BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Năm, 30 tháng 11, 2023

TỈNH MỘNG ĐIẾM TRỌ TRẦN GIAN - Chùm thơ của Đặng Xuân Xuyến


 
                       Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến


ĐÊM VẮNG
 
Ơ hay đêm vắng còn chưa ngủ
Mải đứng dòm khuya mãi gật gù
Ờ nhỉ tháng Mười giăng ngõ cũ
Xáo xác cuối vườn tiễn gió Thu.
 
Làng Đá, 03:26/13-11-2023
 
 
THÁNG MƯỜI
 
Lạ nhỉ, tháng Mười đã về chưa
Mà sao vạt nắng trải đủ vừa
Và sao gió lạnh gom đủ lựa
Se giọt mưa chiều rắc lưa thưa...
 
Hà Nội, 16:37 - 20/11/2023
 
 
TỈNH MỘNG
 
Lật khật ghé chân vào cửa động
Gặp em lụi hụi mé triền sông
Giật mình tỉnh rụi cơn say mộng
Ờ, đã tháng Mười, đã sang Đông!
 
Hà Nội, 03:53/24 tháng 11-2023

 
ĐIẾM TRỌ TRẦN GIAN
 
Đã biết trần gian là điếm trọ
Sao còn gian díu tổ tò vò
Thế nhân vốn sẵn lời xiên xỏ
Nhân nghĩa xù ra chỉ diễn trò.
 
Hà Nội, đêm 26 tháng 11-2023
                 Đặng Xuân Xuyến  

TRÊN HÀNH TRÌNH THỜI GIAN – Thơ Tịnh Bình


        

 
TRÊN HÀNH TRÌNH THỜI GIAN
 
Sẽ gợi lại miên man hồi ức
Khi vô tình gặp bầu trời màu xanh trứng sáo
Giấc mơ tách vỏ ra ràng
Cánh diều tuổi thơ những chiều thơm nắng
 
Ngày và đêm
Cô độc đã trở thành người bạn
Ta không còn ấu thơ để vô tư cười khóc
Khu vườn đầy nắng mai và tiếng chim chợt thành một điều hiển nhiên quen thuộc nhàm chán
Bình lặng hay không còn bình lặng nữa rồi?
 
Biết sẽ không trở lại
Người ra đi và đi mãi
Và một ngày nào đó ta cũng thế
Chẳng có gì xáo trộn
Hỡi dòng chảy miên man bất tận
Cảm ơn mây trời đã cho loài chim mượn đường bay
 
Ôm nắng ca dao, bầy mưa cổ tích
Những câu thơ rơi rụng đường trời
Hỡi cánh cò cánh vạc
Thênh thang trên hành trình thời gian
Ta là một dấu chấm nhỏ
Đậm nhạt vệt sắc màu...
 
                                                                  Tịnh Bình
                                                                  (Tây Ninh)

CHUYỆN THẬT KHÓ HIỂU! – Đặng Xuân Xuyến


                   

Chiều ngày 16 tháng 11 năm 2022, tôi vô tình nhìn vào một tấm ảnh trên facebook thì tự dưng xuất hiện cảm giác rất lạ, hệt cảm giác như khi gặp ảnh bàn tay "đặc biệt" bắt tôi phải xem thế đất và âm phần của chủ nhân bàn tay đó như tôi đã viết trong các bài viết:
 
- "Chuyện về 3 lần xem tướng tay qua ảnh"
 
https://www.facebook.com/100004306539972/posts/2016372888516243/
 
- "Chuyện của tôi và chị Nguyễn Thị Ngọc Diệp"
 
https://www.facebook.com/100004306539972/posts/2357676937719168/
 
khiến tôi căng mắt nhìn tấm ảnh thì thấy một loạt hình ảnh trôi rất nhanh và vô thức tôi viết vẩn vơ mấy câu kệ:
 
VẨN VƠ
 
Uy cao chót vót trùm thiên hạ
Cửa đại bảy đời lụi từ cha
Trăm năm bia miệng nào ai lạ
Phúc báo tự trời, họa từ ta!
 
