BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2019

CA SĨ THU VÀNG THÍCH VÀ CHỌN NHẠC CÓ CHỦ ĐỀ QUÊ HƯƠNG - Trần Doãn Nho

Qua sự đánh giá của nhiều nhạc sĩ, nhà văn, nhà thơ cũng như khán, thính giả trong và ngoài nước, Thu Vàng là một giọng hát hiếm quý trong nền tân nhạc Việt Nam hiện nay, tiếp nối những giọng ca tài danh Thái Thanh, Kim Tước, Mai Hương, Duy Trác…
Cuộc trò chuyện này sẽ giúp cho những người hâm mộ cô biết thêm một số điều về con người cũng như quá trình ca hát của cô trong thời gian qua.

                              Ca sĩ Thu Vàng. (Hình: Văn Lan/Người Việt)
                          

       CA SĨ THU VÀNG 
       THÍCH VÀ CHỌN NHẠC CÓ CHỦ ĐỀ QUÊ HƯƠNG 
                                                                             Trần Doãn Nho

                 
                       Tác giả bài viết Trần Doãn Nho

Thu hát “Thu Vàng”

*Trần Doãn Nho: Trước hết, tôi hơi tò mò một chút. Sao cô lấy tên là Thu Vàng?
-Thu Vàng: Tôi tên thật là Thu. Tên “Thu Vàng” được bạn bè trong lớp Đệ Tứ trường Nữ Trung Học Quảng Tín đặt cho, nhân Thu hát bản “Thu Vàng” của Cung Tiến để phân biệt với hai bạn cũng tên Thu trong lớp. Có người cho rằng tên Thu đã không vui, còn thêm chữ Vàng làm chi cho não nuột và bảo Thu nên đổi cho đời sáng láng ra bớt, nhưng tôi nghĩ cái tên cũng đã có tiền duyên gắn bó với người.
*Trần Doãn Nho: Trên Facebook, các thính giả nghe Thu Vàng hát thường hỏi nhau về gốc gác của Thu Vàng. Người thì nói gốc Huế, kẻ thì nói Quảng Nam, hay Quảng Ngãi, có người nói là gốc Bắc. Vậy thì thực sự quê quán của Thu Vàng ở đâu?
-Thu Vàng: Thưa anh, tôi gốc Tam Kỳ, Quảng Nam. Trước năm 1975, tôi di chuyển nhiều nơi, nơi cuối cùng định cư là Quảng Ngãi. Có người nghĩ tôi gốc Huế vì khi ba tôi ra Quảng Trị làm việc, tôi theo ra học, tôi biết nhiều từ ngữ địa phương, sử dụng được như người dân vùng này. Câu hỏi gần như thường xuyên của khán, thính giả (và có phần rất thú vị đối với người Bắc xưa) với tôi là, “Sao cô nói giọng Quảng mà hát y như giọng Hà Nội xưa vậy?,” tôi trả lời: “Có lẽ vì tôi nghe nhạc từ lúc còn bé mãi đến giờ nên quen cách phát âm của những ca sĩ mình yêu thích mà chính mình cũng không biết, khi nghe hỏi mới để ý.”
*Trần Doãn Nho: Cũng trên Facebook, một số các bạn học của Thu Vàng ở nhiều nơi kể lại là Thu Vàng đã thường hát cho bạn bè nghe khi còn đi học. Hồi đó, Thu Vàng thường hay hát nhạc loại gì?
-Thu Vàng: Thuở ấy tôi hát trong trường, trong các chương trình đi tiền đồn của trường, hay các chương trình thăm viếng thương bệnh binh. Có khi hát trong đài phát thanh, đài truyền hình vào dịp này hoặc dịp kia và vì tôi là con nhà lính, đi nhiều nơi nên cái tên Thu Vàng và tiếng hát cũng được dịp “tung cánh chim.”
Thời tiểu học, khi hát cho trường thì ba tôi thường chọn và tập cho tôi những bản nhạc thiếu nhi của Lê Thương, Phạm Duy… Sáng sớm nào ba tôi cũng mở nghe chương trình nhạc bình minh của đài Sài Gòn. Hằng tuần, chương trình Nhạc Thiếu Nhi của đài Sài Gòn cũng rất hấp dẫn tôi. Về sau, hôm nào thức khuya thì nghe chương trình Dạ Lan hay chương trình nhạc chủ đề của Nguyễn Đình Toàn.
Tôi còn nhớ những năm đầu Trung Học Đệ Nhất Cấp, tôi thích nghe nhạc của chương trình thương mại, thích thú hát theo những bản Bolero. Sau đó ba tôi hướng tôi nghe những bản nhạc xưa do những ca sĩ Thái Thanh, Kim Tước, Mai Hương, Anh Ngọc, Duy Trác… hát, nghe quen rồi dần dần yêu thích. Thời điểm này, tôi được sinh hoạt trong ban nhạc “Tuổi Thơ” ở Hội An do anh Thái Tú Hòa thành lập.
Anh Hòa và thầy Lê Khuê, hiệu trưởng trường Nam Tiểu Học, cùng một số anh văn nghệ trong phố đã tập cho ban “Tuổi Thơ” hát những trường ca quan trọng như “Mẹ Việt Nam,” “Con Đường Cái Quan” của Phạm Duy, những bản hùng ca, nhạc thiếu nhi của Hùng Lân, Lê Thương, Phạm Duy… và nhiều tác phẩm giá trị khác. Giai đoạn này thực sự định hình thể loại nhạc tôi theo đuổi đến giờ. Tôi có may mắn được học hát rất nhiều từ những người thầy rất có tâm này.

