BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2023

NGỤY (LƯƠNG) - Tam Quốc Chí phụ lục của Chu Vương Miện



Sau mười bẩy năm, nam chinh bắc thảo, thừa tướng Khổng Minh Gia Cát Lượng cũng hơi oải tạm thời giao quyền hành lại cho các tướng Triệu Vân, Hoàng Trung, Ngụy Diên phò hậu chuá Lưu Thiện để về nguyên quán ở Long Trung [Kinh Châu]. Một là quá lâu chưa tế tổ, hai là thăm lại chốn cũ làng xưa xem thời gian đã thay đổi gì không? Căn nhà cũ ba gian một chái lợp cỏ thì người em út là Gia cát Quân vẫn bảo quản y như cũ, chỉ thêm người mới là vợ và các con cuả ngươì em út. Khổng Minh lấy trong bọc ra một túi vải đựng một số ngân lượng giao tận tay ngươì em út và căn dặn: “là trong ba ngày nữa thì sẽ làm tàm tạm cho anh một bữa tiệc gia đình, để mờì mấy vị bằng hữu cố cựu tới họp mặt nhậu bàn chuyện thiên hạ chơi cho nó đỡ buồn.
 
Quây quần bên chiếu rượu, thì chỉ còn có Tư Mã Thuỷ Kính, Thôi Châu Bình, Mạnh Công Uy, còn những vị khác thì chưa tới, tiên sinh Tư Mã Thuỷ Kính mở lời:
 
- Như vậy là tạm đủ mặt quần hùng thiên hạ rồi, Tiên sinh Hoàng Thừa Ngạn, tiên sinh Bàng đức Công thì cũng bỏ chúng ta mà đi, giờ có lẽ đang nhậu sương sương vơí Bàng Sĩ Nguyên dưới âm cảnh, còn Thạch Quảng Nguyên thì mấy bữa nay bệnh nặng lắm, có lẽ Gia Cát đệ lên đường đến Nhã Nam một chuyến để thăm Thạch huynh cho nó trọn cái tình tri ngộ.


Mọi người bắt đầu uống rượu với mồi. Thấy không có vị nào đề cập tới cái chuyện Tây Xuyên, Ba Thục nên Gia Cát Lượng cũng không gợi lên làm cái gì? Mạnh ai nấy ăn mạnh ai nấy uống, một chập sau thì Khổng Minh nói:
 
- Chúng ta xa nhau biền biệt mười bẩy năm ròng rã, bây giờ nói tới chuyện thời sự thì nó y như cơm nếp nát chả ai muốn nghe. Vậy nhân tiện đây tiểu đệ muốn xin được thỉnh giáo các huynh về nghĩa chữ Bách Tính [tức trăm họ].
 

Tiên sinh Tư mã Thuỷ Kính tiếp lời:
- Về văn học thì lão phu đã già hơi nghễnh ngãng vậy hai tiên sinh xin giảng giải cho Gia Cát Khổng Minh hiền đệ nghe?
Mạnh Công Uy nói:
- Cái chuyện lớn là Trị Quốc [Bình Thiên Hạ] mới khó khăn mà chuyện này đối với Gia Cát huynh coi như đồ cầm trong tay, móc vật trong túi. Còn chuyện văn học văn hiếc chỉ là chuyện nhỏ [đồ bỏ]. Tuy nhiên lão Thuỷ Kính tiên sinh đã dậy thì tiểu đệ tuân mệnh. Thôi chả nói chuyện xa xôi làm gì, ngay chúng ta đây, Mạnh là họ một chữ, còn Công là chữ lót và Uy là tên, Thôi Châu Bình, Thạch Quảng Nguyên cũng ở dạng này, còn tiên sinh Tư Mã Thuỷ Kính, Gia Cát Lượng hai vị là họ hai chữ. Nguyên hai chữ Tư Mã vốn là một chức quan, sau dùng làm họ, chả hạn như Tư Mã Thiên sử gia thời Tiền Hán. Họ Gia Cát vốn ở đất Gia và có nhiều cồn Cát, nên ai sinh sống ở đó đều nhận mình là họ Gia Cát, sau này thì còn thêm giòng họ Mộ Dung ở đất Yến, họ Hạ Hầu là họ cuả A Man sau cải theo họ mới cuả Tào Tung mà thành ra Tào Tháo. Thời Hán Sở tranh hùng thì có họ Chung Ly [Muội] rồi họ Âu Dương [Phong], họ Lệnh Hồ [Xung], họ Bách Lý [Băng], giòng họ Hoàng Nhan [Liệt], họ Vũ Văn [Hàn Đào]. Tuy nhiên, dù họ một chữ hay họ hai chữ, thì cũng bình thường. Còn họ của người Mông Cổ [Hung Nô] thì họ thường thường là ba chữ ở đằng sau, như họ Thiếp Mộc Nhĩ [Thiết Mục Nhĩ - Đạt Mộc Nhĩ], còn tên là Minh Minh Đạt Mộc Nhĩ, Thác Đác Đạt Mộc Nhĩ... còn họ cuả ngươì Bách Vịêt thì y như họ ngườì Háng tộc, điều đặc biệt là con trai thì lót chữ Văn, còn con gái thì lót chữ Thị.
 
