BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2019

ĐỌC “NGÀY SINH” THƠ HƯ VÔ - Châu Thạch


    
               Nhà thơ Hư Vô và nhà bình thơ Châu Thạch


        ĐỌC “NGÀY SINH” THƠ HƯ VÔ 
                                                        Châu Thạch

Nhà thơ Hư Vô, một cây bút ẩn dật sống đời đạm bạc ở miền quê Đại Lộc Quảng Nam. Thế nhưng lạ thay, thi hữu của anh rất đông, và ai cũng muốn tìm đến anh như tìm một hàn sĩ thân thương được đời mến mộ.
Mấy hôm nay tôi viết nhiều nên muốn nghĩ ngơi. Vậy mà, đọc bài thơ “Ngày Sinh” của Hư Vô vừa sáng tác nhân sinh nhật của mình, tự nhiên mắt tôi hoen lệ. Có lẽ vì Hư Vô là người bạn thơ tôi yêu mến, nên sự đồng cảm với thơ rất nhanh, buộc tôi phải viết cái gì đó cho thơ bạn tôi mà cũng như cho mình, như tự lau giọt lê đã làm cay đôi mắt đã già.

DẪU LÌA NGÓ Ý – Ngô Hương Thủy


           
                          Tác giả Ngô Hương Thủy


     DẪU LÌA NGÓ Ý 
                           
     “Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng”
     (câu 2242 trong Đoạn Trường Tân Thanh)

Nhà thơ ngụ ngôn người Pháp La Fontaine đã nói một câu rất hay về tình bạn: “Tình yêu thật sự đã hiếm; tình bạn thật sự còn hiếm hơn”.
Cát Đằng, tên một loài hoa leo có màu xanh pha tím, mỏng mảnh. Bạn tôi cũng dịu dàng, mềm mại, quý phái như hoa.
Chúng tôi thân nhau từ thuở nhỏ, lúc còn học trường tiểu học Đoàn Thị Điểm trong Thành Nội. Hai đứa cứ thế lớn dần lên, lần lượt qua bên kia sông Hương học Đồng Khánh rồi Văn Khoa…
Nhà Cát Đằng nằm ở một góc nhỏ trên đường Mai Thúc Loan. Căn nhà cổ xưa như cuộc sống quan cách của gia đình. Ba Cát Đằng làm công chức cao cấp của Ty Ngân khố Thành phố. Ông đặt cho con những cái tên thật đẹp của các loài hoa : Cát Đằng, Đỗ Quyên, Hoàng Lan… Mấy chị em sống khép kín như những con ốc trong bốn bức tường rêu.

TÌNH BỖNG NHỚ, BỖNG QUÊN - Phan Quỳ


    
                 Nhà thơ Phan Quỳ


TÌNH BỖNG NHỚ, BỖNG QUÊN

Người đi. Tình bỗng nhớ.
Người về. Tình bỗng quên.
Ta chào nhau giữa phố.
Phôi pha những êm đềm.

Ơi tia nắng vừa lên.
Ơi cơn mưa chợt xuống
Ơi mùi hương cỏ mật
Ơi tóc đẫm sương đêm.

Có cồn cào hiển hiện
Có sâu lắng trong tim
Có im lìm bão nổi
Có ồn ào, dịu êm?

Biết bao lần ta hỏi
Con sóng nào qua mau
Cuốn trôi về tất cả
Xô dạt lòng biển sâu?

Có hay lòng ta đau
Cơn mưa dài nỗi nhớ
Cơn nắng đẫm chờ mong
Ngày đìu hiu im vắng
Đêm quạnh quẽ bên song
Đêm chìm lắng mênh mông
Đêm
trăng tàn nguyệt tận
Đêm
hun hút vô cùng...

