BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2019

RỒI TỪ ĐÓ... ! - Thủy Điền


         


            RỒI TỪ ĐÓ... ! 
                                                       Thủy Điền
       
Sáng thức dậy, vừa ăn sáng với mẹ xong. Marco bảo Herry, thôi hai anh em mình chuẩn bị hành trang rời khỏi chốn nầy. Herry hỏi?
- Tại sao?
- Đừng có lòng vòng, anh bảo đi là đi, nghe chưa.
- Dạ. À nầy! Còn mẹ, anh quên rồi sao?
- Em yên tâm, mẹ đã có người khác lo rồi. Mau lên đi, đừng để anh đợi lâu.
- Vâng, em cố gắng làm nhanh.
- Tốt.

MỘT PHƯƠNG TRỜI NHỚ - Thơ Tịnh Đàm


       
                Nhà thơ Tịnh Đàm


MỘT PHƯƠNG TRỜI NHỚ

Vẫn hoài em
Một giấc mơ
Đôi khi... chợt đến
Để ngơ ngẩn lòng !

Cái thời sông nước long đong
Anh theo những chuyến ruổi rong chuyển hàng.
Gặp em đây
Phút bàng hoàng.
Cái đuôi con mắt
Nồng nàn...
Bỏ quên !

Em qua cầu khỉ
Bập bênh
Đẹp sao dáng nhỏ
Bồng bềnh...
Như tiên.

Vẫn hoài em
Giấc mộng hiền
Một phương trời nhớ
Của riêng anh còn...

         TỊNH ĐÀM

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019

TÔN VINH CHỮ QUỐC NGỮ - Ugno.Vn


          
                                   Tác giả Ugno Vn

     
       TÔN VINH CHỮ QUỐC NGỮ

Cho đến bây giờ, nhiều nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau 2 người có công đầu trong việc hình thành chữ Quốc ngữ là Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes, 2 giáo sĩ dòng Tên Paris vào nước ta truyền bá đạo Ki Tô từ những năm đầu thế kỷ XVII. Linh mục Francisco de Pina (1585-1625), người Bồ Đào Nha đến xứ Đàng Trong  năm 1617, phạm vi truyền đạo từ Hội An đến Quy Nhơn. Ông  là giáo sĩ đầu tiên thành thạo tiếng Việt và truyền giảng Phúc âm không cần người thông dịch. Ông cùng với một số giáo sĩ, dùng mẫu tự La tinh ký âm tiếng Việt. Ông  dạy thứ chữ này cho các giáo sĩ, giáo dân. Thứ chữ này phát triển hoàn chỉnh thành chữ Quốc ngữ ngày nay. Linh mục Alexandre de Rhodes (An-Đắc-Lộ-Sơn, 1591-1660) người vùng Avignon (Pháp). Ông đến Hội An năm 1624, học tiếng Việt và chữ Quốc ngữ từ ông Pina và các giáo sĩ đến trước. Ông đã có công hệ thống hóa và dùng chữ Quốc ngữ viết tài liệu "Phép giảng 8 ngày", biên soạn Từ điển Việt-Bồ-La xuất bản tại Roma năm 1651. Đây là cuốn từ điển đầu tiên đối chiếu tiếng Việt với tiếng Bồ Đào Nha và tiếng La tinh. Chữ quốc ngữ là văn tự chính thức của nước ta ngày nay. Đến nay, chữ Quốc ngữ hình thành và phát triển đã hơn 400 năm, ghi nhận nhiều thành tựu và góp phần xứng đáng trong lịch sử văn hiến, công cuộc giải phóng dân tộc, xây dựng tổ quốc hiện nay.  Là văn tự thứ 3 trong quá trình tiến hóa của văn tự nước nhà, tiếp sau chữ Hán và chữ Nôm, việc tôn vinh chữ Quốc ngữ và công lao những người sáng tạo ra nó làm nẩy sinh nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí là mâu thuẫn, gay gắt. Chỉ xét trên mặt văn tự, điểm qua sự phát triển của 3 loại văn tự Hán, Nôm, Quốc ngữ ở nước ta, những người quan tâm đến vấn đề dễ nhận ra những nét tương đồng cần lưu ý để thấy rõ hơn mặt tích cực, mặt tiêu cực trong sự hình thành từng loại, nhằm lựa chọn chừng mực nào là vừa phải, nếu không sẽ tạo nên mặc cảm phủ nhận toàn bộ những thành tựu dân tộc đã đúc kết trong 2 loại văn tự kia.

VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (8) - Nguyên Lạc


               
                               Nhà thơ Nguyên Lạc


VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (8)
                                                                                        Nguyên Lạc

Tiếp nối theo loạt bài viết “Vài Ý Về Chữ Dùng  Trong Thơ” [*] đã đăng trên FB và các trang web, hôm nay tôi sẽ tiếp tục phân tích việc dùng chữ trong thơ qua việc trả lời cho nhóm tự gọi là: CÁNH ĐẠI BÀNG của THI CA ĐƯƠNG ĐẠI VN.
Dưới cuối bài là copy Email của nhóm này [**], nó đã được họ phát tán rộng khắp để tấn công cá nhân tôi, vì tôi dám "góp ý" về bài bình thơ "có cánh", dù dưới bài bình thơ này đã có ghi: "Rất mong nhận được những ý kiến trao đổi của các bạn!" 

“VỢ NHẶT” CỦA ANH K... - Đặng Xuân Xuyến


             
                       Tác giả Đặng Xuân Xuyến



             “VỢ NHẶT” CỦA ANH K... 
                                                                             Đặng Xuân Xuyến 

Anh hơn tuổi, học trước nhiều khóa, lại chơi với nhau khi lão đã ra trường chán chê nên chỉ loáng thoáng nghe chuyện tình duyên của anh lận đận lắm. Mọi người kể, thời sinh viên, anh yêu mê mệt “cô bé” tên Chi, nhưng chẳng hiểu lý do gì mà hai người lại chia tay, anh “khép cửa tình yêu” từ đấy. Bạn bè đồng trang lứa, rồi đàn em sau anh 5 khóa, 10 khóa, 15 khóa... lần lượt rời bỏ cuộc sống độc thân, anh vẫn lầm lũi một bóng đi đi về về căn gác đã mua từ thời trai trẻ.

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2019

VÀI CẢM NHẬN VỀ THƠ LÊ VĂN TRUNG - Viên Hướng


             
                             

             VÀI CẢM NHẬN VỀ THƠ LÊ VĂN TRUNG
                                                                        Viên Hướng 

 Chỉ biết buông tay sõng soài trong chơ vơ tuyệt vọng khi con sóng đời quay cuồng đã lấp vùi kiếp điên mê tôi dưới vực sâu quằn quại. Biết về đâu khi mặt trời đã vỡ tan cho vết thương lòng trồi cơn đau nhức nhối, còn lại trong tôi một trần gian địa ngục lạnh lẽo môi người. Phải chăng thi sĩ là bóng núi hoang đường tuyệt đối cô đơn, đứng hấp hối nghìn năm dưới sương mờ leo lắt, cho ngày tháng lênh đênh vũ điệu hoang tàn, trắng xóa ầm ỉ một màu tang kỷ niệm.

Ta đi là biệt đời nhau nhé
Em có lên ngàn ngóng bốn phương
Đã biết trăm năm tình hóa đá
Thì mong chi giọt lệ tương phùng

Thân là hạt bụi bay trong gió
Đậu xuống trần gian như giấc mơ
Đậu xuống lòng em như điềm gỡ
Nỗi đau truyền kiếp tự bao giờ.
                                     (BIỆT)

VÌ SAO NHẠC VÀNG LẠI ĐƯỢC YÊU THÍCH ? - Nguyễn Xuân Diện

Nguồn:
http://xuandienhannom.blogspot.com/2019/11/nguyen-xuan-dien-vi-sao-nhac-vang-lai.html


