BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Sáu, 10 tháng 12, 2021

CÓ GÌ ĐÂU – Thơ Nguyên Lạc


  


CÓ GÌ ĐÂU
 
1.
Có gì đâu chỉ là chiếc lá
Úa vàng chao nhè nhẹ gió lay
Sao se sắt hồn người xa xứ
Ôi thì ra thu đến không hay!
 
Có gì đâu nhung huyền tóc rối
Ôm gầy vai chiều hoa nắng rơi
Em áo lụa biếc màu hoa cúc
Hồng đôi môi chết ngất tim người
 
Có gì đâu mà nhớ tôi ơi
Tình đã đến đã đi sao biết?
Nhớ làm chi những lời vĩnh biệt?
Nhớ làm chi hương ngải môi ai?
 
Có gì đâu vàng lá thở dài
Có gì đâu thu phong tức tưởi
Nhớ làm chi buồn lòng cô lữ
Có gì đâu dĩ vãng đã xa
 
2.
Có gì đâu chỉ là tiếng lá
Sao trong tôi động cả ngàn thu
Có gì đâu tím chiều phong lữ
Hồn tha hương mờ phủ sương mù
 
Cố nhân ơi chiều thu lữ thứ
Nhớ vườn xưa son đỏ môi hương
Thời đã qua ai người níu được?
Sao thu về vẫn nỗi thê lương
Tình đã qua làm sao giữ được?
Thu về chi ru khúc đoạn trường
 
Thu về chi vỡ bung ngăn nhớ
Bay mùi hương một thuở đam mê
Còn gì đâu rã rời phế phủ
Còn gì đâu bạc tóc não nề!

                       Nguyên Lạc
 

NGHĨA KHÍ HAI BÀ TRƯNG - Đức Hạnh họa thơ nữ sĩ Ngân Giang


  


Kính họa:
"TRƯNG NỮ VƯƠNG" - Nữ Sĩ Ngân Giang
 
 
NGHĨA KHÍ HAI BÀ TRƯNG
 
Nữ Vương khởi nghĩa trừ xâm lược [1]
Nợ nước thù nhà mộng chẳng rơi
Dũng khí hiên ngang hòa biển cả
Tinh thần bất khuất vượt trùng khơi
Hai Bà vung kiếm gìn non nước
Giặc Hán tiêu tùng bỏ mão đai
Giao Chỉ thắng trận xây đất nước
Cổ Loa đón Tết nở hoàng mai
 
Quốc gia thế sự lòng trăn trở
Lãnh thổ quân thù mộng tái lai
Tướng sĩ trần gian lòng dũng cảm
Linh hồn âm cảnh dạ bùi ngùi...
 
Quân thù ác độc luôn giày xéo
Chính nghĩa gian tà đã thấu ai
Quyết tử giữ nhà yêu tổ quốc
Xông pha chống giặc thuận lòng Trời
 
Hào khí Anh hùng lừng trang sử
Tô Định... tháo lui sợ bóng voi
Bắc Thuộc tàn quân lo tẩu tán
Nam hùng Vương Nữ đất trời soi…
 
                                    Đức Hạnh
                                   09 12 2021
 
[1] (Khởi nghĩa Hai Bà Trưng là cuộc khởi nghĩa chống Bắc Thuộc đầu tiên trong lịch sử Việt Nam do hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa đã đánh đuổi được lực lượng cai trị nhà Đông Hán ra khỏi Giao Chỉ (tương đương một phần Quảng Tây, Trung Quốc và Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay)
 

LỠ LÀNG – Thơ Phan Quỳ


  
                        Nhà thơ Phan Quỳ
 

LỠ LÀNG
 
Trèo lên cây bưởi hỏi thăm nhau
Bước xuống vườn sau kiếm lá trầu.
Vôi son chờ môi người đỏ thắm.
Cau buồng đã trổ, hái về đâu.
 
