BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2021

EM – Thơ Lê Bá Lư


   


EM
 
1.
Em dạo hồ sen khoe chân ngà
Yếm nâu hờ hững bó thân hoa
Cảnh thu đọng lại tròn hai nụ
Một nét môi cười hương tỏa xa
 
2.
Em thả xiêm y lộ thân trần
Núi đồi bừng dậy nét thanh xuân
Mắt môi ma quỷ như mời gọi
Bỗng khiến lòng ta hóa ngại ngần...
 
                                      Lê Bá Lư

Thứ Năm, 15 tháng 4, 2021

CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN NGUYỄN HUY THIỆP - Nhật Tuấn

Nguồn:
http://nguyendongon.blogspot.com/2012/06/chan-dung-hay-chan-tuong-nha-van-ky-7-8.html


Nhà văn Nhật Tuấn tên thật là Bùi Nhật Tuấn. Ông sinh năm 1942 tại Hà Nội, sống và gầy dựng sự nghiệp viết văn ở đó suốt cho đến khi chuyển vào sống tại TP.HCM vài năm sau 1975.
Nhật Tuấn chăm viết, viết đều, nhiều tác phẩm của ông cả truyện ngắn và tiểu thuyết gây được tiếng vang trong lòng người đọc:
Con chim biết chọn hạt (1981), Lửa lạnh (1987), Đi về nơi hoang dã (1988), Những mảnh tình đã vỡ (1990), Một cái chết thong thả (1995)...
Cái tài, cái duyên văn của Nhật Tuấn khi tuổi còn trẻ hay đã ở độ xế chiều vẫn là dồn hết cho thể loại truyện ngắn. Nhiều người đồng tình với nhận định: Nhật Tuấn là một tài năng trong lĩnh vực truyện ngắn, cả ngày xưa lẫn bây giờ. Văn của ông duyên dáng về cách sử dụng từ ngữ và sâu sắc về ý tứ.
Nhật Tuấn được giải thưởng văn chương ở thứ hạng cao và khá sớm: giải nhì cuộc thi truyện ngắn báo Văn Nghệ (1977, Ngôi nhà đang lên tầng), giải nhất giải thưởng văn học của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (1978, tác phẩm Trang 17).



Nhà văn Nhật Tuấn (đã mất - em trai Nhà văn Nhật Tiến)


Kỳ 8

CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN NGUYỄN HUY THIỆP
                                                                                                          Nhật Tuấn                                    

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp


Một thời trong giới nghệ sĩ, người ta coi Văn Cao là cụ tiên chỉ trong làng nhạc. Vậy trong làng văn, cụ tiên chỉ ấy là ai vậy? Tất nhiên không phải ông Hữu Thỉnh tuy đã được Đảng chọn làm Chủ tịch Hội nhà văn suốt đời và thực ra cái ghế đó so với phẩm trật triều đình thì cũng chỉ ngang chức Bật Mã Ôn mà Ngọc Hoàng Thượng Đế ban cho Tôn Ngộ Không?
Vậy thì cụ tiên chỉ trong làng văn một thời là ai?
Là ai thì chắc mọi người đều biết - đó là nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, người gây “động đất” làng văn vào thời Đảng tuyên bố cởi trói cho nhà văn.
 

BÁO CÔNG CHẤM THI THƠ DỞ CỦA BÁO VĂN NGHỆ - Châu Dế Già




Đôi lời Phi lộ: 
 
Bài thơ “Mẹ Tôi Chửi kẻ Trộm” được báo Văn Nghệ và các vị lãnh đạo Hội Nhà Văn Việt Nam trao giải nhì (không có giải nhất) đã bị dư luận chê cười trong mấy ngày qua vì bài thơ quá dở. Thế nhưng từ cuộc trao giải nầy, báo Văn Nghệ và các vị lảnh đạo Hội Nhà Văn Việt Nam đã làm nên một công trạng rất lớn cho đề tài thơ chửi hiện đại. 

