BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2018

LOẠI HÌNH VĂN HỌC - Thơ Chu Vương Miện


        

LOẠI HÌNH VĂN HỌC

ở quê nhà
bây chừ chỉ còn vài loại hình
viết về văn học
chỉ toàn là dịch
các bản văn Hán Nôm
từ trước thời Hoàng Đế Bảo Đại
còn mặc quần thủng đít
toàn là dịch
của các tác giả đã chết
hoặc cận đại
đa số đã nằm yên trong đất
đã cải táng vài ba lần
không thanh nga thanh minh được nữa ?
còn cảm nhận về thơ
"hay phê bình thơ"
chỉ toàn kiếm thơ Ghệ
rồi hóa thân thành
rệp chí rận
bò từ gấu váy mép quần
lên tới tận bụi cỏ tóc tiên
hay lạch đào nguyên
rồi hít hà toàn mùi uré
thơm quá là thơm
quen quá là quen
cả một đời luẩn quẩn trong nội y
viết lách đã thèm ?
cả đời viết cảm nhận
qua loại hình khác thơ đánh giặc
thì phú thác cho Trần Quốc Tuấn
Lý Thường Kiệt Quang Trung
còn mình núp sau lưng
làm con dế mèn
làm thằng hèn?

CHU VƯƠNG MIỆN

1 nhận xét:

lehongngoc nói...

Sáng Chủ Nhật ngồi uống cà phê tán láo, một thằng bạn già vừa đọc xong bài thơ Loại Hình Văn Học trên FB (từ trang web Văn Nghệ Quảng Trị) ngả người kéo một hơi thuốc dài rồi vừa nhả khói vừa phát biểu:

Thằng cha Chu Vương Miện này chửi mấy thằng bình thơ theo trường phái “nâng bi” nặng quá. Câu chửi của hắn vừa tục, vừa độc lại vừa đểu. Chửi như vậy thì mấy thằng bị chửi làm sao mở mày mở mặt, làm sao ngóc đầu lên được?

Một thằng khác cười to rồi góp chuyện:

Rất tục, rất độc, rất đểu nhưng vẫn có tính nghệ thuật, vẫn chưa vượt lằn ranh, và theo tao, vẫn có thể chấp nhận được trong môi trường văn học.

Tôi chợt nghĩ đến cuộc tranh luận ì xèo vừa qua trên FB. Bất đồng qua điểm rất rõ ràng. Đó là “chuyện thường ngày ở huyện”. Nhưng thay vì dùng những câu nói lịch sự thường lệ trong tranh luận văn học như:

“Tôi xin được giữ quan điểm của mình.”

“Tôi không đồng ý với anh.”

Hoặc nói thẳng thừng:

“Anh nói thế là không đúng.”

“Anh nói sai rồi”

“Anh sai hoàn toàn rồi”

thì có người lại chửi người đối luận với mình:

“Ông ‘A Phan’ ngu ở chỗ … và còn ngu ở chỗ … và ‘đồ ngu ạ ‘“

So với Chu Vương Miện thì câu chửi nhẹ hơn nhiều, nhưng ngôn ngữ sỗ sàng, thái độ lỗ mãng khiến độc giả đọc thấy gai mắt, khó chịu.

Thử tưởng tượng trong tiệc cưới mọi người đều ăn mặc chỉnh tề, đột nhiên bước vào một anh chàng mặc quần soọc, áo thun ung dung ngồi nhập tiệc. Tất nhiên ai cũng lắc đầu ngán ngẩm, nhìn hắn với con mắt khinh khi.

Trong khung cảnh bạn bè trò chuyện riêng tư, ngôn ngữ buông thả một chút cũng không sao, vì đã có thời gian dài gần gũi, hiểu và thông cảm nhau. Nhưng giữa đám đông lạ lẫm như trên FB, lại nói chuyện văn chương – trò chơi của tao nhân mặc khách – mà dùng ngôn ngữ sỗ sàng như thế thì theo tôi, đã vượt lằn ranh, đi lạc hướng. Thay vì đến gần Văn Miếu Quốc Tử Giám thì lại trực chỉ Chợ Cầu Ông Lãnh, Chợ Cầu Muối, làm bạn với phường “đá cá lăn dưa”.

Càng nghĩ lại càng thích cái “khéo” của Chu Vương Miện. Chửi tục, chửi độc, chửi đểu tới bến mà vẫn được dân chơi văn chương chấp nhận. Cám ơn Phú Đoàn đã đưa bài thơ lên Facebook.