BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Hai, 2 tháng 10, 2023

ĐỌC LẠI Ý THỨC MỚI TRONG VĂN NGHỆ VÀ TRIẾT HỌC CỦA PHẠM CÔNG THIỆN (7 – Phụ đính) - Nguyên Lạc



CÁC TÁC PHẨM CỦA PHẠM CÔNG THIỆN

Phạm Công Thiện (1941-2011), sinh quán Mỹ Tho. Sống ở ngoại quốc nhiều hơn ở Việt Nam
 
Tác phẩm đã xuất bản:
 
Tiểu luận về Bồ Ðề Ðạt Ma, tổ sư Thiền tông (1964)
Ý thức mới trong văn nghệ và triết học (1965)
Trời tháng Tư (1966)
Ngày sinh của rắn (1967)
Im lặng hố thẳm (1967)
Hố thẳm của tư tưởng (1967)
Mặt Trời không bao giờ có thực (1967)
Bay đi những cơn mưa phùn (1970)
Ý thức bùng vỡ (1970)
Ði cho hết một đêm hoang vu trên mặt đất (1988)
Sự chuyển động toàn diện của tâm thức trong tư tưởng Phật Giáo (1994)
Những bước chân nhẹ nhàng trở về sự im lặng
Triết lý Việt Nam về sự vượt biên (1995)
Làm thế nào để trở thành một bậc Bồ Tát sáng rực khắp bốn phương Trời (1998)
Tinh tuý trong sáng của đạo lý Phật Giáo (1998)
Trên tất cả đỉnh cao là Im Lặng
Một đêm siêu hình với Hàn Mặc Tử
Khai ngôn cho một câu hỏi dễ hiểu: Triết học là gì?
Ðối mặt với 1000 năm cô đơn của Nietzche.
Jiddu Krishnamurti, Tự do đầu tiên và cuối cùng (1968)
Martin Heidegger, Triết lý là gì? (1969)
Friedrich Nietzsche, Tôi là ai? Đây là người mà chúng ta mong đợi! (1969)
Nikos Kazantzakis, Rèn luyện tâm thuật huyền linh (1991)

BUỔI SÁNG KHÁC... – Thơ Tịnh Bình


  
                   Nhà thơ Tịnh Bình


BUỔI SÁNG KHÁC...
 
Hát với mặt trời ngợi ca ngày mới
Trong hân hoan sớm mai
Không ai nhớ bầy cỏ đêm suốt cả khuya chưa chợp mắt
Mơn man ngón tay sương buôn buốt
Chút gió ngượng ngùng lẩn trốn vào im lặng
 
Tia nắng đầu ngày chập chững đậu xuống buổi mai
Khung cửa mở sớm
Trong sự lặng im cô độc
Âm thanh duy nhất trong mường tượng là tiếng chim lảnh lót
Trên những bông hoa tự khép nở và tàn
Trước khi những tiếng động bình thường bắt đầu va đập
 
Nhưng tất cả đã không theo diễn biến như ngàn buổi sáng khác
Có một điều gì đó bất thường từ bầu trời
Cơn gió lẻn trốn
Tiếng chim lẻn trốn
Tia nắng mai sượng sùng lịm tắt
Người thôi hát bài hoan ca mặt trời
Bầy cỏ ngước nhìn vầng mây ướt sũng
Buổi mai tự khi nào xám xịt
Cơn mưa vấp vào nguồn cội ào ạt trở về...
 
                                                                        Tịnh Bình
                                                                        (Tây Ninh)