Thứ Tư, 14 tháng 4, 2021

ĐOÁ CÚC KHÔNG ĐỢI MÙA THU – Thơ Trần Mai Ngân


   

 
ĐÓA CÚC KHÔNG ĐỢI MÙA THU...
 
Mới đầu hạ thôi mà...
Có cánh Thiên Di bay lạc về trời
Bay trong lẻ loi cô độc
 
Trưa nay nắng đốt cháy xém góc trái tim
Những ngôn từ cúi đầu lặng im
Không thốt lên cho nhau được nữa...
 
Một đóa cúc không đợi đến mùa thu
Vội vã dâng sắc hương lần cuối
Những giọt nước mắt như sương đêm tưới tẩm
Từng cánh, từng cánh hoa run lên... không thể nào giữ mãi...
 
Trưa hôm nay nắng cháy
Trời xanh lắm nhưng đám mây tang đứng lại
Trắng cả trời... trắng cả hồn tôi
Thì thôi! Thì thôi...
Hoa Cúc ơi... không đợi mùa Thu... em cứ nở!
 
                                                Trần Mai Ngân

CÚNG GIANG SƠN Ở TANG LỄ - Hoàng Đằng


    
                            Tác giả Hoàng Đằng
 

        CÚNG GIANG SƠN Ở TANG LỄ
                                             Hoàng Đằng

        (Viết về phong tục tập quán của làng tôi)
 

Dân làng Điếu Ngao tôi, ngoài một phần có quy y theo Phật Giáo, đa số thực hành tín ngưỡng dân gian truyền thống.
Khi một người qua đời, trong việc tống táng, có nhiều nghi lễ; quan trọng nhất là LỄ CÚNG GIANG SƠN. Lễ này những cư dân Phật Giáo, ngoài những lễ theo nghi thức của Phật Giáo, cũng cử hành.
 

BÀI CA MÙA HẠ - Thơ Tịnh Bình


  


BÀI CA MÙA HẠ
 
Vẫy tay chào cánh én bay đi
Vút tầng không... Xuân về nơi ngơi nghỉ...
 
Ở cuối khu vườn vừa ươm mầm nắng
Nhu nhú những non xanh
Mới hôm nào
Vạt gió trong ngần mang hơi xuân đến
 
Đứng câm lặng bên bức tường trắng
Xập xòe vài bông lựu đỏ
Tưởng như quyên đã gọi bầy
 
Người ôm đàn ngồi hát tình ca xuân
Có vẻ cảm thấy mình lạc lõng
Khoan bắt nhịp bài ca mùa hạ
Ơ hay lũ ve sốt ruột cất tiếng rồi...
 
                                TỊNH BÌNH
                                  (Tây Ninh)
 

‘VÒNG TAY HỌC TRÒ’ CỦA NGUYỄN THỊ HOÀNG ĐƯỢC TÁI BẢN SAU 46 NĂM BỊ CẤM - Tiểu Vũ

Nguồn:
https://1thegioi.vn/vong-tay-hoc-tro-cua-nguyen-thi-hoang-duoc-tai-ban-sau-46-nam-bi-cam-163876.html

“Vòng tay học trò” là một tác phẩm quan trọng trong văn học miền Nam 1954-1975. Nó quan trọng không phải chỉ vì làm xôn xao dư luận, mà còn vì giá trị nghệ thuật đặc biệt. Không phải ngẫu nhiên mà trong lời nói đầu bộ “Lịch sử văn học Việt Nam” của giáo sư người Nga Nikolay I.Nikulin vừa mới được phiên dịch và xuất bản, trong các tác giả ở Sài Gòn mà Giáo sư Nikulin nghiên cứu, có tên của Nguyễn Thị Hoàng, bên cạnh các tên tuổi Lê Vĩnh Hòa, Võ Hồng. Còn tên tác phẩm thì chỉ thấy “Vòng tay học trò”. Có lẽ Giáo sư tiến sĩ Mai Quốc Liên, tác giả lời nói đầu của bộ sách trên muốn tránh từ “nghiên cứu” nên ông dùng từ “thẩm định”. Mà quả thật, “Vòng tay học trò” là tác phẩm cần và xứng đáng được thẩm định, tái thẩm định và tiếp tục thẩm định.
 
