BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI ẤT TỴ 2025 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2024

TRÀ HAY CHÈ? - Pham Tuan Anh



Tại sao cùng là trà có nguồn gốc từ Trung Quốc lại có hai kiểu phát âm khác nhau trên thế giới?
 
Trà có tên gọi khác nhau trên thế giới chủ yếu do nguồn gốc ngôn ngữ và con đường giao thương mà trà được đưa đến các quốc gia khác nhau. Hai từ chính để chỉ trà là “tea”“cha”, mỗi từ phản ánh một lịch sử thương mại và văn hóa riêng.

 •“Tea”: Từ này có nguồn gốc từ tiếng Trung Quốc, cụ thể là từ chữ (chà), nhưng phát âm là “te” trong phương ngữ Mân Nam, đặc biệt là ở tỉnh Phúc Kiến. Khi trà được đưa vào châu Âu qua các thuyền buôn của thương nhân Hà Lan vào thế kỷ 17, họ đã mang theo cách phát âm này. Từ đó, “tea” đã trở thành từ phổ biến trong nhiều ngôn ngữ châu Âu như tiếng Anh (tea), tiếng Pháp (thé), tiếng Đức (Tee), tiếng Ý (tè) và tiếng Tây Ban Nha (té).
 
 •“Cha”: Ngược lại, từ “cha” bắt nguồn từ cách phát âm chữ trong tiếng Quan Thoại (Mandarin) và được sử dụng ở các quốc gia mà trà được nhập khẩu qua các con đường bộ như Con đường Tơ lụa. Các từ tương tự như “trà” trong tiếng Việt, “ocha” trong tiếng Nhật, “cha” trong tiếng Hàn, “chai” trong tiếng Hindi, “shai” trong tiếng Ả Rập và “chai” trong tiếng Nga đều xuất phát từ cách phát âm này.

                                                                                  Pham Tuan Anh

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2024

CA SĨ THANH LAN VÀ NHỮNG SCANDAL TÌNH ÁI CHƯA ĐƯỢC GIẢI MÃ - Theo Dòng Đời

Trước 1975, ở Sài Gòn, ca sĩ Thanh Lan nổi lên như một hiện tượng trong làng ca nhạc. Cô ca sĩ xuất thân từ trường Tây này không chỉ nổi tiếng trên sân khấu, trên phim ảnh mà còn nổi tiếng trên tình trường.


Khi mới vào nghề ca hát, Thanh Lan vốn là một cô gái xinh đẹp, giọng hát trong trẻo, phong cách rất Tây, đôi mắt gợi tình hồn nhiên, gương mặt nhí nhảnh nên được tặng biệt danh “Tiếng hát học trò”. Nhưng cũng vì sớm nổi tiếng, sớm thành người của công chúng nên Thanh Lan cũng sớm vướng những chuyện thị phi khó đỡ. Đúng là hồng nhan đa truân, tạo hóa đã sắp bày cho cô gái xinh đẹp, tài hoa này một số phận nghiệt ngã.
 

BÀI THƠ MỚI NHẤT TÓC ƠI TÌNH YÊU – Trần Vấn Lệ



Em nói dễ thương:  "Đà Lạt lạnh lắm!". Em đưa tay nắm, ôi bàn tay thương!
 
Anh xa, dễ thường ba mươi năm nhỉ?  Về, em thủ thỉ... Đà Lạt vẫn xưa...
 
Em vẫn là Thơ!  Từng câu em nói.  Lang Bian vời vợi, mình lên đó nha?
 
Em thấy Nước Nhà, ngàn thông, con suối... Hai chân em duỗi, hai gót chân ơi!
 
Hai chân một đôi, mình là hai đứa, trời mưa nho nhỏ, hai đứa một ô...
 
Anh hái hoa mơ, hoa sim ngày cũ... Khi không anh rủ em vào chiêm bao...
 
Tôi đang thao thao những lời mộng mị... Bạn ơi Thế Kỷ:  Hai Thế Kỷ Rồi!
 
Một giọt lệ rơi.  Một nước thống nhất.  Con ong làm mật, cái tổ nó đâu?
 
Người ở giang đầu, người thì hải giác... Mây bay gió dạt... Đà Lạt lạnh hoài...
 
Em nói bên tai: "Đà Lạt lạnh lắm!".  Em đưa tay nắm.  Áo ấm mưa sa!
 