*
Khổng Minh Gia Cát Lượng nghe xong gục gặc cái đầu coi như rất hài lòng mỹ ý, bèn hỏi tiếp
- Đây là tim gan cuả Tiểu đệ, nhiều năm muốn hiểu cho thật thấu đáo để tiện bề hành động, vậy xin các huynh trưởng vui lòng giải thích cho danh từ “Ngụy” cho tiểu đệ hiểu tường tận.
 
Bây giờ thấy cũng khó tránh thoái thác, Thôi Châu Bình tợp xong hớp rượu, bỏ ly xuống mâm bồi tiếp:
- Chữ Nguỵ này dễ mang đến chuyện hiểu lầm lắm lắm , chữ Ngụy thông thường có nghiã là “Giặc” là “Phản” nhưng ở Trung Quốc thì có khi Ngụy là một họ dân giã như các họ khác. Khởi đầu là ba họ lớn Hàn Triệu Ngụy đều là đại khai quốc công thần cuả nước Tấn. Nhân lúc nhà Tấn suy vi, ba họ này lấy cưa sắt cưa đất nhà Tấn ra làm ba vùng, một nửa tỉnh Thiểm Tây giáp ranh với nhà Tần [tỉnh Cam Túc] là cuả họ Hàn [nước Hàn], bên cạnh phiá tay phải là tỉnh Sơn Tây cuả họ Triệu [nước Triệu], qua sông Hoàng Hà là tỉnh Hà Nam dưới tỉnh Sơn Tây là họ Nguỵ [tức nước Ngụy] sau đổi thành nước Lương. Họ Nguỵ đây và nước Nguỵ không có tính cách là Giặc. Sau này thừa tướng Tào Tháo chết, con trưởng là Tào Phi soán ngôi nhà Hậu Hán, cũng đặt kinh đô tại Hà Nam [tức Lạc Dương], cũng gọi tên nước là Ngụy. Tương tự như vậy, giòng họ Tôn [cuả Tôn Kiên] là Tôn Sách Tôn Quyền, cai trị trên miền đất Giang Tô vốn là đất cũ cuả nước Ngô thời Chiến Quốc, nên goị tên nước là Ngô.  Ngô thời Tam Quốc và Ngô thời Chiến Quốc hoàn toàn khác nhau, không dính dáng một ly ông cụ nào cả. Cũng như nhà Tây Hán đóng đô ở Hàm Dương [Tây An] và nhà Đông Hán đóng đô ở Lạc Dương [Hà Nam] cùng nhà Thục Hán cuả Lưu Bị ở Thành Đô [tỉnh Tứ Xuyên] thì có liên hệ với nhau, ở xa bắn đại bác tới nơi chứ nhà Bắc Hán thời Nam Bắc Triều thế kỷ thứ sáu và nhà Nam Hán thế kỷ thứ chín [tức thời Ngũ Đại] thì chả dây mơ rễ má chi tới nhà Tây Hán và Đông Hán. Với nữa, theo quan niệm cổ cuả người Trung Quốc thì được làm vua thua làm giặc?  Cái chuyện xưng là nước Ngụy cũng là cái lý lẽ đương nhiên. Ngoài ra thì có Ngụy Văn Trường tức tướng Nguỵ Diên cuả Ba Thục, Ngụy Công Tử tức là Tín Lăng Quân con thứ của vua Ngụy, một trong bốn vị công tử lừng danh thời Chiến Quốc, nào là Mạnh thường Quân cuả nước Tề Sơn Đông, XuânThân Quân cuả nước Sở An Huy và Bình nguyên Quân của nước Triệu ở Sơn Tây. Đến đầu thế kỷ thứ bẩy, đời nhà đại Đường thì có thừa tướng Ngụy Trưng, đến đời nhà đại Minh thế kỷ thứ mươì sáu thì có thái giám Ngụy Trung Hiền chuyên quyền.
 