LỖI KỸ THUẬT TRONG HAI BẢN NHẠC CỦA ĐỨC HUY - Phạm Đức Nhì


           
                        Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


LỖI KỸ THUẬT TRONG HAI BẢN NHẠC CỦA ĐỨC HUY

Ăn Sáng Và Nghe Nhạc

Đang ăn sáng ở một quán bình dân, trong khu rất đông người Việt thuộc giới thợ thuyền gần Houston thì băng nhạc của quán phát ra tiếng hát của Đức Huy. Anh hát bản Yêu Em Dài Lâu do chính anh sáng tác. Bản nhạc có điệp khúc cũng được dùng làm đoạn kết:

Anh muốn yêu em dài lâu
Anh muốn yêu em đậm sâu
Anh đã thương em từ lâu
Anh muốn yêu em dài lâu. (1)

Nghe xong bản nhạc, 2 bạn trẻ bàn bên cạnh có trao đổi ngắn như sau:
“Sao tao nghe câu ‘Anh muốn yêu em đậm sâu’ có cái gì đó kỳ kỳ; hình như 2 chữ ‘đậm sâu’ sượng quá.”

Ờ! Tao cũng thấy vậy. “Yêu đậm sâu” có vẻ không ổn về ngữ pháp. Nhưng bản nhạc hay thì chút “sượng” đó cũng chỉ như “cộng rác”, mày để ý làm gì cho mệt.
Tôi cũng nhận thấy ngay điều ấy, nhưng là “kẻ xa lạ” nên không tiện góp chuyện.

TRANG TỬ NAM HOA KINH 莊子 南華經 : CHƯƠNG 29 - ĐẠO CHÍCH


          

            TRANG TỬ NAM HOA KINH 莊子 南華經
            CHƯƠNG 29 - ĐẠO CHÍCH 

1

Khổng Tử là bạn của Liễu Hạ Quí. Liễu Hạ Quí có một người em tên là Đạo Chích. Đạo Chích[744] cầm đầu chín ngàn bộ hạ hoành hành trong thiên hạ, xâm đoạt các nước chư hầu, đào tường khoét vách, lùa ngựa bò, bắt cóc vợ và con gái người ta, tham lợi tới quên cả thân thích, không đoái hoài tới cha mẹ anh em, không cúng giỗ tổ tiên. Họ qua nơi nào, nếu là nước lớn thì cố giữ thành, nước nhỏ thì núp sau luỹ, dân tình khốn khổ.