Chủ Nhật, 1 tháng 10, 2023

KHÔNG THỂ CHỐI BỎ TRIỆU ĐÀ VÀ NƯỚC NAM VIỆT - Hà Văn Thùy



Tuy là chuyện của quá khứ nhưng lịch sử luôn gắn bó mật thiết với cuộc sống hiện tại. Những nhận thức và quyết định không thỏa đáng về lịch sử đưa tới những di họa khó lường.
Những ai quan tâm tới lịch sử dân tộc Việt đều biết rằng, khi nhà Tần diệt nước Thục, giết vua và thái tử Thục ở núi Bách Lộc năm 316 TCN, Thục Chế cùng di duệ nhà Thục chạy xuống tá túc trên đất của vua Hùng. Nhiều lần Chế tấn công Hùng Duệ Vương nhưng không thành, tới đời con ông là Thục Phán đã diệt vua Hùng, lập nước Âu Lạc.
Năm 257 TCN, Triệu Đà vua nước Nam Việt diệt An Dương Vương, sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt. Quốc sử của ta, từ đời Nguyễn về trước, đều ghi nhận Âu Lạc và Nam Việt là nhà nước chính thống của người Việt. An Dương Vương và Triệu Vũ Đế đều được ghi công lớn. Không những thế, Triệu Đà còn được suy tôn là vị vua mở đầu của lịch sử đất nước. Tuy nhiên, giới sử gia miền Bắc vào thập niên 1960 phán quyết rằng Triệu Đà là ngoại xâm nên bỏ Kỷ nhà Triệu khỏi chính sử.
 

THÁNG MƯỜI TRỜI NẮNG KHÔNG ĐẦY TAY – Thơ Trần Mai Ngân


   
              Nhà thơ Trần Mai Ngân
 
 
THÁNG MƯỜI TRỜI NẮNG KHÔNG ĐẦY TAY
 
Như có chút buồn rơi đâu đây
Tháng Mười trời nắng không đầy tay
Bàn tay có lúc ôm trên má
Hơi thở ấm nồng môi ngọt ngây
 
Có những mùa qua ta mê say
Trời thắp sao đêm thức đến ngày
Thì thào tim thốt lời vĩnh cửu
Bây giờ, sau nữa vẫn dấu yêu…
 
Tháng năm qua lại chẳng bao nhiêu
Như lá vàng Thu rụng rơi nhiều
Bàn tay trống hoác run lên nhẹ
Em đã tạ từ lời buồn hiu!
 
Như có chút buồn rơi đâu đây
Tháng Mười trời nắng không đầy tay…
 
Trần Mai Ngân

Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2023

CHÚA LÀ HƠI THỞ ĐỜI CON - Nhạc Khê Kinh Kha, ca sĩ Tâm Thư trình bày


                

       

THU VƯƠNG – Thơ Văn Thiên Tùng


  
           Nhà thơ Văn Thiên Tùng
 

THU VƯƠNG
 
Đâu những thu vương ướp mộng ngời
Bao mùa trống điểm bấy lần nơi
Ngôi trường ấy tuổi thơ đầy với
Kỷ niệm hằn sâu bước chặng đời
 
Có những thu chiều nắng lả lơi
Lần theo lặng dõi ấy đâu rời
Ai người khiến chợt hồn xao xuyến
Mắt nguẩy giao làn thẹn quá ơi!!!
 
Đâu những và đâu những xế chiều
Bên cầu vớ vẩn giọng đùa yêu
Sương nhòa nhạt cõi dần xa biệt
Loáng thoáng trăng vờn quyện sóng xiêu
 
Tuổi ngọc ngà bao chuyện chẳng lường
Năm lần tháng lữa ngậm ngùi thương
Nhưng mà chẳng nói điều chi cả
Để lúc rời xa khỏi mái trường
 
Đâu ngờ cách nẻo biệt mù sương
Chẳng biết khi nào gần tựa thuở
Cửa lớp đồng chung một mái trường
Tình ươm mộng ướm giờ tan lỡ
 
Để những thu vương ngẫm trách đời
Sao mà hóa giải nỗi niềm vơi
Dù kia biệt dáng tình đây mãi
Trĩu khúc sầu tương bởi một người…
 
              Mai Vân Văn Thiên Tùng
                        28/9/2023
 

Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2023

PHẬN ĐỜI GIÁP NGỌ - Quang Tuyết


Tác giả bài viết Quang Tuyết

Mẹ tôi nói: “Ngựa chạy đường dài, gà gáy khuya”
Con gái tuổi Giáp Ngọ cao số nên đường đời lắm truân chuyên, dù con may mắn sinh vào cuối thu, có nghĩa là được mùa sinh, nhưng hạnh phúc chỉ có thể đến với con cuối cuộc đời, khi con đã trãi qua nhiều biến cố…

