BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Hai, 20 tháng 3, 2023

GIANG ĐẦU, CỔ ĐIỂN, CHIA LY – Thơ Chu Vương Miện


  


GIANG ĐẦU
 
ngồi không ở bến nước giang đầu
con lạch dẫn vào vụng Tô Châu
Hàn San cổ tự Phong Kiều Trấn
Hàng phong thu nhuộm đỏ một mầu
Một con thuyền nhỏ neo nơi bến
lửa chài le lói giữa đêm thâu
hồi chuông thong thả rơi từng tiếng
sóng vỗ nghe buồn mé thuyền câu
giấc mơ hồ điệp còn đâu đó
sầu miên không rõ ở phương nào?
 

Thứ Bảy, 18 tháng 3, 2023

KHẢO BÌNH VỀ “SỐNG CHỤ SON SAO” (BÀI 1) - Nguyễn Khôi

                       VỀ 4 CHỮ “SỐNG CHỤ SON SAO”


Đúng ra phải gọi là “Tiễn dặn bạn tình”, còn dịch là “Tiễn dặn người yêu” (cách nói của thời hiện đại) coi như đạt được sự tương xứng về cấu trúc, nhưng lại chưa lột tả được hết ý nghĩa hàm ẩn. Từ SON vừa có nghĩa là DẶN, nhưng còn có nghĩa là SỰ HỌC- bài học, nghĩa sau mới là nghĩa chính. Với tâm tư sâu sắc của Người yêu cũ đã trải nghiệm qua một cuộc tình đầy bi thương, với cốt lõi của Truyện thơ hàm tải trong chừng 400 câu thơ đã diễn tả lời TIỄN DẶN của nhân vật ANH YÊU, lấy tiếng thơ là tiếng lòng mà gửi gắm bầu tâm sự với người BẠN TÌNH muôn đời không dứt (Yêu nhau mà không lấy được nhau) .
 

EM KHÔNG BIẾT – Thơ Phan Quỳ


  
             Nhà thơ Phan Quỳ


EM KHÔNG BIẾT
 
Em không biết ngày mai rồi có khác,
Chỉ hôm nay là biển vắng thưa người?
Chỉ hôm nay là nắng nhạt mưa rơi.
Hoa cỏ lặng, thôi rì rào tiếng hát.
 
Em không biết màu kia xanh bát ngát
Lá non tơ chợt khắc khoải theo mùa.
Chim chuyền cành quên điệu nhạc say mơ.
Khúc luân vũ cho đất trời dịu mát.
 
Em không biết mắt môi người mặn chát
Chợt tìm nhau khi gió chướng sang mùa.
Thoảng qua hồn lấp lánh những sao rua.
Ngày định mệnh đưa nhau về hoan lạc.
 
Em không biết ngoài kia còn tiếng hát?
Khúc mê ca rộn rã cõi lòng nầy.
Em không biết ngày mai đời có khác.
Chỉ bây giờ cuống quýt một lần say.
 
                                            Phan Quỳ

Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2023

TẢN MẠN VỀ RƯỢU NHO (5a) - Nguyên Lạc



V. CÁC QUỐC GIA TRỒNG NHO VÀ LÀM RƯỢU CHÍNH CỦA THẾ GIỚI (tt)
 
6. Úc (Australia):
Hiện nay, Australia là nước sản xuất rượu vang lớn thứ 6 trên thế giới và đứng thứ 4 về xuất khẩu rượu vang.
Diện tích trồng nho ở Úc chiếm khoảng 160.000 ha (năm 2020). Khu vực trồng nho nhiều nhất là ở Nam Úc, Tây Úc như New South Wales (NSW), Tasmania, Queensland, Victoria (VIC), trong đó Nam Úc chiếm 52%, New South Wales 24% và Victoria 15%…
Có rất nhiều thương hiệu vang nổi tiếng đến từ nước Australia như Pinot Noir, Merlot, Cabernet Sauvignon, Chardonnay, Riesling, Shiraz. Sản lượng rượu vang cung ứng ra thị trường thế giới hằng năm là 1,02 tỷ lít, thị trường trong nước tiêu thụ 40% sản lượng này, mức tiêu thụ tính theo đầu người 20,4 lít/năm.
Vùng Nam Australia có các địa danh Barossa Valley nổi tiếng với giống nho Syrah (Shiraz theo tiếng địa phương); địa danh Adelaide Hills nổi tiếng với các giống Sauvignon Blanc, Chardonnay và Pinot Noir; địa danh McLaren Vale nổi tiếng với các giống nho đỏ Syrah và Cabernet Sauvignon; địa danh Coonawarra nổi tiếng không những bởi giống nho Cabernet Sauvignon mà còn bởi cấu tạo đất gồm một lớp đất đỏ trên một tầng đá vôi. Chai vang Australia được giới sành điệu rượu vang nói tới nhiều nhất là chai Penfolds La Grange, làm từ nho Shiraz (Syrah).
Lịch sử nghề trồng nho ở Australia:
Nghề trồng nho ở Australia chắc chắn là một trong những nghề phát triển nhanh nhất thế giới.
Đầu thế kỷ thứ 19, người nhập cư, thương gia và các chủ đồn điền ở Australia đã đưa các giống nho Châu Âu vào trồng ở châu lục này. Từ năm 1820, nho đã được trồng nhiều ở bang Nam Nouvelle – Galles; tiếp đó, năm 1829, ở miền Tây nước Australia, nhờ nhà thực vật học Thomas Waterns; ở bang Victoria, nhờ việc phát hiện ra các mỏ vàng; cuối cùng, ở miền Nam nước Australia nhờ dân Italia nhập cư. Cho đến khi xuất hiện nạn rệp rễ nho Phyloxera năm 1877, bang Victoria đã là nơi cung cấp rượu chính cho toàn nước Australia. Những năm tiếp theo, vùng miền Nam, do không bị rệp Phyloxera tấn công, lại biết phát triển hệ thống kênh tưới tiêu trong thung lũng Murray và xuất khẩu rượu vang pha cồn sang Anh, nên đã đạt được những tiến bộ vượt bậc.
Đến năm 1930, sản lượng nho vùng miền Nam nước Australia đã chiếm đến 75% tổng sản lượng nho toàn quốc. Rượu vang Australia xuất khẩu sang Anh đã giữ vị trí bá chủ trong suốt thời kỳ, trên cả rượu vang Pháp. Những năm sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, do nhu cầu tiêu thụ về rượu vang trong nưóc tăng lên rất mạnh, do những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng nho, làm rượu và do sự phát triển của hệ thống các cửa hàng chuyên môn, các hầm rượu và các Câu lạc bộ những người hâm mộ rượu vang, diện tích trồng nho và sản lượng rượu ở Australia cũng tăng lên nhanh chóng. Những năm 1980, 80% sản lượng rượu là rượu có chất lượng trung bình, được bán lẻ hoặc là rượu bịch (bag – in – box).
Chủ yếu rượu vang Australia được tiêu thụ trong nước, nhưng những năm gần đây, vang Australia xuất khẩu đã chiếm tới 25% tổng sản lượng quốc gia. Các nước nhập rượu Australia quan trọng nhất là: Anh, Thụy Điển, Đức, Ireland, Mỹ, New Zealand, Canada, Nhật Bản, Na Uy, Thụy Sĩ và Hồng Kông.
Một số thương hiệu Australia nổi tiếng:
– Penfolds, nhất là rượu La Grange Hermitage, từ giống nho Shiraz,
– Wolf Blass – Yellow Label – Cabernet Sauvignon,
– Wynns – Cabernet – Shiraz,
 

XIN TRẢ NỢ EM – Thơ Trần Thoại Nguyên, nhạc Quang Đẩu


 

Nhân đọc BÀI THƠ GỬI CAO NHẬT THANH của Nhà thơ Châu Thạch Trương Văn Trạn tôi dựa vào tâm tình của anh và comment bài thơ nầy XIN TRẢ NỢ EM Nhat Thanh Cao. Như đã hứa với em lâu lắm rồi, Bụi Đời Thi sĩ TTN sẽ làm tặng em một bài thơ!
  