Trước ngõ tầm xuân còn xanh biếc.
Vườn cà thuở nọ đã trổ bông.
Người đi, kẻ ở, buồn đơn chiếc.
Biết có lồng son ? Biết chạnh lòng?
 
Hỡi người thiếu nữ đã sang sông,
Mang cả tình tôi đi lấy chồng.
Em có về đây nhìn hoa bưởi
Tầm xuân tím biếc, cà trổ bông?
 
Này em có nhớ, nhớ tôi không?
 
                                Phan Quỳ
 

Thứ Ba, 7 tháng 12, 2021

HÌNH CHIM TRÊN TRỐNG ĐỒNG LẠC VIỆT - Trần Gia Phụng

Nguồn:
https://trangiaphung.blogspot.com/2015/07/hinh-chim-tren-trong-ong-lac-viet-tran.html


Tác giả Trần Gia Phụng   


1- XUẤT XỨ CỦA CHỮ “LẠC”
 
Tài liệu bằng văn bản quan trọng đầu tiên về chữ “lạc” trong danh từ “Lạc Việt” (Lo Yueh), cho đến ngày nay tìm thấy được, nằm trong đoạn văn của Giao Châu ngoại vực ký (sách của Trung Hoa) xuất hiện khoảng giữa đời Tấn (265-420), được nhiều sử sách trích dẫn, từ Thủy kinh chú (thế kỷ thứ 6) của Lịch Đạo Nguyên (Trung Hoa), đến An Nam chí lược (thế kỷ 13) của Lê Tắc (người Việt sống ở Trung Hoa), rồi các sách khác về sau nữa.
 

Thứ Hai, 6 tháng 12, 2021

VỀ QUÊ – Thơ Khaly Chàm


 
                                Nhà thơ Khaly Chàm


về quê
(kính tặng Đồng Nai quê ngoại)
 
tết năm nay mình về quê nghe em
dòng sông tuổi thơ hoa lục bình trổ tím
nhớ một thuở mẹ anh trầm mình dưới nước
mẹ chắt chiu từng hạt cát vàng đổi gạo nuôi anh lớn khôn
 
chắc chắn là phải về thăm quê hương
cứ nói hoài nhưng chưa lần nào thực hiện
hơn hai mươi năm ngày ra đi biền biệt
lập nghiệp xứ người - manh áo chén cơm
 
bờ bãi phù sa bưởi chín ngọt như đường
mùa nước nổi mẹ chèo xuồng vớt củi
tháng giêng hai cánh diều bay chấp chới
chao xuống hồn nỗi nhớ đến khôn nguôi
 
tạm gác chuyện nhà mình về quê em ơi!
nhìn lại trường xưa hàng cây phượng vĩ
nắng lung linh trên cành hoa hoa rực lửa
bướm trắng hồn nhiên giục giã mùa thi
 
về quê nghe em - như con chim từ quy
viếng mộ tổ tiên thăm họ hàng chất phác
dáng ngoại còng lưng còn hằn trong kí ức
bước chậm trên đường… ngày ta quen nhau
 
                                                   khaly chàm
 

MƠ VỀ CỐ QUẬN – Thơ Lê Bá Lư


 

 
MƠ VỀ CỐ QUẬN
 
Chiều xuống thật êm đềm
Nắng nhạt màu vàng êm
Sương vây mờ dáng núi
Gió lung lay rừng chiều
 
Chiều mùa đông không lạnh
Anh nhớ rét quê mình
Mưa phùn bay lất phất
Trên con đường Duy Tân
Trên con đường Gia Long
Dọc bờ sông Thạch Hãn
 
Gió bâng khuâng mời gọi
Rừng lá chiều xôn xao
Gió đa tình phóng đãng
Nhưng anh yêu gió làm sao!
 
Từng bầy chim về núi
Anh nhắn lời hỏi thăm
Đôi uyên ương liền cánh
Anh nhớ tình xa xăm
 
Trên con đường quốc lộ
Xe chạy ra chạy vào
Anh mơ về cố quận
Quê mình vui không em?
  
