BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2023

NHỮNG MÓN ĂN TẾT ĐẶC SẮC CỦA CÁC NƯỚC CHÂU Á – Lê Trang tổng hợp



Bánh chưng, món lạp, sủi cảo, Teok Guk, món ăn từ cá,... là những món ăn truyền thống dịp Tết ở các nước châu Á.

BÁNH CHƯNG, VIỆT NAM
 
Bánh chưng là một loại bánh của dân tộc Việt Nam từ thời ông bà tổ tiên truyền lại, một loại bánh nhằm thể hiện lòng biết ơn và tưởng nhớ của con cháu đối với tiền nhân, đất trời xứ sở.
 
Bánh chưng có hình vuông với các nguyên liệu gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn và được gói bằng lá dong, buộc bằng những chiếc lạt mềm. Sau khi bánh chín, chiếc bánh thơm quyện vị nguyên liệu và hương vị của những chiếc lá.
 
Bánh chưng, Việt Nam.
 
Cứ đến sát những ngày Tết, không khí mua lá gói bánh, mua đậu, mua nếp, mua lạt lại xôn xao khắp các chợ địa phương.
 

CÁCH TÍNH PHƯƠNG VỊ XUẤT HÀNH: HỶ THẦN, TÀI THẦN, HẠC THẦN – Đặng Xuân Xuyến

(Trích từ: 1001 KIÊNG KỴ TRONG TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN ; Thanh Hóa; 2010.)
 

Theo tín ngưỡng dân gian, có 3 loại hướng phổ biến thông dụng khi xuất hành: Hỷ thần (hướng tốt), Tài thần (hướng tốt) và Hạc thần (hướng xấu) được người xưa cân nhắc để chọn hướng xuất hành. Ba loại thần sát chỉ phương hướng thay đổi theo ngày can chi.
 
Cụ thể:
 
A. HỶ THẦN:
 
Vận hành qua 5 hướng ngược chiều kim đồng hồ, theo thứ tự:
- Ngày Giáp và ngày Kỷ: Hướng Đông bắc
- Ngày Ất và ngày Canh: Hướng Tây Bắc
- Ngày Bính và ngày Tân: Hướng Tây Nam
- Ngày Đinh và ngày Nhâm: Hướng chính Nam
- Ngày Mậu và  ngày Quý: Hướng Đông Nam
 
B. TÀI THẦN:
 
Vận hành theo ngày hàng Can theo 7 hướng (trừ Đông bắc)
- Ngày Giáp và ngày Ất: Hướng Đông Nam
- Ngày Bính và ngày Đinh: Hướng Đông
- Ngày Mậu: Hướng Bắc
- Ngày Kỷ: Hướng Nam
- Ngày Canh và ngày Tân: Hướng Tây Nam
- Ngày Nhâm: Hướng Tây
- Ngày Quý: Hướng Tây Bắc.
 
C. HẠC THẦN:
 
Theo tín ngưỡng dân gian thì Hạc Thần là vị thần hung ác, rất cần tránh gặp phải vị thần này khi xuất hành.
Trong 60 ngày can chi thì có 16 ngày vị hung thần này bận việc trên trời nên không quản việc dưới trần gian, đó là các ngày: Quý Tỵ, Giáp Ngọ, Ất Mùi, Bính Thân, Đinh Dậu, Mậu Tuất, Kỷ Hợi, Canh Tý, Tân Sửu, Nhâm Dần, Quý Mão, Giáp Thìn, Ất Tỵ, Bính Ngọ, Đinh Mùi và Mậu Thân.
 
Những ngày còn lại (44), thì Hạc Thần đi tuần du khắp 8 hướng, theo trình tự các ngày (can chi) như sau:
- Kỷ Dậu, Canh Tuất, Tân Hợi, Nhâm Tý, Quý Sửu, Giáp Dần: Hướng đông bắc.
- Ất Mão, Bính Thìn, Đinh Tỵ, Mậu Ngọ, Kỷ Mùi: Hướng Đông
- Canh Thân, Tân Dậu, Nhâm Tuất, Quý Hợi, Giáp Tý, Ất Sửu: Hướng đông nam
- Bính Dần, Đinh Mão, Mậu Thìn, Kỷ Tỵ, Canh Ngọ: Hướng nam.
- Tân Mùi, Nhâm Thân, Quý Dậu, Giáp Tuất, Ất Hợi, Bính Tý: Hướng tây nam
- Đinh Sửu, Mậu Dần, Kỷ Mão, Canh Thìn, Tân Tỵ: Hướng tây
- Nhâm Ngọ, Quý Mùi, Giáp Thân, Ất Dậu, Bính Tuất, Đinh Hợi: Hướng tây bắc
- Mậu Tý, Kỷ Sửu, Canh Dần, Tân Mão, Nhâm Thìn: Hướng bắc
 
Trong 44 ngày liệt kê trên, khi xuất hành cần tránh trùng phương hướng với vị hung thần này sẽ đi tuần du.
 