Hà Nội, chiều 16/11/2022
Đặng Xuân Xuyến
 
Lúc đó tôi định post lên facebook cá nhân nhưng ngần ngại vì không còn nhớ đã nhìn thấy những hình ảnh nào hệt như khi đã xem tay xong là tôi quên hết những gì đã nhìn thấy nên tôi comment tạm mấy câu kệ VẨN VƠ dưới tấm ảnh Sơn Tùng MTP để lưu.


https://www.facebook.com/100004306539972/posts/1326629940823878/
 
Bẵng đi, đến chiều 13 tháng 12/2022 tôi lại bị cảm giác của chiều 16 tháng 11/2022 thôi thúc, buộc tôi phải post bài kệ đó lên facebook cá nhân dù lúc đó tôi vẫn chưa nhớ ra đã nhìn thấy những hình ảnh nào nhưng chỉ chừng tiếng đồng hồ thì cảm giác của tôi có gì đó như nóng ruột, bất an nên tôi ẩn mấy câu kệ vào chế độ mình tôi, lưu để sau này nếu nhớ lại được những hình ảnh đã nhìn thấy thì làm tư liệu kiểm chứng như những lần xem tướng tay qua ảnh:
 
https://www.facebook.com/100004306539972/posts/2365004220319773/
 
Chiều nay 17 tháng 1/2023, tôi lại bị ám ảnh mấy câu kệ "Vẩn vơ" đó nên chụp mấy tấm ảnh post lên facebook cùng vài dòng chú giải về "sự tích" mấy câu kệ "vẩn vơ" này:
 
"Uy cao chót vót trùm thiên hạ
Cửa đại bảy đời lụi từ cha
Trăm năm bia miệng nào ai lạ
Phúc báo tự trời, họa từ ta!"
 
Đến giờ, tôi vẫn chưa thể nhớ lại được những hình ảnh lướt nhanh qua tấm ảnh tôi vô tình nhìn thấy chiều 16 tháng 11/2022 là như thế nào?! Thôi thì cứ post lên đây để lưu kỷ niệm vậy!
 
Vâng, chuyện thật là khó hiểu!
 
                                                       Hà Nội, 17 tháng 01 năm 2023
                                                                 Đặng Xuân Xuyến

TẠP LỤC THI 16, 17, 18 – Thơ Chu Vương Miện


   
 
 
TẠP LỤC THI 16
 
chữ nhân đá ngược
chữ chủ chia ba phần
tam phân
 
bây chừ con trai thiến làm con gái
con gái gắn cu giả
làm con trai
từ 18- 40
quá nửa không lập gia đình
chỉ độc thân
thích đồng tình
thích nuôi con nuôi
nuôi chó
mèo
rắn rùa
thông minh
khờ
 

LAN MAN CHUYỆN TRÊN FACEBOOK TỪ “KHÚC THỤY DU” ĐẾN “GIẤC THỤY DU” – La Thụy



THỤY DU đã được chính nhà thơ Du Tử Lê giải thích:
 
 “Thụy là tên lót của người con gái dược khoa ông theo đuổi lúc bấy giờ - bà Thụy Châu, sau này là vợ đầu của ông. THỤY DU là tên ghép THỤY và DU (chữ đầu trong bút danh Du Tử Lê).”

 *
Một số bạn trên facebook lấy nick là “Khúc Thụy Du”. Ắt hẳn các bạn ấy yêu thích bài hát “Khúc Thụy Du” do nhạc sĩ Anh Bằng phổ thơ của thi sĩ Du Tử Lê. Bài hát có nội dung như sau:
 
