“Thương về miền Trung” là một ca khúc nhạc vàng, được nhạc sĩ Duy Khánh soạn nhạc và lời, trình diễn vào năm 1962.
Quê của nhạc sĩ Duy Khánh không phải ở xứ Huế, tuy nhiên phần lớn tuổi thơ của ông đều học Trung học và lớn lên ở Huế. Chính vì thế, ông đã xem Huế như là quê hương thứ hai của mình. Vì thế, sau này khi ông vào Sài Gòn, ông đã viết một loạt ca khúc nhớ quê hương, như Ai ra xứ Huế, Thương về miền Trung, Trăm năm bến cũ, Bao giờ em quên, Sầu cố đô, Xin anh giữ trọn tình quê,..
Bài hát do nhà xuất bản Diên Hồng xuất bản lần đầu vào năm 1962, do chính tác giả trình bày. Sau đó, Duy Khánh có viết nối tiếp thêm một bài nữa, đó là bài Sao không thấy anh về?.
Bài hát được viết theo điệu Habanera, với nỗi niềm nhớ về xứ Huế.
Đã bao lâu rồi không về miền Trung thăm người emNắng mưa đôi ngày cách trở giờ xa xôi đôi đườngNgười ơi, có về miền quê hương Thùy DươngNước chảy còn vương bao niềm thươngCho nhắn đôi lời
Sau năm 1975, bài hát bị "tam sao thất bản" nhầm lẫn tác giả là Minh Kỳ để qua kiểm duyệt, vì nhạc sĩ Duy Khánh bị cấm về nhân thân ở trong nước. Đến năm 2010, tên tác giả được trả lại thành Duy Khánh.
Tuy nhiên, năm 2016, trong chương trình Sol Vàng, Châu Huyền Khanh (con gái của nhạc sĩ Châu Kỳ) lại nói rằng đây là sáng tác của Châu Kỳ, tuy nhiên vẫn chưa có chứng cứ để xác minh. Mặc dù vậy, nhưng hơn 10 năm qua, gia đình của nhạc sĩ Châu Kỳ nhận được khá nhiều tiền tác quyền.
Bài hát tuy đã được khá nhiều ca sĩ trình diễn, như Duy Khánh, Quang Lê, Hương Lan, Đan Nguyên, Trường Vũ,... trình diễn. Tuy nhiên, ca sĩ Duy Khánh là người trình bày thành công nhạc phẩm trên.
Nhiều ca sĩ trong nước đã trình diễn bài này qua sân khấu và CD băng nhạc, như Quang Linh, Phương Mỹ Chi, Cẩm Ly, ... trình bày.
Trước năm 1975, ca khúc đã được soạn giả Loan Thảo viết lời tân cổ.
Tên bài hát đã được đặt cho một số CD. Ngoài ra, có hai chương trình thiện nguyện, dựa theo tên bài hát để quyên góp cho người dân ở miền Trung, và một chương trình gây quỹ cùng tên ở hải ngoại.
Thương về miền Trung còn có một bài hát nối tiếp, mang tên "Sao không thấy anh về" được viết vào năm 1962, tức "Thương về miền Trung 2". Bài hát đã được một số ca sĩ trình diễn, gần đây nhất là Quang Lê (song ca cùng Tố My). Trích một đoạn trong bài hát:
Anh nói rằng anh sẽ về thăm quê miền TrungDù năm tháng dài đường xa lạnh lùngDòng sông Hương còn trôi vầng trăng xưa còn soiSao không thấy anh về thăm anh ơi...
Đàng Sa Long
Ca sĩ Duy Khánh trả lời phỏng vấn Đài Truyền hình Văn Nghệ VN quận Cam 1988, ông cho biết THƯƠNG VỀ MIỀN TRUNG là một trong những nhạc phẩm của ông về Huế...
https://www.youtube.com/watch?v=T7wPGYxbB_Q
Dựa theo lời con gái của cố nhạc sĩ Châu Kỳ là bà Châu Huyền Khanh nói đây là bài hát của cha cô sáng tác chứ không phải của Minh Kỳ.
Bà Khanh nói Châu Kỳ viết bài “Thương Về Miền Trung” và đưa cho Duy Khánh hát rồi đứng tên vào "thập niên 1940" là phi logic.
Thập niên 1940 là năm 1940 hay 1949 thì Duy Khánh (sanh 1936) mới 4 hoặc 13 tuổi thôi.
Đáng chú ý là vào đầu thập niên 1960, Duy Khánh đã trở thành một trong những giọng ca nổi tiếng của nhạc vàng, đặc biệt qua các tác phẩm dân ca mới của Phạm Duy. Vì thế, lý do nhạc sĩ Châu Kỳ cần “quảng bá” tên tuổi cho Duy Khánh cũng có phần không thuyết phục. Khi bài hát "Thương Về Miền Trung" ra mắt vào năm 1962, Duy Khánh đã có sự nghiệp vững chắc, do đó, việc phải dùng ca khúc để làm nổi tiếng hơn nữa có thể không cần thiết.
Dù thông tin “Châu Kỳ là tác giả ca khúc THƯƠNG VỀ MIỀN
TRUNG” đã khiến dư luận xôn xao và gây ra nhiều tranh cãi. Châu Huyền Khanh
cũng thừa nhận rằng, suốt hơn 10 năm qua, gia đình cô vẫn nhận được tiền tác
quyền từ ca khúc này thông qua Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam
(VCPMC).
Kỳ lạ! Chỉ nghe qua lời kể miệng của Châu Huyền Khanh
(không có chứng cứ cụ thể nào), Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam
(VCPMC) đã tin răm rắp và chứng nhận bản quyền tác giả cho nhạc sĩ Châu Kỳ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét