BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Sáu, 8 tháng 12, 2023

VỀ THĂM CỐ XỨ - Thơ Nguyên Lạc


    
                   Nhà thơ Nguyên Lạc

 
VỀ THĂM CỐ XỨ
 
Không biết mai này thăm cố xứ
Có còn gặp lại chốn ta xưa?
Quê hương ngày ấy cơn dâu bể
Vĩnh biệt lệ ngân rặng cây mờ!
 
Không biết mai này thăm cố xứ
Có còn gặp lại dấu yêu xưa?
Phố thân quán cũ tình ta đó
Âu yếm môi ngoan những hẹn hò
 
Không biết mai này thăm cố xứ
Có còn gặp lại những quen xưa?
Ta hết ta xưa người chắc thế
Phôi pha năm tháng tóc sương mù!
 
Thống hận nghìn năm chương bại sử
Thất chí còn gì ước với mơ!
Quê hương xua đuổi ta lữ thứ
Đất khách tìm đâu bóng nguyệt xưa?
 
Ta biết mai này về chốn cũ
Mình ta hiu quạnh khóc hoang vu
Không lẽ không về thăm cố xứ
Một lần... rồi miên viễn thiên thu!
 
                                Nguyên Lạc

MỘT THỜI MÙ CHỮ TRƯỚC CỔ NGỮ - Trần Ngọc Cư



Tôi cắp sách đến trường ở Huế từ cấp tiểu học cho đến hết bậc đại học, rất yên chí mình là một người biết chữ. Nhưng sự tự tin này đã bị thách đố, xói mòn khá nhiều trong những lần tôi đứng trước các bia văn, các câu đối, các cổng tam quan, thậm chí cả bia mộ viết toàn bằng chữ Hán, những di sản văn hóa vẫn tồn tại rất nhiều trong và chung quanh Cố đô Huế. Nhan nhản trong hoàng thành và tại các thắng cảnh địa phương gần đó có nhiều tấm bia ghi laị các bài thơ, nghe nói là của các vị vua triều Nguyễn — những di tích văn hoá lẽ ra rất sống động và đáng tự hào của dân tộc nếu người dân bình thường có thể đọc được.
 

Tôi dùng từ “nghe nói” vì trước những văn bia vua chúa ấy tôi là thằng dân mù chữ một trăm phần trăm. Sẽ lúng túng, sẽ “ốt dột” biết chừng mô cho một cư dân địa phương bị người nước ngoài nhờ giải thích những câu chữ hoặc những bài thơ trên các bia văn ấy. Nhất là trong bối cảnh cố đô Huế được UNESCO bầu chọn là di sản văn hoá thế giới. Mặc dù “Huế của ta ơi, ta có Huế tự hào”, nhưng tâm trạng của người mù chữ này biết đâu cũng là mặc cảm của rất nhiều người Việt khác khi đứng trước một di tích lịch sử mà ý nghĩa của nó mình không giải mã được.
 

Thứ Năm, 7 tháng 12, 2023

"CHƯỞNG MÔN" HAY "TRƯỞNG MÔN" ?


  
Trong các tiểu thuyết về kiếm hiệp, khái niệm Chưởng Môn thường dùng để nói về người đứng đầu một môn phái, vậy còn Trưởng Môn thì sao?
    
Về mặt ngôn ngữ học, MÔN ở đây nghĩa là Môn phái, cái đó không cần bàn cãi, hãy cùng so sánh xem Trưởng và Chưởng có gì khác biệt theo văn hóa “võ lâm”.
    
Từ TRƯỞNG () được đông đảo tầng lớp biết đến hơn, với ý nghĩa là lớn, đứng đầu, như Trưởng phòng, Trưởng ban… nên suy luận ra, Trưởng môn có nghĩa là người đứng đầu môn phái, hoặc dân dã hơn thì là người “lớn” nhất môn phái.
    
Còn từ CHƯỞNG có trong các từ “Chấp chưởng, chưởng quản, chủ quản..”, có nghĩa là nắm giữ, cầm; chức vụ nắm giữ, chức vụ phụ trách.
Ta có những từ ngữ sau:
Chấp chưởng 執掌: nắm (quyền lực)
Chưởng quản 掌管: quản lý, cai quản, nắm giữ
Chủ quản 主管: Người đứng đầu coi sóc công việc.
Chưởng lí 掌理: Quản lí, coi sóc, trông nom.
Chưởng ác binh quyền 掌握兵權 : nắm giữ binh quyền
Chưởng bạ 掌簿: Viên chức trông coi sổ sách.
Chưởng quỹ (掌櫃):  chủ hiệu, chủ quán, chủ hàng
Chưởng khế  掌契: Viên chức coi về việc giấy tờ mua bán, giao kèo….
Chưởng đà 掌舵: cầm lái (thuyền)

Cho nên:
CHƯỞNG MÔN  là người nắm giữ môn phái.
 