          Phan Quỳ

GẶP DỊCH GIẢ ĐỖ TƯ NGHĨA - Võ Cẩm


        
                 Đỗ tư Nghĩa và Võ văn Cẩm tại Đà Lạt 14/6/2019


           GẶP DỊCH GIẢ ĐỖ TƯ NGHĨA

Đỗ tư Nghĩa em ruột Đỗ tư Nhơn thầy giáo trường Trung học Nguyễn Hoàng, Quảng Trị. Đỗ tư Nghĩa là một trong số học trò xuất sắc thế hệ NH 60/67, cùng lớp với Đoàn Đức, Nguyễn Thắng, Lê mậu Minh, Nguyễn Đình Hạnh, Nguyễn Văn Quang...
Cô Nguyễn Thị Nhã giáo viên chủ nhiệm gọi Đức - Nghĩa - Thắng là “3 anh em kết nghĩa sân chơi Nguyễn Hoàng Quảng Trị”.
Đoàn Đức kể: Khi học lớp 12C, Nghĩa xin nghỉ học, không đến lớp. Chỉ dự vài giờ Triết của thầy Lê mậu Tâm. Nghĩa vẫn đậu Toàn phần loại cao năm ấy. Học giỏi đến như vậy là cùng.
Nghĩa học Văn Khoa Đại học Huế, tốt nghiệp cử nhân Triết, có những lúc thầy Tâm bận việc thường nhờ nghĩa đứng lớp thay thế thầy.
Nghĩa rất giỏi Anh, Pháp. Nhiều năm dạy học ở Đà Lạt. Sau 1975 Nghĩa nghỉ dạy, chuyên dịch sách đặc biệt là loại sách Triết học, những tác phẩm nổi tiếng của những nhà văn tên tuổi. Nghĩa dịch nhiều tác phẩm của Tolstoy và cuộc đời tác giả “Chiến tranh và Hòa bình”
Cách đây hơn 10 năm gia đình Nghĩa được định cư ở Mỹ. Vợ con đi nhưng Nghĩa ở lại Việt Nam sống một mình tại Đà Lạt với cuộc sống hết sức đơn giản. Đơn giản đến mức tôi phải chịu thua. Con gái của Nghĩa tốt nghiệp Đại học ở Mỹ đang về làm việc ở Việt Nam, quản lý tập đoàn Grab tại Sài Gòn. Hàng tháng cháu lên thăm bố hai lần. Già, bệnh nhưng Nghĩa ăn uống hoàn toàn tự túc. Nghĩa đã ăn trường trai nhiều năm. Riêng khoản này tôi cũng thua.
Ai về Đà Lạt, Nghĩa thường tặng sách mà anh là dịch giả. Lúc cô Nguyễn Thị Nhã còn sống, lên thăm con gái là bác sĩ, cô trò thường gặp nhau. Không lần nào lên Đà Lạt mà tôi không gặp Nghĩa. 

                                                                                   Võ văn Cẩm

KIẾT HẠ - Thơ Trần Mai Ngân


     


KIẾT HẠ

Tháng Năm mùa Kiết Hạ
Vàng câu kinh khói hương
Ta vấn tội nhớ thương
Bởi ái mê tục luỵ...

Đạo đời hãy từ bi
Trái tim ta vô tội
Đã Khắc sâu tên người
Mắt môi đó nụ cười...

Bát Nhã tiếng chuông ngân
Muốn quên cõi tục trần
Ta giam mình chung thân
Mà sao ta không nguôi...

Trăm năm ta tội lỗi
Đọc lời kinh nhớ ai
Tình sao chẳng phôi phai
Nước mắt ta rơi mãi...

Tháng Năm mùa Kiết Hạ
Ta giam ta nẻo nào
Ngoài trần gian ai vẫn
Một tình yêu ngọt ngào...

           Trần Mai Ngân
               5-6-2019

TỰ TÌNH THÁNG SÁU - Thơ Hoàng Chẩm


       
                        Nhà thơ Hoàng Chẩm



TỰ TÌNH THÁNG SÁU

Tháng sáu ơi ngọn ngành xanh vườn cũ
Sông nước chiều xưa mở lối nhớ tình xa
Tay trong nhịp thở nghe tiếng buồn rơi rụng
Bến nước ân tình sâu lắng một mùa hoa

Ta trở lại bên sông tìm giọt nắng
Tháng sáu thì thầm khúc hát gửi lòng ai
Mặt mày xưa ngó nhau buồn không nói
Sợi tóc nào bay vẻ nét tàn phai

Lưng chừng con nước như dòng đời lặng lẽ
Nhớ ngày về theo dấu nụ hồng xưa
Em đong đếm hương nồng mùa hạ trắng
Chén hương cay môi thắm như cơn mưa

Bây chừ một chỗ ngồi còn trống trải
Còn đó ngày sang sông đi ngược đường tơ
Như bắt giữ bóng đời nhau qua dâu bể
Thì thầm âm xưa vọng tiếng đôi bờ.

