Nhà văn Nguyễn Khôi
Sau khi hạ Thăng Long / Rồng bay xuống Thăng Long/ Thịnh Vượng...vì tham vọng dòng họ Nguyễn Phước... làm Vua tới 500 năm ở Huế, vua Minh Mạng hạ tiếp Cố Đô xuống là tỉnh Hà Nội (1831), nghĩa là “trong sông”.
Nhà văn Nguyễn Khôi
Sau khi hạ Thăng Long / Rồng bay xuống Thăng Long/ Thịnh Vượng...vì tham vọng dòng họ Nguyễn Phước... làm Vua tới 500 năm ở Huế, vua Minh Mạng hạ tiếp Cố Đô xuống là tỉnh Hà Nội (1831), nghĩa là “trong sông”.
Tác giả Hoàng Hương Trang
Mấy người anh chị đã trưởng thành, đã có chồng, có vợ
ra ở riêng. Chỉ còn người con trai út, cưới vợ sinh con, lo làm lụng để phụng
dưỡng cha mẹ già yếu. Cha qua đời, rồi mẹ cũng qua đời. Anh Năm lo chăm sóc
ngôi nhà vườn và bàn thờ cha mẹ rất chu đáo. Anh không hề so bì với các anh chị
gần như khoán trắng cho anh cả, kể cả khi cha mẹ còn tại thế họ cũng không phụng
dưỡng, họ bảo anh:
- Giàu út ăn, khó út chịu, thằng Năm đã hưởng nhà, vườn
của cha mẹ thì phải lo nuôi cha mẹ.
Anh Năm cũng không phiền trách gì họ. Cứ lặng lẽ lo mọi chuyện. Cho đến khi cha mẹ lần lượt qua đời. Sau đám tang, họ họp nhau lại đòi chia gia tài. Lúc này anh Năm mới đưa ra một tờ di chúc của cha mẹ để lại. Trong di chúc cha mẹ cho anh Năm ở ngôi vườn, còn ngôi nhà làm nhà thờ để thờ tự tổ tiên, cấm con cháu không được bán. Ngôi vườn anh Năm lo trồng trọt kiếm chút lợi tức để lo hương khói cho ngôi từ đường.
Tác giả Đinh Hoa Lư
Mưa là khúc luân vũ của trời đất ban bao giọt nước
trong ngần, long lanh rơi xuống trần gian.
Người làm ruộng ngước mặt nhìn trời lòng hả hê vui sướng. Họ liên tưởng đến bao hạt lúa vàng căng đầy nhựa sống vào cuối mùa gặt. Khi nhìn qua khung cửa cùng nghe tiếng mưa trên hàng cây sầu đông có thể nhiều thi sĩ sẽ dệt những vần thơ mượt mà, cảm tác. Nhạc sĩ lại ghi ngay từng nốt nhạc buồn trong tiếng mưa rơi. Buồn thay cho người cô phụ, con tim giá băng quặn thắt, nhớ chồng vĩnh viễn chia xa.
ẤM
NGHI HƯNG THEO THỜI GIAN
Theo sách Dương Tiện Mính Hồ Lục (Sách về các ấm trà vùng Dương Tiện) của Chu Cao Khởi thì đời Chính Đức, Gia Tĩnh nhà Minh có Cung Xuân tài nghệ tuyệt vời, là người nổi danh đầu tiên về làm ấm tử sa. Cung Xuân vốn là gia đồng của Ngô Sĩ đất Nghi Hưng thường theo hầu Ngô Sĩ đến học tại chùa Kim Sa. Trong chùa có một vị hòa thượng có tài làm đồ sứ nên Cung Xuân theo nhà sư học nghề nặn ra những tác phẩm trông chẳng khác gì đồ kim loại xưa. Khi Cung Xuân nổi danh, ông thường cùng Bộc Trọng Khiêm (đất Gia Định) khắc trúc, Lục Tử Đồng (đất Tô Châu) chạm ngọc, và Khương Thiên Lý khảm xà cừ. Tất cả đều là những người nổi tiếng đời Minh. Cung Xuân nặn ấm không lâu — truyện kể rằng ông bị quan sở tại vì yêu chuộng tài nghệ ông nên bức bách khiến ông phải bỏ xứ mà đi — nên tác phẩm của ông hiện nay lưu truyền rất ít. Sách vở chỉ còn ghi một chiếc ấm của ông hình 6 múi hiện tàng trữ tại Viện Trà Cụ Hongkong nặn năm Chính Đức thứ 8 (1513). Thế nhưng còn một cái ấm khác cũng của Cung Xuân để tại Singapore thì ít thấy sách vở nào đề cập. Theo bài “Nghi Hưng và Nghiên Mực” (Yi Hsing and Inkstones) trong tạp chí Arts of Asia, số July/August 1971 thì ông C.M. Wong, Bí Thư của Phòng Thương Mại Singapore và là Chủ Tịch Hiệp Hội Hoa Nhân tại đây có trong bộ sưu tập của ông một ấm Cung Xuân hình vỏ cây. Ấm này đề năm 1506, có triện của người nghệ sư. Phần dưới quai cầm lại còn một vết dấu tay điểm vào mà người ta bảo rằng đó là vết ngón tay thứ sáu của Cung Xuân (Bàn tay phải của ông có sáu ngón).