                       Lê Bá Lư

VÀI SUY NGHĨ KHI ĐỌC TIỂU THUYẾT “ĂN MÀY DĨ VÃNG” CỦA NHÀ VĂN CHU LAI – Vũ Thị Hương Mai



Đến bây giờ, Việt Nam vẫn là dân tộc sống trong thời chiến tranh nhiều hơn thời bình, chiến tranh kéo dài hơn 30 năm đã gây ra không ít đau thương và hậu quả của nó vẫn tồn tại đến nay. Nhiều nhà văn đã khai thác đề tài chiến tranh và nhà văn Chu Lai cũng là một trong số đó. Tiểu thuyết "Ăn mày dĩ vãng" của ông viết về chiến tranh, nhưng không chỉ là một cuộc chiến tranh súng đạn tàn khốc đã từng xảy ra ở Việt Nam mà còn là cuộc chiến tranh giữa những con người trở về từ sau bom đạn - cuộc chiến tranh ấy còn khốc liệt hơn nhiều.
 

Chủ Nhật, 5 tháng 12, 2021

NGÔ TẤT TỐ TỪNG HỎI NHÀ THƠ LƯU TRỌNG LƯ: "HUY CẬN LÀ THẰNG CHA NÀO MÀ LÀM THƠ HAY THẾ?"



Chuyện rằng, khi Huy Cận vừa làm xong bài thơ Tràng giang, ông gửi cho Xuân Diệu xem trước. Xuân Diệu vội vàng chép tay, rồi gửi theo đường bưu điện cho Thế Lữ.

Đọc xong, Thế Lữ khen hay và hỏi: "Huy Cận là tay nào mà làm thơ hay thế!". Xuân Diệu bảo: "Huy Cận là bạn tôi". Thế Lữ lại hỏi: "Là bạn sao không đưa thẳng cho tôi mà lại gửi thư?". Xuân Diệu đáp: "Tôi muốn gửi thế để kiểm tra xem thử thơ có hay thật không?". 
Mấy ngày sau, Huy Cận ra Hà Nội, Xuân Diệu đưa ông đến báo Ngày nay giới thiệu với Ban biên tập. Đó là lần đầu tiên Huy Cận tiếp xúc với giới văn chương, báo chí. Từ đó, họ rất quý ông, đăng thơ ông đều đặn trên báo Ngày Nay.

Tuần ấy, báo đăng bài Tràng giang của Huy Cận. Ngay ngày hôm sau, mới 6 giờ sáng, Lưu Trọng Lư đã đến đập cửa phòng Huy Cận tại số 40 Hàng Than (lúc ấy Lưu Trọng Lư ở dưới nhà, Huy Cận và Xuân Diệu ở trên gác), mà rằng: "Trời, Tràng giang hay quá Cận ơi! Hôm nay cụ Ngô Tất Tố hỏi tôi: "Huy Cận là thằng cha nào mà làm bài thơ hay thế? Bài thơ này hồn thơ Đường mà hay hơn thơ Đường”...mình phải khao cậu mới được. Thế là hai nhà thơ đến hiệu phở Nghi Xuân (ở Hàng Quạt) nổi tiếng.

Lưu Trọng Lư chiêu đãi Huy Cận nhưng lại... quên mang tiền vì ông nổi tiếng là người lơ đãng. Rốt cuộc, Huy Cận lại mời phở Lưu Trọng Lư.
 
                                                                                          SƯU TẦM

Thứ Bảy, 4 tháng 12, 2021

NGƯỢC DÒNG – Thơ Đặng Xuân Xuyến


  

 
NGƯỢC DÒNG
 
Hôm nọ có người ghé bến sông
Nói chuyện nhà bên đã gả chồng
Từ độ ngược dòng đi xây mộng
Chả thấy một lần ghé bến sông.
 
Tôi biết người ta chẳng ngóng trông
Chỉ mình tôi với mộng hư không
Chiều qua lạc bước về Kim Động
Tôi lại trắng đêm hứng gió đồng.
 