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2019

NÀNG THƠ DẬY SÓNG – Đức Hạnh & Thi Hữu


    


NÀNG THƠ DẬY SÓNG
(Thuận nghịch độc)

Thuận
Nồng say dáng ngọc trổ hương tình
Vọng nhớ vườn thơ luyến nghĩa tình
Lòng ước cảnh quê ngời biển vịnh
Mộng khai hoa bướm đẹp sông tình
Dòng khơi sáng tỏ hoài yêu tính
Bóng tỏa hồng tươi mãi quý tình
Thương nở nụ trao đời trọng kính
Nàng thi dậy sóng trỗi xuân tình.

Nghịch
Tình xuân trỗi sóng dậy thi nàng
Kính trọng đời trao nụ nở thương
Tình quý mãi tươi hồng tỏa bóng
Tính yêu hoài tỏ sáng khơi dòng
Tình sông đẹp bướm hoa khai mộng
Vịnh biển ngời quê cảnh ước lòng
Tình nghĩa luyến thơ vườn nhớ vọng
Tình hương trổ ngọc dáng say nồng

Đức Hạnh
06 07 2019


GIAI ĐIỆU QUÊ HƯƠNG - Thơ Văn Thiên Tùng


   
                     Nhà thơ Văn Thiên Tùng


GIAI ĐIỆU QUÊ HƯƠNG

Trời tháng bảy mây là đà thoảng
Sắc hương thu thấp thoáng trời quê
Gió Lào gia bại* ê chề
Nghe chừng từng giọt sương se giao thời

Đồng môn ới…bạn ơi !muôn nẻo
Giao mùa rồi Thu réo - réo lời
Quê hương hai tiếng gọi mời
Nguyễn Hoàng trường cũ một thời bên nhau

Dẫu khóa trước hay sau cũng vậy
Tình Thầy cô đâu đấy nào phai
Bạn bè năm tháng bên nhau
Bao thân thương lắm sắc màu điểm tô…

Bởi chiến cuộc đẩy xô nên phải
Dạt muôn phương ngái ngái - gần gần
Hai năm trường hội một lần
Đây là dịp để ta gần bên nhau

Mất tên trường nổi đau cắt cứa
Tiếng quê hương chất chứa hằn sâu
Dòng sông với những cây cầu
Thắm tình quê những nông sâu theo mùa

Đông giá buốt hanh lùa tê tái
Hạ oi nồng… nắng lại đốt thiêu
Tuổi thơ hằng nếm bao điều
Ấp ôm năm tháng cánh diều tuổi thơ

Mỗi hạ sang ve chờ phượng đợi
Những Thu tàn năm khởi tựu trường
Sắc màu điểm nét thân thương
Theo tà áo trắng vấn vương để rồi

Chừ nay đã da mồi bóng ngả
Kỷ niệm xưa nào há nhạt xao
Sân trường rộn rã lời chào
Thắm tình thầy - bạn ngọt ngào nghĩa ân

Đủ gam màu xa gần tỏa dáng
Nét trường xưa thấp thoáng quay về
Lời ca điệu múa vụng về
Nhưng tình chất chứa chẳng hề nguôi phai…

Quê hương ơi!
Giai điệu thân thương…

                       Mai Vân Văn Thiên Tùng
                          Quảng Trị, 07/7/2019

ĐƯỜNG LÊN BIÊN GIỚI - Thơ Cao Hữu Tình


   
                 Tác giả Cao Hữu Tình


ĐƯỜNG LÊN BIÊN GIỚI
Ta nhớ Khe Sanh
Ngày lên biên giới
Có tới nơi mới thấy nỗi chiều mưa
Ly cà phê đen
Ấm sương khói đồn điền
Vượt Đa krông bụi mờ xuôi Cam Lộ
Vườn quýt cam thơm dứa ngọt bàn tay
Ai ghé qua đây mùa tắt chín
Có thấy vàng rắc mái nương xanh
Có nhớ chiều rơi trên phố quận
Êm đềm như một bức tranh quê