Đợi vầng trăng khuất mượn màu hoa tím
Thuở đi về chải chuốt một giấc mơ
Tháng sáu có nhau trong từng hơi thở
Khéo tay buộc nối em giữ kín dòng thơ.

Nước không cạn bởi mùa hoa tháng sáu
Ngậm ngùi tôi một thoáng với tóc mây
Nụ hôn muộn màng đầu đời cất tiếng
Tình ơi!
Còn tuổi nào nghe ngóng giữa vòng vây.

                Viết giữa mùa bằng lăng tím
                            Hoàng Chẩm

GIÓ BẤC - Hoàng Long Hải


               
                      Tác giả Hoàng Long Hải


              GIÓ BẤC

               “Lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng nam”
                                                          (Tục ngữ)

      Chẳng ai lấy vợ đàn… ông. Cũng có nghĩa rằng chẳng ai làm nhà quay về hướng khác, nhất là hướng bắc, mà nhà thì phải quay về hướng nam.
      Hướng bắc là hướng gió Bấc thổi, lạnh lắm, nên muốn tránh cái lạnh của gió Bấc người ta phải quay mặt nhà về hướng nam.
     Câu tục ngữ nói trên là của đồng bào miền Bắc Việt Nam.
Đó cũng là kinh nghiệm sống, kinh nghiệm dựng nhà của người ngoài đó. Nhà đã quay về hướng nam, cửa chính cũng không làm rộng, cửa sổ đã nhỏ lại nằm trên cao. Dĩ nhiên, đó là những nhà tranh thuộc các gia đình trung lưu hay nghèo khó, là những nét đặc biệt của lối kiến trúc người Bắc, vừa ngăn cái lạnh của gió Bấc, vừa giữ trộm cắp, nhà lại kín đáo. Người ta thường dấu cái nghèo của mình, cháo thay cơm, hay ăn sắn khoai trừ bữa cũng không ai hay.
      Mái nhà xuống thấp, trùm kín phần trên vách để che mưa. Hơn nữa, cửa chính nhỏ và hẹp, cửa sổ nhỏ và cao để việc sinh hoạt trong nhà được kín đáo nên trong nhà thiếu ánh sáng tự nhiên.
Làm nhà hướng về phía nam có thể đón gió nồm thổi mát vào mùa hè. Hai chái phụ ở hai đầu, một hướng đông, một hướng tây chống hơi nóng mặt trời sáng và chiều.
Trước nhà trồng cau (để đón gió nam mát) sau nhà trồng chuối (lá chuối ngăn bớt gió bấc lạnh mùa đông).
Người đàn bà vắng chồng, đêm đêm ôm con, nghe tàu lá chuối bị gió đập phía sau hè, lòng buồn lắm. Đó là nguồn hứng khởi của câu ca dao:

      “Gió đưa bụi chuối sau hè
       Anh nghe vợ bé, bỏ bè con thơ.”
     
Người giàu làm nhà ngói, nhà cao cửa rộng, tác giả không bàn ở đây.

CHỮ BẬU TRONG HÒ, CA DAO VÀ LỤC BÁT - Nguyên Lạc


        
                               Nhà thơ Nguyên Lạc  
       

         CHỮ BẬU TRONG HÒ, CA DAO VÀ LỤC BÁT
                                                                         Nguyên Lạc


Bài viết này là bài thứ 2 trong loạt bài giới thiệu quê hương nam bộ bình dị và thân thương của chúng tôi.
Đây là bài 1: Nguyên Lạc: VỀ CHỮ “BẬU”

