BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Tư, 27 tháng 9, 2023

THÁNG 8 MÙA TRĂNG – Thơ Lê Phước Sinh


   
                Nhà thơ Lê Phước Sinh
  

THÁNG 8 MÙA TRĂNG 
 
Trung Thu ế ẩm,
hàng che dựng tạm quán bên đường.
Cô bán ngáp chừng như ngái ngủ,
thỉnh thoảng giật mình khi khách hỏi mua.
1 phần 1 hộp
trôi xuống 2 phần 1 hộp
lại trôi 3 phần 1 hộp
4 phần 1 hộp...
 lốc giá xoáy,
hụt hẫng.
"Đồng Khánh""Kinh Đô""Như Lan"...
cấp cao cấp thấp méo mặt chẳng chút gượng cười,
tơi tả.
Chú Cuội vứt bỏ Rìu dưới gốc Cây Đa hu hu nằm khóc.
Cô Hằng xiêm áo phấn son nhợt nhạt, chẳng còn huyền ảo như năm nảo năm nào...
Găng ơi là Giăng.
Trung Thu lại thủng Trống thúc Lân.
Ông Địa xề bụng, uể oải vén áo đẩy lên giấu xuống.
Sài gòn ảm đạm.
mùa Trung Thu tháng Tám, Hai Không Hai Ba.
 
Lê Phước Sinh

TẠP LỤC THI 1, 2, 3 - Thơ Chu Vương Miện


   


1.TẠP LỤC THI
 
thế sự như diệp đa
hắc như cẩu khẩu
trên bảo
dưới không nghe?
nhậu quất cần câu
cho chó ăn chè
 
trảm phụ thế sự
hai tai chưa điếc
nhưng
làm không được
huề
 
con cò con trai
con cò vừa đi vừa bay
con trai chỉ nằm yên một chỗ
thật quá khổ
được bạc thất tình
được tình thua bạc
huề vốn
làm thinh
chỉ là chim
chỉ là bướm
chỉ là thế thôi?
mà khốn khổ khốn nạn
một kiếp người
 
Tôn Ngộ Không
Một tay thiết bảng
Một tay kính chiếu yêu
nam chinh bắc thảo
mệt bở hơi tai
chuyện dài dài
Trư Bát Giới
chỉ ăn uống ngủ
chuyện thiên hạ
chuyện ruồi bu
ngoài tai?
 
còn sống còn thở
còn thở còn làm thơ
làm cho chính mình
cho tỉnh không mơ
không cần cho mai sau?
dòng sông dòng đời
y như nước qua cầu?
 

Thứ Hai, 25 tháng 9, 2023

XIN TÌNH LÀ DẤU PHẨY – Thơ Quách Như Nguyệt, nhạc Nguyễn Hữu Tân, ca sĩ Thúy An trình bày


   
                    Nhà thơ Quách Như Nguyệt


XIN TÌNH LÀ DẤU PHẨY
 
Nếu tình là hạt mưa …
Xin trầm mình trong nước mưa lóng lánh
Nếu tình là ánh trăng
Mong trăng tròn chẳng khuyết
Nếu tình là bông tuyết
Xin làm ngọn núi cao …
Núi cao ngất…giá băng,
Tuyết tinh khiết trắng ngần
để tuyết không thể tan
Tình mình mãi chẳng tàn
Xin tình là dấu phẩy, đừng là dấu chấm than!
Xin là đóa hoa vàng cài tóc em mùa hạ    
 
Nếu tình là chiếc lá, lá sống đời xanh non
Trưa nay em ngủ ngon cho anh hầu quạt nhé
Tình yêu mình vời vẽ nhưng đẹp lắm em à
Em à em à ơi…..
Bỗng thấy nhớ tơi bời!!!
 