   

XIN TRẢ NỢ EM
(Tặng Cao Nhật Thanh)

Tiếng ai hát vang lừng trong gió
Mái trường xưa Quảng Trị - Nguyễn Hoàng!
Người yêu hỡi! Sân trường nỗi nhớ!
Thuở học trò guốc mộc xa khơi...
 
Ngày mới lớn tóc huyền mắt biếc
Em hồn nhiên hoa cỏ vườn xanh
Trang lưu bút ghi "Mùa thu chết" (*)
Đã trở thành định mệnh chờ anh...!
 
Sầu giã biệt quê, hè đỏ lửa
Hạ tang thương! Đại lộ kinh hoàng!
Đời má phấn thanh xuân lần lữa
Dạt xứ người, bến nước tình tang...!
 
Năm tháng vèo bay nửa thế kỷ
Tiếng ca buồn nức nở dung nhan!
Chiều thu trở lại khung trời cũ
Kỷ niệm lời yêu cũng võ vàng...
 
Em trở về Quảng Trị trường xưa
Thương nhớ người ơi! Biết mấy vừa!
Trăng của nhà ai lưu lạc xứ
Cổ thành cánh mộng đã về chưa?!
 
Xin trả nợ em, bài thơ đã hứa
Chút tình duyên lỡ dở mây bay!
Giọng ca vàng ngọt tình chan chứa
Xao xuyến lòng ai còn đắm say!
 
Bụi Đời Thi sĩ Trần Thoại Nguyên
 
............... 
 
(*) Ca khúc MÙA THU CHẾT của NS Phạm Duy.
Nguyên tác ban đầu của “Mùa Thu chết” là một bài thơ tuyệt tác của nhà thơ Pháp Guillaume Apollinaire (1880 - 1918) có nhan đề L’Adieu với 5 câu thơ:
 
“J’ai cueilli ce brin de bruyère
L’automne est morte souviens-t’en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t’attends”.
 
Thi sĩ Bùi Giáng đã đồng cảm tài tình với tứ thơ và chuyển ngữ qua tiếng Việt thành bài thơ “Lời vĩnh biệt” đầy tính cách thơ tình Việt Nam duyên dáng:
 
“Ta ngắt đi một cành hoa thạch thảo
Em nhớ cho Mùa Thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ chẳng tương phùng được nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian, mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé, ta vẫn chờ em đó…”
 
Bùi Giáng đã chuyển dịch tài hoa qua vần thơ tám chữ Việt Nam hết sức kiêu sa và lãng mạn, đã khơi mở tâm hồn của Phạm Duy để người Nhạc sĩ lãng mạn và đa tình này ngân rung lên giai điệu tuyệt vời da diết, khắc khoải của “Mùa Thu chết"!
 
Ca từ kết thúc bài hát lặp đi lặp lại làm xao xuyến lòng ai!

"Anh nhớ cho rằng em vẫn chờ anh!
Vẫn chờ anh vẫn chờ anh vẫn chờ anh!
Vẫn chờ... vẫn chờ...
Đợi anh!"
 

     
                                 Nhà thơ Trần Thoại Nguyên


       
Thơ: Trần Thoại Nguyên
Phổ nhạc và trình bày: Quang Đẩu
 

Thứ Năm, 16 tháng 3, 2023

ĐỌC “ĐOẢN THƠ ZULU DC” (BÀI 1) - Châu Thạch


ZuLu DC và Châu Thạch
 
ĐÔI LỜI PHI LỘ: 
 
Nhà thơ ZuLu DC đăng trên facebook một tập thơ có tựa đề là “ĐOẢN THƠ ZULU DC” gồm trên 50 bài thơ, mỗi bài thơ có 4 câu cô đọng những nỗi niềm trong đời. Châu Thạch tôi cảm xúc trước những bài thơ đó nên viết lên những cảm nghĩ của mình, không dám bình thơ. Tất nhiên những cảm nghĩ chủ quan có đúng có sai, hầu cống hiến một vài phút thư giản cho bạn đọc. Kính mong được sự cảm thông và lượng thứ nếu có chỗ sai trái làm không vừa lòng.
                                               