TÌNH ĐẦU ẢO MỘNG – Thơ Quách Như Nguyệt, nhạc Lê Quốc Thắng, ca sĩ Hoài Uyên trình bày


   
                  Nhà thơ Quách Như Nguyệt

TÌNH ĐẦU ẢO MỘNG
 
Mình đến với nhau khung trời ảo mộng
Ngơ ngác tình đầu mộng vỡ trôi nhanh
Mình nói với nhau yêu nhau mãi mãi
Đâu có ngờ rằng tình sẽ tàn phai
 
Tình đầu là tình khờ khạo
Tình đầu hai đứa ngu ngơ
Tình đầu quá đỗi mong manh
Cứ ngỡ tình đầu tình đẹp như mơ
 
Anh nói với em: “Bé là tình đầu,
Chỉ yêu mỗi bé, chẳng thể yêu ai!”
Tin lời anh nói, tưởng tình vĩnh cửu
Sau này mới biết tình người đổi thay!
 
Hai đứa ngây thơ làm sao mà hiểu
Tình đầu mong manh, yêu sáng vỡ chiều
Tình đầu mơ màng, tình đầu ảo tưởng
Dẫu thương nhau nhiều, yêu biết bao nhiêu!
 
Đành chịu thua thôi, số phận an bài
Tự nói với mình xin chớ bi ai
Em là tình đầu không là tình cuối
Dẫu yêu đắm đuối tình vẫn nhạt phai
 
Nên đành chấp nhận tình đầu sương khói
Nên đành chấp nhận tình đầu tàn phai
Nên đành chấp nhận tình đầu chóng vánh
Nên đành chấp nhận tình đầu mây bay

                              Quách Như Nguyệt 


     

LON SỮA GUIGOZ TRONG CUỘC SỐNG Ở MIỀN NAM TRƯỚC 1975.... - Đinh Trực



Từ năm 1965 trở về sau, miền Nam đã nhập cảng nhiều loại sữa bột khác nhau dành cho trẻ em; nhưng chiếc lon sữa Guigoz vẫn còn tồn tại trong hầu hết mọi gia đình vì nó bền, chắc, khó móp méo hay hư hỏng...
 
Không biết ai là người thiết kế ra chiếc lon sữa thon dài, có những đường viền nổi bên hông lon, nó khó bóp méo, chịu được một trọng lượng nặng hay bị và chạm... bởi nhờ lực phân tán của môn vật lý học, cái nắp đậy thật kín này với kim loại nhôm thật tốt thật bền...
 
Nhưng chắc rằng, khi sáng tạo ra loại lon đặc biệt này với dung tích 0.75 lít, có chiều cao 18cm, cho nhãn sữa Guigoz, người chế tạo chắc chắn cũng không thể ngờ được rằng, nó rất hữu dụng, và làm ra nhiều công cụ hữu ích đến như vậy với người dân ở nơi xa xôi như vùng đất như nước Việt ta...!
 

THƯƠNG NHỚ TRÁI RỪNG BÌNH TUY – Ngô Văn Tuấn


Tác giả bài viết Ngô Văn Tuấn

Ở La Gi (Bình Thuận) vào những năm 70, 80 rừng với biển nằm sát bên nhau. Rừng trù phú núi Nhọn, rừng bạt ngàn núi Bể. Đứng ở biển nghe cả tiếng thở của rừng. Ấy vậy nên dân gian mới có câu : “Ai muốn nghỉ mát lên Đà Lạt/Ai muốn hốt bạc về Bình Tuy”. (Bình Tuy là tên tỉnh trước Giải Phóng, sau Giải Phóng nhập 3 tỉnh thành một, gồm Bình Tuy, Bình Thuận, Ninh Thuận gọi chung là tỉnh Thuận Hải. Thời gian sau thấy Thuận Hải nó dài, nó rộng quá lại tách ra thành hai tỉnh, tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận. La Gi là một Thị xã của tỉnh Bình Thuận.) Tôi nghĩ người ta nói “Muốn hốt bạc về Bình Tuy” chắc là muốn nói đến sự giàu có tài nguyên của rừng, của biển ở vùng đất này.
 

