BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Ba, 22 tháng 6, 2021

ĐÊM QUỲNH HƯƠNG – Thơ Trần Mai Ngân


   
 

ĐÊM QUỲNH HƯƠNG
 
Đêm bung thùa mở toang những chiếc khuy
Nửa ánh sáng của vầng trăng soi tròn phập phồng nhịp thở
Gió cứ thế vội vàng lỡ dở
Chợt ngưng, chợt dừng… quỳnh hoa đang thổn thức
 
Đêm đã chìm… chìm sâu tận đáy sầu
Vỗ về con tim ngoan ngoan ngủ đi
Hơi thở vội trên rèm mi - xin lỗi!
Đoá quỳnh hương vừa nở hết xuân thì
 
Vẫn là đêm thức trắng mà sao đầy mộng mị
Vách lặng câm bàn tay buông một bàn tay
Rời đi, thì thôi vậy!
Ngoài cửa sổ cánh quỳnh hương xếp lại. Đêm đã qua đời!
 
                                                                    Trần Mai Ngân

THƯ GỞI CON TRAI NHÂN NGÀY LỄ CHA - Nguyễn Đức Tùng




Khi lên năm tuổi, một hôm con gọi điện cho ta nhắc rằng bảy giờ chiều hôm ấy có chương trình Jeopardy mà ta thích theo dõi, vậy ráng thu xếp về sớm. Ta cám ơn con về lời nhắc. Bất cứ cha mẹ nào khi nghĩ đến con, không phải chỉ nghĩ đến lời cám ơn của chúng dành cho mình, điều vẫn xảy ra, mà còn nghĩ đến lòng biết ơn của họ đối với con cái. Nhờ trẻ con mà chúng ta lớn lên, nhờ có chúng mà chúng ta được hạnh phúc làm người đi trước, che chở, chỉ đường. Nhờ có lời nhắc của con, hôm ấy ta về nhà sớm hơn mọi khi, mặc dù việc bận rộn, và có một buổi tối cả nhà cười phá lên trước cái ti vi vui nhộn, những câu hỏi hóc búa. Những cha mẹ đi làm việc bên ngoài thỉnh thoảng nên nhận được lời nhắc về nhà sớm như vậy, vì tuổi thơ mau chóng qua đi, khi bạn thu xếp được thì giờ thì bọn trẻ đã lớn, không cần chúng ta nữa. Ngày trước thỉnh thoảng cha của ta, tức ông nội con, vẫn dành thì giờ đạp xe chở con trai đi chơi nơi này nơi khác, hay từ nhà đến trường, từ trường về nhà. Thật là những kỷ niệm khó quên. Một lần lúc lên bảy tuổi, ngồi sau yên xe đạp mải ngắm cảnh vật bên đường ta đút bàn chân vào nan hoa xe, ngay chỗ xích xe đang quay. Bàn chân phải. Ta thét lên hãi hùng vì đau đớn. Ta ngã xuống, máu chảy đầm đìa trên da thịt, trên mặt đường. Cái xích xe đạp và những nan hoa đã nghiến qua mắt cá chân trong, kéo rách một mảng da thịt rộng. Cơn đau làm ta ngất đi.
 

Thứ Năm, 17 tháng 6, 2021

MẤY CẢM NGHĨ CUỐI NĂM VỀ TRANG WEB BLOG VĂN NGHỆ QUẢNG TRỊ - Nguyễn Bàng

Nguồn:
http://vannghequangtri.blogspot.com/2018/12/may-cam-nghi-cuoi-nam-ve-trang-van-nghe.html

 

Chỉ còn vài ba ngày nữa là năm 2018 sẽ hết và năm mới 2019 sẽ bắt đầu. Vậy là sắp hết một năm tôi thường xuyên đọc Văn Nghệ Quảng Trị, một trang mạng THUẦN TÚY VĂN HỌC NGHỆ THUẬT CỦA NGƯỜI QUẢNG TRỊ VÀ NGƯỜI YÊU MẾN QUẢNG TRỊ.


