BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Sáu, 2 tháng 4, 2021

CHÙM THƠ “GỬI” CỦA LÊ VĂN TRUNG


   


GỬI CHÚT NẮNG VÀNG
 
Cho tôi gửi chút mây về phương ấy
Chút nắng vàng vòi vỏi một mùa đông
Và tình tôi vời vợi cõi mù sương
Tôi sẽ tan theo gió mùa đông bắc
 
Xin trải hết nắng hồn tôi ngũ sắc
Cho tóc người vàng rối một vườn xanh
Cho mắt người lóng lánh một màu trăng
Cho trắng xóa áo chiều bay trắng gió
 
(Ôi từ buổi áo người trôi qua phố
Đã trôi hoài trong nhung lụa tình tôi)
Xin nắng vàng tôi phủ ấm vai người
Xin nắng vàng tôi tô hồng môi ngọc
 
Xin nắng vàng tôi nhuộm tình lên tóc
Như thuở tình chưa vàng lạnh gió heo may
Như thuở hồn tôi ngào ngạt một hồn say
Trong đôi mắt: một mùa thu huyền thoại
 
Cho tôi gửi tình tôi thắm màu nắng mới
Xin trải vàng trên từng bước chiêm bao
Tôi giữ cho mình một nỗi nhớ xanh xao
Xin gửi hết trời Nam về phương ấy.
                       

KHÚC THÁNG TƯ, MƯA TỪ TÂM – Thơ Tịnh Bình


   
 

KHÚC THÁNG TƯ
 
Chờ những bông hoa tím phơi mùa hè lên cây
Đã lâu không thấy tiếng chim treo trên vòm lá xanh
Tiếng hót như làm mềm nắng phố
Như gợi mở khung trời trong veo
Thảng hoặc gương mặt phố nhìn tôi xa lạ
Ô cửa khép mãi trên tầng cao
Khúc tháng Tư ngủ yên loài ve nhỏ
Mặc loài cỏ vô tư xanh xao...
 
Hình như tiếng phố ú ớ trở mình trong giấc trưa
Bầy mưa rào chân sáo
Tung tăng chạy nhảy rồi lẫn vào đám mây trời vội vã
Hàng trăm lần lặp đi lặp lại
Điệp khúc mùa hè bắt đầu...
 
Trong giấc mơ vừa tàn hoa mộc miên
Buổi sáng thức dậy ngỡ lồng ngực nở ra tiếng hát
Vắt ngang phố tròn xoe lời chim mềm mại
Tháng Tư độ lượng
Gió mơn man trên khuôn mặt đang rất gần...
 

THỬ SUY NGHIỆM VỀ “CUNG THỤY DU” TRONG BÀI THƠ “KHÚC THỤY DU” CỦA TRẦN MAI NGÂN – Châu Thạch





KHÚC THỤY DU
 
Em biết
Trăng Thu huyền ảo lắm
Càng chạy tìm - càng xa
Bóng trắng cứ sáng loà
Cung Thuỵ Du ảo mộng...
 
Em biết
Trong khúc quanh đồng vọng
Dư âm của dấu yêu
Dù rất rõ một điều
Là không hề có thật!
 
Em sống trong tất bật
Ngày đêm đan xen nhau
Những dư vị ngọt ngào
Tặng trao lời đường mật...
 
Em biết và em sống
Trong từng sát na yêu
Nghe hương đời tan biến
Rót trong nhau đủ điều!
Em biết và em sống!
Em biết và em sống! 
 
             Trần Mai Ngân
 

  
                      Nhà bình thơ Châu Thạch


THỬ SUY NGHIỆM VỀ “CUNG THỤY DU” TRONG BÀI THƠ “KHÚC THỤY DU” CỦA TRẦN MAI NGÂN  
                                                                                           Châu Thạch
 
Thụy là ngủ, du là đi dạo chơi, vậy thụy du là nằm ngủ mà mơ thấy mình đi chơi.  Theo nghĩa Hán Việt, “Khúc Thụy Du” là một khúc hát về giấc ngủ, cái chết, hoặc một chuyến đi dài.

