BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Chủ Nhật, 12 tháng 11, 2023

“CÔ VỤ” HAY “CÔ LỘ”, TỪ NGỮ NÀO ĐƯỢC VƯƠNG BỘT DÙNG? – La Thụy


Vương Bột (王勃) (647–675):
 
Trong một lần trà dư tửu hậu của anh em văn nghệ chúng tôi, khi đề cập đến “Đằng Vương Các Tự” của Vương Bột thấy nhiều trang mạng ghi:

“Lạc hà dữ CÔ LỘ tề phi
Thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc”
                                     (Vương Bột)

Nhiều người gật gù khen, nhưng một số anh em khác không đồng ý, họ cho rằng gọi CÔ LỘ là không đúng từ dùng của nhà thơ Vương Bột mà phải là CÔ VỤ mới đúng.

“Lạc hà dữ CÔ VỤ tề phi
Thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc”
                                     (Vương Bột)
 
Thế là là có cuộc tranh cãi vui nhộn. Mọi người đều cùng truy cập internet, kết quả tìm được thì CÔ VỤ và CÔ LỘ đều có cả, mà CÔ LỘ được tìm thấy nhiều hơn mới chết chứ!

Thứ Bảy, 11 tháng 11, 2023

TOÀN CHÂN THẤT TỬ, THẤT TINH BẮC ĐẨU TRẬN - Đỗ Trung Quân



Chịu ảnh hưởng văn hoá cổ Trung Quốc từ hình ảnh Trúc Lâm Thất Hiền. trong những tác phẩm kiếm hiệp (Đồ thật, không phải “giả Kim Dung” ) Kim Dung cũng thường xây dựng những Group 7 nhân vật. Hạng A là Toàn Chân Thất Tử những cao đồ thời cực thịnh của Toàn Chân giáo mà tổ sư Vương Trùng Dương chọn lọc, thu nhận (Mã Ngọc, Khưu Xử Cơ, Lưu Xử Huyền, Vương Xứ Nhất, Đàm Xử Đoan, Hách Đại Thông, Tôn Bất Nhị)
Võ Đang Thất Hiệp (Tống Viễn Kiều, Dư Liên Châu, Dư Đại Nham, Trương Tòng Khê, Trương Thuý Sơn, Hân Liên Đình, Mạc Thanh Cốc)
Hạng B là Giang Nam Thất Quái (Kha Trấn Ác, Chu Thông, Hàn Bảo Cân, Nam Hy Nhân, Trương A Sinh, Toàn Kim Phát, Hàn Tiểu Oanh)
Trở lại với Vương Trùng Dương, ông biết Thất Tử là những cao đồ của mình nhưng từng người tách riêng không đủ tuổi đối phó với Ngũ bá, nguy hiểm nhất vẫn là Tây Độc Âu Dương Phong.
 Vương Trùng Dương biết rõ sau ông, người duy nhất có thể đối đầu ngang đẳng cấp với Tây Độc là sư đệ Châu Bá Thông thì khổ thay lại hành tung bất định, hầu như thường không có mặt ở Toàn Chân giáo
Vương Chân nhân bèn đóng cửa thảo am hơn một niên, treo bảng miễn tiếp khách, miễn trà đàm, trà đạo, miễn cà phê cà pháo với giáo chủ họ Vũ ở Tây Nguyên. Chân nhân tập trung nghiên cứu và lập nên một tuyệt kỹ trấn môn, một trận pháp cho 7 cao đồ có tên “Thất Tinh Bắc Đẩu Trận”. Trận pháp phát triển  từ những phương vị biến hoá, dịch chuyển của chòm sao Bắc Đẩu.
Có trận pháp tuyệt kỹ trấn môn,Vương Chân Nhân yên tâm cỡi hạc lên trời.

Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2023

TIẾNG BOM “SA DIỆN” HAY “SA ĐIỆN” ? – La Thụy



Mấy anh em văn nghệ chúng tôi trong một lần trà dư tửu hậu nêu thắc mắc: “Tiếng bom Sa Diện” (Tiếng bom Phạm Hồng Thái) hay “Tiếng bom Sa Điện”.