                                                                          Đặng Xuân Xuyến

Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2023

“DÒNG DÕI CHƯ CÁT LƯỢNG”, TAM QUỐC CHÍ NGOẠI TRUYỆN - Chu Vương Miện



Theo sách Khổng Minh Gia Cát Lượng, chữ Cát trong dòng họ Gia Cát của ông có nguồn gốc từ việc ông nguyên là dòng dõi hậu duệ của tướng Cát Anh, là một tướng có tài đi theo Trần Thắng khởi nghĩa chống bạo Tần, tướng Cát Anh có nhiều chiến công. Nhưng sau cùng bị thủ lãnh Trần Thắng giết oan. Sau khi nhà Tây Hán thống nhất thiên  hạ thì đến đời vua Hán Vũ Đế để tưởng nhớ công ơn tới người phúc tướng Cát Anh nên đã cho sai người đi tìm dòng dõi tướng Cát Anh, và phong cho đất Gia làm nơi ăn lộc, chi sau cùng chuyển sang lấy họ là Gia Cát ghép “chữ Cát và đất Gia.
 

CON ĐƯỜNG LÃNG MẠN NHẤT HÀ NỘI XƯA – Tạ Thu Phong

Đường Thanh Niên tên cũ là đường Cổ Ngư, con đường lãng mạn nhất của Hà Nội.

Đường Cổ Ngư và tam quan đền Quán Thánh. Ảnh: Firmin-André Salles.
 
Trên đê Cố Ngự
Nhớ chữ đồng tâm
Hỡi cô đội nón ba tầm
Có về Yên Phụ hôm rằm lại sang
         (Ca dao ngạn ngữ Hà Nội)
 
Mùa đông Hà Nội đẹp và lãng mạn. Đi trên đường Thanh Niên, trông ra hồ Tây mờ sương, cảm nhận mùa đông đến gần lắm.
 
Đường Thanh Niên tên cũ là đường Cổ Ngư, con đường lãng mạn nhất của Hà Nội. Có người đã gọi con đường này là “đường tình yêu”, nơi đã cất giấu bao nhiêu lời tự tình của trai gái Hà thành.
 

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2023

BÍ MẬT HÀN MẠC TỬ (KỲ 5): THÁNG NĂM HÀNH NGHỀ “NÓI LÁO” - Phanxipăng

               Kỳ 5: THÁNG NĂM HÀNH NGHỀ “NÓI LÁO”
 
Chân dung nhà thơ, nhà báo Hàn Mạc Tử.
Tranh acrylic: Nguyễn Hồng Lam

 Dân gian thường bỡn cợt: “Nghề báo nói láo ăn tiền”. Ấy thế mà trước nay khá đông người rất thèm lao vào cái nghề gọi là “nói láo”, để rồi ngẫm ra rằng “làm báo khó thay!”. Trong số này có thầy đạc điền Nguyễn Trọng Trí tức Hàn Mạc Tử.

“ĐIỆU HỔ LY SƠN”, TAM QUỐC CHÍ NGOẠI TRUYỆN – Chu Vương Miện



Kế sách này là kế sách thứ 15 (trong Tam Thập Lục Kế)
Nói nôm na diễn giải qua chữ quốc ngữ là "dụ cọp ra khỏi núi"  Kế sách thứ Ba Mươi Sáu là Tẩu Vi Thượng Sách là kế hay nhất, ngược lại kế "Điệu Hổ Ly Sơn" lại là kế khó thực hiện nhất, kế này cũng có phần khó khăn chung như thế “Cưỡi trên Lưng Cọp” có nghĩa là ngồi mãi trên lưng con Cọp cũng rất là khó, mà nhẩy xuống khỏi lưng con Cọp không khéo thì Cọp nhai xương, ăn thịt chính mình, cũng không phải là dễ.
 