Tác giả Nguyễn Bàng


Những nhà sáng lập trang web đã chọn hình một hình ảnh đầy ý nghĩa làm trang bìa cho tờ báo. Đó là bức hình thành cổ Quảng Trị khiến vừa nhìn thấy, người đọc đã nhớ ngay ra đây là một toà thành đã được xây dựng từ đầu thời vua cha Gia Long nhà Nguyễn, rồi tiếp theo là vua con Minh Mạng, ban đầu đắp bằng đất đến năm 1837 thì mới được xây bằng gạch. Trong lịch sử thời phong kiến, thành Quảng Trị là là trung tâm chính trị, kinh tế, quân sự của tỉnh Quảng Trị, là tiền đồn quân sự quan trọng bảo vệ kinh đô Phú Xuân - Huế từ phía Bắc.
 

TÌM HIỂU THÊM VỀ XUẤT XỨ CÂU “NHẤT SINH ĐÊ THỦ BÁI MAI HOA” – Nguyễn Khôi


                                                          
 Ngày 5-6-2006 Nguyễn Khôi có viết bài : Câu đối “Nhất sinh đê thủ bái Mai hoa” có phải của Cao Bá Quát ? Bài viết có dẫn chứng theo “Như Kinh Nhật ký” thì là của Ngải Tuấn Mỹ tặng Nguyễn Tư Giản (năm 1868) nhân đi Sứ sang triều cống nhà Mãn Thanh.
 

DỌC ĐƯỜNG GIÓ BỤI, ĐOẢN KHÚC 51 - 55 (TRONG 100 ĐOẢN KHÚC) – Thơ Khaly Chàm


   

 
trích đoản khúc: dọc đường gió bụi
 
51.
mặc nhiên cảnh giới xô bồ
chạy trong ánh sáng nam mô mặt người
kính dâng thiên địa hoa cười
thần hồn đột quỵ nên lười nguyện kinh
 
52.
nhú mầm hoang tưởng hiển linh
tầm ma mọc nhánh nụ tình ngát hương
run tay chấp lạy vô thường
mặt trời trốn ngủ tuyệt đường như nhiên
 
53.
kính thưa: con mắt người điên
lang thang ý niệm chuông thiền tịnh không
mưu toan gom nắng chạy vòng
phơi khô dấu hỏi bão giông sóng tràn
 
54.
thổi bùng đóm lửa cười khan
tín điều trôi bám muôn ngàn tử thi
tay bung tóc gió thầm thì
hú vang khản giọng thấy gì trong mơ
 
55.
ban mai sương khói mịt mờ
phất phơ thần thức dật dờ như say
chỉ cần nhắm mắt một giây
lung linh nước mắt ngược đầy buồng tim
 
khaly chàm

SÀI GÒN LẬP HẠ - Thơ Lê Phước Sinh


                                               
               Nhà thơ Lê Phước Sinh
 

SÀI GÒN LẬP HẠ
 
Xe lơ thơ vài chiếc
vụng về kẻ đón đưa
Phố vùng vằng giả chết
dạt dờ buổi sớm trưa.
 
Chiếc Loa rè trước hẻm
báo tin chuyện giữa tuần
số người Cô-vi nhiễm
chẳng giảm lại tăng dần.
 
Đang gặp mùa trái bóng
cổ vũ quả túc cầu
hét la trong cửa sổ
vọng đèn soi đêm sâu.
 
Hạ về, thêm đốt lửa
biết mai Gạo đong đâu...
 