*
Trường cũ mình qua.  Cái cổng đứng ngó.  Em không còn nhỏ.  Anh cũng tàn phai...
 
Mình còn bờ vai...
Vào nha?  Quán gió... Nhìn ra cửa sổ:  mưa trời bay mưa!
 
Em nhắm mắt chờ cái hôn rất nhẹ...
Rồi em, giọt lệ.  Mưa ơi bài thơ...
 
Vậy là đủ chưa?  Bài thơ mới nhất!  Tóc em phơ phất, tóc ơi Tình Yêu!
 
                                                                                     Trần Vấn Lệ

CHÙA HÀ, LINH THIÊNG VỀ CẦU TÌNH DUYÊN – Đặng Xuân Xuyến



Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, trước kia thuộc làng Dịch Vọng (tên nôm là làng Vòng), huyện Từ Liêm, nay thuộc phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
 
Có hai truyền thuyết về chùa Hà.
 
Truyền thuyết thứ nhất:
 
Vào thời Lý, khi vua Lý Thánh Tông trị vì, lúc đã 42 tuổi mà vẫn chưa có con nên đã cầu tự ở một ngôi chùa mà sinh ra Thái tử Càn Đức, do đó ngôi chùa này gọi là chùa Thánh Chúa để kỷ niệm sự kiện này. Trên đường đi vua còn ghé qua một ngôi chùa khác và ban tiền bạc cho chùa để trùng tu lại, vì vậy chùa này (chùa Hà) còn có tên là Thánh Đức tự.
 
Truyền thuyết thứ hai:
 
Chùa Hà được xây dựng lên để vua Lê Thánh Tông bày tỏ lòng nhớ ơn các đại thần như Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí, Đinh Liệt đã phế bỏ Lê Nghi Dân để phò tá ông lên ngôi vua vào năm 1460.

VÌ SAO LẠI CÓ MÓN BẠC XỈU? – Theo Sài Gòn Vi Vu


Hình ảnh Quỳnh Trân.
 
Bạc xỉu 白少 hay bạc sỉu là từ của tiếng Quảng Đông, thứ ngôn ngữ người Hoa dùng phổ biến tại khu buôn bán ở Sài Gòn - Chợ Lớn thời bấy giờ. BẠC XỈU được gọi đầy đủ là "BẠC TẨY XỈU PHÉ"

BẠC/BẠCH() là màu trắng.
TẨY/ĐỂ () là cái ly.
XỈU/ /THIỂU (,) là một chút.

PHÉ (, phi viết tắt của 咖啡 gia phi) là cà phê, ý nói món đồ uống từ sữa nóng, pha thêm chút cà phê.
 
Là món đồ uống có nguồn gốc từ người Hoa sống ở vùng Sài Gòn-Chợ Lớn những năm thập niên 1950-1960 và là món thức uống phổ biến ở khu vực này và các vùng xung quanh. Bạc xỉu khá giống với cà phê sữa nhưng chỉ khác ở chỗ, cà phê sữa thì phần cà phê nhiều hơn phần sữa, còn bạc xỉu lại ngược lại là phần sữa nhiều hơn phần cà phê, vì vậy bạc xỉu còn được gọi là cà phê trắng.
 
Có thể nói Bạc Xỉu là món nước uống pha trộn của ba nền văn hóa Hoa-Việt-Pháp. Trong thời kỳ Pháp thuộc ở Việt Nam 1858-1954, cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn có lẽ đi sớm hơn người Việt trong kinh doanh hàng quán, trong đó có cà phê. Vào thời gian đầu, cà phê đen cùng với cà phê sữa vẫn rất khó uống đối với phụ nữ và trẻ con vì họ không quen vị đắng của cà phê, nhưng mùi và vị của cà phê rất cuốn hút. Sau này công thức pha cà phê sữa ở Sài Gòn được người Hoa biến đổi theo cách giảm tỷ lệ cà phê, tăng sữa trong ly thức uống để những người khó uống cà phê nhất vẫn thấy thích thú.
 
Nhiều người Sài Gòn còn quả quyết, bạc xỉu ra đời để dành cho đám trẻ theo ba, hay phụ nữ theo chân bạn bè (là đàn ông) tới quán cà phê. Trẻ em hay phụ nữ không quen với vị đắng gắt của cà phê đen, nhưng cũng không thể hững hờ với mùi hương quyến rũ, bạc xỉu kết nối họ lại. Bạc xỉu có thể vừa uống nóng và vừa uống lạnh tuy nhiên nếu uống nóng thì mùi hương sẽ tuyệt vời và ngon hơn. Bạc xỉu cũng rất thích hợp khi thưởng thức chung với bánh tiêu và giò cháo quẩy.
 
