẳng cập bến sông
Để anh đứng mãi ngóng trông vô hồn
Cuối ngày chiều tím hoàng hôn
Anh con khắc khoải bồn chồn nhớ em
Rượu tình rót chén nửa đêm
Tiếng ca đồng vọng son mềm, ướt mem…
Bây giờ… anh hát về em
Tiếng yêu xưa cũ, êm đềm về đây…
       
                    Nha Trang, tháng 12. 2024
                             Lê Kim Thượng

TU LÀ ĐẠO, TRÂU BÒ - Thơ Chu Vương Miện


   
 

TU LÀ ĐẠO
 
Đạo là đường
Có mòn
Có đại lộ
Có tiểu lộ
Có đường đê
Đường làng
Có đường khe
đường suối
Có đường sông
Đường nào cũng khởi đầu
Và kết thúc
-
Có người sinh ra
Có người chết đi
Sống chết
Cũng tuỳ duyên
Tuỳ nghiệp
Cũng là cái quả
Cũng từ cái nhân
Cũng tử cái áo
Cũng từ cái quần
Không hết kiếp này
kiếp sau trả bù
khi nào hết
diệt