 
Nữ nhà văn Nguyễn Thị Hoàng


Nhân dịp cuốn tiểu thuyết nổi tiếng ở miền Nam trước 1975 “Vòng tay học trò” của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng được tái bản, tác giả đã có buổi giao lưu trò chuyện cùng bạn đọc tại Hà Nội.
 

GA CHIỀU, GẶP BẠN, GIẢ THIẾT - Thơ Lê Văn Trung


  


GA CHIỀU
 
Một mình ta giữa sân ga
Nhớ con tàu cũ đã nhòa trong sương
Buồn không? Không phải nỗi buồn
Mà sao giọt lệ xưa còn rơi theo
Mình ta giữa sân ga chiều
Nhớ? Không phải nhớ mà hiu hắt về
Chờ? Chẳng biết chờ ai
Mà sao gió réo sầu đầy sân ga
 
Rồi thôi cũng chỉ mình ta
Tay cầm nỗi nhớ. Người xa. Vạn trùng
 
                                       Lê Văn Trung
 

NGƯỜI ĐÀN BÀ TRONG TÔI - Thơ Khaly Chàm


  
  
Người đàn bà trong tôi
(46 qua như chớp mắt, yêu quý tặng người bạn đời đã cùng tôi đồng hành…)
 
đỉnh tam tinh mạch nguồn ánh sáng
dòng chảy thời gian chẳng cần sự trở về
đường ngôi rẽ trơ cội rễ trắng cố vươn lên nuôi dưỡng thân ngọn tóc đẫm màu hoàng hôn
 
cúi mặt mắt mở hay là nhắm
lưu cữu giấc mơ bình yên nhú mầm trổ hoa dưới chân
ướp lên niềm tin yêu tiếng cười héo hon chuỗi âm tiết chói lòa nhịp thở 
người đàn bà thõng tay buông
dường như những thớ thịt teo khô đang bò ngược lên đôi vai
 
những cô hồn co ro ngoài vỏ ấm trà
có thể, lóa mắt vì hơi nóng bức xạ lan truyền
hạnh phúc như nhiên bung tràn rực rỡ
tỉnh ngộ tôi thoát khỏi bệnh phân tâm thường sinh non hoài nghi
ấm ức giọng hót chim trên hàng cây đang nhễu máu
 
trong giải thoát ẩn hiện cổng trời
treo mật ngọt cường điệu hóa siêu thăng
ôi, người đàn bà hình hài gầy nhom trong tôi
đa đoan gánh nặng bao gian truân đối diện cuộc đời!
niềm thương cảm vô ngần, không thể nào là khói sương mộng mị
vẫn mãi tinh khôi một đóa hoa hàm tiếu của cái thuở ngày đó chúng mình…
                                                                        muaxuan 4/2021
                                                                            khaly chàm
 

Thứ Ba, 13 tháng 4, 2021

CHÙM THƠ VỀ CẦN THƠ CỦA NGUYÊN LẠC


   
                             Nhà thơ Nguyên Lạc

 
CẦN THƠ NIỀM NHỚ
 
1.
Cần Thơ tôi nhớ lắm
Cần Thơ kẻ "cơ thần" [1]
Cần Thơ ven sông Hậu
Cần Thơ tuổi thanh xuân
 
Cần Thơ Phan Thanh Giản
Ngôi trường bạn thân quen
Cần Thơ Đoàn Thị Điểm
Ngôi trường của tình nhân
 
Đón đưa giờ tan học
Quán chè băng ngang đường
Ly chè ngọt đậu ván
Líu lo lời yêu thương
 
Nhớ con đường Cái Răng
Nhớ ngôi trường đại học
Cần Thơ phân khoa Luật
Giảng đường khu Văn khoa
 
Ai điệu đà cận mắt
Lụa cúc nghiêng chiều tà
Mắt liếc môi son mỉm
Chết điếng người đợi chờ
 
Đêm Ninh Kiều đèn mờ
Công viên kẻ lại qua
Bạn gặp đùa vui hỏi
Ai bên cạnh vậy ta?
 