             
                        Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện


      VÌ SAO NHẠC VÀNG LẠI ĐƯỢC YÊU THÍCH 
                                                                    Nguyễn Xuân Diện

Nhạc Vàng là tên thường gọi của thể loại nhạc được sáng tác và trình diễn dưới thời Việt Nam Cộng hòa. Lâu nay, nhiều người đã bàn về giá trị nghệ thuật và sức sống của nhạc vàng thời Viêt Nam Cộng Hòa (VNCH). Đã có rất nhiều người chỉ ra lý do Nhạc vàng nhanh chóng tiến ra Bắc, trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của các tầng lớp nhân dân ở Miền Bắc, đồng thời có sức sống rất mãnh liệt tại hải ngoại.

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2019

NHỮNG LỖI SAI PHỔ BIẾN KHI DÙNG TỪ HÁN VIỆT - Lê Thị Bích Hồng

Nguồn:
https://tuoitre.vn/hon-phu-hon-the-la-nguoi-chong-nguoi-vo-u-me-1216045.htm

          
                                              TS Lê Thị Bích Hồng 
           (giảng viên cao cấp Trường đại học Sân khấu - điện ảnh Hà Nội)

Từ Hán Việt là một loại từ đặc biệt trong vốn từ vựng tiếng Việt, là một bộ phận rất quan trọng của kho từ vựng tiếng Việt.
Lớp từ Hán Việt có khối lượng lớn, được sử dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, nghệ thuật...
Tuy nhiên, theo thống kê sơ bộ của khoa ngôn ngữ, có tới 16 hình thức sử dụng sai từ Hán Việt khá phổ biến hiện nay như: sai vì không hiểu gốc Hán Việt, sai vì cố ý sửa gốc của từ, sai vì không hiểu văn phạm giữa Hán Việt và Hán Nôm, sai vì dùng từ thiếu chính xác ngữ cảnh; dùng sai nghĩa từ thuần Việt lại tưởng từ Hán Việt, dùng từ Hán Việt vô nghĩa và lộn xộn, cóp y nguyên tiếng Tàu đang sử dụng và coi đó là từ Hán Việt, đảo ngược ngữ pháp hay cấu trúc từ Hán Việt, đảo từ ghép Hán Việt sai và không đúng cách, thiếu từ cho các thuật ngữ khoa học công nghệ hay chuyển nghĩa từ ngoại ngữ phương Tây sang...



      NHỮNG LỖI SAI PHỔ BIẾN KHI DÙNG TỪ HÁN VIỆT 
                                                                             Lê Thị Bích Hồng

Lớp từ Hán Việt thường có sắc thái trang trọng, trong khi lớp từ thuần Việt lại bình dân và sinh động hơn. Nhiều từ Hán Việt đã được Việt hóa thông dụng, có từ đã biến đổi ý nghĩa.

HAI ĐỘNG TỪ “VÀO/RA” TRONG TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI - Nguyễn Tài Cẩn

Nguồn:
http://www.vusta.vn/vi/news/Thong-tin-Su-kien-Thanh-tuu-KH-CN/Hai-dong-tu-Vao-Ra-trong-tieng-Viet-hien-dai-48808.html

            
                     

GS.TS, NGND Nguyễn Tài Cẩn, sinh ngày 22/5/1926, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Ngôn ngữ học, khoa Ngữ Văn, trường Đại học tổng hợp Hà Nội, nguyên giáo sư kiêm nhiệm khoa Ngôn ngữ học, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN. Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ năm 2000, đã từ trần hồi 19h04’, ngày 25/02/2011 tại nhà riêng ở Matxcơva, Cộng hòa liên bang Nga, thọ 85 tuổi.


