BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2022

TRẦN MẠNH HẢO NHÁI THƠ THÁI HẠO (ĐƯỢC GIẢI “VĂN VIỆT” CỦA VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP)

Thơ Thái Hạo được giải “Văn Việt” (Văn đoàn độc lập) năm 2022: TRƯỜNG CA VỀ NHỮNG CON CHUỘT

Nhà thơ Thái Hạo

(Xem xong thơ Thái Hạo rồi mời xem tiếp bài nhái thơ Thái Hạo của Trần Mạnh Hảo: “TRƯỜNG CA VỀ NHỮNG CON CÓC CHẾT” ngay bên dưới bài được giải:

 
TRƯỜNG CA VỀ NHỮNG CON CHUỘT
 
I

Mẹ tôi sinh tôi một sớm mùa hè gió lào
cùng với bầu trời này
Và những củ khoai mọc mầm dưới gầm giường
Bố đi vào rừng thồ đá
Mẹ một mình cùng với những củ khoai
Và lũ chuột đào hang trong nhà
Tiếng khóc chào đời văng vào núi đá
Thanh Sơn
Núi xanh bạc phếch
Những cọng cỏ chân rết và cỏ lông lợn cũng đã hết
Người đi mót khoai dưới trăng lồng lộng
Và vục tay vào dấu chân trâu uống cạn đêm hè
Tôi lớn lên cùng những đám mây rách và cánh đồng lúa lép
Cùng những con trâu gầy ăn vụng lúa ven bờ
Có những ông bảo vệ đồng rất dữ tợn
Ngày nào cũng say
Và bắt trâu về hợp tác
Chúng tôi đi theo khóc bầm cả chiều quê
Cùng những con quạ liệng trên đầu
Tôi lớn lên trên đồng gió thổi
Những cơn gió thổi than đỏ từ mặt trời
Cháy tan giấc ngủ dưới bụi cây
Cá chết trắng đồng
Cùng những người già
Được khiêng đi chôn bên sườn núi
Trâu bò giẫm nát
Mộ đất cát suốt mùa hè không xanh cỏ
Tôi lớn lên nghe ông tôi kể chuyện bác hồ
Làm tôi nhớ mãi những ông thánh ông tiên đầy phép lạ
Vừa yêu vừa sợ
Mơ hồ
Đồng chiều vàng vọt
Cùng những câu chuyện cổ tích của mẹ
Trên đồng mùa đông
Tím tái da thịt
Có những con quạ bay là là trên đầu
Tôi ước mình có 1 cái hang như những chuột kia
Để chui vào và ngủ hết mùa đông
Tôi thèm một cái ổ rơm
Và những củ khoai mọc mầm
Ngọt lịm
Tôi lớn lên
Da thịt chín dần
Mẹ bê thóc đi bán để mua sách cho tôi đi học
Tôi băng qua cánh đồng lúa lép
Băng qua triền núi lởm chởm những cái mả bị trâu dẫm nát
Băng qua những cây dừa bị sét đánh cụt đầu
Băng qua những người đàn bà bị chồng say rượu đuổi đánh khắp làng
Băng qua những căn nhà mái rạ mục đen
Băng qua những ngôi nhà xây bằng đá mười năm chưa lợp ngói
Băng qua mặt trời lừ lừ đốt đỏ ban mai
Tôi về
Trăng trong vắt dưới đáy giếng
Nơi con cá rô tôi thả năm xưa
Gầy khô
Chỉ có chiếc đầu là to vĩ đại gắn trên cái thân bé tí
Những con quạ đã đi đâu mất từ lâu
Tôi lớn
Đi về thành phố xa
Bỗng gặp những con quạ thủa trước
Chúng về đây
Bay trên nóc phố
Bay trên sân trường đại học
Bay trên dãy nhà trọ tối đen
Tiếng kêu làm giật mình những trang sách gió lật đêm mưa
Tiếng quạ trên cửa sổ
Kêu vào giấc ngủ
Kêu vào những năm không dám yêu em
Những con quạ đi lại trong thành phố
Với những đôi giày và những chiếc mỏ dài
Với bộ lông hạt cườm
Đứng ngắm hoàng hôn
 