Làm sao mà quên được?
Câu mời gọi thiết tha
Cô bán mía duyên dáng
- Mía lau ngọt lắm nha!
 
2.
Bao năm rồi xa xứ
Từ cuộc thế bể dâu
Lá đời bay vạn nẻo
Cuồng nộ cơn ba đào!
 
Mang theo hồn thơ cổ
Thống trầm niềm quê hương
"Cùng một lứa bên trời
Khóc kiếp đời lận đận" [2]
 
Đêm đông miên vắng nguyệt
Huơ tay ôm chăn nhàu
"Trăng đâu mà vấn hỏi"
Cần Thơ tôi ra sao?
 
Tha hương còn gì đâu?
Ngoài chút nhớ ngọt ngào
Cần Thơ thời yêu dấu
Biết làm sao làm sao?
 
3.
Cần Thơ tôi nhớ lắm
Bè bạn một thuở nao
Cố nhân tôi nhớ lắm
Ngôi trường, quán chè nào
 
Cần Thơ tôi nhớ lắm
"Đêm không ngủ" xôn xao
Lời ca bừng ánh lửa
Môi son đỏ tình nào
 
"Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương
Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm
Nếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương" [3]
 
4.
Tôi mất rồi Cần Thơ
Từ ngày đổi màu cờ
Lưu vong đời cơm áo
Xuân thu mòn mộng mơ!
 
Bạn bè giờ ra sao?
Cố nhân ơi phương nào?
Chong đêm hồn cố lý
Nhớ Cần Thơ có nhau
 
Đêm mắt đầy cô lữ
Nến lệ khóc nguyệt mờ
Vọng Cần Thơ một thuở
Điệp khúc trầm thống đau!
 
Lữ khách đêm giá lạnh
Ôm Cần Thơ vào lòng
Hồn Cần Thơ hoài ấm
Thiên thu vẫn mãi không...
 
...........
 
[1] Xứ Thủ Đức năm canh thức đủ / Kẻ cơ thần trở lại Cần Thơ / Tương tư hồn mộng dật dờ / Đành nào em nỡ buông lờ quên nơm - Ca dao
[2] Cùng một lứa bên trời lận đận -  Phan Huy Thực
[3] Tự Nguyện - Nhạc lời Trương Quốc Khánh/ Thường được hát trong những đêm đốt lửa trại không ngủ trong khuôn viên đại học miền Nam trước 1975.
Ghi chú:
Xin nói rõ kẻo hiểu lầm: Tác giả chỉ chú ý đến ý nghĩa đẹp của lời ca, còn về vụ chính trị của nhạc sĩ Trương Quốc Khánh thì không bàn đến. (Ông được cho là phản chiến)
 

VIẾT NGẮN VỀ HUYỀN THOẠI CỦ NÂU CHÍN & TÌNH YÊU – Hạt Cát Diệu sinh


       
                Nhà thơ Hạt Cát Diệu Sinh Bùi Cửu Trường


1- Mẹ kể với mình rằng, những Củ Nâu trong rừng có màu nâu, rắn câng và rất chát, nhưng vào một thời khắc nhất định của một ngày nào đó khi đất trời giao hoà thì Củ Nâu chín vàng, mềm ngọt và thơm.
Sau thời khắc ấy, Củ Nâu lại về nguyên trạng - rắn câng và chát xít
 
Con người có duyên linh thì gặp được thời khắc hiếm hoi đó. Người có duyên linh một khắc Củ Nâu chín một khắc, Người có  duyên linh bền lâu thì cơ hội giữ Củ Nâu chín bên mình thật lâu, thật lâu...
Người không có duyên linh thì suốt đời không biết Củ Nâu chín là thế nào. Mà dù Củ Nâu đang chín, nhưng họ không biết trân quý , nâng niu thì ngay lúc đó, trong tay họ Củ Nâu vẫn rắn câng và chát xít.