HAI ĐỘNG TỪ “VÀO/RA” TRONG TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI
                                                                                  Nguyễn Tài Cẩn

Bài này vốn là lá thư GS. Nguyễn Tài Cẩn gửi cho ông Nguyên Thanh, sau khi đọc bài của ông đăng trên báo Đoàn Kết số 410 (tháng 2-1989, tập san của Hội người Việt Nam tại Pháp) thử cắt nghĩa nguồn gốc của thành ngữ ra Bắc vào Nam (mà theo tác giả chỉ là một bài bàn chuyện phiếm). Đây cũng là bài mà giáo sư đã viết trước đó một năm để trả lời cho nhà nghiên cứu Tiệp Khắc Ivo Vatxiliep về vấn đề này. Nhận thấy giá trị của bài này, mãi đến năm 2006, ông Nguyên Thanh mới cho đăng lên mạng diễn đàn ở Pháp. Đây không chỉ là vấn đề ngôn ngữ, mà còn liên quan đến nhiều khái niệm về lịch sử, nên chúng tôi xin giới thiệu lại với bạn đọc, để tưởng nhớ đến nhà ngôn ngữ học tài ba vừa qua đời cách đây ít lâu.

NHA TRANG - Thơ Trần Mai Ngân


   


NHA TRANG

Mùa bão giông
Biển cùng ta chăn gối
Gió miên man
Cơn sóng khát tan tràn
Nhấp nhô cao
Rồi đổ xuống lênh loang
Nhấn chìm ngập
Bấu sâu vào hạnh phúc...

Biển Nha Trang
Tay cùng đưa tay với
Hụt hơi tình
Lòng vẫn cứ đinh ninh
Nghe thinh không
Mộng trần lắm long đong
Bám víu chặt
Mắt môi rời rã gọi...

Đêm Nha Trang
Các vì sao vào hội
Sáng lung linh
Ở tận cuối chân trời
Nằm im nghe
Ve vuốt sóng gọi mời
Tình tự nhé
Mình trong nhau sâu thẳm...

Đêm thanh tân
Ngực trầm hương lận đận
Tóc mây nồng
Răng cài ngọc trong răng
Đêm qua mau
Làm sao giữ được trăng
Nên chấm dứt
Tình phai... chân bước vội!

                  Trần Mai Ngân
                    24-11-2019

NHÀ THƠ GẠ BÁN THƠ - Đặng Xuân Xuyến


             
                       Tác giả Đặng Xuân Xuyến



            NHÀ THƠ GẠ BÁN THƠ
                                      
Anh điện đến hỏi:
- Này, sao thơ tôi, ông không chịu bán giúp? Ông thấy đấy. Trên phây, bài nào của tôi cũng vài trăm like. Thơ thế, ông mà bán thì thôi rồi, tôi khẳng định sẽ đắt như tôm tươi...

VÌ SAO GỌI “TRONG NAM, NGOÀI BẮC”, “VÀO NAM, RA BẮC”? - Nguyễn Chương


     


VÌ SAO GỌI “TRONG NAM, NGOÀI BẮC”, “VÀO NAM, RA BẮC”?

                                                                            Nguyễn Chương

1/ Cách gọi “trong Nam, ngoài Bắc”, “vô/vào Nam, ra Bắc” bắt nguồn từ danh xưng Đàng Trong/Đàng Ngoài vào thế kỷ 17 & 18.
Tiếng Việt chúng ta khi nói “trong” tức là trung tâm so với “ngoài”; bao giờ “trong” cũng có vai vế hơn (về mặt thực tiễn) so với “ngoài”. Ta nói “trong kinh thành, ngoài biên ải”, chớ không ai đi phân định “trong biên ải, ngoài kinh thành” hết.