II

Những con quạ buồn vui
Không biết
Xỏ tay túi quần nhìn nước Hương giang
Trôi
Không gợn sóng
Những ngày lũ về thành phố
Căn nhà trọ ngập đất đỏ từ đại ngàn đã chết
Đại ngàn không bóng cây
Những con chuột dưới cống leo lên
Đứng trong am cô hồn
Đứng trên bàn thờ
Ướt sũng
Run rẩy
Chắp tay bên bóng đèn quả nhót đỏ lòm
Những con chuột theo chân giường leo lên
Gậm nát đầu ngón chân cô bé sinh viên ở trọ
Những con chuột đêm đêm rình xem những sinh viên làm tình
Trong nhà trọ tối tăm
Những con chuột đói lả trong những tháng mưa Huế
Không còn sợ người
Ngồi thu lu trên những bức tường
Nhai những đồng tiền âm phủ
Tôi đi
Dưới mặt trời vĩ đại
Những con quạ và những con chuột cũng đi theo
Tôi thành thủ lĩnh
Có những chiến binh rất ngầu
Oai vệ xuống phố
Gió thổi rung cầu Vỹ Dạ
Những con quạ dưới gầm cầu bay vút lên
Vũ điệu chào mừng thế kỷ 21
Rực rỡ trong chiều
Sông Như Ý đen kịt
Nứt ra giữa lòng thành phố
Xông lên mùi thời đại
Những con chuột gõ trống rền vang
Nhậm chức
Huy hoàng
Tôi cùng những con quạ và những con chuột
Tuyên thệ dưới mặt trời vĩ đại
Bên những lăng tẩm uy nghi
Sẽ xây dựng vương quốc vua chuột
Muôn năm
Đời đời sống mãi
Mộng lớn xây rồi
Tôi lại ra đi
Về miền đất đỏ hoang vu
Để đào những củ khoai mọc mầm
Ngọt lịm
Máu cao su trắng toát
Chảy đầm đìa trên mặt đất
Bên những cái lăng đá ong
Tiền sử
Những con chuột đã chiếm lấy những ngôi mộ
Làm nhà
Làm tình
Sinh con
Đào địa đạo không ngừng bên những bộ hài cốt
Và nhìn những người đàn ông đàn bà cạo mủ
Vụng trộm
Làm tình bên gốc cao su
Những người suốt đời sống dưới bóng râm của rừng cao su cổ thụ
Không thấy mặt trời
Da xanh lẫn với màu lá
Đi lại quanh những cái lăng đá ong tiền sử
Có những con chuột chắp 2 tay đứng trên nóc lăng
Vái mặt trời
Chiều rụng
Không biết
Tôi ngồi làm thơ và suy tưởng triết học
Bên những con chuột ăn mủ cao su
Bên những người đàn ông và đàn bà vụng trộm
Bên những tòa nhà và bên những trường học không bao giờ nghe thấy tiếng người
Chỉ rúc rích tiếng chuột kiếm ăn dưới cống
Tôi đốt một điếu thuốc trong chiều
Làm mây
Cho đỡ nhớ những ngọn núi
Cho muỗi đừng chích lên da
Những con chuột thèm nhai mặt trời
Đứng khấn trong bóng râm
 