Trong cuộc Nam tiến, nhiều dòng người từ các nơi đã đến vùng đất mới này sinh cơ lập nghiệp, nhất là những đợt di dân từ đất ngũ Quảng (Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Tín, Quảng Nam và Quảng Ngãi) vào cuối thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17.  Trên bước đường chinh phục hoang vu, từ những chiếc ghe bầu, ghe chài, tam bản, xuồng ba lá… hành trang mang theo của những di dân này có cả những câu ca dao để làm chỗ dựa tinh thần trên bước đường xa xứ. Lênh đênh sông nước, những hành trang tinh thần này được họ- các tiền nhân -  cách tân, sáng tác thêm cho phù hợp với hoàn cảnh mới của mình, rồi phổ biến rộng rãi. Chữ "bậu" đặc biệt của nam bộ xuẩt hiện trong ca dao. Những câu hò, điệu lý… từ những ca dao này được hình thành. Tôi xin được tiếp tục giới thiệu đến các bạn sơ lược về hò và một số bài lục bát ca dao có chữ "bậu" thân thương này.

YÊU DẤU - Thơ Quách Như Nguyệt


        
      Nhà thơ Quách Như Nguyệt


YÊU DẤU

Em muốn gọi anh, nói lời yêu dấu
Gọi cho anh, em nói em yêu anh
Để rồi nghe anh nói anh yêu em
Mình nói mãi, nói hoài… không biết chán

Em muốn gọi anh, mỗi ngày… nghe anh nói
Nghe tiếng anh, để vui cả một ngày
Giọng ấm áp, em nghe hoài ..ngây ngất!
Tim rộn ràng, mê tiếng nói, mê say!

Em muốn gọi, không cần chờ anh gọi
Hồi hộp chờ… nghe anh nói “hello cưng”
Tim đập tưng tưng, em vui quá chừng chừng!
Đời sống đẹp nhờ có anh yêu dấu

Em muốn gọi, muốn gọi anh yêu lắm!
Nỗi đam mê… ngày một lớn dần!
Nhớ mắt nhìn, nhớ bờ môi thương thân
Ôi nhớ quá! Muốn gần anh yêu dấu!

Mình gọi phone cho nhau hằng ngày
Mình gặp nhau ba, bốn lần trong tuần
Vẫn thấy nhớ, nhớ từng giờ từng phút!
Tình chúng mình hạnh phúc, chẳng gian truân

Vĩnh biệt anh, người em yêu dấu
Vĩnh biệt môi hôn, vĩnh biệt nụ cười
Vĩnh biệt quãng đời xa tít tắp mù khơi
Quá khứ ơi, tình xưa ơi…. Vĩnh biệt!

                           Quách Như Nguyệt
                             June 19th, 2019

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2019

TÔI BỖNG NHÌN TÔI - Thơ Hoành Trần


     
                 Nhà thơ Hoành Trần


TÔI BỖNG NHÌN TÔI

Nhìn mây bay lòng buồn chi lạ,
Ngẫm lại đời mình quá u mê.
Bởi quê cũng chẳng là quê,
Nên không níu được đời lê lết đời.

Bởi khôn dại qua rồi mới thấm,
Không lo xa nên đắm phải rồi,
May chăng còn được đôi lời,
Góp gom cũng được nụ cười thế nhân.

Ơi Quảng Trị nơi thân thuộc nhất,
Nơi tình yêu đẹp nhất trong đời,
Tình cha, tình mẹ,tình người,
Và em ngày ấy không lời mây bay!

Thu lá biếc mắt nai ngơ ngác,
Trói hồn ta quá chặc đâu ngờ.
Mãi mang một mối tình thơ,
Rêu rong kết dệt giấc mơ diễm tình.

Chừng nớ thôi khiến mình đủ mệt.
Cứ lê thê đan kết cả đời,
Thơ say say tỉnh vạn lời,
Quăng quăng bỏ bỏ bao nơi ta về.

Quay đầu lại tái tê tê tái,
Biết dại khôn biết dại hơn khôn.
Chừ đây nuối tiếc thiệt thân
Nghe lòng mặn đắng từng cơn mộng về!

Còn đâu nữa bởi mê mãi bước,
Nên cuối đời có được gì đâu.
Chừ đây mây đã trắng đầu.
Hư vô cát bụi một mầu hư vô!

