BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Sáu, 16 tháng 6, 2023

MÙA QUA – Thơ Lê Kim Thượng


   
             Nhà thơ Lê Kim Thượng

 
 MÙA QUA
 
Mùa qua... Mùa nắng, mùa mưa
Nhớ ngày tháng ấy mình chưa... một mình...
Em còn tuổi nhỏ nguyên trinh
Áo dài trắng xóa lung linh dáng hiền
Nắng rơi tà áo nghiêng nghiêng
Làm duyên em xõa tóc tiên xanh trời
Tóc chia bao sợi tình rời
Sao em buộc chặt cuộc đời của tôi?
Đôi con mắt liếc gọi mời
Dáng xuân em đứng giữa trời mộng mơ
Nụ hoa hàm tiếu đón chờ
Nụ hôn rơi xuống đôi bờ hồng non
Tóc ôm khuôn mặt thon thon
Rèm mi cong vút... mắt tròn... Mắt Nai
Theo em ngàn dặm đường dài
Bao mùa lá rụng... miệt mài mộng du
Lầu Ông Hoàng... vắng tịch u
Cho tôi mười ngón tay ru thiên thần
Ánh trăng trải sáng trên sân
Ánh trăng trải sáng... trắng ngần ngực em
Giọt tình đọng ngọt môi mềm
Giọt tình đọng ngọt... êm êm da trần...                 
*  
Qua cầu... rơi lại dấu chân
Cầu quê lắt lẻo, đỡ nâng gót hồng
Bóng em ngã xuống dòng sông
Tình trôi theo sóng... Mênh mông tình buồn
Em đi tóc liễu dài suôn
Mắt Nai vương giọt mưa tuôn ngập ngừng
Giọt buồn trên mắt rưng rưng
Nửa chừng gãy gánh... Nửa chừng niềm vui...
Em đi mang hết ngọt bùi
Vây quanh tôi những ngậm ngùi nắng mưa
Sân ga kỷ niệm đón đưa
Công viên in dấu tình xưa xuân thì
Vẫy tay giã biệt em đi
Để tôi thành gã Trương Chi... héo già
Rượu hồng đưa tiễn tình xa
Vững tin rằng mãi trong ta... có người...
Bóng chim, tăm cá xa khơi
Mùa đi, mùa đến... Lá rơi ngập đàng
Thơ tình giờ đã sang trang
Tôi - Em lòng vẫn buộc ràng... thủy chung...
       
                        Nha Trang, tháng 06. 2023
                                 Lê Kim Thượng
 

PHIẾM VỀ CHỮ LẠC – Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức


Nhất Diệp Tri Thu 一葉知秋
                               
LẠC là Vui, LẠC là Liên Lạc 聯絡, LẠC là con Lạc Đà 駱駝... Trong bài viết nầy ta chỉ đề cập đến LẠC là Rơi, là Rụng, là Rớt... Theo "Chữ Nho... Dễ Học" thì chữ LẠC thuộc dạng Hài Thanh, có diễn tiến chữ viết như sau :
 
          Đại Triện        Tiểu Triện              Lệ Thư               Khải Thư
 
Ta thấy:
           
Qua Đại Triện Tiểu Triện đều có bộ dạng của chữ Thảo bên trên, đến chữ Lệ chữ Khải thì đã hình thành bộ Thảo như chữ viết hiện nay; phần bên dưới là diễn tiến của chữ Lạc dùng để chỉ Âm Đọc, còn phần trên bộ Thảo là Hoa Cỏ dùng để chỉ Ý Nghĩa. Nên nghĩa gốc của  chữ LẠC là chỉ "Sự Rơi, Rụng của Cây Cỏ Lá Hoa".
Như 2 câu cổ thi sau đây:
                          
梧桐一葉落,    Ngô đồng nhất diệp lạc,                          
天下共知秋。    Thiên hạ cộng tri thu.
 
Có nghĩa:
              
- Một lá ngô đồng rơi rụng,              
- Thiên hạ đều biết thu sang!
 
      
Từ đó hình thành thành ngữ NHẤT DIỆP TRI THU 一葉知秋 : Chỉ cần một chiếc lá thôi thì đã biết mùa thu đã đến rồi. Trong truyện Kiều để diễn tả mùa thu đã đến từ lâu, cụ Nguyễn Du đã cho đến vài chiếc lá ngô đồng rơi rụng, khi tả đoạn Thúc Sinh về nhà thăm Hoạn Thư:
                        
Thú quê thuần hức vén mùi,                   
Giếng vàng đã rụng Một Vài Lá Ngô.
      