VAI TRÒ CHUNG CỦA CHA MẸ TRONG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO CON Ở TUỔI DẬY THÌ – Vũ Thị Hương Mai



Những hành vi tình dục ở tuổi mới lớn là một nhu cầu hoàn toàn tự nhiên mà chúng được tìm hiểu, được biết. Ở tuổi mới lớn, các em rất hăm hở tìm hiểu tất cả những gì có thể được về giới tính. Các em muốn biết và các em lúng túng các em cần những câu trả lời thực tế và riêng tư. Khi có cơ hội được thảo luận về giới tính, các em rất sôi nổi và tỏ ra có ý thức về vấn đề. Các em mong tìm ra được ý nghĩa và những chuẩn mực của giới tính. Các ông bố, bà mẹ đừng nghĩ rằng con mình không như thế. Nếu không thuộc loại chậm lớn, còi cọc thì các cô các cậu tất sẽ có những biểu hiện và những nhu cầu tự nhiên nói trên. Đó đồng thời cũng là nhu cầu hiểu biết những cái mới của đời sống con người và hiểu biết về chính bản thân. Vậy các bậc cha mẹ hãy tìm những cơ hội thuận lợi, những thời điểm thích hợp, chủ động gợi chuyện với con mình một cách khéo léo và tế nhị. Đừng để chậm trễ, nếu cha mẹ làm việc đó kịp thời, thích hợp, chắc chắn sẽ có tác động tích cực đối với con cái về vấn đề giới tính, tình dục bằng những lời bảo ban, trao đổi như những người bạn. Lúc đó con bạn sẽ đền đáp lại bằng sự biết ơn sâu sắc và một niềm tin cậy ruột rà.
 

VÀI CẢM NGHĨ VỀ SÁCH “BÀI LUÂN VŨ GIAO CẢM THI CA, CẢM NHẬN VĂN HỌC II” CỦA NGUYÊN BÌNH - Châu Thạch



Luân vũ là từ Hán Việt, có ngha là một điệu múa vòng tròn. Nhà thơ Nguyên Bình vừa xuất bản tập sách cảm nhận văn học thứ hai của ông với tựa đề “Bài Luân Vũ Cảm Nhận Thi Ca”, tôi hiểu chung chung tập sách mang ý nghĩa là một giai điệu mà ông cảm xúc viết lên từ mỗi bài thơ, hòa âm tất cả giao cảm của ông với thơ để viết nên cảm nhận ấy trong tập sách nầy.

TÂM SỰ CỦA MỘT CHÀNG MÈO – Nguyễn Phúc Vĩnh Ba



Nhân năm Quý Mão lại về, cầm tinh con Mèo nên tôi muốn kể chuyện đời mình cho các bạn nghe. Chuyện của tôi cũng chẳng hay ho gì lắm, không dám “mèo khen mèo dài đuôi” nhưng tôi tin sẽ giúp các bạn giải buồn đôi dăm ba phút ngày Xuân.
 

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2023

ĐÀO VIÊN KẾT NGHĨA, TAM QUỐC CHÍ NGOẠI TRUYỆN – Chu Vương Miện



Theo đồn đại của quảng đại quần chúng Trác huyện thì câu chuyện này được kể dí dỏm tiếu lâm như sau:

- Ba vị anh hùng là Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi đều đồng ý là “Đào viên kết nghiã” có nghĩa là “kết nghĩa vườn đào” vì lúc đó là vào muà xuân, nhà cuả Trương Phi là một nhà phú hộ, có trang trại có tráng đinh trồng lúa, trại nuôi heo, và có một sạp lớn bán thịt heo ngoài chợ Huyện, lúc đó thì chưa khấn khứa gì với nhau cả, thể theo lời đề nghị của Trương Phi là người có power mạnh nhất lúc bấy giờ. 

Ba người đứng trước ngõ vườn đào (vườn của Trương đại gia). Trương Phi tuyên bố:

- Từ đây vào đến tận gốc cây lão đào đang độ nở hoa, chừng xa cũng vào khoảng hai chục trượng (khoảng sáu mươi mét) hô một, hai, ba ai chạy trước vào tới nơi thì làm anh cả. Trương Phi chạy nhanh nhất leo tuốt luốt lên ngọn cây đào mà ngồi ngất ngưởng trên đó. Quan Vũ chạy kế leo lên ngang lưng cây đào ngồi. Còn Lưu Bị bụng phệ toàn nước nặng quá chạy ì à ì ạch không nổi, đến gốc cây đào thì hết xí quách ngồi ngay tại chỗ xuống đó mà thở. 