Có lẽ địa danh Bình Thuận xuất hiện sớm nhất vào năm Đinh Sửu (1697), lúc ấy là một phủ của trấn Thuận Thành, sau khi Hiển Tông Hiếu Minh hoàng đế sai Chưởng cơ Nguyễn Hữu Kính dẹp được nạn loạn vua Chiêm Bà Tranh và chiếm được phần đất cuối cùng của Champa từ Phan Rang đến xứ Chân Lạp. Thời vua Gia Long đặt dinh Bình Thuận, rồi đến Minh Mạng thứ 4 (1823) đặt lại phủ Bình Thuận có 2 huyện An Phước và Hòa Đa. Trong quảng thời gian gần 130 năm đó, Bình Thuận qua nhiều lần thay đổi cấp hành chính dinh, trấn, phủ bao gồm một phần đất của Ninh Thuận, Lâm Đồng và phía nam Tây nguyên.
DỤNG CỤ UỐNG TRÀ
Như đã biết ở phần trên: Đoàn trà là bánh trà được bỏ thẳng vào bình nước nóng đang sôi, rồi rót nước trà ra chén uống. Mạt trà là bột trà để trong chén rồi rót nước được đun sôi vào. Đoàn trà tức là lối của Lục Vũ đời nhà Đường, chúng ta không theo. Chúng ta hiện nay không uống theo lối Mạt trà từ đời nhà Tống như người Nhật Bản – đây là cách uống trà trong Trà Đạo của Nhật. Cả hai cách uống trà này không cần ấm trà hay trà hồ. Ngày nay chúng ta uống trà là theo lối uống trà của đời nhà Minh, khoảng thế kỷ thứ 16 : Đó là uống theo lối trà ngâm, Tiễn trà hay Yêm trà – tức là bỏ trà khô vào ấm trà, rồi chế nước sôi lên, sau đó rót ra chén mà uống. Chính cách uống trà ngâm này như trên đã nói, làm phát triển ngành gốm sứ phục vụ việc uống trà – trà cụ. Quyết định dùng tiễn trà là động cơ thôi thúc các nghệ nhân lò Cảnh Đức Trấn, tỉnh Giang Tây và lò Yixing, tỉnh Giang Tô vẽ ra nhiều kiểu ấm và chén tinh xảo cho cách thức uống trà mới.
Những năm gần đây, hầu như tất cả các chùa chiền, tăng
ni, cư sĩ, Phật tử... kể cả trong nước lẫn ngoài nước, đều có thói quen gọi
QUAN Thế Âm Bồ Tát thành QUÁN (có dấu SẮC) Thế Âm Bồ Tát ?!?
Mới nghe một hai lần đầu, tôi cứ ngỡ là người ta đọc sai, đọc lộn âm, nhưng chẳng những tín đồ Phật tử, cư sĩ tăng ni mà ngay cả các Tỳ kheo Đại đức, Thượng tọa Cao tăng khi tụng kinh hay đăng đàn thuyết giảng, hễ có dịp nhắc đến QUAN Âm Bồ Tát thì đều đọc là QUÁN Âm Bồ Tát cả !