Postscard bài thơ SAIGON tác giả Y VÂN của Sài Gòn Vi Vu trong triển lãm đầu tiên "Sài Gòn Vi Vu - Vi Vu đến những điều xưa nhất" năm 2016.

                                                                            IG:SAIGONVIVU.

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2024

QUỐC DŨNG, NGƯỜI NHẠC SĨ TÀI HOA NHƯNG HÔN NHÂN ĐẦY SÓNG GIÓ - Câu Chuyện Âm Nhạc



Nhạc sĩ Quốc Dũng sinh năm 1951 tại Thái Lan, theo gia đình về Việt Nam năm 3 tuổi. Ông là người có năng khiếu nghệ thuật và bộc lộ tài năng từ bé: 11 tuổi viết bản nhạc không lời đầu tiên; 15 tuổi tốt nghiệp thủ khoa Nhạc pháp Tây Phương Trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn, về làm việc tại một đài truyền hình, chơi nhạc 'như sàng gạo'; 17 tuổi rời đài hoạt động độc lập và trình làng ca khúc đầu tay.
Nhạc sĩ Quốc Dũng là tác giả của nhiều ca khúc đình đám như: Bài ca Tết cho em, Điệp khúc mùa xuân, Biển mộng, Thư tình không gửi, Ru tôi giấc mộng, Trái tim tội lỗi, Kẻ đau tình, Chuyện hợp tan... Các sáng tác của Quốc Dũng đa dạng về phong cách, đẹp cả về ca từ và giai điệu, khẳng định sức sáng tạo dồi dào và tư duy âm nhạc tiên tiến, hiện đại.

CẶP ĐÔI ÂM NHẠC: QUỐC DŨNG & THANH MAI - Câu Chuyện Âm Nhạc



Năm 1971, khi nhạc sĩ Quốc Dũng 20 tuổi đã sáng tác một ca khúc mà sau đó đã rất nổi tiếng, đặc biệt là đạt giải Kim Khánh năm 1973, đó là bài “Mai”. Một năm sau, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã kết nối Quốc Dũng với học trò của mình là ca sĩ Thanh Mai để trở thành đôi song ca nhạc trẻ rất được yêu thích một thời.  Họ song ca những ca khúc tươi trẻ của Quốc Dũng tự sáng tác như “Quê hương và mộng ước”, “Bên nhau ngày vui”.
 
Nhiều người cho rằng, "Mai" là ca khúc nhạc sĩ viết tặng Thanh Mai nhưng nữ ca sĩ cho biết 2 người quen nhau năm 1972 trong khi ca khúc ra đời năm 1971. Nhạc sĩ Quốc Dũng cho biết, thời điểm ông sáng tác "Mai" ông quen nhiều cô tên Mai và 1 người trong đó đã để lại cho ông niềm rung động để sáng tác thành ca khúc đã gắn liền với sự nghiệp của mình. Và trong ca khúc này, tình yêu không có hậu nên ông không muốn nhắc tới tên người đó.

"Mai! Anh đã quen em một ngày
 Anh đã yêu em một ngày
 Một tình yêu quá không may
 Mai! Anh nhớ môi em miệng cười
 Anh nhớ môi em ngọt lời
 Dù lời yêu thương chưa nói…"
 
“Chuyện tình khó quên” của nhạc sĩ Quốc Dũng có vương vấn với nhiều bóng hồng. Trong đó, có hai mỹ nhân nức danh tài sắc là ca sĩ Thanh Mai và ca sĩ Bảo Yến.
 
Ca sĩ Thanh Mai cũng là người “đặt hàng” và là người đầu tiên hát ca khúc “Cơn gió thoảng” của nhạc sĩ Quốc Dũng vào năm 1973. Nửa thế kỷ đã trôi qua, ca khúc “Cơn gió thoảng” tiếp tục bồi đắp rạo rực cho những “chuyện tình khó quên” khác ở những đôi lứa yêu nhau: “Ngày nào em đến, áo trắng ướt đẫm hơi sương chiều rơi/ Tưởng là phút vui, ôi như cơn mơ, nỗi đau nghẹn lời/ Buồn theo cơn gió, những cánh lá rơi, cuốn trôi về đâu/ Nắng đã chìm sâu, biết ta còn nhau/ Người còn đi mãi, biết có đến chốn không gian mù xa/ Một ngày thoáng qua, xin trong hư vô nhớ thương nhạt nhòa”.
 