Quách Như Nguyệt

 
     

Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2023

MÀU TRĂNG QUÊ, TRĂNG ĐÊM – Thơ Tịnh Bình


   
                     Nhà thơ Tịnh Bình


MÀU TRĂNG QUÊ
 
Hoa súng tím
Hay màu chiều lặng lẽ
Chớm tịch liêu
Hoàng hôn giăng đỏ phía đồng xa
 
Ran rát tiếng ve
Ngưng bặt giữa trưa hè
Điệu ru hời ai ngân nga câu hát
Gió khẽ khàng man mác khúc sông quê
 
Thèm tiếng chim gù giữa sớm mai thu
Quang gánh mẹ đơm vàng bông bí
Giọt sương mắt tròn ngủ quên bờ cỏ
Ấu thơ hò reo í ới
Năm mười cút bắt còn đâu
 
Cánh diều cõng ước mơ tôi
Bỏ lại sau lưng màu hoa ngơ ngác
Mùi phố thị hầm hập
Giấc mơ đêm ú ớ trở mình
Ánh trăng treo nghiêng ngoài cửa sổ
Bàng bạc tỏa màu quê...
 

ĐỌC LẠI Ý THỨC MỚI TRONG VĂN NGHỆ VÀ TRIẾT HỌC CỦA PHẠM CÔNG THIỆN (6) - Nguyên Lạc


Phạm Công Thiện

VỀ PHẠM CÔNG THIỆN
Những điều Phạm Công Thiện đã viết:
 
1. Văn
 
– Bi tráng là gì?
Bi tráng không phải là bi đát và bi thảm. Bi tráng là chuyển hoá nỗi đau khổ kinh hoàng thành ra niềm cực lạc ngất trời. Bi tráng là nhảy múa ca hát bên hố thẳm. Bi tráng là cuồng say ngây ngất trong sự đau đớn quằn quại. Nietzsche, Nikos Kazantzakis, Ulysse, Alexis Zorba là hình ảnh trung thực của con người bi tráng. Tóm lại, bi tráng (tragique) là đội vương miện trên nỗi đau đớn khôn cùng của cuộc đời.
Dù bên ngoài là nghịch cảnh tai hoạ khủng khiếp, nhưng bên trong vẫn là niềm kiêu hãnh vô biên và vô tận.
Đó là ý thức bi tráng. (Ý thức mới trong văn nghệ và triết học – Phạm Công Thiện)
 
– Đừng bao giờ tìm ý nghĩa của cuộc đời; cuộc đời không bao giờ có ý nghĩa. Không ai có thể hiểu được bất cứ cái gì trên đời này: không gian, thời gian, thế gian, một chiếc lá khô, một vết mực đen, tất cả đều bí mật và huyền ảo. Tất cả những triết gia, tất cả những hiền nhân, tất cả những nhà thông thái, những nhà toán học, những nhà khoa học đều là những kẻ tự đánh lừa và đánh lừa người khác rằng họ có thể đi vào được hang tối của sự vật. Không. Không bao giờ sự vật hé ra một tý cho họ thấy. Sự vật vẫn đen tối như đêm ba mươi, dù nhân loại có trường tồn đến một tỷ triệu năm nữa thì sự vật vẫn đen tối như đêm hai mươi chín Tết vào mỗi năm nước không chảy.
Hơi thở, chỉ có hơi thở là quan trọng nhất. Biết thở mới là khó nhất. Hơi thở, tìm ý nghĩa cho hơi thở có khác gì tìm mặt trời trong bảo tàng viện đóng kín đầy bụi. (Mặt Trời Không Bao Giờ Có Thực – Phạm Công Thiện).

Thứ Bảy, 23 tháng 9, 2023

CHÙM THI TRĂNG – Thơ Ái Nhân


   
 ÁI NHÂN
139 ngõ 399 Ngọc lâm - Long biên – Hà nội
ĐT: 0984470914
TK: 10524096395016 Tecombank
 
 
VẦNG TRĂNG CHIẾC NÓN
 
Chỉ nghe em hát mấy lời
Vầng trăng hay "chiếc nón trôi" giữa trời
Em ơi! anh cứ bồi hồi
Phải đâu chiếc nón giữa trời là em
 
Hôm nay mười sáu trăng treo
Ngày mai mười tám… trăng chèo thuyền ai ?
Vần thơ như tiếng thở dài
Em đừng hát nữa người ngoài họ nghe
 
Một mình dạo dưới hàng me
Tiếng lòng anh giống tiếng ve xạc xào
Ngước nhìn trăng giữa trời cao
Ngỡ như gương mặt em chào đón anh!
 

