BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2020

NGUỒN GỐC TÊN HÀ NỘI – Nguyễn Khôi


   

                      Nhà văn Nguyễn Khôi 

     

Sau khi hạ Thăng Long / Rồng bay xuống Thăng Long/ Thịnh Vượng...vì tham vọng dòng họ Nguyễn Phước... làm Vua tới 500 năm ở Huế, vua Minh Mạng hạ tiếp Cố Đô xuống là tỉnh Hà Nội (1831), nghĩa là “trong sông”.   

BÀN THỜ NHÂN BẢN – Truyện ngắn Hoàng Hương Trang

 
          

                      Tác giả Hoàng Hương Trang 


Mấy người anh chị đã trưởng thành, đã có chồng, có vợ ra ở riêng. Chỉ còn người con trai út, cưới vợ sinh con, lo làm lụng để phụng dưỡng cha mẹ già yếu. Cha qua đời, rồi mẹ cũng qua đời. Anh Năm lo chăm sóc ngôi nhà vườn và bàn thờ cha mẹ rất chu đáo. Anh không hề so bì với các anh chị gần như khoán trắng cho anh cả, kể cả khi cha mẹ còn tại thế họ cũng không phụng dưỡng, họ bảo anh:

- Giàu út ăn, khó út chịu, thằng Năm đã hưởng nhà, vườn của cha mẹ thì phải lo nuôi cha mẹ.

Anh Năm cũng không phiền trách gì họ. Cứ lặng lẽ lo mọi chuyện. Cho đến khi cha mẹ lần lượt qua đời. Sau đám tang, họ họp nhau lại đòi chia gia tài. Lúc này anh Năm mới đưa ra một tờ di chúc của cha mẹ để lại. Trong di chúc cha mẹ cho anh Năm ở ngôi vườn, còn ngôi nhà làm nhà thờ để thờ tự tổ tiên, cấm con cháu không được bán. Ngôi vườn anh Năm lo trồng trọt kiếm chút lợi tức để lo hương khói cho ngôi từ đường. 

CHỜ EM, EM SẼ ĐẾN – Thơ Quách Như Nguyệt, nhạc Văn Sơn Trường

 
   


CHỜ EM, EM SẼ ĐẾN

Em sẽ đến dù trời mưa hay nắng
Dù mây mù ủ rũ hay trời trong xanh
Dù sương phủ che, hay bão tố vây quanh
Dù cuồng phong hay êm đềm lơi lả
Đông lạnh cóng hay Thu buồn tơi tả
Hè nóng bừng hay Xuân thắm buông lơi
Em sẽ đến, muốn gặp anh, giá nào em cũng tới!
Bao nhiêu năm mình lỡ hẹn nhau rồi?
Lần này mình phải đến gặp nhau thôi
Em sẽ đến, một nửa đời qua mất
Một nửa đời còn lại có cho nhau?
Em sẽ đến dù bất cứ giá nào
Gặp lại nhau dù ngỡ ngàng nhận diện
Em sẽ đến, chờ em, em sẽ đến
Dẫu muộn màng, mình có nửa đời sau
Nhớ chờ em dẫu tình có thương đau
Chờ đợi em như thuở nào vẫn đợi
Em bây giờ khác em ngày xưa lắm!
Anh bây giờ?.. không tưởng tượng nỗi anh ơi!
Em sẽ đến gặp lại người ngày cũ
Đến gặp nhau chắc hẵn sẽ ngậm ngùi!
 
                                         Quách Như Nguyệt

 