So về nghĩa, có thể thấy Trưởng Môn và Chưởng Môn không khác nhau quá nhiều. Song, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa Trưởng Môn và Chưởng Môn, từ đó tam sao thất bản, dần dà người ta thậm chí còn nghĩ Trưởng Môn và Chưởng Môn là một, hay nói cách khác là dùng từ nào cũng được.
    
Tuy vậy, trong những bộ tiểu thuyết võ học nổi tiếng, không chỉ của Kim Dung, có thể thấy danh từ “Chưởng Môn” là định nghĩa duy nhất dùng để chỉ những người đứng đầu một môn phái, ví dụ như Chưởng Môn Nga My – Quách Tương, hay Chưởng Môn Côn Lôn Hà Túc Đạo…
    
Có thể thấy, theo như nền văn hóa “võ lâm”, thì Chưởng Môn mới là danh từ chính xác nhất được dùng, chứ không phải là Trưởng Môn như người ta vẫn lầm tưởng.
 
Theo:
https://www.facebook.com/vuihocchuhan/posts/3512772112176942/

Thứ Tư, 6 tháng 12, 2023

MÙA THU THÁNH CHÚA (THE HOLY AUTUMN OF GOD)– Thơ Khê Kinh Kha


   
                        Nhà thơ Khê Kinh Kha

Lời Việt:
 
MÙA THU THÁNH CHÚA
 
tạ ơn Chúa mùa thu lại về nữa
nắng vàng rơi trên lối cỏ chiều nay
lá trên cành hân hoan thay áo mới
khoe sắc mầu trong nắng ấm muôn nơi
 
cánh chim trời nhẹ chao trong trời rộng
gió đường xa về thăm lá thu vàng
ôi lòng con như cánh diều lơ lững
theo gió trời chao lượn đón thu sang
 
nhặt lá vàng để thấy lòng ấm lại
vì tình Chúa gói kín trong lá thu
vì tình Chúa đầy ngập trong không khí
cho đời con hít thở tình Chúa yêu
 
tạ ơn Chúa tặng con thu rực rỡ
rực rỡ muôn mầu ân sủng Chúa ban
con chợt hiểu vì sao thu vàng úa
vì thế gian này còn lắm đau thương
 
tạ ơn Chúa tặng con mùa thu nữa
thu tha hương trong nỗi nhớ chơi vơi
tình yêu Chúa bao la hơn vũ trụ
làm sao con đền đáp nổi Chúa ơi!
 
tạ ơn Chúa tặng đời thu muôn sắc
như tình yêu Chúa trao tặng nhân gian
Chúa chịu chết cho loài người được sống
cho đời này mãi mãi trong yêu thương
cho đời này đầy ơn phúc Chúa hiển linh
 
Khê Kinh Kha

TỰ THÁN VỀ CUỘC ĐỜI – Phạm Ngọc Thái



Mình bây giờ ngày ngày sống vật vã, yếu ớt trong bệnh tật. Đã lâu không vào được facebook, cũng không vào nhà ai để thăm hỏi được. Chỉ an ủi mình rằng: Ta đã trở thành bất tử !!! Tên tuổi sẽ mãi mãi vĩnh cửu với chân dung một nhà thơ lớn.
Với 15 bài thơ tình hàng đầu hay kiệt xuất như dưới đây, sao có thể mất được !?
  