                                                                                      Châu Thạch

Thứ Tư, 15 tháng 3, 2023

BÍ MẬT HÀN MẠC TỬ (KỲ 12) VÀI BẢN DỊCH BÀI THƠ “Ở ĐÂY THÔN VỸ DẠ” – Phanxipăng


Chân dung Hàn Mạc Tử do Trần Đình Thụy vẽ, đã in bìa tạp chí Văn số 73 -74 (Sài Gòn, 7-1-1967) & số 179 (Sài Gòn, 1-6-1971)

Nguyên tác:
 
Ở ĐÂY THÔN VỸ GIẠ
 
Sao anh không về chơi thôn Vỹ
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
 
Gió theo lối gió, mây đường mây
Giòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
 
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá, nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?!
 
Ghi theo thủ bút năm 1939 của HÀN MẠC TỬ
 
Bài thơ “Ở đây thôn Vỹ Dạ” được in đúng nhan đề cùng bài thơ “Ghen” của Hàn trên tờ Đông Á Tân Văn 2 (Sài Gòn, 19-10-1940). Ảnh: Vũ Hà Tuệ

“VIỆT NAM BUỒN LẮM EM ƠI” - Trần Trung Đạo


Nhà văn Trần Trung Đạo
  
Chuyện ca sĩ Tuấn Ngọc sửa lời nhạc của “Tình Bơ Vơ” qua rồi. Chắc hôm nay ông đang hối hận trong lòng. Trước ông đã có nhiều ca sĩ cùng thời với ông hát bài này trong nước nhưng họ không sửa lời. Âu đó cũng là một bài học cho ông.
 
Hát sai lời hay sửa lời không phải chỉ xảy ra lần đầu. Nhiều ca sĩ vô tình hát sai nhưng cũng có ca sĩ cố tình hát sai. Ca sĩ Khánh Ly trong bài “Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên” của nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn thu lần đầu năm 1979 đã sửa “đâu rộn ràng giọng hát Khánh Ly” thành “đâu rộn ràng giọng hát Thái Thanh” để bày tỏ sự kính trọng dành cho ca sĩ đàn chị của mình. Đó là một cách sửa lời đáng quý.

Thứ Ba, 14 tháng 3, 2023

VĂN TẾ LIỆT SĨ GẠC MA – Kha Tiệm Ly

Kính dâng anh linh của 64 anh hùng hy sinh vì tổ quốc thân yêu tại Gạc Ma ngày 14/3/1988