TRÁI TIM VÒ XÉ – Thơ Phạm Ngọc Thái


    

              Con Phạm Ngọc Bảo         
 
TRÁI TIM VÒ XÉ                        
(Viết ở bệnh viện)
 
Ta sống những tháng ngày đọa đầy tim óc
Đau đớn tinh thần, tan nát tâm can
Dẫu bệnh tật triền miên, thể lực suy tàn
Cũng chẳng bằng nỗi đau, vì đứa con trai đã mất?
 
Ngọc Bảo ơi!
Cha gọi tên con tháng năm trong nước mắt
Sống khôn, chết thiêng !.. Có biết lòng cha?
Muốn đi cùng con về thế giới bên kia
Sống lại cái thời, cha con ta cùng nơi trần thế.
 
Cha không muốn viết thơ nữa đâu? Nhưng trái tim vò xé
Khóc chẳng cứu nổi con? Lệ nuốt cũng không trôi...
Người sống đây mà linh hồn chết mất rồi
Về với cha đi con !... Dẫu chỉ còn cái bóng
 
Ôi, thi ca! Ôi, thi ca ảo mộng!
Ngàn năm sau: Nhân thế hỡi, người ơi!
Hãy khắc tên cha con tôi
                             lên một góc giữa trời
Ghi lại nỗi đau này
Của một nhà thơ đã phải sống
                              đến hết đời như thế.
 
Phạm Ngọc Thái                        
4.9.2023

Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2023

“EM XA LẠ QUÁ, ĐÂU CÒN PHẢI...”, KỶ NIỆM MỘT CHUYỆN TÌNH CỦA VŨ HOÀNG CHƯƠNG... - Trần Trung Sáng

Em xa lạ quá, đâu còn phải
Tố của Hoàng xưa, Tố của tôi.
 

Theo ông Vũ Hoàng Ðịch (tác giả bài thơ Ba Đình nắng, được Bùi Công Kỳ phổ nhạc), em ruột của thi sĩ Vũ Hoàng Chương, nhân vật “nàng Tố” có tên là Tố Uyển, họ Trần. 

Vũ Hoàng Chương làm thơ gọi tên nàng là Tố Vân. Ông Địch cũng cho biết, việc “Tố của Hoàng trở thành Tố của... ai”, ai ở đây là ông Ðào Bá Cương, tốt nghiệp Tiến sĩ Luật ở Pháp, từ Pháp về làm đám cưới nàng Tố ở Hà Nội.

Tập thơ Mây, tập thơ gắn với giai thoại một chuyện tình của Vũ Hoàng Chương với nàng Tố Vân. Tập thơ Mây (nghĩa là Vân) được Đời Nay xuất bản năm 1943, bìa tập thơ lại do một họa sĩ tên Vân vẽ, đó chính là Tô Ngọc Vân. Tố Vân là con gái một gia đình khá giả và đã cùng thi sĩ họ Vũ trao nhau những lời yêu đương mặn nồng. Những rồi bỏ mặc những lời thề ước, nàng bỏ chàng đi lấy chồng vào ngày 12 tháng 6. Vì vậy trong tập thơ Mây có bài thơ mang tên Mười Hai Tháng Sáu, là một trong những bài thơ ông viết trong trạng thái mê man của men say, cái thứ men chất chồng tuyệt vọng:
 
“Tháng sáu, mười hai, từ đây nhé
Chung đôi, từ đây nhé lìa đôi!
Em xa lạ quá, đâu còn phải
Tố của Hoàng xưa, Tố của tôi.
 