LẠC DIỆP 落葉 là Lá rơi. LÁ RƠI lại làm cho ta nhớ đến 2 câu thơ bất hủ của nhà thơ Giả Đảo trong bài Ức Giang Thượng Ngô Xử Sĩ 憶江上吳處士 :
                           
秋風吹渭水,      Thu phong xuy Vị Thủy,                               
落葉滿長安。      LẠC DIỆP mãn Trường An.
 
Có nghĩa:
                            
Gió thu sông Vị sóng vây,                   
Lá thu theo gió rụng đầy Trường An!
 

Thứ Ba, 13 tháng 6, 2023

LÒNG TRỜI VẬN NƯỚC – Phụ lục “Đồ Long nữ tử” của Chu Vương Miện



Cuộc thăm viếng bất ngờ, của phái đoàn nhà Minh. Cuộc tiếp đón cũng hết sức bất ngờ cuả chính quyền nhà đại Nguyên, qua cuộc thu xếp thần tình cuả Thất Vương Gia – người tạm thời xử lý triều cang khoảng vài năm nay khi mà gia đình hoàng gia [vua Thuận Đế cùng Hoàng hậu] di tản chiến thuật bỏ cuả chạy lấy người cấp kỳ về đại mạc. Ngài là em ruột cuả Hoàng Thượng chia quyền với ngài là Bình Nam Vương dòng bác cuả Hoàng thượng. Cuộc họp đột xuất trong lúc tình cảnh đất nước đang diễn ra cái cảnh “cháy nhà ra mặt chuột”. Bên phía nhà Nguyên thì có Thất Vương Gia, một người con trai là thế tử, và Bình Nam Vương hiện đang còn cầm quân. Bên nhà Minh thì có thủ lãnh Chu Nguyên Chương, đaị quốc sư Lưu Bá Ôn và Tướng Từ Đạt. Sáu người an toạ trên những tảng đá gạch vụn trước cửa Ngọ Môn. Bên trên thành có hai chữ Đại Đô. Không nước, không bánh trái gì cả. 

MƯA RƠI RỚT ĐÊM QUA – Thơ Quách Như Nguyệt, nhạc Nguyễn Tuấn, ca sĩ Thùy Dương trình bày


   
                    Nhà thơ Quách Như Nguyệt


MƯA RƠI RỚT ĐÊM QUA
 
Đêm hôm qua trăng với lá thì thầm
Mưa rơi rơi, mưa hát khúc nhạc tình
Một đêm đầy ắp bao kỷ niệm
Một thời con gái quá yêu anh
 
Sao gió về đêm lại rất hiền
Không tức giận mưa rơi não nề
Em đã một đêm thao thức mãi
Tiếc thầm tình chúng ta không thành
 
Nhưng anh ơi như thế cũng là hay
Không nên duyên song vẫn nhớ nhau hoài
Đêm hôm qua mưa gió nhiều lá rụng
Đêm hôm qua em nhớ anh vô cùng
 
                         Quách Như Nguyệt
 

       

MÔN VÕ LÂU ĐỜI Ở VIỆT NAM, CHUYÊN DÙNG ĐỂ KHẮC CHẾ VÕ TRUNG HOA

Nhất Nam là một môn phái võ thuật có lịch sử phát triển lâu đời của dân tộc ta. Đất tổ của môn phái nằm trên vùng đất tối cổ châu Hoan, châu Ái (tức vùng Thanh Hoá, Nghệ An hiện nay) địa thế như gốc một chiếc quạt xoè ra.
 

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, các môn võ, bài võ cổ đã lưu truyền ẩn hiện trong dân gian, trong các dòng họ trau dồi, sáng tạo, giao lưu tiếp thu những tinh hoa của các môn võ của các dân tộc khác mà hình thành nên những đặc điểm riêng biệt phù hợp với thể trạng và tầm vóc của người Việt Nam.
 

Phái võ Nhất Nam là một môn phái võ có tính qui mô và tính tổ chức cao. Hệ thống môn công đồ sộ, toàn diện: quyền, binh khí, công phu luyện nội, ngoại… cùng với một hệ thống lý luận về tâm pháp, yếu pháp làm cơ sở và nền tảng lý luận cho người luyện tập, giao đấu và đối nhân xử thế. Hệ thống môn công của phái Nhất Nam được đúc kết, sáng tạo dựa trên sự vận hành của khí huyết, những đặc điểm tâm – sinh lý và cơ chế vận động cơ bắp của con người; huy động tối đa sức mạnh của bản thân, lợi dụng sức mạnh của đối phương để đánh đối phương.
 