Về Đông Hà
Chiều nay tắm mát
Dòng Hiếu Giang tiếng ai hát bên cồn
Còn nhớ không
Quán nghèo bên An Lạc
Bánh ướt suông cay xé lưỡi
Rứa mà ngon

Xóm nhỏ nhà bên
Hàng đậu săng hoa vàng rực rỡ
Mái lá đơn sơ
Sạch sẽ tinh tươm
Hoa đứng lặng chẳng hề chi nắng gió
Người không quen niềm nỡ đón mời ta
Ly nước vằng khô
Cửa nhà rộng mở
Chiếu trãi chõng tre còn thơm nắng mới
Khoảng sân vuông
In dấu chổi ban mai

Xa lâu rồi thương về nết ở
An Lạc ơi ngày ấy
Bao giờ …

Cao Hữu Tình 1973
(Nước mắt quê hương tôi)

Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2019

CHÚC MỪNG, HÃY CHÚC MỪNG NHAU... - Trần Mai Ngân


       


           CHÚC MỪNG, HÃY CHÚC MỪNG NHAU...

Có những người khi xuất hiện làm cho bạn cảm thấy bị khó chịu, bị làm phiền. Và bạn lánh xa, né tránh. Thậm chí cả những lời thăm hỏi bạn cũng không muốn trả lời họ.
Thật khó giải nghĩa cho sự giao thoa của hai tâm hồn và hai con người.
Cả bạn và người đó đều không đáng trách! Bạn không thể miễn cưỡng mãi và người đó cũng sẽ không đeo đẳng mãi.
Chắc chắn sẽ có một ngày bằng cách nào đó , người ấy nhất định không làm phiền bạn nữa!
Người ấy không xuất hiện trước bạn, cũng không gửi tin thăm hỏi bạn.
Lúc ấy, là một khoảng trống mênh mông mà nhất định bạn sẽ giật mình nhận ra. Chúc mừng, bạn đã thoát khỏi sự bực bội vì bị làm phiền!
Nhưng rồi bạn có cảm thấy trống vắng không và có khi nào bạn chợt nhớ, chợt tự hỏi người đó đã ra sao, thế nào... Cũng có thể có, cũng có thể không.
Vào lúc này thì người làm phiền bạn đã biết, đã ngộ ra và dừng lại. Họ đã biết chôn mọi thứ vào miền lãng quên và chọn cách rời xa bạn.
Hãy chúc mừng bạn, chúc mừng người ấy!
Đã dứt khoát và quên được nhau! Chúc mừng, ta hãy chúc mừng!
      
                                                                               Trần Mai Ngân

TRĂNG BUỒN - Thơ Lê Đăng Mành


   


TRĂNG  BUỒN

Cũng bởi mùa đau mới trễ tràng
Cho tình vội vã bước sang ngang
Mà thôi! gom gió lặt hương cũ
Theo dấu tà huy lượm bóng tàn

Gom sắc u hoài vẽ quạnh hiu
Vỗ vào bến cũ cảnh cô liêu
Khói sông lãng đãng màu tê tái
Bịn rịn bút nghiên tủi bọt bèo

Nhặt phiến mây buồn rụng hắt hiu
Hoang sơ xóm cũ lạnh tiêu điều
Màu chan u uẩn càng nhung nhớ
Dõi bóng mưa chằm lạc tiếng tiêu

Trở mùa chim vắng lạnh sầu đông
Lả tả chia lìa lót quạnh mông
Lá rụng cành đau dầm não nuột
Ném vô tình xuống buốt tầng không

Bàng hoàng nhóm bếp thắp tim thơ
Thao thức khôn nguôi lặt thẫn thờ
Khắc khoải mực nhen bờ cổ độ
Can trường cũng tẩm nỗi bơ vơ

Tuế nguyệt vân vê lại hững hờ
Gió trăng đểnh đoảng cũng bơ thờ
Ứa niềm khốn khổ vào tâm tưởng
Tre hóp tuềnh toàng cũng ngẩn ngơ

Bên thềm tê tái bước heo may
Đủng đỉnh chi quăng xuống đọa đày
Mây hắt chòng chành ăn lối nguyệt
Buồn đông sờ soạng dấu trăng cài.