Men khói đêm nay sầu dựng mộ
Bia đề tháng sáu, ghi mười hai,
Tình ta, ta tiếc! cuồng, ta khóc.
Tố của Hoàng nay Tố của ai?…”
 
Dù hai người yêu nhau, nhưng Tố Vân đã được gia đình hứa hôn từ năm 12 tuổi. Theo tục lệ, nếu thoái hôn thì gia đình nhà gái phải trả lễ cho nhà trai. Gia đình Vũ Hoàng Chương lúc đó khá giả, sẵn sàng làm được việc này, nhưng “nàng thơ” nhút nhát của ông đã không dám hé răng với cha mẹ. Bởi vậy, họ đành chia tay nhau. Nhờ mối tình không thành với Tố Vân, Vũ Hoàng Chương có tập thơ Mây đi vào lịch sử thi ca Việt Nam, bên cạnh đó còn có kịch thơ Vân muội nổi tiếng được diễn ở Nhà Hát Lớn Hà Nội ngay sau khi được sáng tác.

Thứ Ba, 19 tháng 9, 2023

RỖNG RANG PHỐ CŨ – Thơ Đỗ Tư Nhơn


   

 
RỖNG RANG PHỐ CŨ
 
Trở về với
dốc Nhà Chung
Ngồi
càfé sáng                                                       
một mình với tôi
Hai năm nước chảy hoa trôi
Tro hòa hồ nước
giữa trời
bao la
Trúc Lâm chuông vọng ngân nga
Dã Quỳ sẽ nở vàng hoa bên đường
Vắng Người
phố cũ rỗng rang
Thánh đường chiêu niệm hồn mang mang sầu!

Đỗ Tư Nhơn
Dalat.16-9-2023
 

Thứ Bảy, 16 tháng 9, 2023

VÁY ĐÌNH BẢNG BUÔNG CHÙNG CỬA VÕNG - Tâm thức dân gian, tâm hồn quê hương


 
Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng
Chị thẩn thơ đi tìm
Đồng chiều
Cuống rạ
 
Chiếc “váy Đình Bảng” khắc một vệt buồn thương khắc khoải trong văn học Việt qua một câu chuyện thực thực hư hư. Liệu đó có phải là hình bóng giai nhân lay động một đời thơ Hoàng Cầm. Là người mà chàng trai mải mê đầu non cuối bể để tìm lá, hay tìm hình bóng mà duyên phận đã mãi lỡ làng.
 

TRÊN NHÁNH PHÙ VÂN – Thơ Trần Mai Ngân


   
                       Nhà thơ Trần Mai Ngân


TRÊN NHÁNH PHÙ VÂN
 
Treo trên nhánh biếc phù vân
Chút ngày xưa cũ ân cần đã trao
Bây giờ xuân nhạt phai Đào
Mỉm cười thôi chút ngọt ngào còn đây
 
Gửi theo trăm gió nghìn mây
Thuở tình ngây dại của ngày uyên ương
Hết yêu học cách còn thương
Đa đoan trần tục miên trường khắc ghi
 
Trái tim khắc khoải bỏ đi
Hôm nay sóng xoá những gì hôm qua
Ú oà trong cõi ta bà
Có không - không có… đó là đôi ta!
 
Trần Mai Ngân
15-9-2023

Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2023

BÀI THƠ “HOA NHÀI” VÀ THƠ TÌNH YÊU CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN – Nguyễn Đại Hoàng



1.
Trong buổi nói chuyện Văn Học thường kỳ hôm Thứ Bảy tuần rồi, nhiều bạn trẻ muốn nghe tôi nói một chút về Thơ Đặng Xuân Xuyến.
 
Tôi bảo: - Các bạn ạ, thực tình tôi không biết nhiều về nhà thơ Đặng Xuân Xuyến. Nên nếu phải nói về thơ Đặng Xuân Xuyến thì quả thật là mông lung - bởi thơ anh ấy bao trùm nhiều đề tài và thể loại….
- Sao thầy lại dùng từ “bao trùm”?
- Vâng. Là bởi vì ở bất kỳ đề tài hay thể loại nào thơ anh ấy cũng đều để lại nhiều ấn tượng và cảm xúc sâu sắc trong lòng độc giả. Thực sự là thơ hay đấy! Và các bạn đừng quên Đặng Xuân Xuyến còn là nhà viết tản văn kỳ tài nữa nhé.
 