TỰ TÌNH – Thơ Phan Quỳ


  
                  Nhà thơ Phan Quỳ


TỰ TÌNH
 
Ơi tia nắng vừa lên,
Xin một thoáng êm đềm,
Ơi cơn mưa chợt xuống
Mong đất trời bình yên.
 
Ngày qua như cơn mộng
Đêm đến tựa chiêm bao.
Còn, mất là hư ảo.
Sao lòng cứ chênh chao.
 
Niềm vui không ở lại
Nỗi buồn mãi dài lâu.
Lời thương dần xa ngái,
Thâm tâm chỉ một màu.
 
Lối xưa người đã cũ
Đường về chợt quạnh hiu
Ai đâu cười cuối phố
Giật mình gọi hoang liêu.
 
Ngược xuôi cùng con chữ
Lấp lánh một hương yêu
Ngỡ như tình trong ấy
Gởi sang một lần chiều.
 
Thương ngày không trở lại,
Thương đêm cũng qua đi,
Ta nghe lòng thầm thì,
Yêu người hãy từ bi.
 
Yêu ta, ngày chẳng lạ,
Yêu người, tình rất quen,
Yêu trong chiều vắng lặng.
Yêu thêm những im lìm.
 
                       Phan Quỳ

Chủ Nhật, 11 tháng 6, 2023

GHI NHANH VỀ NHÀ SÁNG TÁC ĐÀ NẴNG – La Thụy



Đoàn văn nghệ sĩ Bình Thuận chúng tôi được hội VHNT Bình Thuận bố trí đến nhà sáng tác Đà Nẵng để có thời gian thanh thản (tạm gác việc gia đình), tập trung viết những gì mình chưa viết được khi còn ở nhà.

Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2023

CHUYỆN LẠ NGÀY RẰM THÁNG TƯ NĂM 2023 – Đặng Xuân Xuyến



Sáng thứ 6, ngày 02 tháng 06 năm 2023, tức Rằm tháng Tư năm Quý Mão, tôi không nhớ chính xác giờ nhưng có lẽ khoảng trên dưới 10 giờ, lúc đấy tôi đang ngồi trước máy tính "đi thăm thú" facebook thì tự dưng có vài giọt nước khá to hắt mạnh vào mặt.
 

Thứ Tư, 7 tháng 6, 2023

MUÔN NHÀ VIỆT – Thơ Ái Nhân


   
                  Nhà thơ ÁI NHÂN
        Đc: 139 ngõ 399 đường Ngọc lâm – quận Long biên – Hà nội
        ĐT: 0984470914

 
MUÔN NHÀ VIỆT
 
Nhà Văn, nhà Giáo, nhà Thơ
Nhà Trí thức gọi ước mơ con người
Nhà Rông, nhà Thánh, nhà Trời
Nhà Thể chất, nhà Vui chơi đón chào
 
Nhà Tù, nhà Đá, nhà Lao
Nhà Giam, nhà Khám nhốt bao tham tiền
Nhà Thương, nhà Thuốc, nhà Điên
Nhà Xác hẹn gặp lũ nghiền đua xe
 
Nhà Cỏ, nhà Đất, nhà Tre
Nhà Nghèo, nhà Khó, nhà Bè dân đen
Nhà Kiểu mẫu lắm ngợi khen
Nhà Thờ, nhà Mộ, nhà Đèn, nhà Binh
 
Nhà Lê, nhà Lý, nhà Đinh
Nhà Trần… đánh giặc thất kinh vạn đời
Nhà Dân, nhà Nước, nhà Trời
Nhà Vua tắc trách cũng thời phải thay
 
Nhà Ga, nhà Hát, nhà May
Nhà Xe tài xế khoe hay hại mình
Nhà Bác học, nhà Phát minh
Nhà Sáng chế, nhà Nghĩa tình, nhà Tư
 
Nhà Tâm lý với nhà Sư
Nhà Đài, nhà Báo nói như đúng rồi
Nhà Chung cư chín tầng giời
Nhà Bia tưởng niệm bao đời vẻ vang
 
Nhà Tang lễ, nhà Quản trang
Nhà Xanh, nhà Chứa, nhà Hàng sưa say
Nhà Choa, nhà Chú, nhà Mày
Nhà Anh… bài bạc có ngày ra đê
 