LÊ PHƯỚC SINH

VỀ CHỮ SĨ – Nguyên Lạc




I. VÀI HÀNG VỀ SĨ, KẺ SĨ
 
1. “Sĩ”, “kẻ sĩ” tức là “trí thức”, chỉ chung những người chủ yếu lao động bằng trí óc, bao gồm: Nhân viên kỹ thuật, thầy thuốc, thầy giáo, cán bộ nghiên cứu khoa học, những người hoạt động văn học nghệ thuật như nhạc sĩ, họa sĩ, văn sĩ …
Những người này thường được gọi là phần tử “trí thức” (Intellectual); hình thành một đội ngũ, một tầng lớp trong xã hội.
Cũng có ý kiến cho rằng: Vì đặc điểm của “trí thức” là lao động trí óc như nói trên, nên “trí thức” bao gồm cả những người ở tầng lớp thống trị.
Thời quân chủ, chữ Hán gọi “trí thức”“sĩ” , nhưng cũng gọi “quan”“sĩ”, có điều chữ viết khác nhau một chút: Quan – “ (thêm bộ nhân đứng một bên). Cho nên “trí thức”“quan” không xa nhau, thường nhập chung: Trí thức/ nho sĩ thi đậu thì làm quan.̣ (Thời nay không cần thi đậu cũng làm quan, nếu … có cần nói thêm không?- NL). Mạnh Tử gọi tầng lớp quan lại là người “lao tâm” còn người dân lao động là “lao lực” từ đó cho rằng “người lao tâm cai trị người khác, còn người lao lực thì bị người khác cai trị” (Lao tâm giả trị nhân, lao lực giả trị ư nhân – Mạnh Tử, Đằng Văn Công thượng).
 

CÒN VƯƠNG NẮNG HẠ - Thơ Nhật Quang


   

 
Còn Vương Nắng Hạ
 
Những con đường thắp đỏ màu hoa phượng vỹ
bỏ bùa lũ ve thổn thức rưng rưng
gió nghiêng chao cánh bằng lăng
ngõ phố em về
tinh khôi màu áo lụa
 
Trong veo lời gió
như những cánh bướm hồn nhiên dạo chơi
ươm lên giấc mơ… thời ngây dại
mưa Hạ rêu mờ mái trường cũ trầm tư
ướt nhoà trang lưu bút mực tím
như thầm thương thuở tóc xoã vai mềm
 
Mùa nắng xanh kỷ niệm…
che nghiêng vành nón thuở hoa niên
hàng me ru thềm nỗi nhớ!
bên anh quán vắng
rơi giọt buồn bâng khuâng
hương ban mai ngát ly cà- phê ấm
nghe Hạ về nhen hồng ký ức… còn vương.
 
                                                Nhật Quang
 

HƯƠNG XƯA – Thơ Đặng Xuân Xuyến


   
                               Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến


HƯƠNG XƯA
 
(Tặng Phượng yêu)
 
Vội về hội để cầu may
Mà neo ngơ ngẩn kẻ say nụ cười
Có còn trẻ dại non người
Để e tấp tểnh cái thời trăng non?
 
Hương xưa thì cứ tươi ròn
Và mưa cứ giọt giọt mòn giữa tim...
 
Hà Nội, 12 tháng 06-2021
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
 

Thứ Ba, 15 tháng 6, 2021

THI SĨ LÊ VĂN TRUNG – Nguyễn Thị Bích Hậu



Người trong hình là thi sĩ Lê Văn Trung, khi còn trẻ. Một trong những đặc ân của mùa dịch, là cho tôi thời gian nhiều hơn để đọc thơ. Những thi sĩ trên cõi mạng có không nhiều độc giả. Thường một bài thơ post lên chỉ có vài chục người like và vậy thôi. Vì có quá nhiều thứ để người ta quan tâm. Và trong khi lang thang trên mạng, tôi tình cờ tìm ra thơ của thi sĩ Lê Văn Trung, ông khá kín tiếng trong đời sống văn chương mà ta vẫn thấy trên đài hay báo. Nhưng thơ của ông rất hay và bút lực thì đầy sức mạnh.
 

NGÀY TẾT ĐOAN NGỌ NHỚ BÁNH TRÁNG CHÈ KÊ – Đinh Hoa Lư

Hôm nay đọc bài viết "TẾT ĐOAN NGỌ MỒNG 5 THÁNG 5 ÂM LỊCH" của Giáo Sư Nguyễn Châu, người thầy vừa là cố vấn trong Ban Chấp Hành Hội Đồng Hương Quảng Trị tại San Jose, tôi chạnh nhớ đến hình ảnh Bánh Tráng Chè Kê của năm mươi năm về trước.
 