Thứ Năm, 1 tháng 4, 2021

MỘT HIỂU LẦM ĐÁNG TIẾC VỀ BÀI THƠ "PHƯƠNG XA" CỦA VŨ HOÀNG CHƯƠNG – Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


Một Bài Thơ Lạ
 
Tình cờ đọc được bài thơ của anh Trần Vấn Lệ trên Facebook. Bài thơ có cái tựa hơi “điệu”: Bạn Có Thể Xé Quăng Bài Thơ Này Không Ạ?  Điểm chính của tứ thơ là 2 câu thơ của thi sĩ Vũ Hoàng Chương:
 
“Lũ chúng ta lạc loài dăm bảy đứa                                            
Bị quê hương ruồng bỏ giống nòi khinh”
 
Thi sĩ họ Trần có vẻ không hài lòng với cách phát biểu “đụng chạm” của thi sĩ họ Hoàng.
 
Đây là nguyên văn bài thơ:
 
BẠN CÓ THỂ XÉ QUĂNG BÀI THƠ NÀY KHÔNG Ạ?
 
Vũ Hoàng Chương cầm bút
Viết hai câu thế này:
 
"Lũ chúng ta lạc loài dăm bảy đứa
Bị Quê Hương ruồng bỏ giống nòi khinh!"
Ai đọc không giật mình?
Dân ta không thình lình
Chịu một cơn nội chiến!
 
Bốn Ngàn Năm Văn Hiến
Thành một con số không!
Vũ Hoàng Chương chắc ngông?
Chúng ta đều chắc dại?
 
Ai nhận phần sai trái
Làm Đất Nước tan hoang?
Cuôc chiến nào vinh quang?
Bắc Nam chăng? Giải Phóng!
 
Lá cờ bay gió lộng.
Đồng vọng tiếng chuông ngân...
Những cánh buồm gió căng.
 Những lòng người xẹp lép!
 
Ôi chao một đôi dép,
Một đôi mà chia hai...
Lũ chúng ta lạc loài,
Anh em nhìn lạ hoắc!
 
Vũ Hoàng Chương người Bắc
Mà không về Cố Hương!
Bao nhiêu người lạc đường
Chạy vào Nam trú ẩn?
 
Hoàng Giác tìm tổ ấm
Bằng bài ca Chiêu Hồi!
Đã qua chưa một thời...
bốn phương thành tám hướng?
 
Nguyễn Cao Kỳ biết ngượng
Về chết không chỗ chôn!
Phạm Duy có gây ồn,
Về, ngậm cười vĩnh viễn...
 
Bốn ngàn năm văn hiến
Bốn ngàn năm... một ngày!
Vũ Hoàng Chương loay hoay
Viết hai câu đứt ruột!
 
"Lũ chúng ta lạc loài dăm bảy đứa
Bị Quê Hương ruồng bỏ giống nòi khinh"
 
Một giang sơn tan tành 
Đếch có ai trách nhiệm!
Niềm vui ngày một hiếm
Nỗi buồn ngày thênh thang!
 
Bạn có thể xé quăng
bài thơ này, không ạ?
Cho tôi hôn trên má
một miếng... buồn lê thê!
 
                   Trần Vấn Lệ
 

TRẦN MỘNG TÚ, MÌNH EM MỘT NGÔN NGỮ - Nguyễn Đức Tùng


Nhà thơ Trần Mộng Tú


Sức mạnh của một bài thơ nằm ở các chi tiết. Các chi tiết này cần phải được tả lại một cách sống động, với những màu sắc, vị trí, âm thanh, mùi vị của chúng. Đó chỉ là công việc của người làm thơ. Về phía mình, người đọc thơ cũng làm công việc của họ: bạn phải hình dung được nhân vật ấy, buổi tối ấy, ngửi được mùi máu, nghe được tiếng đọc kinh, nhìn thấy khung cảnh ấy. Khiếm khuyết từ một trong hai phía, nếu xảy ra, bài thơ sẽ thất bại.
 
Em gửi cho anh
ly cà phê buổi tối
mùi ngô non
nướng dưới cột đèn
 

Thứ Hai, 29 tháng 3, 2021

ĐỪNG THỀ - Thơ Đặng Xuân Xuyến


   
 

ĐỪNG THỀ
(Tặng Trần Hải Sơn)
 
Đừng khắc lời thề lên đá
Thời gian mưa nắng bào mòn
Lấy ai làm chứng nhân.
 
Đừng vẽ lời thề trên cát
Sóng duềnh dan díu bước chân
Tình nhân thành kẻ lạ.
 
Đừng ghim lời thề vào lá
Tuyềnh toàng đám gió mồ côi
Lời yêu nghe đắng vội.
 
Hãy nghe vọng tiếng con tim!
Hãy thở nhịp đập trái tim!
Hãy đặt trong tim lời thề!
 