TRƯỜNG TRUNG HỌC NGUYỄN HOÀNG, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN – Lê Hữu Thăng


            
                             Thầy Lê Hữu Thăng


TRƯỜNG TRUNG HỌC NGUYỄN HOÀNG – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 
                                                                                  
Dù ngôi trường ngày nay không còn tồn tại về mặt vật chất, nhưng tên tuổi của trường vẫn lưu truyền mãi mãi trong con tim của người dân Quảng Trị - nhất là trong lòng những thế hệ học sinh của ngôi trường được vinh dự mang tên Chúa Tiên. Xin tạ ơn quý vị thân hào nhân sĩ, quý vị phụ huynh học sinh của thập niên 1950 đã có tầm nhìn xa trông rộng, góp nhiều công sức xây dựng nên trường Trung học Nguyễn Hoàng. Xin tạ ơn quý thầy cô giáo đã hy sinh, tận tụy khai sáng trí tuệ, truyền đạt tư tưởng một nền giáo dục “nhân bản, dân tộc và khai phóng” để hàng chục thế hệ học sinh của trường Nguyễn Hoàng được thành danh, thành người hôm nay.
Vừa thoát khỏi ách đô hộ 80 năm của thực dân Pháp, một nạn đói kinh hoàng xảy ra vào cuối năm 1944 đến tháng 5-1945 trên địa bàn các tỉnh từ Quảng Trị trở ra khắp vùng Bắc Bộ, đã giết chết hàng trăm ngàn người dân nước Việt. Xác người chết đói nằm rải rác trên các cánh đồng, trên những nẻo đường thị xã. Tiếp theo là những năm tháng chiến tranh khốc liệt đã hủy diệt môi trường sinh sống, đồng ruộng bỏ hoang, cơ sở cộng đồng, trường học bị bom đạn tàn phá. Trong hoàn cảnh ấy, tháng 9-1952, tiếng trống khai giảng trường Trung học Quảng Trị - tiền thân trường Trung học Nguyễn Hoàng đã vang lên như một giấc mơ huyền thoại của thế kỷ, như một tia sáng nhiệm màu soi đường cho tương lai tuổi trẻ Quảng Trị. Một ngày hội tưng bừng của phụ huynh học sinh và của cả cư dân trong tỉnh.

VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (3) - Nguyên Lạc


              
                              Nhà thơ Nguyên Lạc


            VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (3)
                                                                      Nguyên Lạc

Tiếp nối theo loạt bài viết “Vài Ý Về Chữ Dùng  Trong Thơ” [*] đã đăng trên FB và các trang web, hôm nay tôi sẽ tiếp tục phân tích việc dùng chữ trong thơ qua “cảm nhận” ngắn bài thơ sau đây của một tác giả XYZ - xin được giấu tên.

Bài thơ này nói đúng ra là hay, vì ai ngu dại gì mất thời giờ quý báu cho những bài thơ dở, những rượu giả. Chỉ tiếc “đường bay Con Chữ” quá cao, độc giả đôi khi phải chạy đi tìm từ điến tra mới hiểu nghĩa được vài cụm từ “cao siêu”, từ đó mới hiểu được tròn ý câu thơ.

CÁNH CHIM ƯỚC MƠ - Thơ Nhật Quang


    


CÁNH CHIM ƯỚC MƠ

Vẽ lên bầu trời xanh
Vầng mây hồng ấm áp
Có đôi bồ câu trắng
Tung cánh lượn muôn nơi

Vẽ những chùm hoa tươi
Giữa màu xanh lá biếc
Hương dịu dàng thanh khiết
Thoảng bay xa khắp trời

Ta vẽ lên cuộc đời
Nồng nàn những ước mơ…
Thành tâm đừng gian dối
Con người biết thương nhau

Cánh hoa nắng đượm màu
Tô má hồng em thắm
Ươm đời bao khát vọng
Xuân về thắp niềm vui

Môi em thơ tươi cười
Nhẹ vai gầy Mẹ gánh
Đời Cha vơi lo lắng
Mái ấm rợp yêu thương

Những mơ ước… ngát hương
Tỏa khắp trời yêu mến
Cánh chim vui mang đến
Dạt dào những niềm tin.