VÀI CẢM NGHĨ KHI ĐỌC "THU VÀNG PHỐ CŨ" CỦA HOÀNG XUÂN SƠN – Đặng Xuân Xuyến



Tôi biết bài thơ "Thu Vàng Phố Cũ" của nhà thơ  qua chuyên mục giới thiệu thơ hay vào thứ 7 hàng tuần trên facebook cá nhân của Nhà giáo, dịch giả Nguyễn Đại Hoàng.
Đây là bài thơ thể tự do, viết theo lối truyền thống, với khá nhiều câu thơ đẹp, tinh tế, đã níu người đọc găm bài thơ vào trí nhớ:
 
THU VÀNG PHỐ CŨ
 
Khi lá rừng phong dần đỏ thắm
Anh nghe hương nồng bách diệp thoảng quanh đây
Ôi những mùa thu rực rỡ xứ người
Anh vẫn nhớ, vẫn mơ mỗi độ thu vàng phố cũ
Nhớ những con đường hoàng hôn tím nhẹ
Áo trắng ai đi dáng đẹp mơ hồ
Gót nhỏ thì thầm, guốc mộc đơn sơ
Như ghi dấu một thời anh mộng tưởng
 
Anh nhớ cả một trời mây thầm lặng
Con sông nằm khuất lấp bóng mù sương
Buổi sáng ra đi chưa có nắng trên đường
Nghe hơi lạnh phả vào hồn thích thú
Anh còn giữ
Xác bướm lồng trang sách cũ
Từng cánh hoa yêu ép vở học trò
Từng buổi tan trường đưa đón vẩn vơ
Theo ai đó mà ngại ngùng thăm hỏi
 
Mùa thu trở về với hồn thơ vụng dại
Ôm mộng thi nhân làm đẹp cho đời
Hè phố gieo mòn những bước đơn côi
Đi thơ thẩn như mây chiều lạc lối
 
Anh muốn hỏi
Một đời người có bao nhiêu lần thay đổi?
Con tầu đi không ghé mãi ga nào
Có đâu ngờ hoa bướm vẫn xôn xao
Trong trí nhớ mùa thu vàng phố cũ
Chiều nay đứng dưới hàng phong rực rỡ
Mà ngỡ rưng rưng mầu huyết phượng năm nào...
 
                                               Hoàng Xuân Sơn
 

Thứ Tư, 27 tháng 9, 2023

THÁNG 8 MÙA TRĂNG – Thơ Lê Phước Sinh


   
                Nhà thơ Lê Phước Sinh
  

THÁNG 8 MÙA TRĂNG 
 
Trung Thu ế ẩm,
hàng che dựng tạm quán bên đường.
Cô bán ngáp chừng như ngái ngủ,
thỉnh thoảng giật mình khi khách hỏi mua.
1 phần 1 hộp
trôi xuống 2 phần 1 hộp
lại trôi 3 phần 1 hộp
4 phần 1 hộp...
 lốc giá xoáy,
hụt hẫng.
"Đồng Khánh""Kinh Đô""Như Lan"...
cấp cao cấp thấp méo mặt chẳng chút gượng cười,
tơi tả.
Chú Cuội vứt bỏ Rìu dưới gốc Cây Đa hu hu nằm khóc.
Cô Hằng xiêm áo phấn son nhợt nhạt, chẳng còn huyền ảo như năm nảo năm nào...
Găng ơi là Giăng.
Trung Thu lại thủng Trống thúc Lân.
Ông Địa xề bụng, uể oải vén áo đẩy lên giấu xuống.
Sài gòn ảm đạm.
mùa Trung Thu tháng Tám, Hai Không Hai Ba.
 