Hà Nội, ngày 18 tháng 02.2017
ĐẶNG XUÂN XUYẾN 

CHÙM THƠ NGUYÊN LẠC


  
                          Nhà thơ Nguyên Lạc


PHÙ VÂN
 
Phù vân. thì đã phù vân!
Làm sao giữ được một vầng mây trôi?
Thì thôi. người hỡi thì thôi
Cõi riêng đời đó chia đôi ta đành!
 
 
CÓ GÌ ĐÂU?
 
Lưng trời mây trắng vẫn bay
Hoa nào mà chẳng phôi phai theo mùa?
Có gì đâu nghĩa đợi chờ?
Mà đêm trăng biếc mà thơ não nùng?
 
 
VÔ ĐỀ 1
 
Nam mô thế giới ta bà
Cảm ơn Phật, Chúa cho ta yêu người
Ví bằng vắng mất nụ cười
Chắc rồi ai cũng ... bỏ đời đi tu!
 
 
VÔ ĐỀ 2
 
Nhân sinh một giấc mộng dài
Giật mình tỉnh thức tiếng ai đang cười?
Có em bên giấc mộng đời
Mùa xuân lại đến ngàn lời chim ca!
 

Chủ Nhật, 28 tháng 3, 2021

NGHỀ LÀM RẪY NÚI ĐẤT NÚI BỂ HÀM TÂN, BÌNH THUẬN – Đinh Hoa Lư


Tác giả Đinh Hoa Lư
 

"Gánh cực mà đổ lên non.
Còng lưng mà chạy cực còn chạy theo"
                                                (ca dao)
 
Cũng như số phận không biết bao nhiêu người đồng cảnh ngộ khác, nghề rẫy bái, tiều phu không phải là căn kiếp của tôi. Vì miếng ăn, những ngày tháng đó tôi phải lăn lộn vào rừng kiếm sống. Tiếng là để 'nuôi vợ đợ con' nhưng 'thành phẩm' làm ra từ rừng chẳng khá chút nào. Đã thế cái số 'khốn nạn' đen đúa cứ đeo mãi tôi khiến tôi càng không làm ra 'cơm cháo' gì ?
 
Câu chuyện CÁI RẪY LUỘC này là câu chuyện thật của tôi hay của bao lưu dân Quảng Trị từng sống tại vùng nông thôn rẫy núi thuộc xã Sơn Mỹ, Huyện Hàm Tân cách đây hơn 4 thập niên. Câu chuyện kể lại tôi chẳng cần thêm mà chẳng bớt. Tôi muốn  viết ra trước là mua vui hay phác họa cho bạn đọc nào chưa từng sống ở vùng nông thôn sau 1975 để có thể hình dung.
 
Cuối hết trong chừng mực nào đó, người viết mong ước dùng bài viết mà vẽ lại một hình ảnh kỷ niệm làm lưu cảo cho đời mình cùng thế hệ sau này đang sống trong khung cảnh đổi thay từ nhà cửa đường sá cho đến mọi vấn đề khác đều thay đổi rất nhanh trong nền KINH TẾ THỊ TRƯỜNG hiện tại.
 
                                     Đinh Hoa Lư tái biên từ bài ‘Cái Rẫy Luộc’
                                                            (28/3/2021)

 
Vị trí núi Đất trong bản đồ Hàm Tân (Bình Thuận)


Khi nào cũng vậy, lúc trời sắp chuyển vào mùa mưa, cánh rừng hoang càng về trưa càng oi bức hơn. Quá ngọn Mây Tào trong kia, hướng Long Khánh - Biên Hòa, sấm chớp với những cụm mây đen xa xa cũng đủ tỏ dấu hiệu mùa mưa đang đến. Phía rừng Bình Tuy này, thiên hạ còn lo dồn hết công sức dọn những cái rẫy mới đốt để đón những hạt mưa đầu mùa.

THƯƠNG... – Thơ Phan Quỳ


   
                        Nhà thơ Phan Quỳ


THƯƠNG...
 
Thương tôi một phiến lá sầu,
Thương dòng sông lặng bên cầu thiết tha.
Thương trăng bóng nước la đà
Thương tình thoáng gợn theo tà hương bay.
Thương tôi chiếc bóng hao gầy
Bên song ngàn nỗi vơi đầy thế nhân.
Thương thêm một chút ngập ngừng
Khẽ khàng rơi rụng giọt gần giọt xa.
Mắt môi mặn chát nhạt nhoà
Thương bàn tay mỏng còn là chiêm bao.
Tôi về thương mấy hư hao
Thương làn mây lạc, thương sao một mình
Tôi về thương cả sinh linh
Cho tôi gởi hết tâm tình gần xa...
 