                 Nhật Quang
                           (Sài Gòn)

CÁCH CHIA LY TRONG LÁ SỐ TỬ VI - ĐÀO ANH DŨNG


         


            CÁCH CHIA LY TRONG LÁ SỐ TỬ VI

Không ai muốn có cuộc sống hôn nhân trục trặc, tan vỡ nhưng vì số mệnh mà phải sống cảnh cô đơn, lẻ bóng trong cuộc đời. Bài viết này, đề cập đến vấn đề tình trạng chia ly trong hôn nhân. Sự chia ly ở đây bao hàm hai trường hợp ly thân hay ly hôn chứ không nói đến sự xa cách để làm ăn hay vợ một nơi chồng một ngả vì kế mưu sinh, cũng không nói đến việc một trong hai người chết nửa chừng xuân vì những trường hợp đấy không thuộc đối tượng để cứu xét bởi không nằm trong tình trạng chia li.

CẢM NHẬN VỀ “TIẾNG CHIM HOÀNG MỘNG”, THƠ LỆ HOA TRẦN – Thủy Điền


         
               Nhà thơ Lệ Hoa Trần


 TIẾNG CHIM HOÀNG MỘNG

Em nhặt trộm đóa hoa Quỳnh hoang dã
Muốn tặng chàng để gợi chút… yêu, …. tin.
Chẳng biết sao, cứ mãi giấu sau mình
Như giả bộ người - tôi không hay biết

Như giả bộ không thèm nhìn mắt liếc
Chỉ vô tình, hai đứa giữa đồi hoang
Bỗng gặp nhau trong giây phút ngỡ ngàng
Giống như gió vờn mây trên trời rộng

 Anh hỏi em ? Hỡi nầy ! Chim Hoàng mộng
Đang làm gì sao mãi đứng nhìn tôi ?
Yêu rồi chăng ? Miệng vương nở nụ cười
Anh đoán được tim em nàng con gái

 Nhắm đôi mắt, ngã người… tôi khờ dại
Trao hoa Quỳnh. Rồi nói tiếng yêu anh
Chiều hoàng hôn gió mát… thoảng, mộng lành
Tình hai đứa đắm chìm bên vách núi.

                                                  Lệ Hoa Trần
                                                  13-11-2018

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2019

NGƯỜI VIỆT VÀ TRIẾT LÝ ‘GIÀU NHANH, ĐI TẮT, GỒM CẢ PHÁ HOẠI’ - Vương Trí Nhàn

Nguồn:
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-50425379

Bài đã đăng trên trang cá nhân, thể hiện quan điểm riêng của tác giả Vương Trí Nhàn, nhà nghiên cứu văn hóa ở Hà Nội.


      
                 Nhà nghiên cứu văn hóa, văn học Vương Trí Nhàn
           

NGƯỜI VIỆT VÀ TRIẾT LÝ ‘GIÀU NHANH, ĐI TẮT, GỒM CẢ PHÁ HOẠI’ 
                                                                         Vương Trí Nhàn

Qua câu chuyện 39 người thiệt mạng tại Anh, tôi thấy nổi lên nhiều vấn đề có liên quan đến đến toàn thể cộng đồng Việt hiện nay, trước tiên là câu chuyện cách kiếm sống của con người và triết lý ẩn sau cách kiếm sống đó.


        
           
Cụ thể là người Việt hiện rất kém về mặt nghề nghiệp để tạo nên năng suất lao động cần thiết trong khi đó nhu cầu có một cuộc sống tiện nghi lại quá mạnh mẽ và quyết liệt, khiến cho người ta sẵn sàng làm bậy kiếm tiền, những người vốn ngại ly hương thì sẵn sàng ra đi tìm cách kiếm ăn ở nước ngoài dù đôi khi phải đổi lấy mạng sống.


            Nhiều người dân Nghệ Tĩnh sẵn sàng bán đất để kiếm đủ tiền đi nước ngoài, 
            và gửi tiền về cho người thân mua những căn biệt thự nguy nga.