CHÙM THƠ CÁO TRẠNG PHÁ RỪNG SỐ MỘT – Châu Thạch


   
                          Nhà bình thơ Châu Thạch


TỜ CÁO TRẠNG
     
Tôi đi trên ghềnh cao
Nhìn những con suối chết
Dòng nước đọng thành máu rừng đỏ quệt
Như đại ngàn ai đâm thủng con tim.
Tôi đi trên ghềnh cao
Nhìn những dòng suối chết
Rừng bên suối hoang tàn thoi thóp mệt
Lá phổi rừng đông đặc một mùi tro.
Và tôi nghĩ đến những thành phố khói
Những đồng bằng sa mạc hóa khô màu
Đến những mùa nước lũ cuốn về mau
Đến khí hậu đổi thay lượng oxy không điều
                                            hòa chu chuyển.
Rừng yêu tôi khi đời tôi bạo biến
Đeo ba lô lên núi sống cùng rừng
Khi tôi buồn rừng có đóa hoa tươi
Khi tôi nhớ con chim rừng hót tặng.
Và tôi khóc thì rừng yên lặng
Để hồn tôi định lại những niềm vui
Để hồn tôi quên hết những ngậm ngùi
Khi ngắm cảnh, nghe tiếng rừng tịnh quá.
Nay trở lại nhìn rừng không còn lá
Suối ở đâu, con chim hót ở đâu?
Rừng tôi yêu đã thay sắc đổi màu
Cô gái đẹp nay trở thành bà lão.
 
Núi ngồi xổm tấm thân tàn ảo não
Rừng thành than lổn ngổn những xương cây
Tôi đau thương mà viết bài thơ nầy.
Tờ cáo trạng tội con người trên đất.

MƯA QUÊ HƯƠNG, BAO NỖI NIỀM KHỔ ẢI – Đinh Hoa Lư


                            

                                        Tác giả Đinh Hoa Lư


Mưa là khúc luân vũ của trời đất ban bao giọt nước trong ngần, long lanh rơi xuống trần gian.

Người làm ruộng ngước mặt nhìn trời lòng hả hê vui sướng. Họ liên tưởng đến bao hạt lúa vàng căng đầy nhựa sống vào cuối mùa gặt.  Khi nhìn qua khung cửa cùng nghe tiếng mưa trên hàng cây sầu đông có thể nhiều thi sĩ sẽ dệt những vần thơ mượt mà, cảm tác. Nhạc sĩ lại ghi ngay từng nốt nhạc buồn trong tiếng mưa rơi. Buồn thay cho người cô phụ, con tim giá băng quặn thắt, nhớ chồng vĩnh viễn chia xa.  

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2020

PHẠM NGỌC THÁI VỚI BÀI THƠ TỔ QUỐC HAY - Nguyễn thị Hoàng

 

   


ĐẤT NƯỚC TÔI YÊU
               
Ta nằm xuống thảm cỏ quê hương
Hát một bài ca về Đất Mẹ
Sông, núi, bầu trời qua bao thế hệ
Vẫn ngọt ngào như câu ca dao
 
Mẹ đã nuôi ta trong mưa nắng dãi dầu
Ta lớn lên thành người con đất nước
Dân tộc tôi gặp nạn nhiều và cũng nhiều tủi cực
Nhưng rất giàu yêu thương bao la
 
Việt Nam ơi!
Ta gọi tên hai tiếng của ông cha
Qua 4.000 năm dân vẫn còn nghèo đói
Hết giặc ngoại xâm. Lại lũ quan tham giày xới...
Đánh thắng bao quân thù mà mãi chửa "tròn Nhân".
 
Ôi, đất nước ta yêu quí vô ngần
Thế kỉ XXI rồi, người ơi!
Chẳng lẽ cứ câu ca dao "ngày tám tháng ba" hát mãi
Hãy mở thật rộng cửa trời Mỹ, trời Âu
Vừa lấy thế chống giặc phương bắc tràn vào
Vừa mở mang kinh tế...
Ông cha ta đã dậy rồi:
"dân trị tức pháp trị"
Không có gì bằng "khai dân trí"! (*)
 
Ôi, đất nước tôi yêu!
Ta sống làm người của non sông. Chết làm ma đất nước.
Dẫu chưa theo được bước chân cường quốc
Hãy thương lấy ngọn cỏ quê hương
Đói khát, khổ nghèo lòng nguyện thủy chung
Không theo gót Tàu Bang hại giống nòi, dân tộc
Để con cháu muôn đời không ô nhục.
                                                   PHẠM NGỌC THÁI                                                       
(*) Lời của Nhà yêu nước Phan Châu Trinh 


     

                Tác giả Nguyễn thị Hoàng         


PHẠM NGỌC THÁI VỚI BÀI THƠ TỔ QUỐC HAY
                                                 Nguyễn thị Hoàng
                                    Nguyên GV Trường ĐH Sư phạm