Lê Phước Sinh

TẠP LỤC THI 1, 2, 3 - Thơ Chu Vương Miện


   


1.TẠP LỤC THI
 
thế sự như diệp đa
hắc như cẩu khẩu
trên bảo
dưới không nghe?
nhậu quất cần câu
cho chó ăn chè
 
trảm phụ thế sự
hai tai chưa điếc
nhưng
làm không được
huề
 
con cò con trai
con cò vừa đi vừa bay
con trai chỉ nằm yên một chỗ
thật quá khổ
được bạc thất tình
được tình thua bạc
huề vốn
làm thinh
chỉ là chim
chỉ là bướm
chỉ là thế thôi?
mà khốn khổ khốn nạn
một kiếp người
 
Tôn Ngộ Không
Một tay thiết bảng
Một tay kính chiếu yêu
nam chinh bắc thảo
mệt bở hơi tai
chuyện dài dài
Trư Bát Giới
chỉ ăn uống ngủ
chuyện thiên hạ
chuyện ruồi bu
ngoài tai?
 
còn sống còn thở
còn thở còn làm thơ
làm cho chính mình
cho tỉnh không mơ
không cần cho mai sau?
dòng sông dòng đời
y như nước qua cầu?
 

Thứ Hai, 25 tháng 9, 2023

XIN TÌNH LÀ DẤU PHẨY – Thơ Quách Như Nguyệt, nhạc Nguyễn Hữu Tân, ca sĩ Thúy An trình bày


   
                    Nhà thơ Quách Như Nguyệt


XIN TÌNH LÀ DẤU PHẨY
 
Nếu tình là hạt mưa …
Xin trầm mình trong nước mưa lóng lánh
Nếu tình là ánh trăng
Mong trăng tròn chẳng khuyết
Nếu tình là bông tuyết
Xin làm ngọn núi cao …
Núi cao ngất…giá băng,
Tuyết tinh khiết trắng ngần
để tuyết không thể tan
Tình mình mãi chẳng tàn
Xin tình là dấu phẩy, đừng là dấu chấm than!
Xin là đóa hoa vàng cài tóc em mùa hạ    
 
Nếu tình là chiếc lá, lá sống đời xanh non
Trưa nay em ngủ ngon cho anh hầu quạt nhé
Tình yêu mình vời vẽ nhưng đẹp lắm em à
Em à em à ơi…..
Bỗng thấy nhớ tơi bời!!!
 
Quách Như Nguyệt

 
     

Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2023

MÀU TRĂNG QUÊ, TRĂNG ĐÊM – Thơ Tịnh Bình


   
                     Nhà thơ Tịnh Bình


MÀU TRĂNG QUÊ
 
Hoa súng tím
Hay màu chiều lặng lẽ
Chớm tịch liêu
Hoàng hôn giăng đỏ phía đồng xa
 
Ran rát tiếng ve
Ngưng bặt giữa trưa hè
Điệu ru hời ai ngân nga câu hát
Gió khẽ khàng man mác khúc sông quê
 
Thèm tiếng chim gù giữa sớm mai thu
Quang gánh mẹ đơm vàng bông bí
Giọt sương mắt tròn ngủ quên bờ cỏ
Ấu thơ hò reo í ới
Năm mười cút bắt còn đâu
 
Cánh diều cõng ước mơ tôi
Bỏ lại sau lưng màu hoa ngơ ngác
Mùi phố thị hầm hập
Giấc mơ đêm ú ớ trở mình
Ánh trăng treo nghiêng ngoài cửa sổ
Bàng bạc tỏa màu quê...
 

ĐỌC LẠI Ý THỨC MỚI TRONG VĂN NGHỆ VÀ TRIẾT HỌC CỦA PHẠM CÔNG THIỆN (6) - Nguyên Lạc


Phạm Công Thiện

VỀ PHẠM CÔNG THIỆN
Những điều Phạm Công Thiện đã viết:
 
1. Văn
 
– Bi tráng là gì?
Bi tráng không phải là bi đát và bi thảm. Bi tráng là chuyển hoá nỗi đau khổ kinh hoàng thành ra niềm cực lạc ngất trời. Bi tráng là nhảy múa ca hát bên hố thẳm. Bi tráng là cuồng say ngây ngất trong sự đau đớn quằn quại. Nietzsche, Nikos Kazantzakis, Ulysse, Alexis Zorba là hình ảnh trung thực của con người bi tráng. Tóm lại, bi tráng (tragique) là đội vương miện trên nỗi đau đớn khôn cùng của cuộc đời.
Dù bên ngoài là nghịch cảnh tai hoạ khủng khiếp, nhưng bên trong vẫn là niềm kiêu hãnh vô biên và vô tận.
Đó là ý thức bi tráng. (Ý thức mới trong văn nghệ và triết học – Phạm Công Thiện)
 