Ôm hận thù biển cao sóng hờn căm,
Phủ tang tóc mây che màu u uất.
Giọt máu hồng làm mặn nước biển đông,
Khăn sô trắng phủ đau trời tổ quốc!
Nhớ xưa,
Anh em ta cùng giống Tiên Rồng,
Bờ cõi nước trải liền Nam Bắc.
Từ Năm  Quan về  Cà Mau, sông vạn ngàn sông
Từ Trường Sơn đến Hoàng Sa, đất muôn dặm đất.
Phơi gan mật thề bảo tồn một cõi biên cương,
Đổ xương máu quyết giữ vững ba miền xã tắc.
Ở sau bếp cũng gặp mặt nữ lưu,
Ra khỏi ngõ lại chạm người hào kiệt!
Điên tiết giặc, Nguyễn Biểu sang sảng lời thơ, thản nhiên ăn cỗ đầu người,
Điếc tai thù, Bình Trọng ngân ngất chí hùng, khinh mạn làm vua phương bắc.
Hỡi quân thù!
Sao mi giở thói cũ, chiếm đất xua quân,
Sao mi ỷ thế mạnh hiếp tàu cắt cáp?
Cậy tàu lớn, nghênh ngang cho chiếc bắn chiếc đâm,
Ỷ người đông, vô tư cứ chân chà chân đạp!
Tay đàn điếm nên mới vạch “lưỡi bò”,
Miệng quỷ ma còn nói câu “bốn tốt”.
Bởi tin “bốn tốt” mà Sinh Tồn chẳng đặng tồn sinh
Vì mạ “chữ vàng” mà Gạc Ma bị yêu ma gạt!
Cho mi hay!
Lời thề Hưng Đạo cuộn sóng nước Hóa Giang,
Câu thơ Thường Kiệt vỡ lòng sông Như Nguyệt.
Máu chánh khí tôi đỏ lửa căm thù,
Tim sắt thép thét khan lời bất khuất.
Cỏ cây còn đổ lệ sụt sùi,
Sỏi đá khó nén lòng căm tức!
Cho nên,
Hoàng Liên Sơn vẫn vươn đỉnh chọc thủng mấy tầng mây,
Cửu Long Giang lại cựa mình hóa thành rồng chín khúc
Còn triệu trái tim chính khí thì còn tổ quốc Viêt Nam,
Còn một giọt máu anh hùng, thì còn giang sơn Hồng Lạc.
Đất ta không thiếu Chi Lăng, Hàm Tử , Ngọc Hồi,
Người ta không thiếu Ngô Quyền, Quang Trung, Hưng Đạo.
Súng mi càng nổ, biển ta càng cuộn sóng căm hờn,
Máu ta càng rơi, đảo ta càng cao thềm bất khuất!
Đảo mang thương tích, đất mẹ trăm sông cùng dậy sóng Bạch Đằng,
Biển nổi ba đào, cả nước vạn dân không quên lời Sát Thát.
Cho nên,
Trần Văn Phương hứng bao viên đạn, còn một lòng giữ biển đảo quê hương,
Nguyễn Văn Lanh bị mấy nhát lê, vẫn nhất quyết ôm cán cờ tổ quốc!
Không chịu hàng trước họng súng thù,
Thà làm mồi ngay hàm cá mập!
Thây treo đầu súng, thây chất lên thây,
Máu nhuộm lòng sâu, máu hòa theo máu.
Nay một lời, sau vẫn một lời, bản sắc anh hùng đâu dễ nhẹ tênh,
Sống một lần, chết cũng một lần, xương máu anh linh không hề ô trọc!
Than ôi!
Xưa quên mình vì nước, sử ngàn đời kẻ tiếc người thương,
Nay giữ đảo quên thân, người bây giờ ai quên ai nhắc?
Mặc ai vô tình không nhớ, thì cây Trường Sơn ngàn thuở vẫn thêm xanh,
Mặc ai cố ý muốn quên, thì máu hào kiệt muôn thu còn tươi sắc.
Thương con thơ vợ dại, trở trăn cùng gối chiếc lạnh lùng,
Nhớ cha yếu mẹ già, thao thức bên đèn khuya hiu hắt!
Gió buồn ai mà gió thổi vi vu,
Mây buồn ai mà mây trôi man mác?
Hỡi anh linh!
Dù cho máu nhuộm màu mây,
Dù cho xương tan màu cát.
Máu anh hùng dù chết vẫn sục sôi,
Gươm chánh khí dẫu mòn không rỉ sét.
Sống làm tướng, thác làm thần, đời đời rạng ánh uy linh,
Sống làm người, thác làm phân, mãi mãi xanh cây tổ quốc
Hôm nay.
Sáu bốn (64) hồn thiêng anh kiệt, triệu người ngưỡng mộ, mặc tình ai chẳng biết hiền, ngu.
Ba lăm năm thương hải tang điền, vạn sử lưu danh, vẫn còn kẻ tinh tường vinh, nhục!
Tâm hương ba nén, làm thơm trang sử vàng ghi,
Văn tế môt bài, thay cho ngàn năm đá tạc.
Ô hô! Có linh xin hưởng!

                                                           KHA TIỆM LY kính bút
 
Các thủy thủ tàu HQ-505 đã anh dũng chiến đấu trong hải chiến Trường Sa 1988. 
Xử lý ảnh: Đỗ Linh.