Mở link sau xem "15 BÀI THƠ TÌNH HAY BẤT TỬ CỦA PHẠM NGỌC THÁI"
                    
Đã đăng trên số trang mạng:  
                     
https://tranmygiong.blogspot.com/2023/10/15-bai-tho-tinh-hay-nhat-cua-pham-ngoc.html
 
Ảnh giới thiệu thi tập                                                       
“THƠ TÌNH HAY KIỆT XUẤT THẾ GIAN” của Phạm Ngọc Thái đã được đăng trong: 
Tạp chí “THĂNG LONG VĂN VIỆT” của HNVVN (Báo tết năm Quý Mão * Tháng 1.2023)
- Do chính Chủ tịch Hội nhà văn Nguyễn Quang Thiều làm Tổng biên tập.
                                                https://phudoanlagi.blogspot.com/2023/02/gioi-thieu-thi-tap-tho-tinh-hay-kiet.html
     
Xưa tới nay có biết bao bậc thi nhân lớn, như: Hàn Mặc Tử - Nguyễn Khuyến - Tú Xương - Hồ Xuân Hương - Kể cả Đại thi hào Nguyễn Du... cuộc đời có được sống trọn vẹn sung sướng đâu? Nhưng danh tiếng mãi mãi vẫn được đời ngưỡng vọng !!!! Nào phải riêng ta.
     
Âu rằng, "cõi người" cũng chỉ là cõi tạm. Sướng khổ rồi cũng ra cát bụi. Nhờ có thi ca, ta đã làm nên tên tuổi để mai đây lưu danh đến trường thiên bất tử !!! Đó là hạnh phúc lớn trên đời mà thượng đế đã cho.
    
Một đời phong trần, ta đã làm nên cả một kỳ tích hơn chán vạn những nhà thơ: Dẫu viết cả nghìn bài, xuất bản in hàng chục tập? Nhưng Chết tất cả là hết! Đời rồi quên lãng... thơ ca thành bụi cả - Nghĩ vậy, lấy đó làm nguồn vui lớn. Về già có phải chịu cảnh vật vã, buồn đau? Cũng là lẽ thường, có gì phải oán thán.
                              
TA SẼ MÃI MÃI SỐNG GIỮA NHÂN GIAN VÀ TỔ QUỐC!  
LƯU DANH TÊN TUỔI MỘT THI NHÂN KỲ VĨ CỦA NƯỚC NON NÀY.
                                  
Chẳng lẽ cuộc đời như thế không đáng giá hay sao?
 
                                                                                Phạm Ngọc Thái 

Thứ Ba, 5 tháng 12, 2023

HÒA THƯỢNG THÍCH TUỆ SỸ, MỘT BÁC THẦY UYÊN BÁC KỲ VĨ - Thích Nguyên Siêu



Miệt mài giảng dạy, dịch thuật, làm thơ, đánh đàn, viết chữ thảo và phô diễn những tư tưởng triết học của hai nền văn hóa Đông Tây từ thời thập niên 60, 70 đứng trên bục giảng của Đại Học Vạn Hạnh, cũng như Viện Cao Đẳng Phật Học Chuyên Khoa Hải Đức Nha Trang, Thầy cũng có lắm lúc mộng kiêu hùng của Phương Trời Viễn Mộng trỗi dậy, và cứ thế mà dong ruổi bằng đôi chân trần, bằng đôi vai gầy qua những rặng đồi lau, rừng già, cỏ mục, lá úa, ăn sương nằm nắng trên những cánh rừng hoang vu nơi miền cao nguyên dân dã, nơi miếu cô hồn, hay lưng đèo heo hút. “Bất đắc chí độc hành kỳ đạo”. Chỉ đi một mình và một mình để xới lên những luống đất mới trồng những dãy cà non, vòng rau, liếp cải mà vui niềm đạo vị, dưới mái am tranh, độc cư Thiền định. Dù ai xuôi ngược bôn ba cái danh, cái lợi, cái huyễn mộng của cuộc đời, nhưng riêng mình thì sinh ra giữa lòng quê hương, dù có đắng cay chồng chất, dù có nghiệt ngã đủ điều, giữa dòng đời phế dưng dâu bể, Thầy vẫn chẳng hề lay động, mà còn khẳng định với chính mình là sinh ra ở đâu, thì chết ở nơi đó. Sinh ra giữa lòng đất mẹ Việt Nam thì lúc nhắm mắt cũng lấy nắm đất Mẹ Việt Nam mà phủ lấp thân ngũ uẩn này. Sá chi những tù đày, keo cư gian khổ, chỉ là chất liệu nuôi lớn chí hùng, của bậc Đại Trí. Đại Từ, Đại Hỷ, Đại Xả.
 