Sau cùng thì Lưu Bị lý luận nói:
- Cây lấy gốc làm cơ bản, ta là gốc vậy ta làm anh cả.
 
Quan Vũ ngồi vắt vẻo ở chạc ba cây hoa đào chững chạc nói tiếp theo:
- Ta ở lưng chừng thân cây, là đoạn giữa có gốc thì mới có thân, mà có thân thì mới có ngọn.
 
Thế là Trương Phi nghe xong chẳng nói chẳng rằng lẳng lặng nhẩy xuống đất, tự nhận mình làm em út.
 

MƯA XUÂN – Thơ Lê Phước Sinh


  


MƯA XUÂN
 
Như những sợi lông măng
phơn phớt trên gò má,
điệu phất phơ thả buông
môi hồng Em cợt nhả...
 
         Lê Phước Sinh

  

TRÒ CHUYỆN VỚI CON – Vũ Thị Hương Mai



Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cha mẹ cũng nên đối xử với con cái như những người bạn tâm đầy ý hợp. Được như vậy, giữa cha mẹ và con cái sẽ rút ngắn được khoảng cách.
 
Tạo bầu không khí dễ chịu, thoải mái và dân chủ khi nói chuyện cùng con trẻ. Đối với lứa tuổi này, việc ngồi nói chuyện không đồng nghĩa với những câu chuyện hệ trọng, mà điều cốt yếu là phải tạo được không khí tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. Có như vậy, con trẻ mới tự nhiên nói ra những suy nghĩ của mình, đưa ra những yêu cầu đối với cha mẹ, nhờ cha mẹ giải quyết. Phương pháp tốt nhất là cha mẹ nên thỉnh thoảng tạo ra những cuộc nói chuyện vô tư, để tạo cơ hội gần gũi, chia sẻ với con mình.
 

Thứ Năm, 5 tháng 1, 2023

THƠ TÌNH LÝ THỤY Ý




Giới thiệu nhà thơ nữ Lý Thụy Ý
 
Lý Thuỵ Ý tên thật là Nguyễn Thị Phước Lý, sinh ngày 02/4/1947, quê nội ở Quảng Nam, quê ngoại ở Thừa Thiên - Huế, là một nữ văn sĩ, thi sĩ nổi danh từ trước 1975, khởi sự viết cho tuần báo Văn nghệ tiền phong, thư ký toà soạn tờ báo này trông coi mục Văn nghệ kaki (Văn nghệ lính).
Sau 1975, Lý Thụy Ý bị cải tạo cùng các nhà văn, nhà báo Thanh Thương, Lý Đại Nguyên, Doãn Quốc Sỹ, sau đó về Sài Gòn lập gia đình, tiếp tục viết văn, sáng tác.
 
Xin giới thiệu một số bài thơ của Lý Thụy Ý sau đây:
 
LÍNH MÀ EM!
 
Mình trách anh hay hồi âm thư trễ
- Em đợi hoài! Em sẽ giận cho xem
Thư anh viết: - Bao giờ anh muốn thế
Hành quân hoài đấy chứ - Lính mà Em!
 
Anh gởi về em mấy cành hoa dại:
- Để làm quà không về được Noel
Không đi lễ nửa đêm cùng em gái
Thôi đừng buồn anh nhé - Lính mà em!
 
Đêm biên giới kê đầu lên báng súng
Trăng tiền đồn không đủ viết thư đêm
Nên thư cho em nét mờ, chữ vụng
- Hãy hiểu dùm anh nhé - Lính mà Em!
 
Qua hành lang Eden ghi kỷ niệm
Buổi chiều mưa hai đứa đứng bên thềm
Anh che cho em khỏi ướt tà áo tím
- Anh quen rồi, không lạnh- Lính mà em
 
Ngày về phép anh hẹn mình dạo phố
Tay chinh nhân đan năm ngón tay mềm
Mình xót xa đời anh nhiều gian khổ
Anh cười buồn khẽ nói:- Lính mà em!
 