Bây giờ trên mạng ghi nhan nhản là Sa Điện. Điều đáng nói đó là những trang nghiên cứu lịch sử và giải đáp thắc mắc, trang mạng đề cương ôn thi sử cho hs, thậm chí còn là trang từ điển mạng nữa. Xin dẫn vài đường links:

- Yếu tố nghịch lý và chân lý trong tiếng bom Sa Điện của Phạm Hồng Thái

http://btxvnt.org.vn/chuyen-de-toa-dam-khoa-hoc-ve-pham-hong-thai-post2130?fbclid
 
- Sự kiện tiếng bom Sa Điện (Quảng Châu- Trung Quốc) vào tháng 6/1924 gắn liền với tên tuổi của...

https://hoc247.net/cau-hoi-su-kien-tieng-bom-sa-dien-quang-chau-trung-quoc-vao-thang-6-1924-gan-lien-voi-ten-tuoi-cua-qid16076.html

- Sự kiện tiếng bom Sa Điện (Quảng Châu- Trung Quốc) vào tháng 6/1924 gắn liền với tên tuổi của ai?

(Câu hỏi trong đề: Trắc nghiệm sử 9 bài 15 : Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất 1919 - 1925)

https://doctailieu.com/trac-nghiem/su-kien-tieng-bom-sa-dien-quang-chau-trung-quoc-vao-thang-6-1924-gan-lien-voi-99858?

- Tiếng bom Sa Điện là gì? Nghĩa của từ “tiếng bom Sa Điện” trong tiếng Việt – Từ điển Việt Việt (VIETTUDIEN.COM)

https://vtudien.com/viet-viet/dictionary/nghia-cua-tu-ti%E1%BA%BFng%20bom%20sa%20%C4%91i%E1%BB%87n?fbclid

Trước 1975, chúng tôi học sử là “Tiếng bom Sa Diện”. Vậy thì “Sa Diện” hay “Sa Điện”, tên gọi nào mới đúng?

Thứ Năm, 9 tháng 11, 2023

VÀI CẢM NGHĨ VỀ “NGỤC TRUNG NHẬT KÝ” - Vương Thanh



Ngục Trung Nhật Ký (Nhật Ký Trong Tù) là một tác phẩm thơ, được đánh giá rất cao, do một tù nhân viết năm 1932-1933 trong ngục ở bên Tàu (sau này in thành sách, thời gian sáng tác thay đổi là 1942 - 1943). Tập thơ gồm 134 bài thơ, đa số là thể thất ngôn tứ tuyệt.  Không ai thắc mắc giá trị văn chương của tập thơ, chỉ là có nhiều tranh cãi ai mới là tác giả. Là người Việt hay người Tàu.

LỤC BÁT PHÙ VÂN – Thơ Trần Mai Ngân


   
              Nhà thơ Trần Mai Ngân
 

CUỒNG
 
Mộng cuồng tôi nhớ một người
Yêu cuồng tôi mãi một đời si mê
Đáo Bỉ Ngạn quên đường về
Lạc tôi lạc cả lời thề biển trăng...
 
 
ĐIÊN
 
Đêm nay có một kẻ điên
Gối chăn xô lệch đảo nghiêng trăng vàng
Đêm nay Thiếp nói nhớ chàng
Hư vô vọng lại bẽ bàng đêm điên!
 
 
ÁC MỘNG
 
Phù vân nối bước phù vân
Vô tâm nối bước lạnh dần rời xa
Cuồng điên một thuở chỉ là
Tự đem ác mộng ta bà doạ nhau...
                                 