                                                                      Câu Chuyện Âm Nhạc

KIẾP SAU XIN CHỚ LÀM NGƯỜI LÀM CÂY KHUYNH DIỆP TRƯỜNG BÙI THỊ XUÂN – Thơ Trần Vấn Lệ


   
 

Hàng cây khuynh diệp của tôi ơi!
Tôi đứng đây, đâu?  Ở cuối trời?
Tôi nhớ về đâu?  Đầu đất nước...
Này đây là biển, nọ nương dâu...
 
Này đây mái ngói nhà xanh, đỏ
Không thấy nhà tôle, không mái tranh
Có những mái bằng chim chẳng đậu
(người ta gài đinh, không thích chim!)
 
Tôi đi trong phố, đời chen chúc...
Tôi ra ngoài đồng nhìn cò bay.
Tôi đứng chỗ nào?  Trên vũng nước?
Tự nhiên.  Gió thổi.  Tóc bay bay...
 
Tôi thương, tôi nhớ ngôi trường nữ,
Nhớ hàng khuynh diệp, chỉ vài cây
mà sao thăm thẳm đường muôn dặm
Tôi mất đâu rồi tuổi-thuở-trai?
 
Tôi chẳng còn ai bè bạn nữa,
Em học trò xinh xắn "Thầy ơi",
Thưa Thầy:... "Em, một Thuyền Nhân, nhé,
gặp lại Thầy, thương quá cõi đời!".
 
Chuyện kể, ngẩn ngơ, ngày hội ngộ.
Hình em:  Khuynh diệp lá đong đưa...
Bao nhiêu năm nhỉ mình xa cách?
Gió lạnh... Hình như gió buổi trưa...
*
Bạn thấy:  bài thơ tôi đứt đoạn,
"Đoạn Trường" vô tận hóa vô thanh...
Thầy Trò chạm mặt câu chào hỏi,
Trong gió...Em còn vạt áo xanh!
 
Ôi đó... dễ thương, khuynh diệp biếc
nhành cong, chim đậu tiếng xa xưa.
Trong tôi, bỗng giọt trời xanh ngắt...
"Em nhỉ, đời như một giấc mơ"?
 
                                  Trần Vấn Lệ

NGUYỄN TRÃI HIỆN HỒN HỎI TỘI XUÂN DIỆU - Nguyễn Ngọc Xuân Nghiêm



Năm 1957, khi Quốc âm thi tập vừa xuất hiện trở lại với cuộc sống của chúng ta, nhà thơ Xuân Diệu cũng như nhiều người đã vui sướng vô hạn. Và bản thân ông đã hào hứng đem ngay thơ Nguyễn Trãi vào quần chúng giới thiệu những bài, những câu hay nhất.
 
Khi ấy, với thiện chí nhưng rõ ràng là tùy tiện, muốn cho hai câu thơ trên đây đọc êm tai, được thính giả chóng lĩnh hội và thích ngay, họ Ngô đã chữa đi, đọc thành ‘Tuổi già tóc bạc chùm râu bạc’, và tự đắc ý với sự cải thiện đó.
Hai tuần sau, Xuân Diệu nằm chiêm bao thấy Nguyễn Trãi. Ức Trai tiên sinh bảo hỏi:

“Này đồng chí Xuân Diệu, ai cho đồng chí chữa thơ tôi? Tôi già bao giờ mà đồng chí bảo tôi già? Đồng chí là một người cộng sản mà đồng chí chấp nhận sự già của tâm trí à? Tôi nhiều tuổi thì tuổi tôi nó chất lên, nó cao, chứ tuổi tôi không già!”

NHẠC SĨ NGUYỄN ÁNH 9 PHÊ BÌNH THẲNG THẮN CÁC CA SĨ…HÉT GÀO.