Ghét anh ghê! Chỉ được tài biện hộ
Làm “người ta” càng thương mến nhiều thêm
Nên xa lánh những cuộc vui thành phố
Để nhớ một người hay nói LÍNH MÀ EM!
 
                                                       (1967)

Thứ Tư, 4 tháng 1, 2023

CỬA CHÙA CÙNG TỬ, NGỌC SÁNG TRONG HOA SEN - Thơ Tịnh Bình


   
           Nhà thơ Tịnh Bình

 
CỬA CHÙA CÙNG TỬ
 
Một đàn kiến nhỏ đi đâu
Bẻ sen cúng Bụt mong cầu lạc an
 
Nàng tiên áo trắng bay ngang
Hóa thành cánh bướm giữa đàng dạo chơi
 
Chú tiểu quét cái lá rơi
Lá rơi không dứt rã rời chổi nan
 
Xa không cái chốn Niết Bàn
Quyết lòng đoạn tục chẳng màng lao lung
 
Dang tay đo đếm nghìn trùng
Li ti giọt nước ngạo cùng sóng xô
 
Bụt cười một nụ hiền khô
Cửa chùa cùng tử hồ đồ uyên thâm...
 

THƯƠNG VỀ BA TRI – Thơ Kha Tiệm Ly


   


THƯƠNG VỀ BA TRI
 
(*Kính tặng đất và người Ba Tri thân yêu
* Tặng Bến Trúc, người em gái, ân nhân tại Ba Tri)
 
Quê em nằm cuối cù lao Bảo,
Uống nước hai dòng ngọt lịm phù sa.
Dòng Ba Lai lúa ngập đồng làm no cơm ấm áo,
Dòng Hàm Luông cây lá xanh vườn mát rượi áo bà ba.
 
Làng Phú Lễ nên con trai giàu lễ nghĩa,
Đọc sách Võ tiên sinh (1) nên con gái một dạ chính chuyên.
Chén thuốc cụ Phan rạng ngời khí tiết,
Ngòi viết cụ Đồ tràn dũng khí Lục Vân Tiên.
 
Hàm Luông vẫn trong veo, dù dòng đời có khúc trong khúc đục,
Quê em mãi vươn lên dù năm tháng nhọc nhằn.
Dân Giồng Tre lòng ngay như lóng trúc,
Gái Mỹ Nhơn người đẹp tợ trăng rằm. (2)
 
 “Trai Ba Tri thật thà có sao nói vậy.
Gái Ba Tri hiền lành ai thấy cũng thương” (3)
“Thấy dễ thương, nhưng thương không phải dễ”,
Nếu chẳng cau trầu mai mối đưa duyên!
 
Biển rộng vòng tay chở che đất nước,
Ruộng muối tháng năm làm nồng mặn tình nhau.
Một đất nước kiêu hùng, lắm anh tài trí mưu dõng lược,
Nên biết bao người muốn về làm rể xứ Cù Lao! (4)
 
                                                                   Kha Tiệm Ly
 
CHÚ:
 
(1), Võ Trường Toản
(2). Mỹ Nhơn 美仁: Tên một xã của huyện Ba Tri. (Mỹ: đẹp; Nhơn: đức khoan dung, lòng từ ái). Ở đây chúng tôi cố ý hiểu Mỹ Nhơn 美人 là người đẹp.
(3). Ca dao
(4). “Xứ Cù Lao”: Cụm từ chỉ tỉnh Bến Tre. Bến Tre hình thành bởi ba cù lao: Cù lao Minh, cù lao An Hóa và cù lao Bảo. Ba tri nằm cuối cù lao Bảo.

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2023

CƯỜI TÀO THÁO, KHÓC LƯU BỊ - Tạp ghi và phiếm luận của Chu Vương Miện


Tào Tháo và Lưu Bị
 
Hai nhân vật thời Tam Quốc này là hai danh hề tuyệt vời thượng hạng, trung hạng, ngoại hạng, là loại comics “chọc cười thiên hạ” vô tiền khoáng hậu, trong cái tình cảnh thời Tam quốc loạn từ đầu nước tới cuối nước, lâu lâu lại đựợc nghe Hán thừa tướng cười và Lưu hoàng thúc khóc, cái võ cười này là cười vô hại, vô trật tự thấy sự đời buồn cười quá thì tức cười, chớ cái cười này chả thu về một xu một cắc nào cả. Chớ cái võ khóc cuả Lưu Bị thì lại là một môn võ học chính thống “tuyệt chiêu” đánh đâu thắng đó, mà đánh toàn vào chỗ hiểm, vậy thì xin đi vào võ cười của đại cao thủ Tào Tháo trước. 