Tôi biết người ta đã gả chồng
Giờ là mệnh phụ giữa phố đông
Tôi buồn tôi giận tôi dại mộng
Say mãi đò ngang khách má hồng.
 
Đã mấy đông rồi, đã mấy đông
Bếp lửa nàng nhen có đượm hồng
Mỗi bận nàng ra cài then cổng
Có lạnh so người trước gió đông?
 
Nàng có còn quen nép cạnh chồng
Hững hờ dạo gót giữa phố đông
Lá vàng lả tả khi chiều xuống
Có thấm cô đơn bởi gió cuồng?
 
Tôi biết người ta chẳng đoái trông
Chỉ mình tôi với mộng hư không
Tôi buồn tôi giận tôi dại mộng
Lỡ cả chuyến đò khách sang sông.
 
Hà Nội, 29.11.2014
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
 

CÁC NƯỚC NGÔ, VIỆT VÀ VĂN HÓA VIỆT - Tạ Đức

Nguồn:
https://dangnho.com/kien-thuc/nghien-cuu-tim-hieu/cac-nuoc-ngo-viet-va-van-hoa-toc-viet.html
 

Trung Nguyên cuối thời Xuân Thu (thế kỷ 5 TCN)
 

Ngô, tên đầy đὐ là Câu Ngô; Việt, tên đầy đὐ là Ư Việt, là hai nước cὐa người Bάch Việt nổi tiếng nhất thời Xuân Thu-Chiến Quốc.
 
Xưa, người Ngô và người Việt nόi cὺng một ngôn ngữ, cὺng dὺng một dᾳng chữ hὶnh chim và hὶnh sâu (Điểu Trὺng Vᾰn) khắc trên mâu đồng cὐa vua Ngô và kiếm đồng cὐa vua Việt. Nay, dân hai tỉnh Giang Tô và Chiết Giang, vὺng trung tâm cὐa hai nước Ngô-Việt xưa vẫn nόi chung một phưσng ngữ Ngô.
 
Theo Luo (1999:105) cάc di vật khἀo cổ ở vὺng trung tâm cὐa hai nước cό những khάc biệt dễ thấy vào thời Thưσng và Tây Chu, nhưng hoàn toàn giống nhau vào thời Đông Chu (771-256 TCN).
 
Theo Henry (2007: 3) tổng hợp tư liệu thư tịch thời Chiến quốc, thời Hάn và tư liệu khἀo cổ cho thấy người Ngô và người Việt cό ngôn ngữ, chữ viết, tίn ngưỡng, âm nhᾳc, vᾰn hόa dân gian, cάch ᾰn, mặc, ở, đi lᾳi, tang ma, cάch làm thuyền, chế vῦ khί, đάnh trận và tίnh cάch đều khάc người cάc nước Tề, Sở lάng giềng đᾶ Hoa hόa.
 
Tόm lᾳi, người Ngô và người Việt đᾶ cό chung một nền vᾰn hόa, giờ đây thường được gọi là vᾰn hόa Ngô-Việt. Tuy nhiên, nguồn gốc cὐa hai nước Ngô, Việt lᾳi khάc nhau và là cάc vấn đề cὸn gây tranh cᾶi.
 

Thứ Sáu, 3 tháng 12, 2021

VUA ĂN CẮP, VUA DỐI TRÁ TRẦN NGỌC THÊM TUNG HỎA MÙ, NÉM QUẢ BOM THỐI VÀO DƯ LUẬN XÃ HỘI: “BỎ KHẨU HIỆU TIÊN HỌC LỄ HẬU HỌC VĂN RA KHỎI NỀN GIÁO DỤC”... - Trần Mạnh Hảo

Nguồn:
https://www.facebook.com/tran.manhhao.376/posts/3165577637047752

Tác giả bài viết Trần Mạnh Hảo


Vua ăn cắp, vua dối trá Trần Ngọc Thêm tung hỏa mù, ném quả bom thối vào dư luận xã hội: “Bỏ khẩu hiệu ‘Tiên học lễ, hậu học văn ra khỏi nền giáo dục’ cốt đánh lạc hướng dư luận, nhằm bảo vệ cho cuốn sách ăn cắp của mình: “Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam” được giảng dạy ở các trường đại học suốt 25 năm nay.
 