ĐẶC TRƯNG TÂM LÝ TUỔI DẬY THÌ – Vũ Thị Hương Mai



Chính những bước chuyển biến về sinh lý ở tuổi dậy thì đã dẫn đến nhiều sự thay đổi trong suy nghĩ và tình cảm, một sự biến đổi tâm lý khá phức tạp và rõ rệt. Ở thời kỳ này, đặc điểm tâm lý nổi bật nhất ở lứa tuổi này là tâm lý vươn tới tính độc lập, thoát ly khỏi sự kiểm soát của gia đình, vươn tới thành người lớn.
 

TÓC THỀ - Nhạc & lời Khê Kinh Kha, trình bày ca sĩ Xuân Phú



                

Thứ Năm, 14 tháng 9, 2023

TRĂNG TRONG THƠ NGÃ DU TỬ - Châu Thạch


Châu Thạch và Ngã Du Tử

Trung thu sắp đến, thơ viết về trăng chắc sẽ nhiều. Đêm nay tôi nhìn trăng trong thơ người bạn vong niên của mình, nhà thơ Ngã Du Tử. Hình như tôi đã từng lạc dưới bầu trời trăng của biết bao nhiêu thi sĩ xưa và nay, để thắm thiết, để mê ly, để bay cao vào vùng trời vô biên tuyệt sắc. Đêm nay tôi bước vào vườn thơ trăng của Ngã Du Tử, nhưng tôi chỉ lướt qua bởi trí óc đã già, thời gian lại ít. Tuy thế những cảm xúc trong lòng tôi thật vô cùng.
 

SẮN KHOAI – Thơ Lê Kim Thượng


   
                     Nhà thơ Lê Kim Thượng


Sắn   Khoai 1 - 2 
 
1.
Về Quê tìm lại nụ cười
Ủ trong than ấm… những lời sắn khoai
Dòng sông xưa vẫn chảy hoài
Lòng người viễn xứ nguôi ngoai nỗi buồn…
Ngủ đi, chớp biển mưa nguồn
Ngủ đi, hỡi những giọt buồn, buồn tênh
Ngủ đi, nỗi nhớ mông mênh
Ngủ đi, hết những chông chênh cuộc đời…
Về Quê tìm chốn thảnh thơi
Rưng rưng nhớ lại một thời lãng quên
Khói lam chiều nhẹ bay lên
Đàn trâu khua mõ, tím nền trời cao
“Bướm vàng đậu nhánh…” ca dao
Đồng vàng lúa chín, xôn xao câu hò
Người Quê nhẹ gánh âu lo
Bỗng nghe câu hát:  “… Con cò bay la…”
Quê người phố thị xa hoa
Quê tôi vẫn vậy, vẫn là… “Nhà Quê…”
Mùi hương lúa mới đê mê
Chim cu, chim sáo bay về vui chơi…
 
2.
Ngày mai, đi giữa cuộc đời
Vẫn còn nguyên vẹn khoảng trời… “Quê Xưa…”
Vẫn dòng sông, sóng đong đưa
Thương con cu gáy, giữa trưa gọi mời
Đêm nay, ngồi ở bên đời
Nước mây, trăng gió cùng tôi héo già
Gõ bầu, hát:  “Túy - Cuồng - Ca…”
Gửi Quê, gửi cả bao la đất trời
Còn thương cái giậu mồng tơi
Rưng rưng cái mất, chơi vơi cái còn
Hạc Vàng bay mất lên non
Người còn xuôi ngược, vẫn còn long đong…
Mẹ già trăm nhớ, ngàn mong
Chiều ngồi tựa cửa, ngóng trông con về
Bóng già thấp thoáng ven đê
Mẹ còn quảy gánh đi về liêu xiêu…
Ngày qua… tuổi Mẹ xế chiều
Lòng con xa xứ nhớ nhiều:  “Mẹ ơi…”
“À ơi…” câu hát:  “À ơi…”
Mẹ không còn nữa… Con thời tuổi cao !…
       