 

Việt Nam hiện tại chỉ có giải trí, không có nghệ thuật. Bây giờ, nhạc để xem nhiều hơn là để nghe. Người ta làm giải trí kiếm tiền, coi qua rồi bỏ chứ hiếm người tâm huyết làm nghệ thuật. Điều này khiến tôi buồn lắm vì con đường nghệ thuật của mình không có những người chung chí hướng để làm tốt vai trò nghệ sĩ

Hồi xưa, người nhạc sĩ viết ca khúc từ những cảm xúc thật của họ, họ viết ra để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cho mọi người chứ họ không viết nhạc để bán. Còn bây giờ, nhạc sĩ viết nhạc theo yêu cầu đơn đặt hàng nên âm nhạc không có hồn, không có cảm xúc thật của người sáng tác.

Ca sĩ bây giờ đa số chỉ chú trọng ăn mặc, make-up cho đẹp và lên sân khấu hát thì sau lưng có một đám múa. Nhưng ít chú trọng đến xúc cảm âm nhạc, không để tâm hồn vào bài hát.

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2024

NHỮNG GIỌNG HÁT TIÊN PHONG CỦA NHẠC VÀNG BOLERO VIỆT NAM - nhacxua.vn



* Thanh Thúy: Tiếng Hát Liêu Trai
Thanh Thúy là một trong những ca sĩ tiên phong đưa nhạc vàng đến với công chúng Việt Nam. Khởi đầu từ giữa thập niên 50, nhưng phải đến đầu thập niên 60, Thanh Thúy mới thực sự khẳng định tên tuổi của mình. Với giọng hát chậm buồn, đầy chất liêu trai, Thanh Thúy đã thổi một luồng gió mới vào nhạc vàng. Nhạc phẩm “Nửa Đêm Ngoài Phố” của Trúc Phương, qua giọng hát của Thanh Thúy, đã trở thành một hiện tượng, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của Boléro Việt Nam.
Thanh Thúy không chỉ nổi bật với giọng hát truyền cảm, mà còn với phong cách biểu diễn đặc trưng. Cô xuất hiện trên sân khấu với tà áo dài thanh nhã, mái tóc dài phủ kín đôi bờ vai, và nét mặt kiều diễm. Tiếng hát của cô trầm trầm, ngọt ngào và u hoài, như len lỏi vào tâm can của người nghe, đặc biệt là những người lính tiền phương, các văn nghệ sĩ và người dân Saigon cũ đang tìm kiếm chút bình yên giữa những năm tháng chiến tranh.
 

VÌ SAO GỌI LÀ “BÒ BÍA" MÀ KHÔNG CÓ THỊT BÒ?



Bò bía là món ăn khá quen thuộc với chúng ta. Vậy tên gọi của món ăn này bắt nguồn từ đâu? Có phải chữ “bò” trong “bò bía” là thịt bò? Hãy cùng Tiếng Việt giàu đẹp khám phá nhé!
 
Bò bía là món ăn ngọt xuất phát từ Triều Châu. Vì thế, cái tên “bò bía” cũng có nguồn gốc từ tiếng Triều Châu 薄餠 (boh8 bian2), âm Hán Việt là “bạc bỉnh”. Điều này cũng được ghi nhận trong Tầm nguyên tự điển Việt Nam của GS. Lê Ngọc Trụ.
 
Ở đây, (“bạc”) có nghĩa là mỏng, còn (“bỉnh”) là bánh. “Bạc bỉnh" hiểu thuần là “bánh mỏng". Cách đặt tên này được đặt dựa trên đặc trưng của bánh: lớp bên ngoài khá mỏng.
 
Tóm lại, “bò bía" bắt nguồn từ tiếng Triều Châu “boh bian" (薄餠, âm Hán Việt là “bạc bỉnh") và “bò" ở đây không liên quan gì đến thịt bò cả.
 