                                     Phan Quỳ

CHÙM TỨ TUYỆT THÁNG 3/2021 - Thơ Nguyễn Khôi


   
                   Nhà thơ Nguyễn Khôi
 

CHÙM TỨ TUYỆT THÁNG 3/2021
 
"Dịch Covid, Xuân vẫn tươi khởi sắc"
                   
*1- Sau Đại hội... chuyển giao Ê kíp mới
"Kinh tế xanh" là mũi nhọn đầu tàu
Nguyễn Văn Nên ở Thành Hồ xốc tới
Cho bầy đàn " sâu Chúa" vô Lò thiêu.
                            
*2- Biden vừa đăng quang đã 3 lần ngã rụi
Thấy Putin, chú Tập (khỏe) đủ run rồi
" Đài Loan" đấy, có lực tài bảo vệ ?
Bá chủ này... Trung Cộng gắng lên ngôi.
                              
*3- Mừng khôn tả lại được mùa Nam Bộ
Né mặn phèn "lúa, tôm, cá" bội thu
Con Covid rập rình bên Căm pốt
Mong vaccine ta chế... nóng lòng chờ.
                               
*4- Giãn phong tỏa... cho chùa Hương lễ hội
Vạn người cuồng đến Tam Chúc cầu xin ?
Thời mạt pháp xây chùa kinh doanh Phật
Văn hóa lùn... cần chấn chỉnh, tiến lên...
                               
*5- Xuân đang đẹp, Văn đàn chừng đột ngột
Cỡ "Văn hào" Nguyễn Huy Thiệp từ trần
Đám tang ĐẸP gây bao người xúc động
Thật vinh quang... bõ viết những trang Văn.
 
                                       Hà Nội, 27-3-2021
                                        NGUYỄN KHÔI

Thứ Bảy, 27 tháng 3, 2021

ĐỘC HÀNH CA – Thơ Trần Huyền Trân


Nhà thơ Trần Huyền Trân
(Ký họa của Bùi Xuân Phái)


ĐỘC HÀNH CA là bài thơ của Trần Huyền Trân, chưa được công bố đầy đủ bao giờ (theo lời giới thiệu của Phạm Thị Hòa).
- Trần Huyền Trân tên thật là Trần Kim, sinh ngày 13-9-1913 tại Hà Nội, quê làng Nhân La, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Từ năm 1939, ra báo "Bắc Hà" và viết cho: Phổ thông bán nguyệt san, Tiểu thuyết Thứ Bảy, Truyền Bá, Ích Hữu....Từ năm 1945 chuyên làm kịch. (Năm 1948: Trưởng ban Ca kịch Nha Thông tin Việt Nam; 1957: Thường vụ Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam)
.Tác phẩm: Thơ Trần Huyền Trân (Thâm Tâm đề tựa) chưa in; Rau Tần...
 

  


ĐỘC HÀNH CA
 
Ớ kìa! thiên hạ đang say!
Ớ nghìn tay nắm nghìn tay đang cười
Nhớ người nhạt thếch rượu đời
Tay vo chỏm tóc ta ngồi ta ca
             
Tình tang lỗi nhịp mình ta
Thương về đầu bạc xót xa má hồng
Đèn chong ai vợ không chồng
Võng đưa ai mẹ bế bồng không con
Nằm đây thép rỉ sơn mòn
Cái đi mất mát cái còn lần khân
Cúi đầu bóng rét vương chân
Ngẩng lên đã đụng trời xanh trên cành
Không vui sâu cỏ không đành
Mà cười nghe chửa ngọt lành trái mơ
Đã toan ném bút, vùi thơ
Thỏng buông tay áo sợ dơ dáng đời
Trót thừa ừ ngược ừ xuôi
Chút thân tâm sự ra người hát ngao
Giao tình rợp chén chiêm bao
Ngựa Hồ thôi gió bão nào đạp chân
Đây người áo đỏ tầm xuân
Đấy đi tang trắng mấy lần trùng quan
            