                           Hoành Trần
                            19/6/2019

MỘT SỐ THƠ NHẠC THỦ BÚT CỦA THI SĨ PHẠM VĂN BÌNH - Hoàng Gia Độ

Xin giới thiệu cùng quý bạn đọc về  một số thơ, nhạc qua thủ bút của nhà thơ Phạm Văn Bình (đồng tác giả với nhạc sĩ Phạm Duy của các bản nhạc CHUYỆN TÌNH BUỒN, MƯỜI HAI THÁNG ANH ĐI). Anh Hoàng Gia Độ vừa gửi email đến chúng tôi:

Anh Đoàn Phú thân,
Đây là những bài thơ chính anh Phạm Văn Bình lúc trước đã tự viết tay tặng tôi làm kỷ niệm. Sắp đến giỗ đầu của Phạm Văn Bình, tôi gởi anh để có thêm chút tài liệu giới thiệu cho đồng hương, đồng môn biết qua trang web của anh.
                                                                             Chúc anh an lành.
                                                                               Hoàng Gia Độ


     

     


     

     

     

     

     

     

     

              
                      Tang lễ nhà thơ Phạm Văn Bình tại CA - USA

MỘT MÌNH - Thơ Tịnh Đàm


       
                          Nhà thơ Tịnh Đàm


MỘT MÌNH
(Viết theo tâm sự bác G.T. Điệp)

Đêm sương lạnh, chỉ mình anh
Co ro chiếc bóng phong phanh thuở nào !
Bước đi còn vọng âm hao,
Lòng như đã cũ... Tím màu thời gian !

Đời qua, trong những ngỡ ngàng
Tìm đâu thấy mối sầu mang theo người !
Tình riêng, rồi cũng ngậm ngùi
Thôi ! Anh ở lại bến đời quạnh hiu !
Tháng năm, mộng vẫn chắt chiu
Tóc xan, giờ đã ra chiều phôi pha !
Tâm giao mấy kẻ mặn mà,
Sẻ chia cùng nỗi xót xa phận người ?!

Trăm năm... Đâu chỉ khóc, cười
Với bao mộng hão đầy vơi giữa đời !
Thà như... Một thoáng mây trôi
Nhớ, quên... trả hết cho người trần gian !

                                          TỊNH ĐÀM
                                           (TP. HCM)

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2019

THĂM NGÔI NHÀ CỦA CỤ TAM NGUYÊN YÊN ĐỔ NGUYỄN KHUYẾN - Quang Lê

Năm tháng trôi qua, nơi ra đời 3 bài thơ THU bất hủ vẫn giữ được vẻ đẹp hương đồng cỏ nội của vùng đồng quê chiêm trũng.



              THĂM NGÔI NHÀ CỦA CỤ 
              TAM NGUYÊN YÊN ĐỔ NGUYỄN KHUYẾN

Trải qua nhiều năm, ngôi nhà của Tam Nguyên Yên Đổ - Nguyễn Khuyến (đỗ Tam Nguyên năm 1864 – 1865) một trong những cây đại thụ của văn học dân tộc, vẫn giữ được nét đặc trưng của vùng đồng quê chiêm trũng. Nhà của cụ Nguyễn Khuyến ở làng Vị Hạ, xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam nay đã trở thành Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

       

TRĂNG KHUYẾT - Thơ Nguyên Lạc


   


TRĂNG KHUYẾT

Trăng khuya khuyết chỗ ai nằm
Nên không soi sáng trăm năm tình người!
Với tay kéo đám mây trời
Che chi cho khuyết tình tôi muộn phiền?!

Ru tôi một bóng cô miên
Hình như tiếng lá trở mình sương khuya!
Dáng ai áo mỏng quỳnh mơ
Phù vân nghiêng bóng tôi chờ kiếp nao?!

Mong manh khuyết ánh trăng nào
Làm sao lấp được nỗi đau tình này?!?