Trần Mai Ngân

NẾU BIẾT ĐỜI PHÙ VÂN – Thơ Quách Như Nguyệt, nhạc Đặng Vương Quân, ca sĩ Tâm Thư trình bày

  
      


NẾU BIẾT ĐỜI PHÙ VÂN
 
Nếu biết đời phù vân sao vẫn cứ bâng khuâng
Tầng địa ngục thẩm sâu đang chực chờ đâu đó
Như cái chớp mắt, mấy mươi năm là mấy!
Như mây trôi qua, như hoa nở chóng tàn
 
Bạn có thấy được vô thường, ảo vọng?
Bạn nhìn ra không, chết chóc đang chờ mong?
Có chịu nhớ mỗi một ngày trôi qua
Là một ngày ta gần hơn cái chết
 
Chẳng một ai vượt qua thân già, bệnh, tử!
Chẳng có ai thoát được mất mát, phân ly!
Bạn nên cám ơn khổ tham sân si
Phải trải qua tận cùng đớn đau mới may ra tỉnh ngộ
 
Chỉ là ngôn từ, chỉ là đám chữ
Nghĩa lý gì mà ta phải quan tâm
Như tiếng chim kêu, tiếng vượn hú, cọp gầm
Ấy vậy sao vẫn để lòng thương, ghét?!
 
Nếu biết đời phù vân, bạn có sống tình chân?
Đừng dại nhé, chạy đuổi theo sắc dục
Đừng si mê, mê mãi chuyện yêu đương
Bạn biết đó, tất cả rồi rửa mục
 
Nếu biết đời phù vân, còn bon chen, tính toán?!
Sao vẫn ganh đua, chạy đuổi theo vật chất, cầu toàn?
Nếu hiểu rằng không một ai thoát chết
Bạn hãy sống an nhàn, thương nhân loại lầm than
 
                                               Quách Như Nguyệt

VỚI BỨC TRANH SEN – Thơ Tịnh Bình


   


VỚI BỨC TRANH SEN
 
Bất động im lìm...
Chẳng lụy bùn tanh tưởi
Hoa sen giấy trên tường
Vẫn mầu nhiệm từ bi
 
Cúi mặt là hoàng hôn
Màu tịch dương huyền tích
Biển sóng sánh hải triều
Thầm thì lời hoa đá nở
 
Dư âm hồi chuông sớm
Bản tụng ca ban mai thanh tân
Người kịp lối về tỉnh thức?
 
Thương sen gương hồ
Thương súng mặt ao
Thương hoa chỉ một lần nở
Thương ta gần cạn kiếp tàn
Hoa sen giấy ngàn năm vẫn nở
Bức tranh trên tường
Thiếu nữ mãi đôi mươi...
 
                    Tịnh Bình
                   (Tây Ninh)
 

EM RỦ RỈ RẰNG – Thơ Đặng Xuân Xuyến


   

 
EM RỦ RỈ RẰNG...
 
Em rủ rỉ rằng chỉ hôm nay
Gom mây nhột gió để nhốt ngày
Chả cần vịn đến lời bỏng cháy
Mà ánh trăng cuồng líu ríu say.
 
Em lại thì thầm chỉ đêm nay
Vãi trăng rắc sáng trải làm ngày
Cuộn gió làm mồi nhen lửa cháy
Cho khối kẻ khờ ngất ngư say.
 
Em lại... Ừ thì, ta đêm nay
Kê nắng làm đêm gió làm ngày
Vì em ta nguyện làm mồi cháy
Đốt cạn đêm cuồng líu quíu say!
 
Hà Nội, đêm 23 tháng 10/2023
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

CHÙM THƠ VỀ HỌA MI CỦA ÁI NHÂN


   
                                    Ái Nhân
        139 ngõ 399 đường Ngọc lâm- long biên – HN
        Đt: 098 447 0914
 
 
ƠI CÚC HỌA MI
 
Dịu dàng ơi cúc họa mi
Nết na duyên dáng đương thì thanh tân
Em cầm ngọn bấc phù vân
Hồn mơ mộng đến xanh ngằn ngặt xanh
 
Lụa là cánh trắng mong manh
Tinh khôi trong trẻo long lanh gọi mời
Hoa xinh chum chím miệng cười
Nghiêng yêu chút cạn tháng mười vào Đông
 
Dịu hiền chẳng ngại gió giông
An nhiên hoa nở trong vòng tay thơ
 

MÙA XANH – Thơ Lê Văn Trung


   