KHÚC THỤY DU

Hãy nói về cuộc đời
Khi tôi không còn nữa
Sẽ lấy được những gì
Về bên kia thế giới
Ngoài trống vắng mà thôi
Thụy ơi, và tình ơi
Như loài chim bói cá
Trên cọc nhọn trăm năm
Tôi tìm đời đánh mất
Trong vũng nước cuộc đời
Trong vũng nước cuộc đời
Thụy ơi, và tình ơi
Đừng bao giờ em hỏi
Vì sao ta yêu nhau
Vì sao môi anh nóng
Vì sao tay anh lạnh
Vì sao thân anh rung
Vì sao chân không vững
Vì sao, và vì sao
Hãy nói về cuộc đời
Tình yêu như lưỡi dao
Tình yêu như mũi nhọn
Êm ái và ngọt ngào
Cắt đứt cuộc tình đầu
Thụy bây giờ về đâu
Đừng bao giờ em hỏi
Vì sao ta yêu nhau
Vì sao môi anh nóng
Vì sao tay anh lạnh
Vì sao thân anh rung
Vì sao chân không vững
Vì sao, và vì sao
Hãy nói về cuộc đời
Tình yêu như lưỡi dao
Tình yêu như mũi nhọn
Êm ái và ngọt ngào
Cắt đứt cuộc tình đầu
Thụy bây giờ về đâu
Êm ái và ngọt ngào
Cắt đứt cuộc tình đầu
Thụy bây giờ về đâu

                Anh Bằng
 
Văn bản ca khúc "Khúc Thụy Du".
 
“Khúc Thụy Du” qua lời nhạc của Anh Bằng là một khúc tình ca mà hình ảnh, ca từ cũng như giai điệu đã chất chứa những nỗi buồn và tiếc nuối về một ân tình dĩ vãng, và những cảm xúc đó trong bài hát dường như là ai cũng đã một lần trải qua.
    

Thứ Tư, 29 tháng 11, 2023

MÙA ĐÔNG – Thơ Lê Văn Trung


  
 

MÙA ĐÔNG
 
Hình như mùa đông!
Mùa đông!
Lòng xưa giờ đã mù sương lối về
Mắt người thắp ánh sao khuya
Soi giùm tôi chút tình phai cuối cùng
Mùa chớm đông
Lòng chớm đông
Gió nghìn phương thổi
Nghìn phương áo vàng
Mùa đã sang
Lòng còn ươm
Nắng mùa xanh cũ áo hoàng hôn phai
Tìm nhau giữa hội trùng lai
Lạc nhau từ bóng mây bay cuối trời.
 
                                   Lê Văn Trung

EM XA RỒI - Nhạc Khê Kinh Kha, ca sĩ Ánh Tuyết trình bày

    
    
             

MÙA GIÓ CHƯỚNG, NẮNG ẤM ĐẦU ĐÔNG – Thơ Tịnh Bình


    
              Nhà thơ Tịnh Bình


MÙA GIÓ CHƯỚNG
 
Men chiều lam khói cong cong
Chợt nghe gió chướng mùa đông đang về
Đồng xanh chấm trắng cò quê
Liêu xiêu dáng mẹ triền đê tảo tần
 
Chạm mùa gió cũ bâng khuâng
Chân cầu sóng gợn tình bần chát chua
Vàng sông điên điển ban trưa
Thương ai nón lá nắng mưa qua cầu
 
Đắng môi ngọt dạ sầu đâu
Nước trong leo lẻo tình đầu chưa phai
Phất phơ lau sậy vì ai ?
Trở mùa chướng gió rét ngày sang đêm
 
Chưa nghe ấm áp buồng tim
Cành khô rơi một tiếng chim năm nào
Ngỡ như thức dậy chiêm bao
Ta cùng với gió cồn cào âm xưa...
 

LIÊN KHÚC NỖI LÒNG THA HƯƠNG 3 - Nhạc Khê Kinh Kha, ca sĩ Bảo Yến, Diệu Hiền trình bày

   

              

Thứ Ba, 28 tháng 11, 2023

PHIẾM LUẬN VỀ BÀI BÌNH THƠ “TUỆ SỸ” CỦA BÙI GIÁNG - La Thụy

Tiếc thương Hòa thượng Thiền sư Thích Tuệ Sỹ viên tịch chiều 24.11.2023. Trong niềm suy niệm về Tuệ Sỹ khi Thầy vừa tạ thế, chúng ta hãy cùng thắp nén hương cầu nguyện cho linh thức của Người được siêu thoát.
 