Nếu nói nhớ bốn chữ "BÁNH TRÁNG CHÈ KÊ" quá da diết đi thì thật ra là sáo ngữ do thời này thiếu chi thức ngon vật lạ. Có một điều kẻ viết bài này xin thật thà thưa với bạn đọc là cơ hội ăn lại thứ vừa kể trên ngay tại xứ này thật khó làm sao!
 

Thứ Hai, 14 tháng 6, 2021

PHÊ BÌNH CUỐN SÁCH “ĐỂ ĐỜI” CỦA GS. NGUYỄN ĐĂNG MẠNH: “CON ĐƯỜNG ĐI VÀO THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN” - Trần Mạnh Hảo

Hãy xem GS. Nguyễn Đăng Mạnh “lập  thuyết”:“…phương pháp luận là lý thuyết về đối tượng nghiên cứu…”! GS. Nguyễn Đăng Mạnh thực chất đã không hiểu được nội hàm của khái niệm “phương pháp luận” và nội hàm từ “lý thuyết”; than ôi, thuyền đua, lái cũng đua, thấy người ta lập thuyết, mình cũng “lập thuyết”!


Tác giả bài viết Trần Mạnh Hảo

 
CON ĐƯỜNG ĐI VÀO THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT CỦA PHÊ BÌNH
 
GS. Nguyễn Đăng Mạnh có cậu học trò ruột là PGS. Đỗ Ngọc Thống lúc nào cũng bám theo thầy như một cái đuôi, như một tiểu đồng theo sau tiên ông kiểu: “Sau lưng theo một vài thằng con con”, để làm nghề bốc thơm thầy ngay cả khi thầy nói sai, viết bậy, khi thầy bầy ra trận đồ bát quái “Văn mẫu” tàn sát môn văn trong trường phổ thông. Trên FB của mình, PGS. Đỗ Ngọc Thống trong bài: “Những hồi quang” viết ngày 18-3-2017 vẫn tiếp tục hành nghề bốc thơm ông thầy vua văn mẫu như sau:
 
“Gần đây, thi thoảng tôi đến thăm GS Nguyễn Đăng Mạnh. Lần nào cũng thế, suốt buổi hầu như chẳng thấy thầy nói câu gì. Ông cứ ngồi im như một ngôi sao lặng lẽ giữa trời. Chợt nghĩ, ngôi sao ấy nếu mai này có lặn, chắc sẽ để lại hồi quang rất MẠNH. Ánh hồi quang ấy trước hết hắt lên từ những bài viết tuyệt hay, những ý tưởng độc đáo, những nhận xét, bình luận tinh tế, sắc sảo của ông. Hậu thế còn tiếp tục đọc, tiếp tục nghĩ về Nguyễn Tuân, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Xuân Diệu, Nguyên Hồng… thì người ta sẽ còn nhắc đến Nguyễn Đăng Mạnh.”
 
                      (Những ánh hồi quang - trích Fb của Đỗ Ngọc Thống)
                           https://www.facebook.com/thongdongoc?fref=ts

 
P. Giáo sư Đỗ Ngọc Thống

TẾT ĐOAN NGỌ MỒNG NĂM THÁNG NĂM ÂM LỊCH – Giáo sư Nguyễn Châu


Giáo sư Nguyễn Châu
 

LỄ HỘI VÀ NHỊP NGHỈ NGƠI CỦA CON NGƯỜI
 
Các nhà xã hội học Pháp đã nói đến ra hai nhịp trong cuộc sống của con người đó là NHỊP LÀM VIỆC và NHỊP NGHỈ NGƠI hay THỜI LAO ÐỘNG và THỜI GIẢI LAO. Nói nôm na thì hai nhịp sống đó là làm việc và nghỉ ngơi. Hai nhịp này thường nối tiếp nhau một cách tất yếu và rất tự phát, nghĩa là khi con người cảm thấy mệt mỏi trong công việc thì có khuynh hướng nghỉ ngơi.
 
Theo các nghiên cứu y học thì nhịp nghỉ ngơi rất cần thiết trong công cuộc lao động. Vì nghỉ ngơi là để sau đó, có thể tiếp tục làm việc lại một cách đều đặn. Trong lúc nghỉ ngơi, cơ thể có thời gian phục hồi (récupérer) những năng lượng đã mất.
 