Tào Tháo cười

Cái đoạn mà bá quan văn võ nhà Đại Hán tụ họp nhau lại để mà than mà khóc cho triều đại nhà Hán bị Đổng Trác chuyên quyền, chỉ có mỗi một mình Tào Tháo là cười! Bá quan văn võ không hài lòng quay lại hỏi:
- Tào a Man cười cái gì?

THI NHÂN VIỆT NAM KÍNH CHÚC NĂM MỚI - Đức Hạnh và thi hữu


   

 
THI NHÂN VIỆT NAM KÍNH CHÚC NĂM MỚI
[Dĩ đề vi thủ]
 
THI đàn thắm nở ngát hương xuân
NHÂN loại yên vui giữa thế trần
VIỆT chúc tân niên luôn khỏe khoắn
NAM chào Qúy Mão thật hân hoan
KÍNH mừng quý hữu lòng thân thiện
CHÚC tụng thơ tình nghĩa chứa chan
NĂM mới giao lưu cùng quý bạn
MỚI duyên mới cảnh mộng nồng nàn…
 
Đức Hạnh
[Xuân Qúy Mão 2023]
 
 
THƠ HỌA:
 
 
THI NHÂN VIỆT NAM KÍNH CHÚC NĂM MỚI
[Dĩ đề vi thủ]
 
THI hữu khai nguồn đón Chúa Xuân
NHÂN duyên thấm đượm ngát Xuân trần
VIỆT trao suối mộng Xuân tươi tắn
NAM vọng Xuân đời cảnh hỷ hoan
KÍNH cội Xuân cười non nước sáng
CHÚC tình thơ nở cánh Xuân chan
NĂM hòa cuộc sống Xuân nền tảng
MỚI mẻ nàng Xuân chẳng khổ nàn…[1]
  
Hồng Xuyến
28.12.2022
 
[1] nàn (từ cũ): nạn
 

Thứ Hai, 2 tháng 1, 2023

MÃO THỎ MẸO MÈO – Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức


                                              
Tuổi Mẹo là con Mèo Ngao,                                       
Hay quấu hay quào ăn vụng thành tinh
      
Đó là hai câu trong bài Đồng Dao nói về CON MÈO trong 12 con giáp của vùng Lục Tỉnh quê tôi; khắp đồng bằng sông Cửu Long và cả nước Việt Nam đều biết tuổi MÃO là tuổi con MÈO; nhưng theo Thập Nhị Địa Chi trong Tử Vi đẩu số thì MÃO là con THỎ chớ không phải con MÈO! Có thể do âm MÃO có âm sắc gần giống các âm MAO, MEO, MÈO, MIÊU, MỈU là tiếng kêu và là tên gọi của con MÈO mà ra chăng?! Vả lại con MÈO là một trong những gia súc thường nuôi trong nhà hơn là con THỎ sống trong hang hố bụi rậm, nên con MÈO gần gũi thân thương với người Việt Nam ta hơn là con THỎ thường được nuôi trong chuồng.
 

XUÂN 2023, CHÙM THƠ TỨ TUYỆT CỦA NGUYỄN KHÔI


   


XUÂN 2023
 
-1, Xuân chẳng chờ ai, chẳng đợi ai
Xuân đến từ đêm “nhất chi Mai”
Ai đi xa xứ không không mong lại
Mỗi Xuân sang thêm tiếng thở dài.
 
-2, Lại nhớ Xuân về trên bản vắng
Gió bấc hanh khô lộng núi rừng
Sớm mai bừng nở rừng Ban trắng
Rộn rã chim ca khắp cả Mường.
 
-3, Lại nhớ cái Xuân phải ngủ hầm
Đạn bom vây bủa vãi tứ tung
Giao thừa thức với Đài Hà Nội
Mơ về đi hái lộc hồ Gươm.
 
-4, Đã biết bao Xuân chẳng ở nhà
Quen với chung vui Tết người ta
Chiều ba mươi Tết mình thơ thẩn
Thấm lạnh mưa phùn thấu thịt da.
 