Năm 1996, nghĩa là 25 năm trước, trên tờ báo “Văn Nghệ”, chúng tôi đã cho in hai kỳ bài báo vạch mặt GSTS Trần Ngọc Thêm đã ăn cắp toàn bộ kiến thức, ăn cắp các bài viết trong hàng chục cuốn sách của linh mục giáo sư, nhà triết học, nhà văn hóa học thông kim bác cổ Kim Định rồi xào nấu biến thành cuốn sách “Cơ sở văn hóa Việt Nam” của mình.

CHÙM THƠ CUỐI NĂM CỦA LA THỤY


   

 
TỰ CẢM CUỐI NĂM       
 
Dặm trường rong ruổi ngựa phi      
Thời gian vút cánh xuân thì hanh hao      
Chồn chân dừng bước bên cầu      
Lặng nhìn nước chảy nuối màu tóc xưa      
Cánh buồm lộng gió ước mơ      
Băng qua sông biển cập bờ nơi nao?      
Vọng âm sóng vỗ dạt dào      
Bên chiều đông tận nắng đào dần phai      
Hoa tóc sương muối đang cài                     
Tàn niên tự cảm thoảng bay tiếng lòng
      
 
VÔ THƯỜNG         
(Cảm khái khi đọc truyện thần thoại Hy lạp)
 
Một thời vang bóng còn đâu      
Khói sương chừ lại úa màu thời gian      
Một thời xuân sắc nhựa tràn      
Nhành xanh biếc lộc, hoa vàng thắm cây      
Nắng chiều xế bóng hao gầy      
Xiêu theo triền dốc ngấm say vị đời      
Tiếng lòng ngân vọng chơi vơi      
Âm xưa bóng cũ mù khơi dấu tìm
 
 
DƯỜNG NHƯ     
 
Dường như bóng xế đường trần      
Dường như cuộc sống thanh bần rồi qua      
Dường như tóc muối sương pha      
Dường như phấn bảng đã là vọng âm     
Bên chiều một thoáng trầm ngâm...
 
 
KHÔNG ĐỀ     
 
Hoàng hôn bảng lảng chơi vơi      
Vẳng ngân âm vọng một thời xanh rêu      
Ta xin lượm chút bóng chiều      
Nhen cho hoài niệm dáng kiều xa xăm      
Ờ sao thi tứ biệt tăm...
                                             LA THỤY

Thứ Năm, 2 tháng 12, 2021

DƯỜNG NHƯ MÙA ĐÔNG ĐI NGANG QUA – Thơ Trần Mai Ngân


                
                        Nhà thơ Trần Mai Ngân


DƯỜNG NHƯ MÙA ĐÔNG ĐI NGANG QUA...
(Tặng tháng 12)
 
Dường như có mùa đông đi ngang qua
Dường như tiếng chim hót rất thật thà
Và dường như giống hệt ngày hôm qua
Ngày ta có nhau dòng sông im lặng...
 
Dường như thu bỏ đi nên giá lạnh
Đôi tay em tê cóng tháng mười hai
Chỗ đất thơm nay còn dấu chiếc hài
In thật đậm lần nhón chân run rẩy...
 
Mùa đi qua - mùa ân tình tan vội
Tháng mười hai thôi tưởng tiếc làm gì
Xuân hay Thu làm hoen úa xuân thì
Nên gãy cánh thần tiên đêm mộng ảo
 
Tháng mười hai đã không còn giông bão
Lòng yên nguôi thanh thản đón mùa đông
Chợt nhận ra đời là những sắc không
Xuân Hạ Thu Đông... rồi xuân trở lại...
 