III

Những con quạ đã bay về những bãi rác xung quanh thị xã
Bỏ lại những con chuột
Với đôi tai dựng đứng
nghe mưa rừng về gào trong những tia chớp
Xé nát bầu trời phương nam
Những con chuột con và những con chuột già
Những con chuột từ thời tiền sử
Cùng tuổi thọ với những cái lăng đá ong sẫm màu
Rụng lông
Phơi bộ da màu bùn
nhăn nheo
Có những con dòi lúc nhúc trên lưng
Đi tìm mặt trời
Những người đàn ông và những người đàn bà vụng trộm
Đã bỏ đi biệt xứ
Những ngôi làng cũ bỏ hoang
Lau trắng và cỏ bạc đầu bay mù xứ sở
Những con chuột xưng vương
Bên những lăng tẩm đá ong
Mở hội
Cày nát vườn hoang tìm rễ cỏ tranh
Mặn
Để nuôi lại bộ lông dưới bóng râm xanh xao
Chuột mở hội bầu thiên tử
Để trị vì vương quốc
Thái bình
Muôn năm
Người về trên triền núi
Mặc khố vỏ cây
Hang đá làm nhà
Đào củ mài dưới trăng sao
Yêu nhau và đẻ trứng
Gọi nhau buốt vào vách đá
Tôi chở sách trên chiếc xe bò
Đi dưới mưa
Băng qua cánh đồng hoang
Băng qua những cái hang chuột khổng lồ
Băng qua thị xã không có ánh đèn
Chỉ thấy những quán massage đỏ lừ có những con chuột lù lù đứng hai chân trên nắp cống
Ngắm trăng rằm
Lồng lồng đi qua bầu trời
Cơn mưa rừng không dứt
Xe bò sách của tôi nhão thành bùn
Sóng sánh
Đựng chi chít những vì sao rụng
Xe tôi đi qua những cồn cát
Ảo giác
Liêu xiêu mặt trời
Đi qua những dòng sông nằm chết thối
Trương sình
Đi qua vùng biển máu
Đỏ lừ hóa chất
Đi qua những người đàn ông có đôi dép nhựa sục bùn
ngồi nhai ổ bánh mì bên đường nhựa nóng
Hầm hập bụi cuốn
Đi qua những thiếu nữ tóc đỏ có bộ ngực phẳng lỳ
Những con chuột xỏ tay túi quần
Đứng canh gác xứ sở thiên đường
Tôi đi
Xe bò sách nhão bùn giấy
Chảy dài trên đường
Tan ra
hòa vào tiếng hú của những người đóng khố trên vách núi
Tiền sử
Thiên đường.
 
                                                                       Thái Hạo
                                                                    Mùa Đông 2022
 

Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2022

NGƯỜI TÌNH – Thơ Nguyên Lạc


  
                Nhà thơ Nguyên Lạc

 
NGƯỜI TÌNH
 (L'Amant/ The Lover)
 
Người tình tôi những vần thơ
Hồn tôi thờ thẫn ngu ngơ bước vào
Tìm tình tôi ngóng trăng sao
Thấy trời thăm thẳm một màu buồn thiu
Tìm tình chỉ thấy cô liêu
Những chiều thu vắng hắt hiu lá sầu
Chờ tình tôi thấy mưa mau
Góc đời quán vắng giọt đau khúc buồn
“Nghìn trùng xa cách” sâm thương [1]
“Giang đầu giang vĩ sông Tương chia đời” [2]
Người tình đêm huyễn mộng trôi
“Đêm ba mươi đến thăm người” đón xuân [3]
Người tình một thuở bâng khuâng
"Phượng hồng" theo dấu ngại ngần trao thơ [4]
 
Người tình tôi nỗi bơ vơ
Cô miên đất khách bạc phơ mái đầu
Người tình xuân đến buồn sao
Đâu vàng hoa nắng? Trắng màu tuyết rơi!
Người tình chong nến mồ côi
Tiếng đời tích tắc ngoài trời nguyệt đau
Tìm tình, thôi hết mùa Ngâu
Còn đâu "đàn quạ nối cầu sông Ngân"
 
Diễm tình thơ của tiền nhân
Ngàn năm Thôi Hộ bâng khuâng hoa đào
"Người xưa giờ ở nơi nao?
Cổng xưa hoa vẫn thắm màu má ai" [5]
"Một phương canh cánh ưu hoài
Nhớ người mỹ nữ từ ngày biệt ly" [6]
Lụy tình thảm não Trương Chi
Ảnh trong chén ngọc thầm thì lời đau
Mị Nương rơi lệ tình nào
Ngọc tan... thôi nhé kiếp sau trọn đời
"Sụt sùi tình lệ giải bày
Khốc văn một bức tuyền đài gởi em" [7]
Quỳnh Như! Phạm Thái gọi tên
Em ơi tỉnh đậy điên cuồng ta mong
Mưa buồn hay lệ thế nhân?
Đắng cay ta rưới rưng rưng chén sầu
Quỳnh Như đội mộ lên mau
Điếu văn ta khóc tình nhau ngậm ngùi!
 
Người tình ly rượu trên tay
Câu thơ nhức nhối đắng cay lời tình
Người tình chén nhớ lưu vong
Quỳnh tương bướm mộng đêm mong hương người
Chăn nhầu chiếu lạnh đơn côi
Còn đâu đỏ phượng son môi người tình?
 