PHIẾM LUẬN VỀ BÀI BÌNH THƠ “TUỆ SỸ” CỦA BÙI GIÁNG

Trong quyển “ĐI VÀO CÕI THƠ”, Bùi Giáng viết về Tuệ Sỹ:
 
“Tuệ Sỹ một vị sư. Ông viết văn quá nghiêm túc, những sở tri của ông về Phật học quả thật quảng bác vô cùng. Thấy ông vẻ người khắc khổ, không ai ngờ rằng linh hồn kia còn ẩn một nguồn thơ thâm viễn u u...
Một bữa ông đọc cho tôi nghe hai câu thơ chữ Hán của ông:
 
Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùy
Hiện tiền vị liễu lạc hoa phi
 
Ông bảo làm sao tiếp cho hai câu để nên một bài tứ tuyệt. Tôi đề nghị với ông nên nhờ Ni cô Trí Hải tiếp giùm. Ông ngượng nghịu bảo tôi đừng nên rỡn đùa như thế. Vậy tôi xin lai rai thử viết:
 
Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùy
Hiện tiền vị liễu lạc hoa phi
Phiêu bồng tâm sự tân toan lệ
Trí Hải đa tàm trúc loạn ty
 
Và xin ông chả nên lấy thế làm bực mình.
 
Nhưng ai có ngờ đâu nhà sư kín đáo e dè kia, không hề bao giờ có vướng lụy, lại còn mang một nguồn thơ Việt phi phàm? Một bài thơ “KHÔNG ĐỀ” của ông đủ khiến ta khiếp vía mất ăn mất ngủ”

Thứ Hai, 27 tháng 11, 2023

BÙI GIÁNG VIẾT VỀ THƠ TUỆ SỸ


Tuệ Sỹ - Tác phẩm của Dominique de Miscault
 
Tuệ Sỹ một vị sư. Ông viết văn quá nghiêm túc, những sở tri của ông về Phật học quả thật quảng bác vô cùng. Thấy ông vẻ người khắc khổ, không ai ngờ rằng linh hồn kia còn ẩn một nguồn thơ thâm viễn u u...
 
Một bữa ông đọc cho tôi nghe hai câu thơ chữ Hán của ông:
 
Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùy
Hiện tiền vị liễu lạc hoa phi
 

Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2023

TẠP LỤC THI 13, 14, 15 – Thơ Chu Vương Miện


   


TẠP LỤC THI 13
 
ở ống thì dài
ở bầu thì tròn
chả biết trách ai?
cái phận tép tôm
 
trăng khi tròn khi khuyết
người sanh đủ hai chân
người mặc áo sơ mi cụt tay
người com plet cà vạt
người ôm cột đèn mà khóc
kẻ ôm cột đèn mà cười
ngày trước là thế kỷ 19
vừa rồi là thế kỷ 20
bây giờ là thế kỷ 21
có chùa nhiều cột
có chùa một cột
có chè đậu đen đậu đỏ
có chè khoai lang
có chè bà cốt
có khỉ cả bầy
có khỉ độc

Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2023

CÔ GÁI ĐỒ LONG LÀ AI ??? - Theo "thế giới kiếm hiệp"



Nhiều người đọc truyện hay xem phim thường thắc mắc Cô Gái Đồ Long (cô gái giết rồng) là ai. Những cái tên được đưa ra tranh luận nhiều nhất là Chu Chỉ Nhược, Hoàng Sam nữ tử,  Quách Tương.
Thực ra trong truyện hay trong phim không có ai là cô gái Đồ Long cả. Nguồn gốc cái tên Cô Gái Đồ Long bắt nguồn từ câu truyện sau đây.

Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2023

BÀI THƠ 50 NĂM - Thơ Trương Phương, nhạc Nguyễn Hữu Tân, Trần Nhàn hòa âm, ca sĩ Như Loan trình bày

Chị Trương Phương làm thơ, anh Nguyễn Hữu Tân phổ nhạc nhân dịp 50 năm Anniversary của anh chị. Anh Tân vừa mới ra đi, cho dù biết anh được an vui nơi cõi vĩnh hằng, chị Phương chắc rất buồn, buồn ghê lắm! Anh Tân qua đời, để lại bao thương tiếc cho nhiều thi nhân, ca nhạc sĩ.


              

SỰ TÍCH BỒ NHÍ - Ngô Phạm Hạnh Thúy


Hình minh họa Adam & Eva
 
Ngày xưa, sau khi mất sáu ngày để tạo nên trời đất vũ trụ, Thượng đế ngồi ngẫm nghĩ thấy đất trời đẹp đẽ thế này với bao nhiêu tinh túy của chất xám mà Ngài đã sáng tạo ra lại không có tạo vật nào hưởng thụ và làm sinh động lên thì uổng phí quá bèn lấy một mẩu đất đẹp nhất thế gian nặn ra Adam (người đàn ông) con người đầu tiên trên quả đất, rồi hà hơi cho Adam sự sống.

Adam tung tăng vui mừng chạy nhảy trong vườn địa đàng, ăn trái cây, uống mật ngọt, ngắm trăng lên và hoàng hôn xuống. Nhưng rồi Adam thấy cô đơn buồn chán vì không có ai chơi cùng, không có việc gì làm vì mọi thứ ở vườn đều có sẵn (nên đa phần đàn ông sau này đều làm biếng và quen ăn đồ ăn có sẵn là vì lí do này).
Adam nghĩ ra cách tiêu sầu bằng cách lấy mật ong pha với trái cây, phơi ba lần nắng bốn lần trăng nhằm giết thì giờ rảnh rỗi, ai dè cái món ấy lên men thành một loại thức uống khiến người ta điên đảo đầu óc, hoang mang tinh thần, thăng hoa cảm xúc - cái thức ấy gọi là RƯỢU và tồn tại đến ngày nay, chỉ có điều đã biến tướng ra thành nhiều thể loại khác nhau từ rượu đế Gò Đen đến rượu vang, vốt-ka, cô-nhắc và thỉnh thoảng bị lễnh loãng do một vài tay chế biến lại gọi là BIA.

KỲ TÍCH MỞ CÕI CỦA CHÚA NGUYỄN - Hoàng Hải Vân

Việc đem Sài Gòn và vùng đất Nam bộ về cho Tổ Quốc một cách hòa bình và hợp pháp là công lao vĩ đại của Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên và các Chúa Nguyễn kế tiếp. Di sản mà tiền nhân để lại không chỉ là một vùng đất đai biển trời rộng lớn mà còn là những bài học vô giá về mở cõi an dân, về dựng nước và giữ nước.

Chúa Nguyễn mở mang bờ cõi

Vào cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17, nước Chân Lạp suy yếu toàn diện. Bên trong thì rối ren bất ổn, bên ngoài thì bị Xiêm La (Thái Lan) uy hiếp. Để tránh nguy cơ mất nước, triều đình Chân Lạp không thể không dựa vào Chúa Nguyễn. Đó là lý do quốc vương Chân Lạp Chey Chettha II sang cầu hôn xin lấy con gái Chúa Sãi. Chúa Sãi nhận lời, quốc vương Chey Chettha II trở thành con rể của Chúa, công chúa Ngọc Vạn (*) trở thành hoàng hậu, sau đó trở thành hoàng thái hậu nước Chân Lạp. Sự kiện đó diễn ra vào năm 1620.
 
Cần biết, chính quyền Đàng Trong của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng đã xác lập lãnh thổ đến Thạch Bi Sơn (Phú Yên), như vậy là lúc đó nước Chiêm Thành vẫn đang giữa Chân Lạp và cương vực phía Nam của nước ta. Đến thời Chúa Sãi, lãnh thổ phía Nam vẫn dừng lại ở đó, tuy nhiên nhiều cư dân người Việt đã đến khai phá lập nghiệp ở lưu vực sông Đồng Nai và nhiều nơi khác ở khu vực lân cận, có lẽ họ đến đây chủ yếu bằng đường biển.