I. Cảm Niệm Ân Đức Của Bậc Thầy Giáo Thọ
 
Sau khi mãn niên Khóa 69-70 nơi Tu Viện Nguyên Thiều, Quy Nhơn, Bình Định, lớp học tăng được chuyển vào Phật Học Viện Nha Trang, tiếp tục học phổ thông trường Bồ Đề niên Khóa 70-71 đệ tam lúc bấy giờ. Chương trình này, anh em học tăng học được nửa niên Khoá thì không học nữa, vì Phật học viện mở lớp Phật học Trung đẳng Chuyên khoa, do vậy mà cả lớp đệ tam, học trường Bồ Đề lúc bấy giờ đều chuyển qua học Trung Đẳng Chuyên Khoa Phật Học, Hải Đức Nha Trang. Đây là một bước ngoặt đáng kể cho sự tô bồi kiến thức Phật học, mà người trực tiếp giảng dạy – thân giáo sư, chính là Hòa Thượng Thiện Siêu, Hòa Thượng Trí Nghiêm, Hòa Thượng Đỗng Minh, Thầy Tuệ Sỹ…
 

HAI ANH EM HỌ ĐỖ - Thơ Đỗ Tư Nhơn


  
           Hai anh em Đỗ Tư Nhơn, Đỗ Tư Nghĩa


HAI ANH EM HỌ ĐỖ
 
Anh em nhà họ Đỗ
Mồ côi cha từ nhỏ
Sống với mẹ, chị, bà
Thời chiến tranh gian khổ
 
Cùng mê say văn chương
Chọn sách gối đầu giường  
Phạm Công Thiện, Ý thức...    
Gạch chân đỏ nhiều trang 
 
Anh theo nghề gieo hạt  
Ươm mầm cho tuổi xanh    
Em miệt mài dịch thuật    
Minh triết của hiền nhân   
 
Thỉnh thoảng anh ghé thăm em    
Lưng chừng dốc Nhà Chung   
Căn phòng trọ trong hẻm  
Một mình sống an nhiên  
 
Rủ nhau ra ngồi quán  
Trước nhà thờ Chánh tòa   
Ly cà phê buổi sáng    
Ngồi lặng yên nhìn xa  
 
Từ lúc em giã biệt   
Vẫy tay chào trần gian  
Đà Lạt nghe trống trơn 
Anh bước đi cô tịch    
 
Hẹn một lần gặp lại   
Nơi sông suối cỏ lau   
Nắm chặt bàn tay nhau   
Tình anh em còn mãi.
 
Đỗ Tư Nhơn
Thị xã Quảng Trị, 4-12-2023.

  

 
     Chỗ ngồi năm xưa/Chỉ còn ghế trống/Em về cõi không/Anh buồn lệ ứa!

 

CHÙM THƠ VỊNH ẢNH - Châu Thạch


   
VỊNH ẢNH DU SĨ TÂM NHIÊN
BÊN XÁ LỢI THIỀN SƯ TUỆ SỸ
 
Tâm Nhiên bên xá lợi Thầy
Cái tâm Du Sỹ chứa đầy chữ không
Tuy không mà có trong lòng
Cả và trời đất phiêu bồng bạch mây!
Con người không cánh mà bay
Ngựa phun nam bắc đông tây khói mù
Màn trời chiếu đất vi vu
Đầu non góc biển trăng thu bóng thiền
Nửa người nửa thánh nửa điên
Nửa say nửa tỉnh nửa tiên xa phàm
Càn khôn đựng ở túi lam
Chưa lên đỉnh đạo cũng kham đỉnh đời!
Thức thầy đã ngự về trời
Đứng bên xá lợi bời bời nhớ thương
Dẫu sao trong cõi vô thường
Tâm Nhiên - Tuệ Sỹ con đường bồng lai!
 

THÁNG CHẠP VỀ - Thơ Trần Mai Ngân


    
             Nhà thơ Trần Mai Ngân


THÁNG CHẠP VỀ
 
Tháng Chạp về...
Môi thôi không ngoan
Tháng Chạp về
Mắt thôi không nhớ
Tháng Chạp về
Ơi... sao thờ ơ!
 
Khói sương trời cao xanh thẳm
Đã có chúng mình không anh
Cuối mùa trái tình vẫn xanh
Treo lửng lơ nên chín héo!
 
Tháng Chạp về
Tiếng xưa... tiếng reo
Tháng Chạp về
Những cánh bèo trôi
Tháng Chạp về
Mỗi ngả xa xôi!
 
Trần Mai Ngân

Thứ Hai, 4 tháng 12, 2023

VANI, "LOẠI QUẢ CHO HƯƠNG LIỆU", ĐẮT BẬC NHẤT THẾ GIỚI - Minh Hoa



Loại quả này có giá đắt đỏ vì phải mất rất nhiều công sức mới trồng được.
Vani là một trong những loại hương liệu phổ biến và được ưa chuộng nhất thế giới. Sở hữu hương thơm và mùi vị tinh khiết hết sức đặc trưng, vani nhanh chóng “chiếm lĩnh” toàn thế giới.
 