                                                SAIGON 1966 - XE BÒ BÍA XƯA.
                                                            IG:SAIGONVIVU

TỰ LỰC VĂN ĐOÀN LÀ... GÁNH HÁT CẢI LƯƠNG!… - Ba Cong



Trong trò chơi “Ai là triệu phú” trên đài Truyền hình VTV3 Hà Nội, do MC Lại Văn Sâm điều khiển, người được mời lên chiếc “ghế nóng”.
Tham dự chương trình là cô Nguyễn Thị Tâm, 27 tuổi, giảng viên trường Đại học Sư phạm thành phố Thái Bình.
Câu hỏi nguyên văn như sau:
“Trong tứ trụ của Tự Lực Văn Đoàn: Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng; ai là người không phải anh em ruột với ba người kia?”
Cô giảng viên Đại học Sư phạm suy nghĩ một lát rồi nói:
- Tự Lực Văn Đoàn, tôi chưa nghe nói đến bao giờ cả.
Hình như đó là một gánh cải lương.
Còn Nhất Linh chắc chắn là một nghệ sĩ cải lương.
Riêng Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng… tôi không biết ba ông này có phải nghệ sĩ cải lương như Nhất Linh không.
- Vậy chị kết luận ai không phải anh em ruột với ba người kia?
- Tôi đề nghị cho tôi được hưởng quyền trợ giúp, gọi điện thoại cho người thân.
- Chị muốn gọi cho ai?
- Cho anh Nam, một bạn đồng nghiệp cũng dạy trong trường.
Anh Nam là người đọc rất nhiều sách, kiến thức rất rộng, chắc chắn anh ấy biết.
Phòng máy liên lạc với người tên Nam đang chờ sẵn ở nhà để trợ giúp, “cứu bồ” cho cô Tâm.

SÀI GÒN CHỈ MỘT NỬA GIỜ MƯA – Trần Vấn Lệ



Chỉ một nửa giờ mưa mà Sài Gòn ngập lụt!  Người muốn mưa vài phút, mát đó, được bao lâu? (*)
 
Những gì mình mong cầu, đất trời thường ngoảnh mặt Nhà Thờ, Chùa cao ngất... không đụng tới trời xanh!
 
Có lẽ những bức tranh họa cảnh đời là đúng?  Sống, lẽ Tự Nhiên là sống.  Sống, nào ai cảm động cảnh thương tâm ở đời...
 
Dĩ nhiên thấy khóc, cười, Trời kêu ai nấy chịu!  Người ta sống đủ kiểu... rồi cũng chỉ một đời!
 
Nhìn đất nước đổi dời, nhìn cảnh đời tang hải, bao nhiêu trang giấy trải chì là bài Diễu Văn!
 
Phải chi... biết ăn năn, cầu, đường đừng ăn bớt... trời chỉ mưa trớt qướt, dân không phải lầm than!

*
Một Sài Gòn hiên ngang, hễ mưa là xuống cấp.  Không chỗ nào không ngập... cả bên Phú Mỹ Hưng.
 
Mở đường về phía Nam, nước không có đường thoát. Ngô Viết Thụ dặn trước, người sau không thèm nghe!
 
Thương Bác Hồ đỏ hoe hai con mắt pho tượng.  Thành phố càng to lớn...nỗi niềm càng bao la!
 
Con lội nước kêu Cha!  Vợ lội sình... Anh hỡi!  Người tứ phương đổ tới, kiếm cái ăn, nghẹn lòng...
 
Có hôm trời mưa giông, bà vé số ngả quỵ...  xe bus còi cứ hí... nước bật nắp cống, trôi!
 
Nắng - hồ con rùa, nước sôi!  Mưa, cầu chữ Y muốn lé.  Một thành phố hoa lệ, Sài Gòn ơi Sài Gòn!
 
                                                                                       Trần Vấn Lệ

NHÀ THƠ NGUYỄN VĂN SONG VIẾT VỀ MẸ - Đặng Xuân Xuyến



Nhà thơ Nguyễn Văn Song sinh năm 1974, tại Vân Điềm, Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội. Hiện là giáo viên Trường Trung học Phổ thông Phù Cừ, Hưng Yên. Anh đã xuất bản 2 tập thơ: Đi từ phía cổng làng, Mẹ và sen. Đoạt giải B (không có giải A, đồng hạng với nhà thơ Tòng Văn Hân (Điện Biên) với tác phẩm MẸ TÔI CHỬI KẺ TRỘM) cuộc thi thơ của Báo Văn Nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam 2019 - 2020.
----
 
Đọc thơ Nguyễn Văn Song viết về Mẹ, người đọc thấy sự cần cù, kiên nhẫn và trung thành của anh trong việc chọn hướng đi, chọn cách viết. Hình ảnh Mẹ trong thơ Nguyễn Văn Song luôn là hình ảnh người mẹ của làng quê nghèo khó, lam lũ, tảo tần với gam màu tối, với những hình ảnh xưa cũ quen thuộc đã được nhiều nhà thơ, nhiều thế hệ nhà thơ tiếp cận khai thác.
 

VẦNG TRĂNG NÀO CÓ LỖI - Thơ Quách Như Nguyệt, Lê Quốc Thắng phổ nhạc


       


VẦNG TRĂNG NÀO CÓ LỖI
 
Tự dưng ghét tự dưng thương ai bắt
Thi sĩ buồn thi sĩ ném thơ đi
Thi sĩ ơi, thơ có tội tình gì?
Tại sao chứ, ai nỡ làm anh giận?