-5, Vượt 85 Xuân cũng thấy dài
Vui còn có bạn để sánh vai
Thương ai độc ẩm Xuân lẻ bóng
Một chén trà xanh, một cành Mai.
 
                         Hà Nội 1/1/2023
                          Nguyễn Khôi

CUỘC CHƠI – Thơ Đặng Xuân Xuyến


  
CUỘC CHƠI
(Cảm tác khi xem ảnh nhà văn Vũ Thư Hiên
về lại Sài Gòn cuối tháng 12/2022)
 
Chỉ là một cuộc về chơi
Mà sao lắm kẻ khóc cười múa may
Còn đâu "Đêm giữa ban ngày"
Tù mù "Lối thoát" mà thay "Luật rừng".
 
Cuộc chơi diễn chỉ nửa chừng
Gầm gào chi để nửa mừng nửa đau.
 
          Hà Nội, sáng 30 tháng 12/2022
                      Đặng Xuân Xuyến
 
------
 
"...": Tên tác phẩm của nhà văn Vũ Thư Hiên

       
           Nhà văn Vũ Thư Hiên, nhà báo Lưu Trọng Văn và luật sư Hồ Minh Kính

                

          Từ Paris, Nhà văn Vũ Thư Hiên ký tặng sách cho độc giả 
          của Nhà xuất bản Tự Do

BẠCH THƯ, TAM QUỐC CHÍ NGOẠI TRUYỆN – Chu Vương Miện



BẠCH THƯ SỐ 1.
 
Nơi gửi:

- Văn phòng Thừa Tướng Tào Tháo nhà Đại Hán (tức Tam Tề Vương Hàn Tín tiền kiếp)

Nơi nhận:

- Văn phòng Sứ quân Lưu Dự Châu taị thành Tân Dã  Kinh Châu (tức Lương Vương Bành Việt tiền kiếp)

Thông báo:    

- Văn phờng Sứ quân Tôn Quyền tại Kiến Nghiệp (tức Cửu Giang Vương Anh Bồ tiền kiếp).  
- Văn phòng tiên sinh Tư Mã Trọng Tương ở Ích Châu (hậu kiếp là Tư Mã Ý tức Tư Mã Trọng Đạt khai sáng nhà Tây Tấn)
 
Nội dung vấn đề cụ thể như sau:

- Qua hai cuộc chiến có tính cách cục bộ giữa hai miền biên giới Tương Dương và Kinh Châu trong tỉnh Hồ Bắc, có nghĩa là quân của nhà Hán do tướng Lã Khoáng và Lã Tường dự tính trong đầu là sẽ mang quân xâm lược quân cuả Lưu Bị trú đóng dã chiến taị huyện thành Tân Dã (ngoại ô cuả Kinh Châu) mục đích là thao dượt quân sĩ cho nó hoạt, dẻo dai gân cốt, chưa cục cựa gì cả thì quân của Lưu Bị ở Tân Dã đã chia làm ba ngả, ba mũi giáp công, hai tướng Lã Khoáng Lã Tường thì đi chầu ông bà ông vải, còn 5000 sĩ tốt thì vừa chết vừa bị bắt làm tù binh! Trong khi đó hai tướng thủ thành Tương Dương và Phàn Thành là Tào Nhân và Lý Điển trao đổi về sự cố vừa xẩy ra, không ai hiểu đầu đuôi ất giáp gì cả. Rồi bất thình lình ba đạo quân của Quan Vân Trường, Trương Dục Đức, Đan Phúc nhào vào tấn công xơi tái thành Tương Dương, và hai đạo quân cuả Lưu Bị và Triệu Tử Long vây Phàn Thành bắc loa kêu toàn quân cuả Lý Điển di tản chiến thuật tức thời, không thì không bảo đảm sinh mạng, thế là hai đoàn vịt vừa cồ vừa ấp trứng của nhà Đại Hán mạnh ai nấy dzoọt, về Hưá Đô trình diện quân vụ thị trấn, hiện đang nằm dưỡng quân chờ lệnh sau.

         
 
Theo hiến pháp hiện hành dưới Âm Phủ và theo phán quyết bản án cuả xính xáng Tư Mã Trọng Tương, thì Ba Thục đã vi phạm những điều cam kết cùng ký vơí nhau trong bản hiệp định (chia ba thiên hạ .