 
MÙA XANH
 
Mùa đã thơm từ hương tóc người
Mùa đã xanh từ tà áo bay
Mới hay hương sắc nghìn thu trước
Còn đọng trên từng chiếc lá phai
 
Mùa đã rêu từ mỗi dấu chân
Mùa đã sương trắng một nỗi buồn
Mới hay hoa nở nghìn thu trước
Còn níu tay người một thoáng hương
 
Mùa trôi hay người trôi qua tôi
Mùa trôi hay lụa bay bên trời
Mới hay tình mỏng như da lụa
Còn nhớ gì nhau mà chưa nguôi
 
Ai ướp tình xanh trong thơ tôi!

                          Lê Văn Trung
                                2023

ĐÔNG VỀ - Thơ Lê Phước Sinh


   
                          Nhà thơ Lê Phước Sinh


ĐÔNG VỀ...
 
Nắng lên men vị Lạnh,
thoang thoảng màu muối tiêu.
Em co ro vạt áo,
xuýt xoa, sớm sương chiều.
 
Lê Phước Sinh

Thứ Ba, 7 tháng 11, 2023

ĐỌC BÀI THƠ “QUA PHỐ” CỦA THÙY LINH – Châu Thạch


   
                  Nhà thơ Thùy Linh


QUA PHỐ
 
Hôm qua có người qua phố
Bên thềm chiếc lá vàng rơi
Hình như đông về rồi nhỉ?
Sương giăng trên mắt cỏ buồn
 
Chiều qua mưa về ướt tóc
Phố quen chẳng thấy chim chào
Hoàng lan nghiêng mình cười khẽ
Giữa trời rơi giọt mưa ngâu
 
Đêm qua sao khuya đi vắng
Bài thơ lạc mất một vần
Ngủ quên thơ bay theo gió
Ai người nhặt hộ... cảm ơn
 
                         Thùy Linh
                           27/10/23
 

TÌNH KHÚC THU – Thơ Nguyên Lạc


  

 
TÌNH KHÚC THU
 
Tình đã qua rồi, thôi nhớ thương chi?
Người đã xa rồi, thôi hãy quên đi!
Như áng mây trời như sương như khói
Vương vấn tim người lệ lá thu rơi!
 
Sầu khúc rã rời từng nốt chơi vơi
Thu đã đến rồi, người hỡi có hay?
Êm nhung tóc nào vườn thu hoa nắng
Mi khép môi nào dâng hiến thơ ngây
 
Người đã xa rồi, ôi những đắm say
Viễn xứ thu về hiu hắt heo may
Chao bay lá vàng tiếng thu thê thiết
Lay thế nhân sầu niệm khúc phôi phai!
 
                                         Nguyên Lạc
 

VỀ XUÔI MƯA NGUỒN – Thơ Tịnh Bình


    
               Nhà thơ Tịnh Bình

 
VỀ XUÔI MƯA NGUỒN
 
Loanh quanh mấy bận trầm luân
Gương xưa đã vướng bụi trần mấy khi
Dùng dằng lúc ở khi đi
Bèo mây sum họp chia ly lại buồn
 
Ái hà càng buộc càng vương
Người thương kẻ ghét chung đường sánh vai
Mờ mờ nhân ảnh tỉnh say
Cùng chung một giấc mộng dài vô minh
 
Nghiệp đeo như bóng theo hình
Xuôi tay nhắm mắt giật mình tỉnh ra
Đâu là bản thể hỡi ta
Trời xanh hoa lá giao hòa nước mây
 
Bồ Đề nào thấy bóng cây
Gương trong đâu nhọc bởi tay người chùi
Bận lòng chi để ngậm ngùi
Không sinh chẳng diệt về xuôi mưa nguồn...
 