Thế gian đầy nỗi điêu linh
Ước mơ vô vọng tìm tình trong thơ
Thôi tôi đành chịu dại khờ
Tình tôi khóc ngấ́t bên bờ tử sinh
Khanh đâu? Quân khóc một mình
Liêu trai nhan sắc lung linh giấc hồ
Vần thơ khêu vá nỗi mơ
Hồn tôi bướm mộng té tờ kinh em
 
                                  Nguyên Lạc
 
……………..
 
[1] Nghìn trùng xa cách người đã đi rồi/ Còn gì đâu nữa mà khóc với cười/ (Nghìn trùng xa cách – Nhạc Phạm Duy)
[2] Quân tại Tương giang đầu/ Thiếp tại Tương giang vĩ/ Tương tư bất tương kiến/ Đồng ẩm Tương giang thuỷ. – Lương Ý Nương
[3] Em đến thăm anh đêm ba mươi/ Còn đêm nào vui bằng đêm ba mươi… (Em Đến Thăm Anh Đêm 30 – Nhạc Vũ Thành An, thơ Nguyễn Đình Toàn)
[4] Phượng Hồng- Nhạc Vũ Hoàng, thơ Đỗ Trung Quân
[5] Nhân diện bất tri hà xứ khứ/Đào hoa y cựu tiếu đông phong -Thôi Hộ
[6] Diểu diểu hề dư hoài/Vọng mỹ nhân hề thiên nhất phương - Tiền Xích Bích phú, Tô Thức
[7] Điếu văn Phạm Thái khóc Trương Quỳnh Như.

MƠ XUÂN, TÌNH EM MÙA XUÂN, TÌNH XUÂN – Thơ Nhật Quang


  

 
MƠ XUÂN
 
Tháng Giêng
vạt nắng nhẹ tênh
Giòn tan trên áo trinh nguyên
lụa mềm
Nở trên môi
nụ cười hiền
Ấp e…tuổi mới hoa niên
ngạt ngào
Nụ thương
anh gối mộng…trao
Mơ xuân …
chắp cánh bay vào thiên thai
Gío mơn man
tóc mây cài
Tim anh thơ thẩn
ngỡ dài đêm mơ…
Trăng soi
khem khép cửa hờ
Cho anh
hôn khẽ lên bờ môi ngoan. 
 

RƯỢU VỚI BẠN – Thơ Đặng Xuân Xuyến


  


RƯỢU VỚI BẠN
 
(Tặng Đỗ Tuân, bạn tôi)
 
Nào thì chén nữa, thêm chén nữa
Uống cạn đêm nay cho đã thèm
Tao mày đằng đẵng bao niềm nhớ
Ngán đếch rượu kia khuấy say mèm.
 
Ừ, mày chửa say, tao chửa say
Mấy chuyện oán ân khó tỏ bày
Thiên hạ đo tình bằng đọ của
Nào uống đi mày, nuốt đắng cay.
 
Thì bởi tâm mày trọn Thẳng Ngay
Tao mải loay hoay chọn Nghĩa Tình
Mà đời những rặt trò gian lận
Tao mày nếm đủ những gian truân.
 
Ừ uống đi mày. Uống để say
Dốc cạn đêm nay với chén này
Niềm đau cố dán vào đáy chén
Thôi uống đi mày. Uống nhé, say.
 
Hà Nội, đêm 07 tháng 3-2022
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Thứ Năm, 10 tháng 3, 2022

NĂM BÀI THƠ: "LƯU NGUYỄN NHẬP THIÊN THAI" CỦA TÀO ĐƯỜNG – Đỗ Chiêu Đức


                                                                 
Xắn tay bẻ khóa động đào,                         
Rẽ mây trông tỏ lối vào Thiên Thai                                                
                                 (Truyện Kiều)                                              
                                                                                                      
Theo U MINH LỤC của Lưu Nghĩa Khánh đời Tống 宋.劉義慶《幽明錄chép rằng:
     
