Theo thiển ý của tôi, tại sao chúng ta không dùng hoàn toàn từ ngữ Thuần Việt trong những trường hợp ghi trên thiệp cưới để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Chẳng hạn như:
Con trai út (út trai), con gái út (út gái), con trai đầu, con gái đầu, ....
VÀI DÒNG LAN MAN VỀ TỪ GHI TRÊN THIỆP CƯỚI
La Thụy sưu tầm và biên tập
Vào mùa đám cưới,
tôi thường nhận được thiệp mời. Xin nêu vài trường hợp về cách ghi trên thiệp. Khi
chú rể là con trai út thì thiệp mời ghi là ÚT NAM, khi cô dâu là con gái út thì thiệp mời ghi là ÚT NỮ. Nếu chú rể là con trai một trong gia đình (con trai duy nhất hoặc chỉ có chị em gái), thì thường được cha mẹ ghi trong thiệp là QUÝ NAM. Tương tự như thế, khi cô dâu là con gái duy nhất (không có anh chị em) thì thiệp mời ghi là QUÝ NỮ. Cách ghi như vậy trên thiệp mời là không chính xác.
- Dùng từ ÚT NAM, ÚT NỮ thì người viết thiệp vô tình tạo ra một từ kép sai về ngữ pháp, không phân biệt
được tiếng Hán Việt với tiếng thuần Việt. ÚT là từ đơn thuần Việt, NAM (hoặc NỮ) là từ
đơn Hán Việt (từ đơn thuần Việt không thể
ghép với một từ đơn Hán Việt để thành một từ kép).
- Dùng từ QUÝ NAM với ý nghĩa là con trai một trong gia đình (con trai duy nhất hoặc chỉ có chị em gái) hay QUÝ NỮ với ý nghĩa là con gái một (không có anh chị em) thì lại thiếu chính xác vì chưa hiểu rõ gốc Hán Việt, sai vì cố ý sửa gốc của từ.
Xét từ QUÝ trong
tiếng Hán Việt ta thấy:
季 QUÝ:
1. nhỏ, út (em),
non (chưa thành thục).
2. tháng cuối một
quý
3. mùa
Về:
* QUÝ có nghĩa là nhỏ,
út (em), non (chưa thành thục). Ta có những từ Hán Việt sau:
- Con gái út: quý nữ 季女
- Con trai út: quý nam 季男,
vãn nam 晚男, ấu nam 幼 男, ấu tử 幼 子.
- Dâu út: quý tức 季媳
- Nhỏ, em bé gọi là quý đệ 季弟
Ghi chú:
- Nếu gia đình chỉ
có một TRAI hoặc một GÁI, thì chúng đều là trưởng gia đình thế hệ sau, nên cách
ghi thiệp cưới đều là TRƯỞNG NAM, TRƯỞNG NỮ (nói vui: còn phòng hờ “bậc trưởng thượng” có thể hạ sinh quý tử tiếp)
- Để phân biệt QUÍ là “út” và QUÝ là “quý giá” thì có người trong giới Hán Nôm góp ý: khi ghi thiệp QUÍ NAM, QUÍ NỮ có nghĩa là “con út” với chữ I làm âm cuối để phân biệt QUÝ NAM, QUÝ NỮ có nghĩa là “người con quý” với chữ Y làm âm cuối
* QUÝ có nghĩa là
cuối, tháng cuối mùa gọi là quý. Ta có những từ Hán Việt sau:
- Tháng ba âm lịch (cuối xuân) gọi là quý xuân 季春
- Tháng sáu âm lịch (cuối hạ) gọi là quý hạ 季夏
- Tháng sáu âm lịch (cuối hạ) gọi là quý hạ 季夏
- Tháng chín âm lịch (cuối thu) gọi là quý thu 季秋
- Tháng chạp âm lịch (cuối đông) gọi là quý đông 季冬
- Tháng chạp âm lịch (cuối đông) gọi là quý đông 季冬
- Ðời cuối cùng cũng gọi là quý thế 季世.
Về:
* QUÝ có nghĩa là mùa,
ba tháng là một quý, nên bốn mùa cũng gọi là tứ quý 四季.
Người ta thường
dùng từ MẠNH để đối lập với từ QUÝ
Xét từ MẠNH trong
tiếng Hán Việt ta thấy:
孟 MẠNH:
① Lớn, con trai trưởng dòng đích gọi là bá 伯, con trai trưởng dòng thứ gọi là mạnh 孟.
② Mới, trước, tháng đầu mỗi mùa (còn gọi là
mạnh nguyệt 孟月)
- “mạnh xuân” 孟春
tháng giêng âm lịch (đầu mùa xuân)
- “mạnh hạ” 孟夏
tháng tư âm lịch (đầu mùa hè),
- “mạnh thu” 孟秋 tháng bảy âm lịch (đầu mùa thu).
- “mạnh đông” 孟冬 tháng mười âm lịch (đầu mùa đông)
QUÝ và MẠNH còn nhiều nghĩa khác nữa. Tôi chỉ nêu vài
ý nghĩa có liên quan đến nội dung bài.
Vài dòng lan man, trao đổi cùng bạn bè cho vui vào mùa
cưới cuối năm. Nếu được quý bạn góp ý trao đổi thì càng vui…
La Thụy