"Đất nước tôi yêu" là bài thơ về tổ quốc rất máu tim, sâu sắc của nhà thơ Phạm Ngọc Thái trong dòng thơ hiện đại Việt Nam. Hòa trộn nhuần nhụy giữa ngôn ngữ thơ tự do với sự ngọt ngào của ca dao Đất Mẹ - Ngay bốn câu thơ đầu ta đã thấy:

                Ta nằm xuống thảm cỏ quê hương
                Hát một bài ca về Đất Mẹ
                Sông, núi, bầu trời qua bao thế hệ
                Vẫn ngọt ngào như câu ca dao
 

Thứ Ba, 20 tháng 10, 2020

MẸ GIÀ TRIÊNG GIÓNG CÒNG LƯNG... – Thơ Lê Phước Sinh

 

   


MẸ GIÀ
TRIÊNG GIÓNG CÒNG LƯNG...
 
Nghe tin Bão đến
kéo từ Biển Đông
ù ù Gió cuộn
xoay rít ngàn vòng…
 
rơi ngàn cái khổ
xé vạn tâm can
Mẹ còng lưng gánh
Tơi Áo tan hoang
 
Bão cuồng bạo hú
Giông Tố mịt mù
Tượng Đài Lịch Sử
Đá rướm Mồ hôi
 
MẸ các con ơi...
 
LÊ PHƯỚC SINH


TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU VỀ TRÀ (Kỳ 8) – Nguyên Lạc

 


ẤM NGHI HƯNG THEO THỜI GIAN

Theo sách Dương Tiện Mính Hồ Lục (Sách về các ấm trà vùng Dương Tiện) của Chu Cao Khởi thì đời Chính Đức, Gia Tĩnh nhà Minh có Cung Xuân tài nghệ tuyệt vời, là người nổi danh đầu tiên về làm ấm tử sa. Cung Xuân vốn là gia đồng của Ngô Sĩ đất Nghi Hưng thường theo hầu Ngô Sĩ đến học tại chùa Kim Sa. Trong chùa có một vị hòa thượng có tài làm đồ sứ nên Cung Xuân theo nhà sư học nghề nặn ra những tác phẩm trông chẳng khác gì đồ kim loại xưa. Khi Cung Xuân nổi danh, ông thường cùng Bộc Trọng Khiêm (đất Gia Định) khắc trúc, Lục Tử Đồng (đất Tô Châu) chạm ngọc, và Khương Thiên Lý khảm xà cừ. Tất cả đều là những người nổi tiếng đời Minh. Cung Xuân nặn ấm không lâu — truyện kể rằng ông bị quan sở tại vì yêu chuộng tài nghệ ông nên bức bách khiến ông phải bỏ xứ mà đi — nên tác phẩm của ông hiện nay lưu truyền rất ít. Sách vở chỉ còn ghi một chiếc ấm của ông hình 6 múi hiện tàng trữ tại Viện Trà Cụ Hongkong nặn năm Chính Đức thứ 8 (1513). Thế nhưng còn một cái ấm khác cũng của Cung Xuân để tại Singapore thì ít thấy sách vở nào đề cập. Theo bài “Nghi Hưng và Nghiên Mực” (Yi Hsing and Inkstones) trong tạp chí Arts of Asia, số July/August 1971 thì ông C.M. Wong, Bí Thư của Phòng Thương Mại Singapore và là Chủ Tịch Hiệp Hội Hoa Nhân tại đây có trong bộ sưu tập của ông một ấm Cung Xuân hình vỏ cây. Ấm này đề năm 1506, có triện của người nghệ sư. Phần dưới quai cầm lại còn một vết dấu tay điểm vào mà người ta bảo rằng đó là vết ngón tay thứ sáu của Cung Xuân (Bàn tay phải của ông có sáu ngón).

Thứ Hai, 19 tháng 10, 2020

VỀ THĂM LẠI “BIỂN ĐÊM” THƠ NGUYÊN LẠC – Phạm Đức Nhì



                     Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


Vài Lời Phi Lộ

Đọc bài thơ Biển Đêm của Nguyên Lạc tôi đã nổi hứng viết mấy lời nhận xét. Không phải bình mà là nhận xét, và nhận xét chỉ giới hạn ở cách gieo vần của bài thơ. Tác giả không hài lòng với cách nhận xét của tôi đã viết một bài “phản biện”.