                             Lê Đăng Mành

ĐẠI NGÃI, QUÊ HƯƠNG TÔI - Nguyên Lạc


     song Huong


      HAI CHỮ QUÊ HƯƠNG

1. Quê hương (danh từ): Đất Nước, nói về một Đất nước mà trong đó có quê (làng, cái nhà) mà mình đã được sinh ra.(Wiktionary)
“Trời sinh ra bác Tản Đà/ Quê hương thời có cửa nhà thì không” (Thú ăn chơi – Tản Đà).
“Ai có biết làm sao nói được/ Lòng tha hương trằn trọc nhớ quê hương” (Tổ quốc – Huy Cận)
2. Trong tùy bút “Lòng yêu nước” của nhà văn Nga Ilya Grigoryevich Ehrenburg (1891- 1967) có viết: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua chát của trái lê mùa thu hay mùa có thảo nguyên có hơi rượu mạnh…
Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Volga, con sông Volga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu hàng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. [1]
3. Quê hương qua trích đoạn thơ:

Quê hương. chiếc đò nho nhỏ
Qua sông. kham khổ từng ngày
Thân me vai gầy. gánh khổ
Thương con. chịu nỗi đắng cay

Quê hương đong đầy thương nhớ
Ngoại nhai tóm tém trầu cay
Mẹ mày. thằng cháu mất dạy
Rong chơi lêu lỏng suốt ngày

Quê hương làm sao không nhớ?
Cầu tre lắt lẻo sớm mai
Đường vui. trống trường réo gọi
Cây cao. chim hót từng bầy
Chia nhau từng viên đạn nhỏ
Bịt mắt. kiếm tìm. Ai đây?
Chia nhau nỗi lo thầy gọi
Nhói đau. thước khẽ bàn tay
Chia nhau trái me keo ngọt
Chia nhau từng tiếng cười đầy

Quê hương làm sao không nhớ?
Dòng sông tuổi trẻ mênh mang
Bần de. phóng đùng. nước mát
Lặn tìm. chân bắt. la vang
Bờ sông. chị khàn tiếng gọi
Vết roi cha đánh. tím bầm!
(Quê Hương – Nguyên Lạc)

Trên là vài ý nghĩ của tôi về hai chữ “quê hương”, giờ mời các bạn ghé thăm Đại Ngãi quê tôi.

CHÙM THƠ “QUAN THỜI NAY” - Đặng Xuân Xuyến


   
                  Tác giả Đặng Xuân Xuyến


LÀM QUAN
(Nhân đọc về hậu thương vụ AVG)

Oách nhất thời nay nghề làm quan
Ngông nghênh một cõi trổ tài gian
Tiền dân thỏa chí lèn chặt tú
Kế bẩn mưu hèn mặc dân than

Hà Nội, 24 tháng 02.2019
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

“CON GÁI RƯỢU” - Tạp bút của Hoàng Đằng


        
                  Tác giả Hoàng Đằng


         “CON GÁI RƯỢU”
                                                       Tạp bút của Hoàng Đằng

Trước đây, do đặc thù của công việc mưu sinh, tôi ít có cơ hội tiếp xúc với nhiều giới trong cộng đồng. Giai đoạn về già, tôi may mắn sống giữa bà con, xóm giềng – người già có, người trẻ có, người lăn lộn với công việc đầu tắt mặt tối có, người ăn không ngồi rồi sáng chiều cờ bạc rượu chè có, người lựa lời ăn tiếng nói có, người bỗ bã ăn ngang nói ngược có … Nhờ môi trường sống đó, tôi thường nghe được cụm từ “con gái rượu” hay “thằng cu rượu”.