GIAI THOẠI VĂN CHƯƠNG: SƠ ĐƯỜNG TỨ KIỆT (1) – Đỗ Chiêu Đức


Người đứng đầu Tứ Kiệt: Vương Bột
        
SƠ ĐƯỜNG TỨ KIỆT 初唐四傑 là "VƯƠNG DƯƠNG LƯ LẠC 王楊盧駱", đó chính là VƯƠNG BỘT 王勃, DƯƠNG QUÝNH 楊炯, LƯ CHIẾU LÂN 盧照鄰 và LẠC TÂN VƯƠNG 駱賓王. Họ đều là những văn thi sĩ sống dưới thời Đường Cao Tông và Võ Hậu, họ đã bứt phá ra khỏi Cung Thể Thi của thời Lục Triều, mặc dù lúc đó có rất nhiều người chỉ trích bài bác cười chê, nhưng họ đã thành công trong việc phát triển và hoàn chỉnh thể Ngũ ngôn Luật thi trong buổi sơ Đường. Thi Thánh ĐỖ PHỦ của buổi thịnh Đường đã có thơ về họ như sau:
                   
王楊盧駱當時體, Vương Dương Lư Lạc đương thời thể,   
輕薄為文哂未休。 Khinh bạc vi văn sẩn vị hưu.                   
爾曹身與名俱滅, Nhĩ tào thân dữ danh câu diệt,                   
不廢江河萬古流。 Bất phế giang hà vạn cổ lưu!    

Có nghĩa:
                    
VƯƠNG, DƯƠNG, LƯ, LẠC, xướng thơ,                   
Những phường khinh bạc mù mờ chê bay.                    
Lũ ngươi chết chẳng còn ai...                    
Thơ kia như nước chảy hoài muôn năm!
      
Quả nhiên, thơ văn của TỨ KIỆT như "giang hà vạn cổ lưu" chảy mãi cho đến ngày nay. Nào, ta hãy bắt đầu bằng người đứng đầu của Tứ Kiệt là VƯƠNG BỘT nhé! 
   

XIN CẢM ƠN, GẶP LẠI NGƯỜI XƯA – Thơ Quách Như Nguyệt


   


XIN CẢM ƠN...
 
Không đợi đến ngày lễ tình yêu, em mới nói yêu anh
Không mong chờ mùa Xuân mới thấy mình hạnh phúc
Không cần lễ Giáng Sinh để thấy sao háo hức
Không ngóng Tết để thấy mình hớn hở                          
Cũng chẳng chờ đến ngày Lễ Tạ ơn
Em mới biết cảm ơn những gì mình đang có
Bố mẹ dù đã mất, anh chị em, con cái, quà cáp nhận và cho
Cảm ơn Internet, computer làm đời sống hay ho
Cảm ơn bạn thân quý, người tri âm tri kỷ
 
Cảm kích lắm, đời sống em thi vị
Cảm ơn nhạc trữ tình
Cảm ơn được ngắm nhìn
Những bức hình tuyệt đẹp
Cảnh thiên nhiên như mơ
 
Phải anh ạ, đời sống này...
cho em xin cảm tạ
Bầu trời xanh bao la
Hàng dừa xanh nghiêng ngã
Hàng liễu rủ la đà
Mái chùa rêu cong cong
Áo dài thêu lụa mỏng
Trăng và sao mênh mông
Mây trắng trôi bềnh bồng
Đàn chim bay xoãi cánh…
Cành hoa hồng mong manh
 
Làm sao mà kể hết?
Em cảm kích từng ngày, biết ơn từng giây phút
Con cảm ơn trời Phật, Thượng đế ở trên cao
Cho còn biết xuyến xao...
 
Và cuối cùng...
Anh ơi, chẳng quên đâu
Em xin cảm ơn anh
người mà em yêu dấu!
 
                                        Quách Như Nguyệt