Không chỉ được thêm vào các món tráng miệng như bánh ngọt, kem,... mùi hương của vani còn được đem vào cả các loại túi thơm, gấu bông và thậm chí là nền công nghiệp nước hoa.

LIÊN KHÚC NỖI LÒNG THA HƯƠNG 5: “HAI MƯƠI NĂM TÌNH SẦU” – Nhạc Khê Kinh Kha, ca sĩ Ánh Tuyết trình bày

   
  

20 năm tình sầu
hẹn người đến kiếp sau
Ngày ra đi con tim vỡ nát
20 năm sau trở lại tìm người
người đã bên kia thế giới
với mối tình chôn kín trong tim


                           (Khêkinhkha)


      

TẠP LỤC THI 19, 20, 21 –Thơ Chu Vương Miện


  
 
 
TẠP LỤC THI 19
 
Thế Giới Loài Vật
con to xơi con nhỏ
con mạnh nhai con yếu
con nhai cỏ
làm mồi cho con ăn thịt
thế giới động vật
luật rừng xanh núi đỏ
là nhai lẫn nhau
 
người và thú chết
nuôi cỏ
cỏ nuôi thú vật
thú vật nuôi người
người chết nuôi cỏ

KHÚC CUỐI – Thơ Tịnh Bình


  


KHÚC CUỐI
 
Mảnh gương trăng lấp ló
Sao không nói gì để mặc chiều đi...?
 
Giấc mơ trôi trôi vô định
Khum tay không kịp vớt nữa rồi
Ai gỡ vành trăng neo tóc rối
Để cả đêm dài xô nghiêng
 
Biết mình không thể nấp vào bình yên
Cơn sóng đời ầm ào chộn rộn
Bãi cát trắng chỉ là nơi bàn chân tạm dừng nghỉ mệt
Một bóng cây vỗ về qua cơn say nắng
Hành trình mải miết
Rồi phải tiếp tục đi...
 
Hỡi cánh hoa thiêm thiếp trong vườn sáng nay
Biết nói gì đây
Khi héo úa gọi tên mình
Rồi bao lâu phải rơi
Ta chợt thương nức nở cuộc người
Những chia ly đắng chát
 
Sao không níu được gì hỡi trống rỗng bủa vây
Hơi thở lặng im giữa trùng trùng huyên náo
Người nhìn người trong dư lệ mờ hoen
Biết trăn trối gì đây
Nhặt tiếng chim lên cơn hen ngày vội
Giấu vào phong phanh lồng ngực
Nơi buồng tim đang hấp hối nhịp tàn...
 
                                           Tịnh Bình
                                          (Tây Ninh)

TÔI LÀ NGƯỜI VIỆT NAM - Thơ Khê Kinh Kha


   


TÔI LÀ NGƯỜI VIỆT NAM
 
 tôi là người Việt Nam
xác thân của Mẹ Âu Cơ
ra đi từ Động Đình Hồ
hơn 4 ngàn năm trước
dân tôi nghèo nhưng đầy tình thương
đất tôi cằn nhưng lắm can trường
này Lê, này Lý, này Nguyễn, này Trần
này bao xương máu đắp nền Việt Nam
một giang sơn gấm vốc kiêu hùng
 
tôi là người Việt Nam
trái tim là rừng Trường sơn
trên xác thân thơm mùi lúa chín
đôi cánh tay sông dài hiền lành
dù cho thân tan nát vì bạo tàn
dù cho ai xâm chiếm quê hương
tôi vẫn can trường đứng lên
đứng lên bảo toàn tổ quốc
đứng lên phá tan ngục tù tăm tối
dựng lại hoà bình cho giống nòi
đòi lại tự do cho đất nước
đánh đuổi bọn giặc Tàu ra khỏi
Việt Nam của tôi
 
                           khê kinh kha

XUÝT XOA – Thơ Lê Phước Sinh


   
XUÝT XOA
 
Nắng nhạt
như màu da sốt rét,
mới hay
mùa Đông đã đến rồi...
 