Năm Vĩnh Bình thứ 5 đời Hán Minh Đế (Công nguyên năm 62), người đất Diễm ( thuộc tỉnh Chiết Giang hiện nay) là LƯU THẦN và NGUYỄN TRIỆU vào Thiên Mụ sơn để hái thuốc. Thiên Mụ Sơn gồm có Lưu Môn sơn, Tế Tiêm, Đại Tiêm, Phất Vân Tiêm, Ba Tiêu sơn và Liên Hoa Phong quần tụ mà thành, thế núi hiểm trở, phong đỉnh chập chùng, cao nguyên rộng lớn, hoa cỏ rậm rạp xanh tươi, rừng núi bạt ngàn, muôn màu muôn vẻ. Lưu Nguyễn mãi mê hái thuốc, lạc sâu mãi trong rừng hoa thơm cỏ lạ, tới chừng nhìn lại thì trời đã về chiều, bụng lại đói meo. May sao bên triền núi có mấy cây đào mọc theo khe suối, nhằm lúc đào đang chín rộ, bèn hái lấy mấy trái mà ăn đỡ đói, nào ngờ đó là đào tiên, ăn vào ngon ngọt và thơm tho cả mồm miệng, khí lực lại sung mãn, bèn lần theo khe suối mà đi lên, đến một nơi khe nước rộng, trời đất như mở ra một thế giới mới, với hoa thơm cỏ lạ ven bờ, với oanh yến líu lo kêu hót, hai chàng  lấy ly ra để múc nước suối uống, thì thấy bên bờ khe đã đứng sẵn 2 nàng con gái tuyệt đẹp, cười mà rằng: "Hai chàng Lưu Nguyễn sao lại đến muộn thế ?" Bèn thân mật như người quen đã lâu năm, rước 2 chàng cùng về động phủ. Trong động như có trời đất riêng, phòng ốc khang trang tráng lệ, đã thiết bị sẵn 2 phòng hoa chúc, ngọc chuốc vàng treo, mười phần hoa lệ. Tiệc hoa cũng đã bày sẵn, tiên nữ tới lui tấp nập, cùng mời 2 chàng nhập tiệc với đầy đủ sơn hào hải vị. Xóm đông có các tiên nương cùng mang đến một mâm đào tiên, cười chúc cho hai nàng đã đón được hai chàng rể quí Lưu Nguyễn vừa du nhập Thiên Thai. Tiệc hoa vui vầy, rượu tiên thơm lừng, chưa nhấp đã say, hòa trong tiếng sanh ca hoan lạc, đưa hai chàng cùng vào động phòng với hai tiên nữ trong tiếng tiên nhạc du dương ngây ngất !... 
Nhưng chỉ quá mươi ngày sau, Lưu Nguyễn cùng nhớ quê xin về, hai nàng cố cầm giữ lại, được hơn nửa năm, mặc dù bên mình luôn có người đẹp... như tiên, nhưng khi nghe tiếng Tử qui gọi xuân thắm thiết, hai chàng càng nghe lòng nhớ quê mãnh liệt hơn lên và nhất định xin về. Hai nàng đành phải buộc lòng đặt tiệc tiễn hành và chỉ lối để hai chàng về quê với biết bao là tình thương quyến luyến, bịn rịn chẳng nở rời xa!...      
Về đến làng quê, thấy mọi cảnh vật đều đổi khác, tìm không thấy nhà cửa của mình ở đâu nữa. Hỏi thăm trong họ tộc, thì có một cụ già cho biết rằng: Ông Tổ bảy đời của họ đi vào núi hái thuốc rồi lạc mất đường không thấy trở về. Lưu Nguyễn ở trên Thiên Thai nửa năm, nhưng ở dưới núi đã qua đến 7 đời con cháu. Hỏi ra, thì bấy giờ đã vào năm Thái Nguyên Thứ 8 của đời nhà TẤN rồi (Công Nguyên năm 388) hơn 300 năm sau rồi! Hai người đành qua trở lại Thiên Thai, nhưng đã không còn tìm được đường lên Tiên động nữa!
      
Trong những bài thơ vịnh về LƯU NGUYỄN NHẬP THIÊN THAI, phải kể đến 5 bài trong ĐẠI DU TIÊN THI của TÀO ĐƯỜNG đời Đường là tiêu biểu và nổi tiếng nhất.  
Xin được giới thiệu 5 bài thơ đó cùng tác giả TÀO ĐƯỜNG sau đây...   
 