BÍ MẬT HÀN MẠC TỬ (KỲ 11) THƯƠNG THƯƠNG, NÀNG LÀ AI? – Phanxipăng

                                                  KỲ 11
 

Trước tiên, Thương Thương là nhân vật trữ tình chính yếu trong Cẩm châu duyên – thi tập cuối đời của Hàn Mạc Tử. Tập ấy có 2 bài thơ Nỗi buồn vô duyênTiêu sầu, cùng 2 vở kịch thơ Duyên kỳ ngộQuần tiên hội. Ngay từ đầu tập, Thương Thương xuất hiện tợ hồ một hình tượng ám ảnh thi nhân hết sức da diết:
          
Chiều nay tàn tạ hồn hoa,          
Nhớ Thương Thương quá xót xa tâm bào!

Thứ Hai, 13 tháng 3, 2023

CON ĐẤU TỐ CHA - Trần Mạnh Hảo

Chuyện kể của chính tác giả trong giai đoạn "Cải cách ruộng đất".
 

Quê tôi làng Bình Hải, năm ấy có tên là xã Thúc Kháng, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định được trên ưu ái cho long trời lở đất làm cuộc cải cách ruộng đất vào đông xuân 1956-1957 khi tôi đã 10 tuổi; nên tôi đã là chứng nhân, là một thành viên trong cuộc cải cách đầy máu và nước mắt này.
 

PHIẾM LUẬN VỀ HƯ CẤU – Đỗ Chiêu Đức


                                                                                    
là Không thực; CẤU là Cấu Tạo, là Làm nên. Nên nghĩa đơn giản nhất của HƯ CẤU là: Cấu tạo hay làm nên một viêc gì đó hay một câu chuyện nào đó không có thật. Từ nghĩa gốc nầy phát sinh thêm những nghĩa rộng hơn như:
  - HƯ CẤU là chỉ vựa vào trí tưởng tượng, tưởng tượng ra những sự việc hay những câu truyện không có thực trong đời sống thực tại.
  - HƯ CẤU là vựa vào truyện có thực rồi tưởng tượng thêm thắc những chi tiết ly kỳ khúc chiết để hấp dẫn người nghe người đọc hơn.
  - HƯ CẤU là vựa vào những sự kiện có thật trong lịch sử, rồi dựng nên một câu truyện hay nhân vật có kết cấu hợp "lô-gích" để giải thích hoặc chứng minh là những sự kiện đó có thật một cách hợp tình hợp lý.
  - HƯ CẤU trước mắt thường xuất hiện dưới các hình thức Tiểu thuyết, Điện Ảnh, Kịch nghệ, Hoạt họa...
    
Trong phạm vi nhỏ hẹp của bài viết nầy, ta chỉ điểm qua một vài HƯ CẤU trong Lịch Sử và Văn Học mà thôi.
  

BƯỚC ĐƯỜNG CÙNG, 101 NĂM, CHÍCH TIÊN – Thơ Chu Vương Miện


  
 
 
BƯỚC ĐƯỜNG CÙNG
 
Khi không đến bước đường cùng
Cũng đành ngó núi nhòm sông mà cườì
từ không cho đến số 10
ngó đầu rồi lại ngó đuôi mà rầu
thế gian ai cũng qua cầu
dù sông có cạn có sâu mặc lòng
em ơi biển tận non cùng
sông sâu biển cả nước dòng mô tê
sơn hà rồi lại sơn khê
thiên sơn bao ngả nước chia bao đường
đường ngang nẻo tắt đường cùng
ngồi đây nghe chuyện bão bùng loanh quanh
ờ mà sống mấy chục năm
nhìn lên còn một vầng trăng quê người?
 

CÁCH CHẶN QUẢNG CÁO TRÊN ĐIỆN THOẠI ĐƠN GIẢN NHẤT



Việc quảng cáo liên tục hiện lên khi dùng điện thoại khiến bạn vô cùng khó chịu. Dưới đây là những cách chặn quảng cáo trên điện thoại đơn giản nhất bạn có thể áp dụng ngay.
 

Chủ Nhật, 12 tháng 3, 2023

TƯỞNG CHỪNG, NÓI VỚI CON – Thơ Lê Phước Sinh


  
                       Nhà thơ Lê Phước Sinh

 
TƯỞNG CHỪNG
 
Em như khía Khế ngọt
Cắn vào ứa Mật vành Môi.
 