Anh làm thơ mỗi ngày cho em đọc
Anh bảo là làm thơ cho em vui
Anh ca tụng ánh trăng vàng lủi thủi
Em đọc thơ thấy cảm động bùi ngùi

Mỗi tối tối anh ra ngoài hiên ngắm...
...sao trên trời và kiếm mảnh trăng trôi
Anh thấy gì vầng trăng rất lẻ đôi
Nghìn vì sao chỉ một nàng trăng lẻ
 
Tối hôm nay mây hững hờ buồn tẻ
Thương hoa vàng, thương tiếng lá xôn xao
Thương cả gió lòng em quá xuyến xao   
Sao lại ghét? Vầng trăng nào có lỗi?!
 
                             Quách Như Nguyệt

CHẠM MỘT BAN MAI, TRONG NẮNG CHIỀU THƠM, TIẾC THU – Thơ Tịnh Bình


   


CHẠM MỘT BAN MAI
 
Thôi quay lại trở về chốn cũ
Cánh đồng xanh găm nỗi nhớ cỏ may
Ôm vai núi bóng mây chiều trôi chậm
Ngửa mặt nhìn trời diều giấy có còn bay?
 
Thôi quay lại...ừ thì trở lại
Cơn mưa xưa nụ cười cũ ướt nhòa
Con châu chấu ẩn mình trong cỏ biếc
Xao động gì ngơ ngác giọt sương sa
 
Thì trở lại... bao năm xuôi ngược mãi
Tìm bình yên trong khói bếp mẹ ta
Chiều vương vãi đàn gà tranh hạt nắng
Bối rối cánh cò chấp chới phía xa xa
 
Nghe lắng đọng giữa nhịp đời hối hả
Cánh chim trời hun hút phía xa xăm
Dòng sông cũ có già cùng năm tháng
Người lặng yên hồi tưởng những thăng trầm
 
Chầm chậm thôi buổi hoàng hôn dần tắt
Đêm hoang vu le lói ánh sao gầy
Chẳng thể níu giọt thời gian cùng cạn
Vén ngày tàn chạm gặp một ban mai...

XIN VỀ LẠI – Thơ Lê Văn Trung


   

 
XIN VỀ LẠI
 
Ta về lại xin làm người hành khất
Được chạm vào rêu biếc mái hiên xưa
Được cúi nhặt chiếc lá mùa quên lãng
Sợi tóc người bay rối những cơn mơ
 
Xin được ngắm áo vàng bay cánh bướm
Bóng mây chiều ai nhuộm mắt mù sương
Xin được chạm vào tấm lòng nhung gấm
Để nghe mùa ân ái dậy mùi hương
 
Xin được gọi tên niềm quên nỗi nhớ
Những con đường xuôi ngược của đời nhau
Những cánh đồng mùa thu vàng hoa nở
Những bến bờ xưa hò hẹn buổi ban đầu
 
Xin được tắm trong dòng sông trẻ thơ
Lòng xanh biếc buổi trăng vừa hàm tiếu
Ta về lại xin chút lòng niên thiếu
Ươm lấy mầm hy vọng của tương lai.
 
                                      Lê văn Trung
                                  Tháng Mười 2024

Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2024

TỔ QUỐC NÓI THẾ NÀO CŨNG RƯNG RƯNG – Trần Vấn Lệ



Máy bay mình đang bay ngang qua thành phố cũ... Đà Lạt kìa, thương nhớ, phấn thông vàng hay mây?
 
Em!  Cho anh bàn tay!  Chỉ anh đi, ngón út. Cho anh đi, hương mật của thành phố ngàn hoa...
 
Em!  Cho anh hôn nha thành phố ngàn thông mướt mái tóc em dài thượt con suối vòng Cam Ly...
 
*
Tôi không biết nói chi về một thành phố cũ nơi mà tôi từng ở... bây giờ tôi bỏ đi!
 
Nó còn lại những gì?  Lăng Nguyễn Hữu Hào khiêm nhượng những bậc cấp đơn sơ? 
 
Những bậc cấp trong mưa nước đổ về Tùng Nghĩa.  Quê em là Liên Nghĩa một thị trấn giữa rừng...
 