Nhà Nông, nhà Phố, nhà Quê
Nhà Mơ ước hẹn nhau về yêu thương
Nhà In, nhà Sách, nhà Trường
Nhà Trí tuệ Việt chỉ đường tương lai
 
Nhà Vuông, nhà Khám, nhà Dài
Nhà Quan tham nhũng trượt hoài vô đây
Nhà Tranh, nhà Lá, nhà Xây
Nhà Lều, nhà Bạt, nhà Tây, nhà Tầu
 
Nhà Hoang, nhà Thổ, nhà Cầu
Nhà Giàn, nhà Táng, nhà Dầu, nhà Công
Nhà Băng, nhà Khách, nhà Rồng
Nhà Biệt thự lớn bỏ không… gió lùa
 
“Nhà Rách vách đất”, nhà Chùa
Nhà Tạo mẫu khéo thêu thùa hoa văn
Nhà Tiêu, nhà Xí, nhà Ăn
Nhà Sạch Đẹp vẫn lăn tăn đấy mà
 
Nhà Ông, nhà Bác, nhà Bà
Nhà Buôn mà lậu kẻo mà trắng tay
Nhà Cô, nhà Trẻ, nhà Thầy
Nhà Võ xin chớ vác chầy đe con
 
Nhà Bát giác, hay nhà Tròn
Nhà Hầm, nhà Đất hao mòn đắng cay
Nhà Dột từ nóc ai hay
Nhà Lò rực cháy năm nay vẫn hồng
 
Nhà Con, nhà Mẹ, nhà Chồng
Muôn nhà tình nghĩa mặn nồng… đáng yêu
 
                                                       Ái Nhân

....................................

(115 - Loại nhà)
                                                     

SÁT-NA, KHIÊM HẠ - Thơ Tịnh Bình


               Nhà thơ Tịnh Bình
 

SÁT-NA
 
Hỡi giọt sương tan đầu lá
Đã về đâu khi ánh mai lên...
 
Trong khoảnh khắc hiện hữu
Đẹp đến vô ngôn
Lấp lánh sương
Trao người sát-na chói lọi
 
Rải đầy hư không giọt kinh chiều chấp chới
Vệt lau bay trên nền trời hoàng hôn
Cơn gió thầm thì trong im lặng
Từng dòng người đã đến và đã đi
Chỉ còn lại con đường xám bụi
 
Trút đầy buồng tim ngàn lời bi ái
Phù phiếm trăng sao mê ảo xa vời
Người tựa vai người nương nhau bước tiếp
Mê lộ nào
Đơn côi bóng cỏ
Mộng mị ngắm chiều lên...
 

CHÙM THƠ TỰ THÁN CỦA PHẠM NGỌC THÁI


  


KIẾP SAU
 
Đi tìm thăm cụ Nguyễn Du
Mới nay mà ngỡ thiên thu hỡi người!
Tôi - Cụ mọi thứ xa vời
Người chuyên lục bát, tôi thời tân thơ
Cố nhân đứng đỉnh đầu xưa
Hậu duệ hiện đại chắc chưa ai cùng
Nước non non nước trùng phùng
Thơ riêng một cõi vẫy vùng ngàn năm
 
Tìm ông HÀN giữa xa xăm
Chỉ xin hóa một ánh trăng cùng Người
Máu xưa loang đỏ góc trời
Câu thơ để lại sáng ngời còn đau
 
Hồ Xuân Hương giờ nơi đâu
Mộ Bà đã mất, ngàn sau thơ còn (1)
 
Tiếng thu ai đó ru hồn (2)
Chào cụ Nguyễn Khuyến: Cụ còn đi câu?
 
...
 
Kiếp sau qua cuộc bể dâu
Sông thơ bắc một nhịp cầu tôi đi
Thiên thu mai sẽ nói gì
Thi sĩ họ Phạm là chi hả trời !...
 
                            26.5.2023
 
(1) Nghe nói: Mộ Hồ Xuân Hương trước đây được chôn bên Hồ Tây, bị mất không tìm thấy.
(2)  "Thu điếu" (Mùa thu câu cá) là bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Khuyến
 

Thứ Ba, 30 tháng 5, 2023

HAI NHÂN VẬT CHÍNH – Phụ lục “Đồ Long nữ tử” của Chu Vương Miện


Giáo chủ Trương Vô Kỵ do nam tài tử Lương Triều Vỹ thủ vai 
và quận chúa Triệu Mẫn do tài tử Lê Mỹ Nhàn diễn.