 
Củ Nâu - Ảnh trên mạng

Thứ Hai, 12 tháng 4, 2021

NGƯỜI THÁI MÌNH - Thơ Nguyễn Khôi


   


NGƯỜI THÁI MÌNH
(Tặng Cà Văn Chung)
 
 
Người Thái mình xưa nay không quen “chửi”
“Trộm cắp” thì hiếm lúc xảy ra
Lúa để trên nương, trâu nhốt ngoài púng (1)
Muốn “trộm xem em tắm” cũng nhìn thoáng từ xa...
 
Ai “kin lắc” (2) thì phải đi khỏi bản
Thành kẻ lang thang cô quả tới Mường trời
Uất ức lắm thì làm “liều” lá Ngón
Yêu chẳng thành : một phát súng (chết) cả đôi.
 
Người Thái mình quý Người hơn của cải
Đói cơm rách áo đến là được cho
Không để ai lẻ loi đơn chiếc (3)
Tắt thở rồi, còn ấp ủ tới rừng ma.
 
Người Thái mình rộng vòng tay Mường bản
Thái - Mèo- Kinh một xứ sở anh hùng
Chống giặc ngoại xâm : tranh nhau đi tuyến lửa
Về liên hoan chung một hũ rượu cần.
 
                                                Hà Nội 12/4/2021
                                                    Nguyễn Khôi
 

NGUYỄN THỊ HOÀNG TRỞ LẠI VỚI ‘TRÊN THIÊN ĐƯỜNG KÝ ỨC’ VÀ ‘MÂY BAY QUA TRỜI XƯA’ - Lam Điền

Nguồn:
https://tuoitre.vn/nguyen-thi-hoang-tro-lai-voi-tren-thien-duong-ky-uc-va-may-bay-qua-troi-xua-20200705145542564.htm

 

 
TTO - Một thương hiệu sách mới toanh là New Viets vừa trình làng hai ấn phẩm đầu tiên gây ấn tượng cho những ai quan tâm đến dòng văn học miền Nam: tập truyện 'Trên thiên đường ký ức' và tập thơ 'Mây bay qua trời xưa' của Nguyễn Thị Hoàng.
 
Nhà văn nữ Nguyễn Thị Hoàng vốn nổi tiếng tại Sài Gòn bên cạnh các nữ văn sĩ cùng thời bấy giờ như Nhã Ca, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Nguyễn Thị Vinh...
 

NỖI NHỚ ĐỒNG LÀNG – Thơ Tịnh Bình


   


NỖI NHỚ ĐỒNG LÀNG
 
Rưng rưng nỗi nhớ đồng làng
Vệt bùn lem lấm mùa màng hong phơi
Mưa chiều ướt khói lam rơi
Giọng buồn chẫu chuộc nhại lời nỉ non
 
Cành tre chim hót véo von
Cánh diều im ngủ hạ còn thơ ngây
Nong nia sàng sảy cấy cày
Trông trời trông đất khôn khuây nhiều bề
 
Bâng khuâng chốn cũ tìm về
Cỏ may dẫn lối bờ đê thuở nào
Khoảng trời gió biếc xôn xao
Cánh cò cõng nắng bay vào chiều hôm
 
Ngày về bưng bát cơm thơm
Tuổi thơ với ngọn khói rơm quê nhà...
 