Những xe ngựa chạy không những tấm lòng đói khổ.  Những người Thượng đóng khố chống gậy đi lên non...
 
Thác Gougha dễ thương cứ đổ hoài nước mắt.  Tiếng cắc bùm thật chát xé rừng thông tan hoang...
 
Núi cao nhất, Langbian.  Núi Bà đó, em ạ.  Nghĩ người mình thật lạ, đặt tên núi:  Núi Bà...
 
Hồi xưa anh đi qua, núi nào cũng tên đó, nghe nó sao ngồ ngộ, nhớ em - một mình Em?
 
Anh đứng ở K' Loon ngó xa về Tà Cú, những đám mây quần tụ...em đang múa Rừng Ơi!
 
Những cánh rừng nằm phơi xương tàn thời hủy hoại... Anh biết sao mà nói... dưới kia:  rừng Lâm Viên?
 
Em ơi em!  Em!  M.  Dưới kia thành phố cũ... tất cả chắc đang ngủ chờ em về nâng niu?
 
Em, anh rất quý yêu... lá thông cài trên tóc.  Tự nhiên tình Tổ Quốc trong anh cũng bằng em...
 
                                                                                      Trần Vấn Lệ

BỤI TRÚC LA ĐÀ, TRĂNG TÀ - Thơ M.loanhoasử


   
                Nhà thơ M.loanhoasử

 
BỤI TRÚC LA ĐÀ
 
em phơi hết tuổi hồng cầu Bạch Thổ
mắt biếng lười nhìn hờ hững sông Hương
anh chiếc ghe bầu trôi vừa ngái ngủ
thêm giọng hò mái đẩy nữa thân thương
trôi đi đâu chiếc ghe tội nghiệp
tuần mấy lần ghé mé Thuận An
em có qua cầu ghé về Đập Đá
nhìn xung quanh bụi trúc la đà
tháp Thiên Mụ hồì hồng chung thoang thoảng
chả lẽ dài đời em mãi tránh ta
con đê đó nằm soi mình bóng nước
cầu Tràng Tiền 12 nhịp thiết tha
kinh thành cổ bên bờ tả ngạn
chuyến tàu trưa chẳng bõ vượt Hương Trà
đi chút nữa ghé tạm ga Văn Xá
giòng Thúy Ái lừ đừ chẩy mỏi đôi ta
dẫy đồi cỏ Phong Điền chia 2 miệt
phủ Hải lăng bụi chuối sứ sa đà
ta như bèo hợp cuả Phạm Duy
(nhạc Con Đường Cái Quan)
theo bước chông gai vội vã lên đuờng
vượt Châu Ô Cận Lục vào Thuận Hoá
núi ngăn đường chồm ra biển Hải Vân
ải sừng sững nhìn thông Nam Hải
đường nối đường quá rộng đạo Quảng Nam
ta chiêm ngưỡng từng gốc cây hốc đá
tạ ơn trời tạ Công Chúa Huyền Trân
 

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2024

VÌ SAO CON RỂ VUA LẠI GỌI LÀ "PHÒ MÃ" 駙馬?, BIỀN NGẪU 駢偶



VÌ SAO CON RỂ VUA LẠI GỌI LÀ "PHÒ MÃ"?

     Chồng của công chúa, tức là con rể vua, người ta gọi là Phò mã. Nhiều người giải thích rằng: Phò là giúp, mã là ngựa; Phò mã là người đi bên ngựa vua để giúp đỡ ngài, nghĩa là người rất thân cận với nhà vua
     Thật ra, PHÒ ở đây nghĩa là con ngựa để đóng vào xe. Chữ hán PHÒ viết là "" (fù), còn đọc với âm PHỤ. Ngựa đóng vào xe phụ, đi theo xe chính của vua gọi là PHÒ .
     Còn hai chữ PHÒ MÃ nguyên là một chức quan đời nhà Hán. Chức quan này chuyên về trông coi xe ngựa tùy tòng của vua, được gọi là “Phụ mã đô úy” 駙馬都尉. Từ đời nhà Ngụy, Tấn trở về sau, các đời vua lập ra cái lệ rằng hễ ai lấy công chúa tất được phong vào chức ấy, vì thế nên chàng rể của vua gọi là Phụ mã 駙馬. Ta vẫn thường đọc từ này là Phò mã.
     Lâu dần, người ta chỉ hiểu Phò mã là con rể vua, mà không nhớ danh từ đó nguyên là một chức quan.