– Đừng bao giờ tìm ý nghĩa của cuộc đời; cuộc đời không bao giờ có ý nghĩa. Không ai có thể hiểu được bất cứ cái gì trên đời này: không gian, thời gian, thế gian, một chiếc lá khô, một vết mực đen, tất cả đều bí mật và huyền ảo. Tất cả những triết gia, tất cả những hiền nhân, tất cả những nhà thông thái, những nhà toán học, những nhà khoa học đều là những kẻ tự đánh lừa và đánh lừa người khác rằng họ có thể đi vào được hang tối của sự vật. Không. Không bao giờ sự vật hé ra một tý cho họ thấy. Sự vật vẫn đen tối như đêm ba mươi, dù nhân loại có trường tồn đến một tỷ triệu năm nữa thì sự vật vẫn đen tối như đêm hai mươi chín Tết vào mỗi năm nước không chảy.
Hơi thở, chỉ có hơi thở là quan trọng nhất. Biết thở mới là khó nhất. Hơi thở, tìm ý nghĩa cho hơi thở có khác gì tìm mặt trời trong bảo tàng viện đóng kín đầy bụi. (Mặt Trời Không Bao Giờ Có Thực – Phạm Công Thiện).

Thứ Bảy, 23 tháng 9, 2023

CHÙM THI TRĂNG – Thơ Ái Nhân


   
 ÁI NHÂN
139 ngõ 399 Ngọc lâm - Long biên – Hà nội
ĐT: 0984470914
TK: 10524096395016 Tecombank
 
 
VẦNG TRĂNG CHIẾC NÓN
 
Chỉ nghe em hát mấy lời
Vầng trăng hay "chiếc nón trôi" giữa trời
Em ơi! anh cứ bồi hồi
Phải đâu chiếc nón giữa trời là em
 
Hôm nay mười sáu trăng treo
Ngày mai mười tám… trăng chèo thuyền ai ?
Vần thơ như tiếng thở dài
Em đừng hát nữa người ngoài họ nghe
 
Một mình dạo dưới hàng me
Tiếng lòng anh giống tiếng ve xạc xào
Ngước nhìn trăng giữa trời cao
Ngỡ như gương mặt em chào đón anh!
 

TRÁI TIM VÒ XÉ – Thơ Phạm Ngọc Thái


    

              Con Phạm Ngọc Bảo         
 
TRÁI TIM VÒ XÉ                        
(Viết ở bệnh viện)
 
Ta sống những tháng ngày đọa đầy tim óc
Đau đớn tinh thần, tan nát tâm can
Dẫu bệnh tật triền miên, thể lực suy tàn
Cũng chẳng bằng nỗi đau, vì đứa con trai đã mất?
 
Ngọc Bảo ơi!
Cha gọi tên con tháng năm trong nước mắt
Sống khôn, chết thiêng !.. Có biết lòng cha?
Muốn đi cùng con về thế giới bên kia
Sống lại cái thời, cha con ta cùng nơi trần thế.
 
Cha không muốn viết thơ nữa đâu? Nhưng trái tim vò xé
Khóc chẳng cứu nổi con? Lệ nuốt cũng không trôi...
Người sống đây mà linh hồn chết mất rồi
Về với cha đi con !... Dẫu chỉ còn cái bóng
 
Ôi, thi ca! Ôi, thi ca ảo mộng!
Ngàn năm sau: Nhân thế hỡi, người ơi!
Hãy khắc tên cha con tôi
                             lên một góc giữa trời
Ghi lại nỗi đau này
Của một nhà thơ đã phải sống
                              đến hết đời như thế.
 
Phạm Ngọc Thái                        
4.9.2023