THÁNG BA HOA ĐIỆP VÀNG… - Thơ Trần Mai Ngân


  
 
 
THÁNG BA HOA ĐIỆP VÀNG…
 
Giữa Sài Gòn
Xe cấp cứu đang vội vã hú còi
Tháng Ba hoa Điệp vẫn vàng rực rỡ
Nắng chang chang đốt tình ta hấp hối
Em bước đi đôi chân còn bỡ ngỡ
 
Trong cơn giông
Giữa ánh chớp nghiệt ngã của số phận
Em chợt nhìn ra anh và dừng lại
Gom những tin yêu gửi gắm hết vào
Nhưng cuộc đời không giống giấc chiêm bao…
 
Em chơi vơi
Khi chợt hiểu ra… Để từ đó
Lặng lẽ nói cười, lặng lẽ nát tan
Tháng Ba hoa Điệp vẫn rực vàng
Em lặng lẽ nói cười, lặng lẽ nát tan…
 
                               Trần Mai Ngân
 

HÁT KHÚC ĐỒNG XANH, ĐỨA TRẺ ĐỒNG LÀNG – Thơ Tịnh Bình


  
                        Nhà thơ Tịnh Bình

 
HÁT KHÚC ĐỒNG XANH
 
Nhắn gì lời chim manh manh ?
Ta về tìm lại đồng xanh thiếu thời
Năm mười đã vãn cuộc chơi
Đâu bầy trẻ nhỏ ời ời gọi nhau
 
Quê hương cắt rốn chôn nhau
Lũy tre bóng hạ bờ ao mưa về
Đồng trưa che cái nón mê
Trâu nằm hóng mát ven đê giấc nồng
 
Nhắn gì se sắt hơi đông
Sương giăng trắng ngõ bếp hồng reo vui
Củ khoai biếng nhác nằm vùi
Mẹ cời que bếp ngọt bùi tro than
 
Những mùa ve đổ râm ran
Thơm hương nấm mối tập tàng canh rau
Qua sông con sáo buồn sao
Rụng bông điên điển dàu dàu niềm quê
 
Chạnh lòng điệu lý tái tê
Đàn bầu nhỏ giọt hiên quê trăng vàng
Đêm thu khúc dế tình tang
Ngẩn ngơ lòng khế mơ màng bưởi chanh
 
Ta về hát khúc đồng xanh
Thương con diều giấy quẩn quanh bay vòng
Bời bời lau trắng triền sông
Hóa thành tóc mẹ dòng dòng bạc phau...
 

ĐI TÌM, CHÚT THÔI, NỖI CÔ ĐƠN, BỂ DÂU – Thơ Nguyên Lạc


  
                 Nhà thơ Nguyên Lạc
 

ĐI TÌM
 
Đi tìm một thuở đã xa
Bước chân vô vọng phù hoa chợ người
Mong manh tình hạt sương rơi
Phù du nhân thế biết rồi trùng lai
Thì thôi một tiếng thở dài
Làm sao níu được mây bay lưng trời?
 
Đi tìm tôi lại thấy tôi
Ngu ngơ tình đó một đời cuồng si
Đài trang dáng mộng xuân thì
Trong em tôi có chút gì không em?
Tình rồi em chắc đã quên!
 

THÁI HẠO, TIẾNG NÓI MỚI, VANG RỀN - Nguyễn Đức Tùng




Thế giới thường xuyên thay đổi, nhưng chưa bao giờ thay đổi nhanh đến thế, như trong những năm qua. Dịch bệnh, chiến tranh, tra tấn, dân tộc chia rẽ, môi trường thiên nhiên bị tàn phá đến cùng kiệt. Con người ngày càng tham lam, ngày càng sống hời hợt và giả dối.
Và bên dưới tất cả những thứ ấy, có một điều gì sâu hơn nữa, sâu xa nhất, chi phối tất cả: sự sợ hãi.
 
Tại sao chúng ta sợ hãi?
Tôi đã tự hỏi ngàn lần
Tại sao chúng ta sợ hãi?
Loài linh trưởng trong tôi gào thét
Đại ngàn trút lá
Tôi thèm làm người
Nguyên sinh
Trăng vỡ trên đỉnh trời
Tại sao chúng ta sợ hãi?
Câu hỏi làm tôi nổi giận
Thèm một que diêm
để châm lửa vào cánh rừng
 

Thứ Tư, 9 tháng 3, 2022

PHẠM CÔNG THIỆN KỲ TUYỆT MỘT THIÊN TÀI – Tâm Nhiên

Kỷ niệm 11 năm ngày mất của thi sĩ triết gia Phạm Công Thiện (8. 3. 2011 - 8.3 2022) chúng tôi đăng bài viết của du sĩ Tâm Nhiên.