MƯỢN THỊ VĂN, NGƯỜI VIẾT TRUYỆN TRANH VỚI ‘ÍT CHỮ, NHƯNG HIỂU NHIỀU’ - Trà Nhiên

BERKELEY, California (NV) – Nữ văn sĩ Mượn Thị Văn vừa xuất bản truyện tranh với tựa đề “Wishes” hồi Tháng Năm, nói về hành trình vượt biển của chính tác giả những năm đầu 1980, nhưng chỉ có vỏn vẹn 75 chữ vô cùng “ý nghĩa, súc tích, và đầy giá trị nhân văn.”

 
Nhà văn Mượn Thị Văn và cuốn truyện tranh nổi tiếng khác của cô, “Clever Little Witch.”(Hình: Nhân vật cung cấp)


Đây là cuốn sách ít chữ nhất của nữ nhà văn, được hai người thực hiện, cô và họa sĩ minh họa, với tổng cộng thời gian của hai người là bảy năm trời.
 

DỌC ĐƯỜNG GIÓ BỤI, ĐOẢN KHÚC 46 - 50 (TRONG 100 ĐOẢN KHÚC) – Thơ Khaly Chàm


    
                         Nhà thơ Khaly Chàm


trích đoản khúc: dọc đường gió bụi
 
46.
hồ nghi một thoáng hào quang
tắt trong vòm họng chảy tràn vi sinh
nghiến răng nghiệm chữ bất bình
tĩnh hồn mở cửa ngóng bình minh lên
 
47.
tàn phai nhan sắc tháp đền
hương hoa trú xứ cháy trên môi người
ngực trào mộ gió trùng khơi
tiền thân ngậm cuống mặt trời hôn mê
 
48.
choàng ôm hơi thở tìm về
người quê xám mặt lưỡi tê điếng hồn
nắng vàng sinh hạ hoàng hôn
di hài tỏa sáng sinh tồn bóng đêm
 
49.
xám ngày mưa rụng bên thềm
màu rêu dị dưỡng uống thêm giọt buồn
phù du mọc cánh rập khuôn
tan trong mắt khói lạnh nguồn mây bay
 
50.
lễ nghi chôn cất tháng ngày
trắng tinh thể vỡ bàn tay ngậm ngùi
niềm đau hóa giải khôn nguôi
ngữ ngôn ám tượng trượt xuôi xuống mồ
 
                                              khaly chàm
 

LOẠN BÀN VỀ MỘT BÀI NHẠC LÍNH - Nguyên Lạc

Laughter is the Best Medicine (Cười là liều thuốc vạn năng)

 
Nhạc sĩ Trúc Phương


VÀI HÀNG VỀ NHẠC LÍNH
 
Qua 70 năm âm nhạc Việt Nam trong thế kỷ 20, chúng ta có nhiều loại nhạc khác nhau. Lính ở đây là lính VNCH.
Nhạc lính, trước hết, nói về người lính, đã hẳn; mà cũng là nói về chiến tranh: Về một xã hội vùng vẫy để tồn tại, để thích nghi với hoàn cảnh bom đạn. Và mơ ước. Những gian khổ, nhọc nhằn, vất vả, tiếc nuối, buồn chán, thất vọng, cay đắng, tủi nhục cùng với ước mơ – những gì vô cùng đời thường, vô cùng dân dã, tất cả đều được bày tỏ qua lời ca mà không cần phải sử dụng một ẩn dụ xa xôi nào. Do đó, khác với nhạc đỏ – thứ nhạc nói chung thường mang tính tuyên truyền – nhạc lính đầy tính cách nỗi niềm và mang tính nhân bản rõ nét.
Có khá nhiều tác giả viết về người lính: Y Vân, Trần Thiện Thanh, Nhật Ngân, Nguyễn Văn Đông, Lê Dinh, Anh Bằng, Phạm Đình Chương, Lam Phương, Trúc Phương v.v… Trong số đó, Trần Thiện Thanh là nhạc sĩ viết nhiều nhất...