Lê Kim Thượng
Nha Trang, tháng 09. 2023
 

THU DỊU DÀNG, CHIỀU THU SAY – Thơ Tịnh Bình


   
                    Nhà thơ Tịnh Bình

 
THU DỊU DÀNG
 
Ngậm chiều khuyết mảnh trăng cong
Mưa gieo giọt nhớ cánh đồng hoang vu
Sáo diều lặng tiếng vi vu
Chợt hay mùa đã vào thu dịu dàng
 
Dặn lòng thôi chớ đa mang
Mặc heo may tím, mặc vàng áo hoa
Mặc ngày xưa với ngày xa
Mặc ai còn nhớ hay là vội quên
 
Nhặt buồn... buồn chẳng tuổi tên
Sương khua lối vắng chông chênh bước mình
Soi vầng trăng cũ im thinh
Nhặt đôi câu chữ tự tình lời thơ
 
Vạch bờ mộng mị tìm mơ
Còn chăng tiếng dế trong bờ cỏ non
Thôi đừng gảy khúc nỉ non
Nghe trong hương nắng vẫn còn mùa thu...
 

NHẬN XÉT VÀ GÓP Ý CÁC BÀI VIẾT VỀ "ĐỒ LONG NỮ TỬ" CỦA CHU VƯƠNG MIỆN – Đỗ Chiêu Đức


Thầy đồ Đỗ Chiêu Đức

Khoảng thập niên 1960-1970 của thế kỷ trước, hễ chiều chiều là người ta lại đón báo mới phát hành, để xem tin tức thời sự thì ít, mà để đọc truyện võ hiệp của Kim Dung thì nhiều hơn. Già trẻ lớn bé gì đều say mê theo dõi các tình tiết gay cấn, hấp dẫn, khúc chiết và có đượm chút gì đó như truyện trinh thám của sherlock home. Không phải chỉ có người Việt ở Sài Gòn mà người Hoa ở trong Chợ Lớn cũng thế; và không phải chỉ có dân Sài gòn Chợ lớn mới mê truyện võ hiệp của Kim Dung mà dân Lục tỉnh cũng như thế luôn!

ĐỌC LẠI Ý THỨC MỚI TRONG VĂN NGHỆ VÀ TRIẾT HỌC CỦA PHẠM CÔNG THIỆN (5) - Nguyên Lạc


Phạm Công Thiện
 
VỀ PHẠM CÔNG THIỆN
1. Viết về Phạm Công Thiện
 
– Phạm Công Thiện là một hiện tượng xảy ra trong văn học và triết học. Một thứ hiện tượng phủ nhận của phủ nhận, phủ nhận tuyệt đối, khước từ mọi giá trị đến từ xã hội.
(Đã Một Thời Như Thế: Hiện Tượng Phạm Công Thiện – Nguyễn Văn Lục)
 