*
Chiều cũng đã tàn, khách muốn về, chủ quyến luyến muốn muốn cầm chân khách giữ lại. Sau cùng thì tiên sinh Tư Mã Thủy Kính đi đến quyết định nói:
 
- Hay là thế vầy, tuần sau chúng ta hẹn gặp nhau ở tư gia bằng hữu Thạch Quảng Nguyên, trước là thăm bệnh tình tiên sinh ra sao? sau là sẽ nói tiếp chuyện công và chuyện tư tức là chuyện bao đồng, chuyện chung và chuyện riêng, chuyện tiếp tay hợp tác giữa các bằng hữu với nhau nếu có thể được, phân tích tình hình chung của thế tam phân [Tam Quốc] để chọn ra một con đường duy nhất cùng tiến hoặc cùng thoái?
 
                                                                                chuvươngmiện

2 nhận xét:

Bâng Khuâng nói...

NGỤY có nhiều nghĩa:
1/ Ngụy 魏: Đời nhà Ngụy, nước Ngụy. Họ “Ngụy”.
2/ Ngụy 偽: giả, nguỵ, dối trá.
- Không phải chính thống, không hợp pháp.
“Ngụy triều” 偽朝 triều đại do loạn thần cướp ngôi lập ra,
“Ngụy chánh quyền” 偽政權 chính quyền tiếm đoạt, chính quyền lập ra không theo đúng hiến pháp.
3/ Ngụy 僞: Quân giặc.
Dối trá, Giả, không phải thứ thật.

Tiếng địa phương Quảng Trị có tiếng rủa “đồ ngụy tặc” ý nói đồ ba xạo, giả trá...

Bâng Khuâng nói...

Họ kép 2 chữ Á Đông gồm:

Âu Dương (歐陽), Bách Lí (百里), Chung Li (鍾離), Công Dã (公冶), Công Dương (公羊), Công Lương (公良), Công Tây (公西), Công Tôn (公孫), Gia Luật (耶律), Đoan Mộc (端木), Độc Cô (獨孤), Đông Môn (東門), Đông Phương (東方), Đông Quách (東郭), Gia Cát (諸葛), Hạ Hầu (夏侯), Hách Liên (赫連), Hiên Viên (軒轅), Hoàn Nhan (完顏), Hoàng Phủ (皇甫), Hô Diên (呼延), Lệnh Hồ (令狐), Mộ Dung (慕容), Nam Cung (南宮),Tây Môn (西門),Tôn Thất (尊室), Tư Đồ (司徒), Tư Khấu (司寇), Tư Không (司空), Tư Mã (司馬), Thượng Quan (上官), Trọng Tôn (仲孫), Trọng Trường (仲長), Trưởng Tôn (長孫), Thác Bạt (拓拔), Thái Sử (太史), Thái Thúc (太叔), Thành Công (成公), Thân Đồ (申屠), Thiền Vu (單于), Thuần Vu (淳于), Uất Trì (尉遲), Vũ Văn (宇文), Vương Tôn (王孫)....

Ngoài ra còn có họ kép 3 chữ hoặc 4 chữ (người Mãn Châu, người Hung Nô, người Nữ Chân, người Mông Cổ...)