DÒNG HAY GIÒNG – Giáo sư Trần Huy Bích

Mời quý anh chị và các bạn đọc một bài viết khá thú vị của giáo sư Trần Huy Bích luận bàn về hai chữ "dòng" và "giòng", cách viết nào đúng chính tả hơn.

 
Giáo sư Trần Huy Bích (Việt Báo)


Chúng ta cùng biết các nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn viết “giòng sông, giòng nước”:
 
Nhất Linh: Giòng Sông Thanh Thủy
Tú Mỡ: Giòng Nước Ngược
Thạch Lam: Theo Giòng
 
Các nhà văn, trí thức lớp sau viết “dòng sông, dòng nước”:
 
Doãn Quốc Sỹ: Dòng Sông Định Mệnh (1959)
Nhật Tiến: Tặng Phẩm Của Dòng Sông (1972)
Đằng Phương Nguyễn Ngọc Huy: Dòng Nước Sông Hồng (viết 1945, in vào thi tập 1985) Ngô Thế Vinh: Mekong, Dòng Sông Nghẽn Mạch (2007)
 

Chủ Nhật, 13 tháng 6, 2021

TIỄN BIỆT NGƯỜI BẠN TÀI HOA LÊ CUNG BẮC – Võ Văn Cẩm



Mới hôm qua Trị báo tin.
“Anh Lê Cung Bắc đang thở oxy ở bệnh viện, chúng ta cầu nguyện cho anh vượt qua bệnh tật”.

Hôm nay nhận tin dữ.
“Anh đã bỏ đời ra đi, bỏ cuộc chơi mà bao lần hò hẹn, không ngoái đầu nhìn lại, không một cái vẫy tay, không nụ cười tiễn biệt, sự ra đi khác với mọi lần, vào lúc 1giờ 53 phút ngày 13/6/021 nhằm ngày 4/5 năm Tân Sửu tại Sài Gòn”.

MỜI RƯỢU – Thơ Trần Mai Ngân


  


MỜI RƯỢU
 
Mời mình chung rượu đêm nay
Đắng cay cùng uống cho say mình à...
Mối tình thơ ấu đã già
Đi qua năm tháng vẫn là còn nhau
 
Mình à! Đất thấp trời cao
Đôi ta giờ lại làm sao nỗi này
Khóc cười cũng lắm cũng tày
Khoảng cách đo đủ gang tay là cùng...
 
Mà sao xa vắng mịt mùng
Như hai chiếc bóng thắp chung đêm dài
Mình à! Ta uống cho say
Rượu hề sẽ dỗ những ngày ẩm ương...
 
Hôm nay rượu nói rằng thương
Vừa thương vừa giận đoạn trường đi qua
Mình ơi! Mắt nhạt mắt nhoà
Tôi say... nước mắt loà xoà ướt môi
 
Mời mình chung rượu mỗi tôi
Đêm nay chếnh choáng để ngồi cạnh nhau
Trái tim cuồng vọng vết đau
Những viên thuốc trắng nhiệm mầu cứu tôi!
 
                                            Trần Mai Ngân

DÂNG – Thơ Bùi Giáng


   
                       Thi sĩ Bùi Giáng


DÂNG
 
Đêm trần gian! Đêm trần gian!
Đêm mưa xuống biển, lạnh tràn lên non
 
Người sẽ hỏi: Vì sao con khổ?
Thuở trần gian con đau đớn những gì?
Giờ con muốn về đâu, con nói rõ
Dù nơi nào, Ta sẽ để con đi!
 
Con sẽ đáp: Từ xưa con biết
Sẽ có ngày đứng trước Chí Cao
Con đã định sẽ rồi con nói hết
Những u tình không giãi tỏ từ bao
 
Trần gian lạnh, con từng không chịu nổi
Người với người cứ làm khổ nhau luôn
Chiều trời đẹp gió về có thổi
Vẫn không ta những sầu tủi giận hờn
 
Con cũng thế và mọi người cũng thế
Những con người đáng lẽ yêu nhau
Tình có đến nồng nàn vô kể
Tình đã đi không nói hết lòng đau
 
Con đã thấy khắp nơi khắp nẻo
Diễn bao lần tấn thảm kịch nhân gian
Màu sắc đỏ hồng tươi đã héo
Nói làm sao những mộng thắm úa tàn!
 