Nhưng tận cùng, Phạm Công Thiện là một nhà thơ và là một thiền sư – và đó là những phẩm chất rất khó hình dung, vì mỗi nhà thơ và mỗi thiền sư đều có những độc đáo riêng. Và tôi tin rằng, khi nào thân xác anh rời khỏi thế giới đời thường này, rất nhiều người sẽ gọi Phạm Công Thiện là một vị Bồ tát, một danh hiệu tôn quý trong Phật giáo và là một hạnh nguyện để chỉ một người tái sinh từ kiếp này sang kiếp khác để giúp cho mọi người hiểu được thật nghĩa của vũ trụ. Trong những năm qua, rất nhiều tăng ni Phật tử đã gọi nhà thơ Bùi Giáng là một vị Bồ tát, và tôi tin là sau này, Phạm Công Thiện cũng sẽ được tôn vinh như thế, bất chấp những đời thường bất toàn mà chúng ta đôi khi gặp nơi anh.
Thực sự, tôi đã nhìn anh như một vị Bồ tát từ những ngày tôi mới lớn, và ngay khi lần đầu đọc cuốn “Ý thức mới trong văn nghệ và triết học”. Lúc đó, tôi đang học lớp đệ tứ, hay đệ tam ở Chu Văn An, Sài Gòn. Bây giờ gọi là lớp 9 hay lớp 10. Ðâu đó, khoảng giữa thập niên 1960. Dù là đọc ngấu nghiến, nhưng một ngày không đủ, và đọc một tuần cũng không đủ. Vì có những dòng tôi phải đọc đi đọc lại, không hoàn toàn vì tính bí hiểm triết lý, mà chỉ vì tính thơ mộng dị thường trong ngòi bút của anh. “Ði cho hết những đêm hoang vu trên mặt đất…” Thế đấy, tôi đã đi như thế từ bốn thập niên trước trên các trang sách của anh.
Tôi đã ngồi ở sân Chùa Xá Lợi, dưới các tàng cây ngọc lan và bông sứ lần giở từng trang sách đó. Và rồi lại ngồi trong một quán cà phê cách trường Chu Văn An vài mươi bước, ngay lối vào ký túc xá Minh Mạng của các anh chị sinh viên lớn. Không phải chuyện ngồi đọc cho ra vẻ triết gia, mà thực sự vì có những đoạn văn trong cuốn Ý thức mới làm tôi run rẩy cả người. Từng trang một, giữa các dòng chữ của Phạm Công Thiện toát ra một hơi lạnh của vũ trụ vô cùng vô tận. Và tuy là văn xuôi, hầu hết, nhưng thi tính vẫn dày đặc kinh ngạc.
(Nghĩ về nhà thơ Phạm Công Thiện – Phan Tấn Hải)

ĐÔI MẮT - Thơ Quách Như Nguyệt, - Nhạc Tống Hữu Hạnh, Tiếng hát Tâm Thư


  
 

ĐÔI MẮT
 
Đôi mắt anh có bao điều muốn nói
Em biết mà anh không nói ra thôi
Âu yếm nhìn em, tình ẩn chứa
Dẫu tình đầy ắp, thiếu chẳng thừa
 
Anh tỏ tình nói yêu qua ánh mắt
Vài câu thơ anh viết tặng bâng quơ
Tình có như không, tình bỡ ngỡ
Sao em xúc động đến thẫn thờ?
 
Tình thoảng nhẹ, mơ màng sương khói
Lãng đãng tình quyện mỏng như tơ
Nghĩ đến anh, nhung nhớ… em làm thơ
Không gửi anh nhưng chẳng phải hững hờ
 
Hai ta nhìn nhau, nhìn nhau chẳng nói
Ngồi giữa bạn bè, ta trộm nhìn nhau
Đôi mắt của anh, đôi mắt quá tình!
Làm em ngượng ngùng, ảo ảnh lung linh
 
Hai ta nhìn nhau cách một mặt bàn
Có đèn cầy đỏ, có hoa hồng vàng
Đôi mắt của anh nhìn em tình tứ,
Tình bạn đơn thuần, giờ phải suy tư
 
Chỉ có thế thôi nên tình thật đẹp
Em nhìn… anh cười, tim em ướt nhẹp!
Lâu lâu gặp nhau giữa chốn đông người
Nói rất thật thà chỉ thấy anh thôi!
 
                               Quách Như Nguyệt
                                          2016

     

RỪNG – Thơ Lê Phước Sinh


  
              Nhà thơ Lê Phước Sinh
 

RỪNG
 
Khi Em âu yếm dụi vào ngực
ôm ấp trái tim của Anh
là Rừng gọi gió.
Khi Anh hôn vào má,
vào môi,
Rừng huýt gió tán thưởng.
Ngực phồng căng,
muôn chim thú rộn ràng hát ca,
màu xanh của núi đồi trần thế,
cuộn vào sương khói
rả tan
điều dối trá.
 
Lê Phước Sinh