Thức đêm nay viết tròn bài dạ khúc
Cho tình em... và chúc phúc tình anh
Xin cây đời hoa lá mãi đẹp xanh
Mừng tuổi mới anh nơi xa hạnh phúc!
 
                                   Trần Mai Ngân

TRÊN NHÀNH LAU TRẮNG, VỚI ĐÔNG VÀ PHỐ – Thơ Tịnh Bình


 

 
TRÊN NHÀNH LAU TRẮNG
 
Ríu rít bầy sương mắt ngọc
Tụng ca cổ tích chuyện tình
Đi qua ngôi nhà lá nõn
Khẽ khàng giọt sáng bình minh
 
Cơn mưa ngang trời rả rích
Đã nghe thấm lạnh chưa lòng
Biệt ly mùa thu hoa cúc
Cõi tình buổi ấy chiều đông
 
Bến vắng vầng trăng quên mọc
Mơ hồ vị mặn trên môi
Gượng nở nụ cười chát đắng
Người xưa... mùa cũ... quên rồi...
 
Chẳng thể như sương cổ tích
Thì thôi làm cơn gió thu
Đìu hiu trên nhành lau trắng...
 

HAI BÀI THƠ “GIANG TUYẾT”, “NGƯ ÔNG” CỦA LIỄU TÔNG NGUYÊN - Đỗ Chiêu Đức



LIỄU TÔNG NGUYÊN 柳宗元(773819), tự là Tử Hậu 子厚,người đất Hà Đông, nên còn gọi là Liễu Hà Đông 柳河東. Ông là nhà chính trị, nhà tư tưởng, nhà văn học và là nhà thơ của buổi Trung Đường. Ông là một trong Đường Tống Bát Đại Gia 唐宋八大家 (Tám người giỏi văn thơ nhất đời Đường và đời Tống), là dòng dõi thế phiệt hiễn hách mấy đời, tuổi trẻ đã đậu đạt hiển vinh, thanh vân đắc ý, ông từng tham gia cải cách tân chính với Vương Thúc Văn; Cải cách thất bại, ông bị biếm đi làm Tư Mã ở Vĩnh Châu, lại bị giám sát, cuộc sống ngột ngạt; Mười năm sau lại bị biếm đi làm Thứ Sử Liễu Châu và mất ở nơi đây. Hưởng dương 46 tuổi. Để lại một tập Thơ, Truyện, Luận "Liễu Hà Đông Tập 柳河東集".

                      

ĐỌC BÀI THƠ “SAY YÊU” NGHĨ VỀ THƠ TÌNH CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN – Vũ Thị Hương Mai




Đọc bài thơ “Say yêu” khi gặp 2 từ “gian díu” tôi nghĩ có lẽ Đặng Xuân Xuyến đã dùng từ sai hoặc anh viết sai chính tả nhưng ngẫm nghĩ kỹ và đọc lại bài thơ mới thấy anh đã có chủ ý dùng từ “gian díu” vì chỉ 2 chữ đó mới diễn tả đúng được tâm trạng yêu của bài thơ: Một tình yêu cuồng nhiệt và vụng trộm! Và chỉ 2 chữ “gian díu” mới lột tả được những khát khao yêu đương, những đau đớn khi yêu và cả những nổi loạn bất cần giáo lý đạo đức của kẻ “Say yêu”, “Cuồng yêu” như gã si tình nổi loạn Đặng Xuân Xuyến!
 