Tuổi trẻ yêu thương ngó nhìn trong dạ
Một vườn hoa hồng cúc dậy lừng hương
Rồi cứ thấy dần dần cánh rã
Cúc theo hồng rơi rụng giữa mù sương
 
Con vẫn biết đời người nhỏ bé
Đau vô cùng, dù có cũng nên thôi
Nhưng bắt gặp những mấy lần nhỏ lệ
Hỏi vì sao cánh rụng lá hoa rơi?
 
Những đêm khuya con tìm chổ con ngồi
Xa bè bạn, để nhìn Trời ngó Đất
Con có hỏi "Đâu là Sự Thật?"
Lời của con thốt lại có nên lời...
 
Con đã ngó những mái đầu xanh tóc
Con đã nhìn những răng mọc trắng phau
Con đã định trong giờ vui đừng khóc
Chỉ lúc này, đừng tiên cảm mai sau!
 
Nhưng khó quá hết làm sao ray rứt
Khi nghĩ mình chính sắp phụ các em
Gió thổi mãi, tơ lòng con sẽ đứt:
Bàn tay con không đủ sức gắn hàn
 
Thân là máu, thịt và xương chia biệt
Quả tim mềm sao quá dễ tổn thương!
Tình cao quý vẫn là dây oan nghiệt
Ngắn vô cùng, lần phùng ngộ với vô biên...
 
Mồng ba Tết ra đường con gặp
Một trẻ em đi bán đậu phụng rang
- "Thầy mua giúp! Đầu năm, dịp Tết..."
Con mua nhiều, rồi nước mắt chứa chan
 
Vì con biết ngày Mồng ba một dịp
Không còn về cho bao đứa trẻ con
Bán đậu phụng hay lau giày lau dép
Đã lang thang đầu gối rụng mỏi mòn
 
Và khách rộng lòng, ngày mai sẽ hẹp
Sẽ tàn nhẫn vô cùng với tất cả các em
Mà con biết vẫn không sao trách được
Vì tim người cũng canh cánh một mũi tên
 
Con chỉ kể những tủi buồn riêng rẽ
Lời của con không đủ sức nói thêm
Những đau thương mênh mông như trời bể
Đương giày vò nhân loại suốt ngày đêm
 
Hỡi Thượng Đế! Cúi đầu con thưa lại
Ở trần gian ai cũng khổ liên miên;
Người đã dựng cảnh tù đày đạo mãi
Để làm gì! Cho sáng nghĩa Vô Biên?
 
Con có nghĩ ắt là phải thế
Một đôi lần con ghì siết hai tay
Nàng Thơ đẹp của trần gian ứa lệ
Bảo con rằng "Hãy nhớ lấy Phút Giây!"
 
Con hoan hỉ xin tạ lòng Thượng Đế
Ban hồng ân cho con nhớ nhiều ngày
Người đã hỏi vì sao con khổ
Muốn nơi nào, Người cho phép đi ngay.
 
Con xin đáp: Nơi nào cũng được
Miễn là đừng quá tủi lạnh lầm than
Một kiếp sống con lĩnh thu bài học
Xin đợi làn suối ấm tấm thân con
 
Nơi nào đó dù sao cũng được
Con muốn nhìn lại mặt những người thân
 
Từng đã khổ cùng con đã khóc
Từng đã vui chung cười một đôi lần
 
Gặp nhau lại ở nơi nào tùy Thượng Đế
Để chúng con có thể vui với nhau
Ngó lại mặt, mắt chúng con trào lệ
- Nhưng không còn là lệ của thương đau 
 
Con quỳ xuống, nhịp lòng con đứng lại
Con gục đầu tim thổn thức run run
Những lầm lỗi thuở nào con ghi lại
Người cầm giùm và xóa hết cho con
 
                                      BÙI GIÁNG
      (Trích trong tập “Chớp Biển”, 1996)