Lê Phước Sinh

Thứ Bảy, 2 tháng 12, 2023

CHÀO VĨNH BIỆT THIỀN SƯ THI SĨ TUỆ SỸ - Trần Thoại Nguyên



THẾ LÀ KHÔNG CÒN ĐƯỢC GẶP LẠI NGƯỜI! 
CHÀO VĨNH BIỆT THIỀN SƯ THI SĨ TUỆ SỸ TẠI CHÙA PHẬT ÂN.
 

“Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Húy thượng NGUYÊN hạ CHỨNG, đời thứ 44 Dòng Lâm Tế Chánh Tông và đời thứ 10 Thiền Phái Liễu Quán, Chánh Thư Ký kiêm Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống GHPGVNTN đã viên tịch đúng 16:00 giờ ngày 24-11-2023 (12-10-Quý Mão)
Trụ thế: 81 năm”
                                                                    (Theo tin Hoằng Pháp)
 
Đón đọc tin, lúc tôi đang hóa trị tại BV Gia Định Sài Gòn do BS Trần Trọng Lễ, Phó Khoa Ngoại Thận & Tiết Niệu, trực tiếp theo dõi điều trị, như đã từng trực tiếp theo dõi điều trị cho Sư Tuệ Sỹ tại nơi đây, nên tôi cảm nhận được những cơn đau và tinh thần "chiến binh" của Sư Tuệ Sỹ trước đây qua chuyện trò cùng BS.

Vài tuần trước, tôi có ghé thăm sư Chơn Nguyên ở Thiền viện Vạn Hạnh, xin cùng Hòa thượng đi thăm sư Tuệ Sỹ, nếu được, tôi nhờ Sư Tuệ Sỹ viết cho mấy dòng TỰA cho TUYỂN THƠ TTN sắp in. Nhưng Sư Chơn Nguyên nói: "Thầy Tuệ Sỹ giờ yếu hơn anh nhiều, đang chăm sóc canh giữ rất đặc biệt, không cho ai thăm viếng đâu!". Tôi lặng lẽ ra về và luôn cầu nguyện Phật tổ hộ trì Sư Tuệ Sỹ chóng khỏe lại để phụng hiến Phật sự.
 
Tôi muốn được Sư Tuệ Sỹ viết lời TỰA vì chính những bài thơ thơm hương Thiền tôi làm trên giấy bao thuốc lá Bastos Xanh thời trai trẻ, qua tay người bạn thân Trần Nhơn thông minh đau điên tài hoa, đã lọt vào mắt xanh Sư Tuệ Sỹ và Sư cầm về cho đánh máy lại để thợ sắp chữ in trên Tạp chí TƯ TƯỞNG của ĐH Vạn Hạnh, SG, 1970 - 1971.

CUỘC VIỄN TRÌNH CỦA BẬC CHÂN TU – Truyện ngắn của Dũng Nguyên


       
Chúng tôi vừa về đến cổng trại, hình như có một điều gì khác lạ hơn ngày thường , một số trại viên tự giác đứng gần cổng trại để kiểm tra trại viên lao động trở về, nhìn chúng tôi với một cử chỉ khác thường như thầm muốn nói một điều gì đó. Về đến phòng, tôi vội vã lãnh phần cơm chiều và ăn thật nhanh để ra “điểm hẹn”. Đó là một con đường đất có bề ngang 3 mét bên sau hàng rào kẽm gai ngăn cách giữa những “ngôi nhà” trại viên với Hội trường văn nghệ, Phòng giáo dục và phòng làm việc của An ninh trại. Đây là một hành lang ít nhiều cho chúng tôi có được một khoảng trống, một chút không gian thoải mái, cùng nhau trao đổi những câu chuyện vui buồn trong một ngày lao động cực nhọc. Khi tôi vừa ra đến “điểm hẹn” một anh bạn, trại viên phụ trách làm công việc vệ sinh trong trại, nói nhỏ với tôi:
- Anh biết gì chưa?
- Biết gì ? – tôi hỏi lại. Phải chăng có điều gì bất thường phải không?
- Có – anh bạn nói tiếp. Mới chiều nay có một nhóm tù nhân “đặc biệt” từ Miền nam chuyển đến.
- Sao gọi là nhóm tù đặc biệt ? – Tôi hỏi lại.
- Vì trong nhóm đó có những nhân vật nổi tiếng, hình như có một Học giả uyên thâm, là Thiền sư và là một nhà thơ vừa được giảm án từ tử hình xuống chung thân. Đó là những người mà chúng ta không được phép tiếp xúc, bên An ninh bảo như thế!