RỤNG CUỐNG THU – Thơ Tịnh Bình

 
   


RỤNG CUỐNG THU

Không nhớ bao lần cầm mây trắng
Nôn nao theo đường bay vô định của lũ chim di
Lý do gì bầy mây dỗi hờn úp mặt
Rưng rức mưa nhòa...

Không nhớ bao lần nằm trên cỏ xanh
Ngửng tìm tiếng hát vi vu của cánh diều giấu mặt
Dòng sông không nói gì
Chỉ khẽ ôm vào lòng từng đám mây trong

Không nhớ bao lần tôi vỗ về tôi
Nghe ngóng âm thanh cơn mưa từ nơi xa
Trong khuya tiếng gió trở mình
Và mùa thu
Âm thầm
Rụng cuống...
                                                              Tịnh Bình
                                                              (Tây Ninh)

NGƯỜI ĐÀN BÀ LÀM THƠ, GIẺ XƯƠNG THỨ BẢY, NẾU KHÔNG CÓ ĐÀN BÀ, LÀ EM THÔI, MIỀN NẠ DÒNG – Thơ Ái Nhân

   

ÁI NHÂN
Tên thật Bùi Cao Thế
Đt:0984470914
139- 399- Ngọc lâm – Long biên –Hà nội
TK Bùi cao Thế 10524096395016 Techcombank
Chi nhánh Chương dương – HN



NGƯỜI ĐÀN BÀ LÀM THƠ

Người đàn bà làm thơ
Tự tình cùng ký ức
Hôn lên rưng rức nỗi buồn
Nhặt mảnh trăng rơi, mơ hồ hạnh phúc

Trở lại bến xưa
Ngược dòng hò hẹn
E thẹn lời yêu
Ngang chiều ngần ngại

Người đàn bà làm thơ
Thấy mình trẻ lại
Hân hoan dâng môi trinh con gái
Lên tình đầu vụng dại…

Khao khát tri âm
Ru thầm bóng ước
Lệ lòng đẫm ướt… lên trăng

THƯƠNG NHỚ NGƯỜI DƯNG – Thơ Nhã My, nhạc Phan Ni Tấn.


   
                         Nhà thơ Nhã My

 
THƯƠNG NHỚ NGƯỜI DƯNG
(Lời chàng trai quê)

Bậu ơi đã bỏ đi rồi
Đêm hôm có kẻ đứng ngồi không yên
Thuơng em chẳng biết đâu tìm
Nhìn theo con nước bóng chim xa mờ
Còn ai đâu để đợi chờ
Em xa em có thẩn thờ nhớ quê
Nhớ chiều hai đứa trên đê
Cùng nhau lúa chín gánh về làng xa
Nhớ hôm anh bước qua nhà
Chợ xa có chút  làm quà cho em
Em cười đôi mắt long lanh
Chờ nhau đến lúc anh sang rước nàng
Cuộc đời sao lắm trái ngang
Tình yêu không có bạc vàng cũng không
Nhớ hôm em bước xuống đò
Bởi mê của cải tình ta lở rồi
Nhìn em anh những bồi hồi
Người ta lắm bạc nhiều tiền em ưng
Bây giờ thương nhớ người dưng
Ngẩn ngơ nhớ bậu nửa mừng nửa đau
Mừng cho em đến chỗ giàu
Mà đau vì nỗi xứ nào xa xôi
Đây rồi chẳng biết em tôi
Có vui hạnh phúc hay đời long đong
Bậu ơi! Sao vội lấy chồng ?!?

                                           Nhã My


      

Thơ: Nhã My.
Nhạc: Phan Ni Tấn.
Hòa âm: Trần Nhàn.
Tiếng hát: Quốc Duy.

TRUNG HOA MỘNG - Thơ Nguyễn Khôi

Nguyễn Khôi
Sinh năm 1938
Quê quán: Đình Bảng - Huyện Từ Sơn - Tỉnh Bắc Ninh
Hội Viên:
Hội Nhà Văn Hà Nội
Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội
Hôi Dân tộc học Việt Nam
Ủy viên BCH Hội VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam
Chuyên viên cao cấp, nguyên Phó Vụ Trưởng Vụ Dân Tộc Văn Phòng Quốc Hội

ĐÃ XUẤT BẢN:
Trai Đình Bảng (thơ) 1995,2000
Gửi Mường bản xa xăm (thơ) 1998
Trưa rừng ấy (thơ) 2005
Bắc Ninh thi thoại (khảo cứu) 1997,2000,2004
Cổ pháp cố sự (tùy bút) 2003
Xứ Thái mù sương (tùy bút) 2001
Tiễn dặn người yêu, Khun Lù Nàng Ủa, Út Ơ về Kinh, Ỳ Nọong-Nàng xưa, Tiếng hát làm dâu...(dịch-chuyển thể) 1996, 2003...