VĂN MINH CÁI ĐÒN GÁNH - Tuệ Chương Hoàng Long Hải




  VĂN MINH CÁI ĐÒN GÁNH 
                                                                Hoàng Long Hải


Trong thơ thì có: “Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non” (Ca dao), trong nhạc thì có “Gánh, gánh, gánh… Gánh lúa về…” (Gánh Lúa – Phạm Duy và Lê Yên). Về địa lý, người ta ví đồng bằng sông Nhị và đồng bằng sông Cửu Long như hai thúng gạo, miền Trung là cái đòn gánh. Phạm Duy viết: “Gạo Nam, gạo Bắc, đòn miền Trung, gánh đừng để rơi.”

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2019

LỤC BÁT MỖI NGÀY - Thơ Nguyễn Lâm Cẩn


       
                          Nhà thơ  Nguyễn Lâm Cẩn


LỤC BÁT MỖI NGÀY

1
Trông theo một chấm mờ dần
Lòng như gió đục mây vần đổ mưa.
Như bào như cắt như cưa
Nỗi cô như thể người thừa trần gian

2
Trông theo nào thấy đâu nào
Một mình một bóng ra vào ngẩn ngơ
Còn chi mà đợi mà chờ
Heo may gió rụng lá thơ thớt vàng

3
Trông theo một giải nông sờ
Thuyền cô gác mái đôi bờ lau thưa
Chợt lòng nhớ cảnh buồm xưa
Bến chia đôi ngả như vừa đâu đây

4
Trông theo ngọn cỏ dầu dầu
Nỗi sầu nhân thế trên đầu bạc phơ
Niềm riêng ứa cả giấc mơ
Có còn chi nữa mà chờ chiêm bao

5
Trông theo người chẳng thấy người
Trở về ôm lấy nụ cười mà mơ
 Đường trắng lối hẹn ngấn ngơ
Gót sơn ngơ ngác động hờ chiêm bao
Vừng trắng xế đĩa dầu hao
Mặt tơ tưởng mặt lao xao tiếng gà
Giá như người chẳng nuột nà
Thì đâu đến nỗi trăng già rụng đêm

                       Hà nội 22-11 – 2019
                         Nguyễn Lâm Cẩn

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2019

VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (2) - Nguyên Lạc


              
                              Nhà thơ Nguyên Lạc


               VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (2)
                                                                   Nguyên Lạc

Đây là phần tiếp nối theo bài viết “Vài Ý Về Chữ Dùng  Trong Thơ” (1) đã đăng trên Blog [*] 
Phần này bàn về:

THỦ ĐẮC THƠ VÀ CĂN BẢN TRIẾT LÝ

Trong bài “Vài Khái Niệm Về Việc Dùng Chữ Trong Thơ” [**] tôi có nêu ra ý riêng:

“Là thơ Việt, người làm thơ / thưởng lãm / phê bình thơ phải thủ đắc một số thơ của tiền nhân, căn bản triết lý Đông Phuơng để dùng nó khám phá những hàm ẩn, “ý tại ngôn ngoại” của bài thơ.

ĐỌC “TIỀN KIẾP” CỦA NGUYÊN BÌNH - TẬP THƠ NGÀN NĂM BÂNG KHUÂNG - Châu Thạch


               
                                  Nhà thơ Nguyên Bình


ĐỌC “TIỀN KIẾP” CỦA NGUYÊN BÌNH - TẬP THƠ NGÀN NĂM BÂNG KHUÂNG 
                                                                                       Châu Thạch


“Tiền Kiếp” là tập thơ của nhà thơ Nguyên Bình vừa xuất bản. Nguyên Bình còn là một nhà bình thơ, một nhà giáo, cư trú tại Bà Rịa- Vũng  Tàu.
Vì sao tôi gọi “Tiền Kiếp” của nhà thơ Nguyên Bình  là tập thơ ngàn năm bâng khuâng? Thật vậy, ta hãy đọc khổ thơ đầu cúa bài thơ “Tiền Kiếp” đươc đăng ở trang 51 thì sẽ có khái niệm về tập thơ nầy:

Nợ em cái nhìn từ tiền kiếp                    
Tôi đã vay về một sáng xuân                    
Nghìn năm thương nhớ chưa trả hết                    
Nay còn vương lại chút bâng khuâng