                                   Nguyên Lạc

“CÒN YÊU”, THƠ ĐẶNG XUÂN XUYẾN - Bùi Đồng


          
                        Tác giả Bùi Đồng


          CÒN YÊU” - THƠ ĐẶNG XUÂN XUYẾN
                                                                          Bùi Đồng

Lâu lắm rồi mới vui vì tác giả cũng yêu... khùng như mình.
Ừ, còn yêu đấy, đã sao
Một cách nói tỉnh khô, bất chấp, mặc kệ ở cái tuổi trẻ chưa qua, già chưa tới.
Tình yêu nó là thế, nó luôn dẫn dắt người ta thêm liều lĩnh, phớt lờ hoàn cảnh ra sao.
Mình cứ thấy gã yêu đó, tay đút túi quần, miệng huýt sáo, vẻ bất cần đời để buông câu:

Khó khăn chi một tiếng chào, để quên!

Nói thì vậy nhưng tình lại khác, tác giả tình ranh lắm, cái mùi thính sặc lên vẻ ngạo mạn để che nỗi đau khắc khoải bên trong.
“Chín Hè” rồi lại đến “Chín Đông”, nỗi đau chín mõm được gạn chắt đến giọt cuối cùng của nỗi nhớ mà nhớ không tên mới làm con người không thể hoá giải. Tâm trạng ấy trộn lẫn với tiếng mưa đêm ngõ quê vắng vẻ.

Ráng chiều đỏ quạch triền đê
Người đi người dụi câu thề vào mây

Thỉnh thoảng tác giả hay có những câu thơ vượt trội mà hình ảnh này không bịa ra nổi.
Ai đã từng nhớ, từng yêu từng đi trong cái mầu đỏ của ráng chiều mới cảm được nỗi buồn đến tê tái, nhất lại là người mới yêu lại.
Đến đây tác giả lộ nguyên hình sự đa cảm, nặng tình. Nhưng với người kia thì tình chưa đủ sức nóng để hạ lòng, tình như một chiếc đóm mong manh, chỉ cần dụi cái là tắt ngấm, mà dụi vào mây phù vân bay mất.
Bài thơ chỉ có vài khổ nhưng chứa đựng, ngầm nói rất nhiều ẩn ngữ. Thú vị thật.
Nguy hiểm! Đặng Xuân Xuyến thật nguy hiểm.

*.
Nam Định, 02 tháng 06.2019
BÙI ĐỒNG
Địa chỉ: 3/176 Phan Đình Phùng, t/p Nam Định.
Email: hatbuinhangian.db@gmail.co
Điện thoại: 0902191804

ƯƠM TÌNH - Thơ Lê Kim Thượng


       
           Nhà thơ Lê Kim Thượng


ƯƠM TÌNH

Ta về… trải nắng, ươm tìn
Gieo mầm hạt nhớ… mơ hình bóng xưa…
                    
Sông quê rợp mát bóng dừa
Em đi xa vắng, bến xưa nhuộm sầu
Chiều xưa nắng tắt trên cầu
Bằng Lăng nhuộm tím tình đầu vấn vương
Chiều xưa Hoa Sữa nhả hươn
Áo em thơm ngát, người thương diễm kiều
Em đi, bỏ lại quê chiều
Bờ tre, ruộng lúa... cánh diều, cò bay
Gió đồng man mác hương say
Ao xưa, Sen nở nhớ ngày vui chơi…                        

Khuya về nhẹ tiếng lá rơ
Bờ sông sóng vổ, thay lời nói yêu
Gió đưa cành Trúc xiêu xiêu
Che vành trăng tỏ, cho nhiều lả lơi
Thềm xưa, gió lạnh, hoa rơi
Đồng xa tiếng Cuốc buông lơi, hững hờ
Em đi, thề hẹn mong chờ
“Chiêm bao thấy bậu… dậy sờ chiếu không…”
                                 
Mai kia em có lấy chồng
Nhớ dành ta… chút rượu hồng giao bôi
Nhớ dành ta… một chỗ ngồi
Theo con thuyền cưới bồi hồi sang sông...
Đưa nhau, đổ chén rượu hồng
Mai sau, em có theo chồng đất xa
Qua đò, gõ nhịp chèo ca
Nước xuôi, làm rượu quan hà chuốc say...                        

                   Nha Trang, tháng 06. 2019
                         LÊ KIM THƯỢNG