    

                   
 TRUNG HOA MỘNG

“Thập niên nhất giác Dương Châu mộng
Doanh đắc thanh lâu bạc hãnh danh” (1)
                        
Ôi, lịch sử 5000 năm Hoa Hạ
Từ Tần, Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh
tới Mao Trạch Đông vĩ đại
1949 lập Nước Trung Hoa đỏ
Ngọn súng dựng lên Chính quyền
tắm máu Nhân dân (vượt tầm Phát xít)
bùng phát Hồng Vệ Binh
                          Mười năm động loạn...
Từ “chuồng bò” (2)
ngoi lên Đặng Tiểu Bình
“bất kể Mèo trắng hay Mèo đen miễn là bắt được Chuột”
 bắt tay Đế quốc Mỹ
                           hùn đánh sập Liên Xô
Giấu mình chờ thời
                          Mộng làm Bá chủ !
Thời thế mang mang
Xuất hiện tốp “Thái tử Đảng”
Vọt lên Tập Cận Bình
                             thành vị "Hoàng Đế đỏ"
mở “đường tơ lụa mới”
                             theo vết đổ Liên Xô
Gióng trống, khua chuông “sắp làm Bá chủ”...
Nhân loại hiểm nguy
Trời không dung
Xuất hiện Tổng thống Mỹ Donald Trump
ra đòn, điểm huyệt
Mới sơ sơ “Chiến tranh thương mại”:
-Chứng khoán bốc hơi
-đồng “Nguyên” lao dốc...
Hội nghị Bắc Đới Hà nhà Tàu rạn nứt:
- Vương Hộ Ninh (túi khôn)
- (Lưu Hạc (kinh tế)
vắng tịt ?!
Những băng rôn khẩu hiệu tự Ngợi ca
một đêm giấu biệt.
Vốn hung hăng Bành trướng, hăm dọạ Chiến tranh
Hãy nghe Thái Văn Anh (nữ Tổng thống Đài Loan):
-“Sẽ bắn tan Tam Hiệp đập
                     cho nửa Trung Cộng trôi ra biển cả”...
Ôi, giấc mộng Trung Hoa
Ôi, Hoàng Đế đỏ
các Ngươi làm trái mệnh Trời
                                       Thế giới đảo điên
Người đang gieo “Hạt giống Suy tàn”
5000 năm Hoa Hạ !

Hà Nội 19-8-2018
Kỷ niệm 73 năm Cách mạng tháng 8/1945
NGUYỄN KHÔI

---------

(1) Thơ Lý Thương Ẩn:
“Mười năm tỉnh giấc Dương Châu lại
Còn giữa lầu xanh tiếng phụ lòng”
(2) Thời Cách mạng Văn Hóa: Đặng Tiểu Bình ( Tổng bí thư) bị phế truất xuống Nông thôn lao động, có lúc bị nhốt trong Chuồng Bò.

Thứ Năm, 15 tháng 10, 2020

BÌNH YÊN, BỐN CÂU, BỮA TIỆC TRẦN GIAN - Thơ Lê Văn Trung


    


BÌNH YÊN

Có giây phút thật bình yên
Lòng như mây trắng bập bềnh trong sương
Áo vàng ươm gió vừa đông
Lạnh vừa đủ thắm môi hồng em tôi
Xa xa cánh én lưng trời
Báo tin rằng có một người về thăm
Cám ơn trời đất bao dung
Cám ơn em,
Một lần là trăm năm.
            