CÀ PHÊ TÂM SỰ - Thơ Lê Thị Quỳnh Dung


   


CÀ PHÊ TÂM SỰ

Khi người ta ấp ôm một tâm sự
Câu thơ buồn lưu luyến mối tình xa
Câu hát bỗng nửa chừng tắc nghẽn
Tiếng đàn chùng tê tái thớ tim đau

Hồn nghệ sĩ vân du trên sóng nước
Lên không trung tần số lớn không bờ
Khi cuộc sống kéo họ về thực tại
Hụt nỗi niềm thơ thẩn giữa trăng sao

Trong quạnh vắng câu thơ tình lên tiếng
Trong nhạc ru khoảnh khoắc hoá chiêm bao
Ai cũng vậy giữa muôn vàn tranh cạnh
Cũng có điểm dừng... trò chuyện xôn xao

Cà phê đó họ thả hồn lưu viễn
Quên âu lo gánh vác chuyện công hầu
Quên áo cơm nhọc nhằn bao nhiêu chuyện
Quên những giận hờn thất vọng ở nhân gian.

Giọt cà phê nhẫn chìm ôm đáy cốc
Ngọt trên môi đắng trong cổ luân hồi
Hình như ai cũng thích ngồi cà phê rỉ rả
Chia vui buồn dĩ vãng dần qua

Ôm quá khứ quên đôi bề trách hận
Vất qua bên, hưởng nắng gió hoa cười
Vào cà phê không chỉ là hò hẹn
Vào cà phê cho tâm tĩnh an thần.
Cuộc sống bây giờ toàn cà phê góc mát
Thư giản tâm hồn hoặc tám chuyện lao xao

Cuộc sống quanh tôi luôn khuấy động ồn ào
Tôi và bạn tìm về tĩnh lặng.
Cà phê gọi mời cà phê tâm sự
Vui hay buồn chia xẻ giọt huyền nâu.

                          Lê Thị Quỳnh Dung

Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2019

TÔI NGHE THU NGUYÊN NGỒI HÁT - Thơ Châu Thạch


      
                       Nghệ sĩ Thu Nguyen


TÔI NGHE THU NGUYÊN NGỒI HÁT

Người đẹp trai!
Mái tóc phủ vành tai
Ngồi hát!

Chiếc đàn guitar trổi nhạc
Giọng u buồn
Con nước sầu lặng lẽ qua truông
Suối trăng ngàn từ xa vọng tới
“Mẹ ơi! mẹ ơi!”

Tôi nghe Thu Nguyên ngồi hát
Thơ tôi cao bỗng dâng tràn theo nhạc
Hồn tôi bay cùng khắp cõi nhân gian
Tôi thấy mẹ tôi
Đứng ở bến đò
“Đêm ngục tù đôi mắt mẹ âu lo
Ôn lời kinh theo từng tiếng thở dài
 Nhìn về tương lai
Con đã nghe… kiếp sống mỏi mòn”

Im lìm đường cô thôn
Vắng teo đường phố thị
Tiếng hát bay lên vùng trời ủy mị
Hóa thành mưa
Rơi xuống lệ ngàn hàng

Đôi mắt tôi nước mắt cũng ngập tràn
Tôi khóc khi nào không biết!

                                      Châu Thạch

NGẮM ĐOÁ HOA TRÀ - Thơ Phan Quỳ


   


NGẮM ĐOÁ HOA TRÀ

“Sầu đong càng lắc càng đầy”
Ai hay bể khổ thân nầy riêng mang.
Bao giờ hết kiếp nhân gian
Về nơi cát bụi thôi ngàn phù hoa

Thương ôi một cánh hoa trà
Lắt lay trước gió nhạt nhoà sắc hương
Nỗi lòng muôn thuở còn vương
Hoa dù rã cánh vẫn nương tình về.

Ai người biền biệt sơn khê
Mưa nguồn nắng chói có tê tái lòng.
Bên trời tay với hư không
Đường trần khắc khoải chờ mong tiếng người.

Ngày lên chiều xuống đầy vơi
Thoảng nghe trong gió hương hơi thuở nào.
Mộng tràn mấy cõi chiêm bao
Áo xiêm ngày cũ nao nao đợi chờ.