ĐỖ QUYÊN, CHO TA KHÓC MỘT HỆ NGƯỜI - Nguyễn Đức Tùng


 
         Đỗ Quyên và hai chân dung 
         bởi Nguyễn Đại Giang (Hoa Kỳ, 2008) và Trần Tuy (Việt Nam, 1982)
 

Đỗ Quyên làm thơ như sống chính cuộc đời mình. Thơ trữ tình và trường ca là công việc chính yếu của anh, mặc dù không phải là tất cả, và trong nhiều năm kể từ thời thanh niên, anh đã dành những nỗ lực quý báu nhất cho chúng. Anh hiểu rằng con người có thể làm được nhiều việc cho nhau, bày tỏ mối quan tâm rõ ràng đối với các vấn đề xã hội, chính trị, trong khi đó, một cách không hoàn toàn hiển nhiên, anh lại thuộc về chủ nghĩa hậu hiện đại. Đỗ Quyên thực ra là một trong những người góp phần phát triển khuynh hướng ấy trong thơ Việt, một cách chừng mực, ngay từ những năm chuyển tiếp của hai thế kỷ, thời kỳ dồn dập biến động: cách mạng, tan rã, chết chóc, lưu vong. Đến nay anh vẫn trung thành với chọn lựa của mình, với những biến đổi nào đó, tất nhiên.
 
Hôm nay
dương lịch
    Mồng Năm tháng Năm
Mắt xen qua ba bông hồng sẽ không bao giờ nở được
Tôi ngồi
            lập danh sách các bạn văn có thể vay tiền
Lúc này
           em đừng về
Hồng thắm đấy
                   nhưng sẽ không bao giờ nở
 

Thứ Tư, 1 tháng 12, 2021

THƠ THÁNG 11 CỦA “NHÓM SÔNG QUÊ”


  


HOÀI NIỆM MỘT MÙA ĐÔNG
 
Dọc đường về quán trọ
Mưa phùn rơi bay bay
Chiều hôm trời trở gió
Nghe thấm lạnh bờ vai
Ta bên đời rong ruổi
Đường trần dài lê thê
Ham vui quên hết tuổi
Ô hay! Đông lại về
Lối nhỏ chiều âm u
Lưu linh qua mấy miền
Chuyện xưa chưa hề cũ
Bốn mùa vẫn gọi tên
Nỗi niềm lên trang thơ
Heo may chiều ru vội
Ngày đông nào dang dở
Ôi! Mùa đông của tôi
Đêm sân ga ly biệt
Tàu rời bến đêm khuya
Xin làm người thua thiệt
Còn đâu một lối về
Từ đó ta phiêu bồng
Giã biệt miền quê xưa
Đời chỉ như giấc mộng
Đông Hà, một đêm mưa
 
          Phan Thạch Nhân
          (Tháng 11/2021)
 

Thứ Ba, 30 tháng 11, 2021

NGHỀ VIẾT VĂN TẾ - Truyện ngắn của Đỗ Trường


Tác giả Đỗ Trường


Bố tôi là ông Đồ, chuyên gõ đầu trẻ ở một làng ven biển. Ông biết cả tiếng Pháp và chữ nho, nên hay được bà con xóm làng nhờ viết điếu sớ mỗi khi có đình đám. Cải cách ruộng đất ông bị mang ra đấu tố và bắt giam. Nhưng ông chẳng có ruộng đất gì ngoài ngôi nhà nhỏ và mấy sào vườn, nên sửa sai hạ thành phần xuống trung nông. Cũng nhờ vậy, tôi được đi học trường sư phạm trên tỉnh. Học xong, tôi về quê theo nghề bố, ông giáo làng. Ngày đấy phong trào làm báo tường rầm rộ lắm. Báo cổ động cho hợp tác xã nông nghiệp, những điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt…đại loại tất tần tật từ bèo hoa dâu đến chuyện sinh đẻ có kế hoạch của chị em. Về khoản này, chẳng hiểu sao nó lại hợp với gu viết của tôi. Đều đều một ngày hoặc vài ngày tôi lại bắn ra một bài. Tên tuổi vang dội, thể là tôi được rút lên làm ông giáo trường huyện. Lên huyện, tôi tý ta tý toáy viết truyện ngắn, các bác thấy có liều không? Đề tài chủ yếu vẫn xào đi nấu lại những tấm gương lao động sản xuất giỏi, trong những phong trào thi đua yêu nước, tình yêu nam nữ do đoàn thể giới thiệu, thông qua tổ chức quản lý…