Đây là cảnh quay hai nhân vât chính là nam tài tử Lương Triều Vỹ thủ vai giáo chủ Trương Vô Kỵ, và nữ tài tử là quận chúa Triệu Mẫn do tài tử Lê Mỹ Nhàn thủ diễn. Hiện trường là một địa điểm cuả tỉnh Thiểm Tây. Đoàn quần hùng Minh Giáo từ Côn Luân qua Ngọc môn Quan đến địa giới tỉnh Cam Túc rồi vào Thiểm Tây mục đích là đi đón Kim mao Sư vương Tạ Tốn ngoài Băng Hoả đảo. Chỗ dùng để quay phim này rất gần Lục Liễu sơn trang cơ ngơi riêng cuả quận chúa Triệu Mẫn. Dọc đường quan lộ theo chiều Tây Đông, bên lề đường có một cái Đình. Cái đình này thuộc loại mộc đình, làm bằng gỗ, chu vi khoảng 5m, chỉ có mái lá và một cây cột cái, chung quanh trống không, đôi khi có một chiếc băng dài bằng gỗ ngồi được khoảng 4 đến 5 ngườì, nhiều điạ phương thì cũng có như vậy, nhưng nếu lợp ngói thì là cầm đài để cho các vị tài tử ngồi đánh đàn, có nơi lợp ngói goị là thạch đình. Ba cái máy camera đã được chuẩn bị phim pheo sẵn, chỉ cần thấy tay cuả Trương đạo diễn gõ nhẹ vào cái bảng gỗ nghe cách một tiếng cùng tiếng hô [action] là máy rè rè quay ngay. Tất cả là có ba cameramen, một máy chĩa vào mộc đình quay quận chúa giả nam trang và Bát thần tiễn, một máy quay về phía Tây quay phái đoàn Minh Giáo do giáo chủ Trương Vô Kỵ, tả sứ Dương Tiêu, Bạch Mi Ưng Vương và Thanh Dực Bức Vương dẫn dầu, một máy quay về phía Đông  để quay đoàn lính Mông Cổ vừa cưỡi ngựa vừa uống rượu, vừa lấy roi đánh vào lưng dân Hán, còn phía dưới thì lính Mông Cổ lấy dây cột năm ba người dân Hán lại với nhau bất kể lớn bé già trẻ, vừa đá đít, vừa lấy giáo đâm vào lưng kéo lê đi trên mặt đất. Cô gái giả nam trang ngồi trong mộc đình nói:
- Các ngươi ra bảo với chúng nó rằng “thanh thiên bạch nhật như thế này, mà làm những điều thô bỉ như vậy thì không thể coi được! Lệnh thả tất cả những người dân Hán vô tội đó ra!”

DƯỜNG NHƯ CÓ… - Tùy bút Nguyễn Đại Hoàng



1. Có những bài thơ bay đi trong sương mù năm tháng. Những bài thơ ít chữ kiệm lời mà không gian trong đó sao mà mang mang rộng lớn, thời gian trong đó sao mà ngưng đọng mông lung, bầu trời cảnh vật trong đó sao mà phảng phất phôi pha nét xa xưa kỳ tuyệt- như những bức tranh của danh họa Nga Isaac Levitan (1860 -1900) về những cánh rừng Bạch dương hay những độ Thu vàng.
 

Thứ Hai, 29 tháng 5, 2023

ĐỌC “MƯA KHOẢ THÂN GIỮA BỤI TRẦN” THƠ DUNG THỊ VÂN - Châu Thạch




MƯA KHỎA THÂN GIỮA BỤI TRẦN
  
Mưa khỏa thân - giữa bụi trần
Giọt như khóc - giọt phân vân kiếp người
Bên này mưa có biếng cười
Bên kia mưa ngủ quên lời yêu thương
Em khuấy mưa - giữa vô thường
Anh giam câu hứa dặm trường lụy mưa
Lời mồ côi - ủ mầm xưa
Trói mưa trần trụi người chưa thấy về
Mưa lay gió cả bốn bề
Đông tây nam bắc nhiêu khê ơi buồn
Giọt sám hối - giọt trào tuôn.
Cho anh nợ một giọt chôn mộ tình.
                