                                      TỊNH BÌNH
                                        (Tây Ninh)

CHÙM THƠ THÁNG TƯ CỦA CHÂU THẠCH


   
                            Nhà thơ Châu Thạch


THÁNG TƯ
 
Tháng tư về em đội mũ đẹp thay
Bên ấy lạnh đội mũ nầy ấm lắm
Bên nầy nóng tháng tư ra biển tắm
Nhớ ngày xưa địch đuổi chạy ven bờ.
 
Tháng tư về hồn cũng muốn làm thơ
Thơ tháng tư nhớ một người em gái
Ở truồng leo cây, kéo mo cau, bé dại
Thế mà nay đã thành bách thành tùng
 
Tháng tư sầu nên ta nói lung tung
Đọc đừng chửi vì tai ta điếc đặc
Bởi từ lâu đôi tai ta bịt chặt
Để không nghe chuyện nghịch nhĩ lùng bùng
 
Tháng tư nói điên tháng tư nói khùng
Tháng tư chạy tháng tư lửa cháy
Ngày tháng tư ghi đầy trong sử đấy
Ngàn năm sau ai cười, khóc tháng tư?
 

CHÙM THƠ ĐỜI TINH CHỌN CỦA PHẠM NGỌC THÁI

Trích trong tập “64 bài thơ hay”, Nhà xuất bản Hồng Đức 2020



 
LÀM MA EM VỢ              
 
Viết theo quan điểm phật giáo trong Kiều của Nguyễn Du
                                    
Em kết liễu! Tự giải thoát mình khỏi " kiếp"
Chết thật hèn, nhưng sống thế càng ôi
Anh thắp cho em một nén nhang đời
Và lễ tạ: Nam-mô-di-phật!
 
Người sống đưa chân người chết đây
Đầu bạc làm ma mái xanh này
Mẹ, cha... queo quắt còn ham thọ
Em nhởn thanh xuân lại vội quay.
 
Em ơi: chữ “kiếp” trước chữ “người”
Sống cần cố gắng. Chết rồi thôi
Hãy đi, yên nhé! Coi hết nợ… (*)
Anh ở vì chưng trả nợ đời.

……      
 
(*) Nàng Kiều trẫm mình trên sông Tiền Đường muốn quyên sinh, nhưng lại được Giác Duyên vớt cứu. Theo thuyết bản mệnh Phật giáo trong Kiều của Nguyễn Du: “ Nàng chưa thể chết vì chưa trả hết nợ đời! ”.
 
 -  Câu thơ này ý muốn vấn an linh hồn em: Em đi coi như đã trả hết nợ đời rồi, đó em!
 

ANH VỀ VỚI NGƯỜI TA – Thơ Quách Như Nguyệt, nhạc và hòa âm Đỗ Hải, tiếng hát Ngọc Mỹ


                       
                              Nhà thơ Quách Như Nguyệt


ANH VỀ VỚI NGƯỜI TA
 
Anh về với người ta
Em nghe lòng buồn bã
Nửa muốn, nửa lại không
Giằng co, nước mắt nhòa
 
Mình chia tay, tình xa
Ta biết trước thế mà
Sao vẫn âu sầu thế?
Cố nén mà chẳng thể
Thổn thức tuôn dòng lệ
 
Anh về với người ta
Lần này chắc mãi xa
Đừng chờ phone em nhé
Tình si mê quá chứ
Tình nghìn năm có lẽ
Sao có thể dứt lìa?
 
Anh yêu hãy nhìn kìa
Đôi chim đang âu yếm
Chúng hạnh phúc thế kia
Như hai ta đang, đã
Thế mà phải chia xa
 
Anh về với người ta
Tim em quá xót xa
Nó nhói đau quằn quại
Nhưng em muốn thế mà!
 
Anh về với người ta
Cố gắng anh yêu à
Trăng vô tình vẫn sáng
Hoa vô tình vẫn nở
Mây thờ ơ vẫn trôi
Linh hồn chờ cứu rỗi
Thôi, cũng đành, đành thôi!
 
            Quách Như Nguyệt