Chân dung Phạm Công Thiện do hoạ sỹ Trần Thế Vĩnh vẽ

Có những con người đến rồi đi qua mặt đất, trần gian này như một cơn giông tố bão bùng, sấm sét, gây chấn động kinh hồn, làm bùng vỡ một điều chi kỳ vĩ, tinh khôi trên bầu trời tâm thức nhân loại, Phạm Công Thiện là một con người độc đáo như vậy.
 
Đấy là một giáo sư, tư tưởng gia, nhà văn, nghệ sỹ hay một thi sỹ kỳ tuyệt thiên tài, như đại văn hào Henry Miller từ Hoa Kỳ đã phát biểu trong một thư gởi Phạm Công Thiện, đề ngày 8.8.1966:
 
“Mới ở tuổi 25 mà là khoa trưởng văn chương ở một đại học nổi tiếng trong xứ sở của ông, quả nhiên là thiên tài. Điều đó thật phi thường quá, quả thật khó tin, thật như chuyện huyền thoại.”
 
Đúng vậy, một con người đã đến và đi như huyền thoại giữa cuộc sống thiên diễn, đầy biến động trên quê hương đất nước Việt Nam.
Làm sao nói về con người kỳ diệu này? Vào một chiều tháng 6, bắt đầu mùa hạ năm 1941, Phạm Công Thiện ra đời bên dòng sông thơ mộng Cửu Long.

Dòng sông bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, ngút ngàn chảy xuống dọc ven bờ phố thị Mỹ Tho, một thị xã nhỏ nhắn, lặng lẽ hiền hòa ở miền Nam.

Thi sỹ lớn lên từ đó, từ thuở nhỏ vốn bẩm sinh thông minh xuất chúng, học một biết mười, đến độ thông thạo nhiều ngôn ngữ, đọc hàng đống sách đủ loại Đông Tây kim cổ…

Suốt ngày đêm cứ mặc sức mơ mộng, rong chơi và tha hồ tắm sông lội nước, nằm ngắm mây trời bay lãng đãng, xa xôi…
Rồi bất thình lình, đột ngột một hôm vụt đứng dậy, xuất hiện trên văn đàn Việt Nam như một tài năng kiệt xuất, lỗi lạc, biết nhiều thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Nhật, Hán, Phạn, Pali, Tây Tạng, Tây Ban Nha…
 

CAO XUÂN HUY- NGƯỜI VẪN KHÔNG THỂ THOÁT RA KHỎI CUỘC CHIẾN - Đỗ Trường

(Mục chân dung nhà văn - Đỗ Trường)
 
Tác giả Đỗ Trường

Sau 1975, Văn học cũng như con người buộc phải trốn chạy, tìm đường vượt biển. Tưởng chừng, nơi miền đất lạ, dòng văn học tị nạn ấy sẽ chững lại. Nhưng không, nó như những nhánh sông âm thầm vặn mình bồi lên mảnh đất khô cằn đó. Chiến tranh, người lính vẫn là đề tài nóng bỏng để các nhà văn tìm tòi, khai thác. Vào thời điểm ấy, những nhà văn quân đội Phan Nhật Nam, Trần Hoài Thư, Thế Uyên…đang ở độ chín và sung sức. Và sau đó, xuất hiện hàng loạt nhà văn xuất thân từ những người lính chiến đã trải qua những năm tháng tù đày, như: Phạm Tín An Ninh, Song Vũ hay Cao Xuân Huy… Tuy văn phong, thi pháp riêng biệt, nhưng tựu trung, mỗi trang viết của họ đều để lại những ấn tượng thật sâu sắc trong lòng người đọc. Nếu văn của Phạm Tín An Ninh đẹp, sáng và nhẹ nhàng, thì từ ngữ trên những trang viết của Cao Xuân Huy nặng tính khẩu ngữ trần trụi, mãnh liệt. Có một điều rất thú vị, đọc Cao Xuân Huy, tôi lại nhớ đến nhà thơ người lính Nguyễn Bắc Sơn. Bởi, tính đặc trưng ngôn ngữ làm nên hình tượng, chất lính rất đặc biệt trong thơ văn của hai ông văn sĩ này.