Bao giờ thôi hết bơ vơ
Bước về cô quạnh lòng ngơ ngẩn buồn
Ai hay mấy nhịp sầu tuôn
Bên cầu ô thước vấn vương đôi bờ...

                                     Phan Quỳ

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2019

TÌNH TA THẬT ĐẬM ĐÀ - Thơ Quách Như Nguyệt, nhạc Nguyễn Hữu Tân, ca sĩ Hà Huệ Mẫn


       
                             Nhà thơ Như Nguyệt  
     

TÌNH TA THẬT ĐẬM ĐÀ

Xin cho em là nắng
Óng ánh trên vai anh
Để sưởi ấm tình ta
Luôn bỏng cháy nồng nàn

Cho em là cây viết
Cài trước ngực của anh,
được nghe tim anh đập
Thổn thức tiếng bập bềnh

Gần kề bên tim anh
Thầm thì câu ước thề
Em yêu anh vụng về
Nhưng thật sự yêu anh  

Em chẳng muốn làm mưa
Ướt áo anh tội nghiệp
Càng không là bão tố
Quấy thêm đời phong ba

Ta ngày mỗi một già
Nhưng tình ngày một trẻ
Ôi duyên tình đẹp quá
Có ta mãi chung đôi

Vì ta ngày một hiểu
Ta là nửa của nhau
Nên tình vẫn đậm đà
Nên tình luôn thiết tha...

    Quách Như Nguyệt


     

Thơ: Quách Như Nguyệt.
Ca sĩ: Hà Huệ Mẫn.
Nhạc: Nguyễn Hữu Tân.

KHÁT YÊU TRONG BÀI THƠ “ĐỪNG ĐI” CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN - Nguyễn Xuân Dương


        
                     Tác giả Nguyễn Xuân Dương


           KHÁT YÊU TRONG BÀI THƠ “ĐỪNG ĐI” 
           CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN 
                                                                       Nguyễn Xuân Dương

Tâm trạng, cảm xúc của con người là thế đó khi bị dồn nén đến tận cùng thì nỗi khát khao cũng lên đến đỉnh điểm của tận cùng. Trong cuộc đời chắc rất nhiều như thế. Nhưng chỉ có những thi nhân mới dám bày tỏ những khát khao đến bạo liệt như của Đặng Xuân Xuyến qua những dòng thơ vụn vỡ gãy nát vì quá khát khao.
Không do dự, không xấu hổ, Đặng Xuân Xuyến đã mời mọc đã cầu xin ta thấy anh như đang gào lên và rồi hình như biết rằng có gào thế chứ gào mãi cũng vô ích nên nhà thơ bắt đầu sụt sùi kể lể cầu mong nàng có động lòng mà ở lại cùng anh dù chỉ một đêm, dù chỉ là khoảnh khắc:

“Ở lại đi
Một đêm thôi
Một đêm thôi, ở lại
Ta xin người ở lại, chỉ một đêm
Ngoài kia trời lướt khướt sũng đêm
Ta tí tách trong này mơ hồ từng giọt rỏ”

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2019

NỖi NIỀM XÓT XA - Lê Hữu Thăng, Võ Công Diên, Lê Minh Trung, video clip nhạc


   
          Thầy cô Lê Hữu Thăng


      

   Lời: Lê Hữu Thăng
   Nhạc: Võ Công Diên
   Trình bày: Ca sĩ Lê Minh Trung




VỤ ÁN NAM PHONG TẠP CHÍ - Thụy Khuê




    VỤ ÁN NAM PHONG TẠP CHÍ (*)
                                  Thụy Khuê

Tuy không chính thức có vụ án Nam Phong, nhưng sau khi Phạm Quỳnh và Nguyễn Bá Trác, chủ nhiệm và chủ bút Nam Phong bị xử tử năm 1945; tại miền Bắc, toàn bộ trước tác trên Nam Phong, được coi là tờ báo của thực dân do "trùm mật thám" Louis Marty điều khiển, bị khai trừ khỏi nền giáo dục và văn học.