BÌNH THUẬN TRONG HÀNH TRÌNH MỞ ĐẤT - Phan Chính


          

Có lẽ địa danh Bình Thuận xuất hiện sớm nhất vào năm Đinh Sửu (1697), lúc ấy là một phủ của trấn Thuận Thành, sau khi Hiển Tông Hiếu Minh hoàng đế sai Chưởng cơ Nguyễn Hữu Kính dẹp được nạn loạn vua Chiêm Bà Tranh và chiếm được phần đất cuối cùng của Champa từ Phan Rang đến xứ Chân Lạp. Thời vua Gia Long đặt dinh Bình Thuận, rồi đến Minh Mạng thứ 4 (1823) đặt lại phủ Bình Thuận có 2 huyện An Phước và Hòa Đa. Trong quảng thời gian gần 130 năm đó, Bình Thuận qua nhiều lần thay đổi cấp hành chính dinh, trấn, phủ bao gồm một phần đất của Ninh Thuận, Lâm Đồng và phía nam Tây nguyên.   

BẾN CÁT – Thơ Đoàn Thuận


   
                             Nhà thơ Đoàn Thuận

      
BẾN CÁT

Đường về Bến Cát trông xa mờ.
Mây thả sợi mưa nhuyễn như tơ
liu riu trên lá hoa vắp trắng,
hương trời thơm thảo bay mơ hồ.

Thôn cũ mái xưa bên vườn đồi
Bờ hoa, luống cải, rạch bèo trôi
Lá úa rụng đầy trong lặng tĩnh.
Mây lạnh lửng lơ lưng chừng trời.

Hang Trong, Hang Ngoài bao lối đi.
Gò cao gò thấp bao hoa quì,
như mong du tử về quê mẹ
cho khô giọt lệ mùa chia ly.

Bến Cát thuyền neo dưới mưa đêm,
dưới tàng hoa vắp hương dịu êm.
Sông trôi mấy độ bên bờ liễu.
Hạnh Thông thơ mộng đời êm đềm.

                  Hạnh Thông Tây, 1962
                                Cát Sỹ

Thứ Tư, 14 tháng 10, 2020

“KHỜ ĐẾN THẾ LÀ CÙNG” CẢM NHẬN KHI ĐỌC “VIẾT CHO KHỜ” CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN - Trần Thị Hồng Châu


           
                  Tác giả bài viết Trần Thị Hồng Châu


Chúng ta đang sống trong thời đại 4.0 mà người ta xem chữ TÌNH nhẹ phều.
Người ta có thể thay người yêu như thay áo, có thể đem chuyện tình cảm ra mua bán, giao dịch, đổi chác... Bữa nay quấn quýt anh anh em em, ngày mai đã quay phắt lạnh như tiền, gọi nhau thằng này con kia... Thế nên chuyện TÌNH "Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng" mà Cụ Nguyễn Du nói đến cách nay mấy trăm năm đã xưa lắm rồi, đã dần khan hiếm lắm rồi! Nếu có người vì tình còn vương, còn vấn, còn tiếc, còn nuối, sẽ bị người ta cho là ĐIÊN, là KHÙNG mà nhà thơ Đặng Xuân Xuyến lại có hẳn một bài thơ VIẾT CHO KHỜ về sự “điên”, “khùng” ấy với những vấn vương, tiếc nuối.

TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU VỀ TRÀ (Kỳ 7) – Nguyên Lạc

 


DỤNG CỤ UỐNG TRÀ

Như đã biết ở phần trên: Đoàn trà là bánh trà được bỏ thẳng vào bình nước nóng đang sôi, rồi rót nước trà ra chén uống. Mạt trà là bột trà để trong chén rồi rót nước được đun sôi vào. Đoàn trà tức là lối của Lục Vũ đời nhà Đường, chúng ta không theo. Chúng ta hiện nay không uống theo lối Mạt trà từ đời nhà Tống như người Nhật Bản – đây là cách uống trà trong Trà Đạo của Nhật. Cả hai cách uống trà này không cần ấm trà hay trà hồ. Ngày nay chúng ta uống trà là theo lối uống trà của đời nhà Minh, khoảng thế kỷ thứ 16 : Đó là uống theo lối trà ngâm, Tiễn trà hay Yêm trà – tức là bỏ trà khô vào ấm trà, rồi chế nước sôi lên, sau đó rót ra chén mà uống. Chính cách uống trà ngâm này như trên đã nói, làm phát triển ngành gốm sứ phục vụ việc uống trà – trà cụ. Quyết định dùng tiễn trà là động cơ thôi thúc các nghệ nhân lò Cảnh Đức Trấn, tỉnh Giang Tây và lò Yixing, tỉnh Giang Tô vẽ ra nhiều kiểu ấm và chén tinh xảo cho cách thức uống trà mới.