                                  Dung Thị Vân
 
ĐỌC “MƯA KHOẢ THÂN GIỮA BỤI TRẦN” THƠ DUNG THỊ VÂN                                                                                                        Châu Thạch

Buổi trưa mùa hạ. Nóng ngủ không được. Đọc bài thơ về mưa cho lòng mát hơn. Không ngờ, đọc bài  thơ “Mưa Khoả Thân Giữa Bụi Trần” của Dung thị Vân làm ngủ không được thêm. Ngủ không được là vì cái tựa đề của bài thơ và bài thơ khó hiểu quá. Ngủ không được cũng tại vì bài thơ khó hiểu mà lại cảm thấy hay, thấy thích thú, thấy tâm hồn rung động, kích thích trí suy tư của mình.

Chủ Nhật, 28 tháng 5, 2023

KHA VÀ EM, XIN MỘT LỐI VỀ GIỮA TIM EM – Thơ Khê Kinh Kha


   
                   Nhà thơ Khê Kinh Kha


Kha và Em
 
tôi và em tuy hai mà một
Nên em buồn tôi có vui đâu
Khi mùa thu rơi đầy lá úa
em thẩn thờ Kha cũng âu sầu
 
Kha và em tuy hai mà một
Kha phương này ngồi ngắm sao đêm
Sao nơi kha chứa đầy thương mến
sẽ rơi tình vào trái tim em
 
Kha và em tuy hai mà một
hai con tim một thuở yêu nhau
hai phương trời nhưng chung nỗi nhớ
tình đã trao mộng ước dài lâu
 
Kha và em tuy hai mà một
hai phương trời xa qúa em ơi
nhớ nơi kha bao la như biển sóng
tình nơi em thương nhớ có lên đầy?
 
kha và em tuy một mà hai
hai con tim thổn thức bao ngày
tim nơi kha nhỏ từng giọt lệ
tim nơi em mưa có giăng đầy?
 
anh và em tuy một mà hai
em trách hoài nên mộng thêm vơi
em hững hờ nên đời quá tội
chua xót nào như cỏ mọc muôn nơi
 
kha và em tuy hai mà một
em và kha tuy một mà hai
ôi xa cách tình ngàn hoang vắng
đời cô liêu chỉ một mình anh
mai hồn chết bên bờ hiu quạnh
xin gió trời đưa tình kha về bên em
 

Thứ Bảy, 27 tháng 5, 2023

GIỐNG QUÁ ĐI THÔI – Phụ lục “Đồ Long nữ tử” của Chu Vương Miện


Tiểu Chiêu lên làm Tổng giáo chủ Minh giáo Ba Tư


Một lúc sau thì nhị hiệp Dư Liên Châu phái Võ Đang nói với quần hùng:
- Thời gian có lẽ không còn dài nữa, xin phép hai vị giáo chủ và phó giáo chủ, cho tại hạ gặp riêng nguyên giáo chủ Trương Vô Kỵ có chuyện cần bàn riêng về nội bộ cuả phái Võ Đang. 
Hai người đứng ôm quyền chào rồi đi chỗ khác.

TA ĐÃ NGHE... - Thơ Quang Tuyết


  
            Nhà thơ Quang Tuyết


TA ĐÃ NGHE
 
Ta vẫn nhớ một thời tuổi nhỏ
Chưa một lần chạm mắt nhìn nhau
Ngây thơ quá hay vì say tình ảo
Để rồi quên theo màu áo úa nhàu
 
Ta vẫn nhớ phút tình cờ gặp lại
Giữa phồn hoa muôn vạn ánh đèn màu
Ôi ký ức rong rêu thời tuổi mộng
Lúc xa rồi mới chợt thấy lòng đau
 
Ta đã nghe ngàn lời tha thiết
Như gió reo thăm thẳm tự biển sâu
Như thảnh thức nhịp sóng tình muộn vỗ
Ôm cô đơn trong hạnh phúc mỗi chiều
 
Ta đã nghe nồng hương mùi cỏ dại
Phả vào mơ tống biệt nỗi cô liêu
Nghe vị ngọt nồng nàn trên môi héo
Nghe mưa reo thần thoại tuổi xuân kiều
 
                                          Quang Tuyết
                                               (2012)

VỀ DƯƠNG THU HƯƠNG - Pham Mylan

 


Mấy hôm nay thiên hạ xôn xao bàn tán về giải thưởng Cino Del Duca Thế giới của Viện Hàn lâm Pháp trao tặng cho nhà văn Dương Thu Hương, hiện đang sống tại Pháp. Giải thưởng này trị giá lên tới 200.000 € (hơn 5 tỷ đồng). Giá trị (hiện kim) lớn khiến người ta tò mò giải thưởng này như thế nào, có xứng tầm quốc tế không?