Không dưng rét cả dây đàn
Này cung dâng áo ngự hàn là đây
           
Đêm nay cùng đổ bụi giầy
Miệng cười ha hả, thơ mày rượu tao
Say đời nhắm lẫn chiêm bao
Thơ ra miệng dại sầu vào mắt điên
Đầu bồng khí núi đang lên
Sá gì bóng tối đắp trên thân còm
Gặp thời xô xát nước non
Ta trôi người chảy lòng còn ngó theo
Đưa nhau qua bữa cơm nghèo
Đứa sầu gào rượu, đứa nheo mắt cười
Vung tay như vạch ngang trời
Bảo rằng đâu nữa cái thời ngất ngư
Chén mồi dù hắt ưu tư
Sao cho ráo được gió mưa lội lầm
Cõi ngoài trăm họ muôn dân
Sống trong rau cỏ vẫn thầm khóc than
Sao ta lỳ mãi ruột gan
Đời ai mắt sáng hơn vàng mà mong
Chẳng nghe đỏ khé sông Hồng
Sóng ngàn xưa vẫn động lòng ngàn sau
Chẳng nhìn bóng đá thâu thâu
Non Lam như kẻ gục đầu còn thương
Chẳng hoài thóc giống vất vương
Giếng khơi lấp mạch, cây vườn rụi hoa
Trách nào trái rụng sương sa
Cốt muôn trẻ đắp muôn già càng cao
Mồ hôi làm suối chiêm bao
Nguồn sinh vô lượng đổ vào vô biên
                  
Lũ mình rắp hận thành điên
Cái câm thuở ấy cười lên thuở này
                
Thế rồi thí bỏ rủi may
Đứa giam cõi bụi đứa đày rừng sâu
Vai cày chẳng kẻo thân trâu
Giong xe chẳng kéo tóc râu làm bờm
Nẻo về chật chội áo cơm
Dặm đi lại động từng cơn lá rừng
Lòng ta không sóng không dừng
Thơ vang lại vướng mấy tầng cửa quan
Ngẫng thì núi quấn mây tang
Kìa đông lửa cháy, kìa nam khói mù
Trời xanh như cỏ trên mồ
Đời hoang chôn cả xuân thu một thời
Nghêu ngao cho sập tháng ngày
Khề khà cho ráo hận đầy từng hơi
Chiều nay nâng chén lên môi
Không dưng tưởng nhấp máu người tanh tanh
Cung tay ném chén tan tành
Nghe vang vỡ cái bất bình thành thơ
 
Cố nhân! Ới hỡi người xưa
Dọn đi tâm sự
Ðẩy mưa về rừng!
 
                                          Khâm Thiên 1940
                                           Trần Huyền Trân
 

               Bài thơ "ĐỘC HÀNH CA" trên trang báo  "TUẦN TIN THANH NIÊN"
 

THÔN VÔ ƯU NGÁT HƯƠNG ĐỜI – Thơ Nhật Quang


   

 
Thôn Vô Ưu Ngát Hương Đời
 
Mây hồng vương nhẹ mùa hoa
Vòm xanh chim hót mượt mà phố quen
Vườn ươm thơm thoảng hương sen
Dịu dàng…ngát nụ cười em thật hiền
 
Vai mềm nón lá nghiêng nghiêng
Anh như khao khát chung chiêng xuân ngời
Vấn vương khoảnh khắc lên ngôi
Chút tình rót lại - tim bồi hồi …say
 
Tháng Ba lãng đãng trời mây
Thôn Vô Ưu* gợi đong đầy niềm thương
Về đây hoa lá đơm hương
Buông sầu cõi tạm vô thường…trầm luân
 
Vô ưu giữa cõi định phần
Tiếng cười hạnh phúc ru ngần ước mơ.
 
                                         Nhật Quang
 
* Thôn Vô Ưu: Điểm dã ngoại, cà phê sân vườn tọa lạc tại P. Thạnh Xuân - Q.12 - TP. HCM.
                                                 

CHUYỆN VỀ “BẠN” NGUYỄN THANH LÂM – Đặng Xuân Xuyến


Nhà ứng dụng Kinh Dịch Nguyễn Thanh Lâm


Năm kia, muộn hơn chặp này khoảng mươi ngày thì phải, lão đến nhà thi sĩ Nguyễn Thanh Lâm chơi. Anh em lâu ngày mới gặp nên có nhiều chuyện để nói, nhưng chuyện gì thì chuyện, hai anh em cũng quay về chuyện Tử Vi lý số, xem thời gian tới bố con lão nên làm những gì và tránh những gì.