HỊCH CỨU TẾ LƯƠNG DÂN BỊ LŨ LỤT MIỀN TRUNG (Ở NGHỆ AN, HÀ TĨNH,…) THÁNG 10 NĂM 2010 – Nguyễn Phúc Vĩnh Ba



Hỡi ôi!
Nước cuốn sóng lùa,
Người trôi của mất.
Mấy chục năm vun bồi cơ cực, sống nghèo sống khổ, sống thì đành sống vãi mồ hôi,
Hai trận lũ trôi cuốn (1) kinh hoàng, chết trẻ chết già, chết mà cũng chết không nhắm mắt.
Nọ nọ bao oan linh đã khuất, vật vờ phách lạc hồn phiêu,
Kìa kìa ngàn nhân khẩu đang còn, xơ xác nhà xiêu vách nát.
Tai mới nghe tin,
Lòng đà quặn thắt.
Nhớ mới đây,
Nhất mực hiền lương,
Vô cùng chất phác.
Trai nơi cõi ven rừng sát  núi, cuốc với cào hăng hái rẫy nương,
Gái ở chốn cạnh suối men khe, khoai cùng sắn um tùm vườn tược.
Nhà đâu được gác cao cửa rộng, che nắng mưa thế đã là may,
Ăn thì toàn cơm lạt rau xanh, đầy ruột bụng rằng thôi cũng được.
Đất chạnh xót, trái hoa đơm nẩy, vầy anh em dựng nghiệp phong nhiêu
Trời cũng thương, ngày tháng yên lành, nuôi con cái mơ đời tươi tốt.
Từ Hưng Nguyên qua Vụ Bản (2), ngàn cây xanh bóng lá sây cành,
Mãi Can Lộc tận Hương Khê (3), vạn đồng vàng lúa thân trĩu hạt
Những mong tới thuở lên hương,
Đâu nghĩ có ngày mất tuốt.

NÊN GỌI QUAN ÂM HAY QUÁN ÂM – Đỗ Chiêu Đức


                                          Học giả Đỗ Chiêu Đức

Những năm gần đây, hầu như tất cả các chùa chiền, tăng ni, cư sĩ, Phật tử... kể cả trong nước lẫn ngoài nước, đều có thói quen gọi QUAN Thế Âm Bồ Tát thành QUÁN (có dấu SẮC) Thế Âm Bồ Tát ?!?

Mới nghe một hai lần đầu, tôi cứ ngỡ là người ta đọc sai, đọc lộn âm, nhưng chẳng những tín đồ Phật tử, cư sĩ tăng ni mà ngay cả các Tỳ kheo Đại đức, Thượng tọa Cao tăng khi tụng kinh hay đăng đàn thuyết giảng, hễ có dịp nhắc đến QUAN Âm Bồ Tát thì đều đọc là QUÁN Âm Bồ Tát cả ! 

NỖI ĐAU MÙA LỤT - Thơ Châu Thạch


   


NỖI ĐAU MÙA LỤT

Con ơi nước đã rút rồi
Con ra ngoài ngỏ mà ngồi đợi cha
Cha đi bè ngược hôm qua
Đến nay nước rút mà cha chưa về

Con ơi lòng mẹ tái tê
Phần lo nhà ngập phần về cha con
Phận nghèo đã héo đã hon
Trời gieo thêm hoạ chẳng còn chi ăn

Mẹ ơi nhìn xa phải chăng
Hình như nước lụt lại giăng hàng về
Mẹ ơi nước đã ngập đê
Mẹ ơi nước đã lên kề mái tranh

Con ơi nước đã xây thành
Là do thủy điện xả nhanh nước hồ 
Ông trời còn nhẹ tay xô
Tay người đẩy hết xuống mồ con ơi  

Mẹ ơi ở cuối chân trời
Có thuyền càng lúc càng bơi gần nhà
Chắc là thuyền ấy của cha
Mua đồ ăn uống cho ta chở về 

Mẹ ơi thuyền đã đến kề
Than ôi! một cảnh não nề, than ôi!
Mẹ ơi cha đã chết rồi
Người ta vớt xác cha trôi giữa dòng!

Mẹ ơi! Con ơi!

                                     Châu Thạch