                                            Tịnh Bình
                                            (Tây Ninh)

BÉ VÀ QUÊ HƯƠNG ANH – Thơ Khê Kinh Kha


  
              Nhà thơ Khê Kinh Kha
 

BÉ VÀ QUÊ HƯƠNG ANH
 
này bé hỡi, chiều nay trời lành lạnh
ở phương này anh nhớ một quê hương
bé đừng quên, chiều nay mình đã hẹn
anh sẽ ngồi kể hết chuyện quê anh
 
khi bé đến, nhớ mặc áo dài xanh
như mầu xanh của lúa mạ lên mầm
như mầu xanh của rừng thông Đà Lạt
áo bay mềm như dòng nước Cửu-Long
 
khi bé đến, nhớ để tóc xoã dài
xõa dịu dàng như liễu rủ ngang vai
xõa trong anh bóng tre già quê ngoại
xoã hương tình của ruộng lúa Đồng-nai
 
khi bé đến, nhớ đừng thoa son nhé
để nắng chiều ửng đỏ nét môi thơm
để chiều nay mặt trời không ngủ sớm
như những chiều nắng phủ dãy Trường-sơn
 
khi bé đến, nhớ đừng thoa hương phấn
để hương trinh ngào ngạt ngập hồn anh
như cúc vàng bên thềm xưa Vỹ-dạ
ngát hương nồng bên dòng nước sông Hương
 
khi bé đến, nhớ đừng mang kính mát
để trời xanh rơi rớt vào mắt trong
để anh thấy biển Hội-An, Đà-Nẵng
bãi cát dài sóng vỗ đến Nha-trang
 
khi bé đến, nhớ bước đi nhè nhẹ
để lòng anh không xao động nỗi hờn
vì anh vẫn thấy hoài trong giấc mộng
phố Sài-gòn, Hà-nội, Huế buồn tênh
 
khi bé đến, đừng hôn anh bé nhé
hãy để dành hôn mẹ Việt Nam ta
mẹ Việt Nam bàn tay còn chai đá
nụ hôn nào sẽ xóa dịu lòng me
 
khi bé đến, nhớ cười vui bé nhé
để lòng anh như pháo nổ đầu xuân
anh sẽ ngắt cánh mai vàng vừa nở
tạ ơn đời và tổ quốc mến thương
 
                                   khekinhkha

BUỒN NGHE TIẾNG GỌI HAI ĐẦU TỬ SINH – Thơ Lê Văn Trung


   

 
BUỒN NGHE TIẾNG GỌI
HAI ĐẦU TỬ SINH
 
Ta là bến
Người là thuyền
Thuyền trôi theo cuộc nợ duyên khuyết tròn
Mù xa lau lách bãi cồn
Lao xao sóng vỗ
Mỏi mòn bến khuya
Cầu xưa gãy nhịp
Chia lìa
Nguồn cao thác đổ
Cuối bờ ghềnh sâu
Sân ga
Và những con tàu
Nghìn xưa hú vọng
Nghìn sau biệt mù
Con đường
Và những chuyến xe
Vết lăn
Đá sỏi
Còn se sắt chờ
Ta về đâu?
Người về đâu?
Buồn nghe tiếng gọi
Hai đầu
Tử
Sinh
 
Lê Văn Trung
2023

YÊU MỘT CHIỀU - Thơ Quách Như Nguyệt, Nhạc Mộc Thiêng, Ca sĩ: Duyên Quỳnh trình bày

   
      


YÊU MỘT CHIỀU
 
Anh yêu em vất vả
Anh yêu em một chiều
Tim óc anh cải vả
Tự dối lòng... không yêu
 
Nhất định là không yêu!
Bao lần cố quên em
Nhủ lòng bao nhiêu bận
Vẫn cứ yêu, yêu nhiều!
 
Một tình yêu vô vọng
Một tình yêu dại khờ
Anh yêu em lóng cóng
Anh yêu em lầm than
 
Tình anh không mù quáng,
mà chan chứa mênh mang
Anh như con mèo hoang
Đi tìm nơi ấm cúng
 
Mỗi lần gặp, lúng túng
Anh ấp a, ấp úng
Vì “thỏ đế” đó mà
Chẳng biết nói chi cả,
với người anh thầm yêu
 
Ôi, tình yêu một chiều
Là mối tình tội nghiệp!
Cả tỉ tỉ, vạn người
Sao anh không phải lòng?
Lại mê mẩn yêu em?
 