 
NÓI VỚI CON
 
Con Gái đôi lúc là Con... Giếc
Môi hồng Má đỏ thật lung linh
Thả thính ngọt ngào: -Yêu đến... chết
mươi người có một mới chung tình...
 
                          LÊ PHƯỚC SINH

BÍ MẬT HÀN MẠC TỬ (KỲ 10): TIÊN NỮ VU SƠN - Phanxipăng

                                                 Kỳ 10


Ấy là điển cố mà Hàn Mạc Tử dùng trong bài thư Thắm thiết viết về Mai Đình:
 
... Đây Mai Đình, tiên nữ ở Vu Sơn
Đem mộng xuống gieo vào muôn sóng mắt
Nàng! Ôm nàng! Hai tay tra ghì chặt
Cả bài thơ êm mát lạ lùng thay!
Ta là người uống muôn hận sầu cay
Nàng là mật của muôn tuần trăng mật
Ôi khoái chá thấm dần vô the chất
Hồn trong xương, ảnh hưởng đến mê tơi!
Quý như vàng, trọng như ngọc trên đời
Mai! Mai! Mai! Là Nguyệt Nga tái thế...
 
   
                         Mai Đình tức Lê Thị Mai (1917 – 1999)

Mai Đình có họ tên thật là Lê Thị Mai, sinh năm Đinh Tỵ 1917 (cùng tuổi với Mộng Cầm) tại quê nhà - xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá - trong một gia đình quan lại. Nàng còn có một bút danh khác là Ngọc Mai. Trần Thanh Mại qua chuyên luận Hàn Mạc Tử (sđd), đã ghi nhận: “Mai có học, viết quốc ngữ thông, nói tiếng Pháp được, làm thơ hay, có nhiều bài đăng báo”.
 

TRƯƠNG PHI - Tam Quốc Chí ngoại truyện của Chu Vương Miện



Từ khi nghe tin Quan Vân Trường tử nạn, Hán Trung Vương một mặt sai sứ đến Lăng Trung thăng tướng Trương Dực Đức lên làm Xạ Kỵ tướng quân, lĩnh Tư Lệ Hiệu Úy, tước Tây Hương Hầu kiêm Lăng Trung Mục.

Thứ Bảy, 11 tháng 3, 2023

KHÔNG ĐỀ – Thơ T.T. Nguyễn Văn Thiệu


   


KHÔNG ĐỀ
 
Tôi Tổng thống giữa Giáo Đường đổ nát
Như người con tìm về mái nhà xưa
Khói lửa chiến chinh, tội ác chẳng chừa
Dù Thánh địa La Vang, đài Đức Mẹ.
 
Ngự trên cao, Chúa cũng buồn lặng lẽ
Trời về chiều vắng vẻ, vạc kêu thương
Hồn anh linh dờ dật những đêm trường
Người chiến sĩ quên mình vì Tổ Quốc.
 
Máu của họ thấm sâu vào mạch đất
Thịt cùng xương trộn lẫn với non sông
Những người con của nòi giống Lạc Hồng
Đã hòa hợp vào linh hồn đất Việt.
 
Lời cầu nguyện cho những trang anh kiệt
Mãi nằm đây, trên đất Quảng Trị này
Và những người đang chiến đấu hăng say
Xin nhậm lấy lời con đang cầu khấn.
 
Đến với Chúa, tôi mang vòng tang trắng
Của trẻ thơ và goá phụ khóc chồng…
Cùng đồng bào chạy giặc khắp non sông
Nếu trừng phạt, Martino tôi xin gánh chịu.
 
                      Martino Nguyễn văn Thiệu.
 
P/s:
Một lần ra tận chiến trường Quảng Trị khốc liệt, Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu đã đến Nhà Thờ La Vang đổ nát để cầu nguyện. Sau đó, Tổng thống đã viết vào quyển nhật ký bài thơ trên. 

Nguồn: Yến Ngọc Hải Âu