Chưa nắm tay mà sao yêu say mê?
Chưa được hôn mà sao yêu đến thế?
 
Quách Như Nguyệt

THU VỀ PHỐ, GIAN BẾP MẸ, LÒNG TA TỪ ẤY – Thơ Tịnh Bình


   
              Nhà thơ Tịnh Bình

 
THU VỀ PHỐ
 
Hàng cây cởi vạt áo xanh mùa hạ
Phố ban mai khe khẽ lời ca sương
Em nghe không chút tình thu e ấp
Thánh thót cung đàn huyễn hoặc phím âm trôi
 
Chiều khép hờ vạt nắng muộn trên mi
Loanh quanh phố những vòng xe trầm mặc
Chòm mây trắng bay cuối trời phiêu lãng
Tình hư vô nên đâu mặc cả nỗi niềm
 
Quán chơ vơ dăm câu thơ ngồi đợi
Cây bàng già cũng vờ trút lá thu
Phố buồn thiu tìm cơn mưa đi lạc
Cuối con đường hành khất một mùa thu
 
Vay phiến nắng trải mơ hồ lối cũ
Phố chợt trầm một nốt âm thu
Luồn ngực gió tìm heo may sót lại
Bầy cỏ hoang mọc thương nhớ xanh bờ...

Chủ Nhật, 5 tháng 11, 2023

QUAN VŨ KHÔNG THỂ SO SÁNH VỚI HƯNG ĐẠO VƯƠNG

Đã có những bài viết gây tranh cãi đến từ việc so sánh Quan Vũ với Trần Hưng Đạo. Những người này cho rằng Quan Vũ tài giỏi hơn Trần Hưng Đạo nên được thờ cúng nhiều hơn, người Việt thờ Quan Vũ nhiều hơn, coi trọng sức ảnh hưởng của Quan Vũ hơn.

Tượng Quan Vũ (trái) và tượng đài Hưng Đạo Vương (phải).
 
Quan Vũ là vị tướng cao nhất của nhà Thục Hán, được tôn là “Võ Thánh”, là người nhà trời, khi chết còn quay lại báo thù, là vị tướng duy nhất được thờ riêng trong Đế Vương Miếu tại Cố cung Bắc Kinh, hơn cả Nhạc Phi, Địch Công, Lưu Bá Ôn…Tại Việt Nam, Quan Vũ có sức ảnh hưởng nhất định, cả về mặt văn hóa, tín ngưỡng của một bộ phận nhỏ người dân Việt Nam, đến phim ảnh, trò chơi điện tử… Việc thờ phụng Quan Vũ, cơ bản là không sai. Tuy nhiên, nhiều người đem so Quan Vũ với Đức Thánh Trần, tôn vinh Quan Vũ thái quá và hạ thấp Đức Thánh là một việc rất sai, nếu không muốn là đi vào “vết xe xét lại lịch sử”.
 
Tuy nhiên, phàm là người Việt mà lại đánh giá Quan Vũ cao hơn Đức Thánh Trần là những người không hề có kiến thức về lịch sử, thiếu tự tôn dân tộc, chỉ nghiên cứu lịch sử bằng dã sử dưới con mắt thần thánh hóa của La Quán Trung.

Thứ Sáu, 3 tháng 11, 2023

KIM DUNG: KỶ HIỂU PHÙ NGA MI LIỆT NỮ - Đỗ Trung Quân



Nhân vật nữ chỉ là vai phụ thấp thoáng tưởng như có vẻ mờ nhạt thua xa Chu Chỉ Nhược đồng môn vừa nhan sắc hơn người, vừa xảo quyệt tham vọng…

Nhưng không hẳn.
Xuất hiện ít, chết sớm nhưng để lại một mối tình bất hủ là Kỷ Hiểu Phù [Ỷ Thiên Đồ Long Ký]