BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Năm, 3 tháng 12, 2020

CẦN THƠ NIỀM NHỚ – Thơ Nguyên Lạc

 
 

CẦN THƠ NIỀM NHỚ

1.
Cần Thơ tôi nhớ lắm
Cần Thơ kẻ "cơ thần" [1]
Cần Thơ ven sông Hậu
Cần Thơ tuổi thanh xuân
 
Cần Thơ Phan Thanh Giản
Ngôi trường bạn thân quen
Cần Thơ Đoàn Thị Điểm
Ngôi trường của tình nhân
 
Đón đưa giờ tan học
Quán chè băng ngang đường
Ly chè ngọt đậu ván
Líu lo lời yêu thương
 
Nhớ con đường Cái Răng
Nhớ ngôi trường đại học
Cần Thơ phân khoa Luật
Giảng đường khu Văn khoa
 
Ai điệu đà cận mắt
Lụa cúc nghiêng chiều tà
Mắt liếc môi son mỉm
Chết điếng người đợi chờ
 
Đêm Ninh Kiều đèn mờ
Công viên kẻ lại qua
Bạn gặp đùa vui hỏi
Ai bên cạnh vậy ta?
 
Làm sao mà quên được
Câu mời gọi thiết tha
Cô bán mía duyên dáng
- Mía lau ngọt lắm nha!
 
2.
Bao năm rồi xa xứ
Từ cuộc thế bể dâu
Lá đời bay vạn nẻo
Cuồng nộ cơn ba đào!
 
Mang theo hồn thơ cổ
Và ân tình thanh xuân
"Cùng một lứa bên trời
Khóc kiếp đời lận đận" [2]
 
Đêm đông miên vắng nguyệt
Huơ tay ôm chăn nhàu
Trăng đâu mà vấn hỏi
Cần Thơ tôi ra sao?
 
Tha hương còn gì đâu?
Ngoài chút nhớ ngọt ngào
Cần Thơ thời yêu dấu
Biết làm sao làm sao?
 
3.
Cần Thơ tôi nhớ lắm
Bè bạn một thuở nao
Cố nhân tôi nhớ lắm
Ngôi trường, quán chè nào
 
Cần Thơ tôi nhớ lắm
"Đêm không ngủ" xôn xao
Lời ca bừng ánh lửa
Môi son đỏ tình nào
 
"Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương
Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm
Nếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương" [3]
 
4.
Tôi mất rồi Cần Thơ
Từ ngày đổi màu cờ
Lưu vong đời cơm áo
Thời gian mòn mộng mơ!
 
Bạn bè giờ ra sao?
Cố nhân ơi phương nào?
Chong đêm hồn cố lý
Nhớ Cần Thơ có nhau
 
Đêm mắt đầy cô lữ
Nến lệ khóc nguyệt mờ
Vọng Cần Thơ một thuở
Điệp khúc trầm thống đau!
 
Lữ khách đêm giá lạnh
Ôm Cần Thơ vào lòng
Hồn Cần Thơ hoài ấm
Thiên thu vẫn mãi không...
 
                      Nguyên Lạc
..........
 
[1] Xứ Thủ Đức năm canh thức đủ / Kẻ cơ thần trở lại Cần Thơ/Tương tư hồn mộng dật dờ/Đành nào em nỡ buông lờ quên nơm- Ca dao
[2] Đồng thị thiên nhai luân lạc nhân / Cùng một lứa bên trời lận đận - Bạch Cư Dị/ Phan Huy Thực
[3] Tự Nguyện - Nhạc lời Trương Quốc Khánh - Xin nói rõ kẻo hiểu lầm: Tác giả chỉ chú ý đến ý nghĩa đẹp của lời ca, còn về vụ chính trị của nhạc sĩ Trương Quốc Khánh thì không bàn đến. (Ông được cho là phản chiến) 

 

CỨNG PHỐ NGHẸT ĐƯỜNG – Thơ Lê Phước Sinh

 
  


CỨNG PHỐ NGHẸT ĐƯỜNG
 
Con Mãng Xà khổng lồ
Xanh, Đỏ phì phò thở
Sáng Chiều Tối ăn no
Bành thân trườn - cằn - bò...
 
Thỉnh thoảng phải “thông nòng”
Phố Xá tựa “thông súng”
 
                          Lê Phước Sinh
 
* Kẹt cứng ở  Ngã 4  Trường Chinh - Tây Thạnh, Tp. HCM.

 

TRỌNG HIỀN TÀI - Đức Hạnh và thi hữu

 
        


TRỌNG HIỀN TÀI
 
Ngài Trump trải mộng ngát hương đời
Nghĩa khí oai hùng tỏa mọi nơi
Đạo đức công bằng sinh lẽ phải
Tình yêu sáng tỏ đọng muôn thời [*]
Khai nguồn thiện mỹ ngời chân lý
Triệt gốc gian tà đẹp biển khơi
Mạnh mẽ tiêu trừ quân giả dối
Lời ông đã phán chẳng sai lời..!                               
 
                                 Đức Hạnh
                                25 11 2020

 [*] Sau 47 năm chờ đợi, TT Donald Trump đã làm nên lịch sử khi diễn thuyết tại Tuần Hành Bảo Vệ Sự Sống.TT Trump đã ký sắc lệnh luật cấm phá thai trong ngày đầu tiên ở cương vị Tổng thống Mỹ.

 

THƠ HỌA: 

 
THỂ HIỆN TÌNH YÊU
 
Thể hiện tình yêu thắm nghĩa đời
Thi hành sự sống tỏa nhiều nơi [*]
Trần gian ngưỡng mộ vui ngày mới
Thế sự hoài mong thỏa những thời
Tưởng việc vì dân gìn lẽ phải
Trao nguồn lập nước giữ ngàn khơi
Thương Trump ứng cử không vì lợi !
Thực tế người ta đã tỏ lời…
 
                                  Hạnh Trương
                                    25 11 2020
 
[*] 16/07/2020 KINH TẾ MỸ tạo thêm 5 TRIỆU CÔNG ĂN VIỆC LÀM trong tháng 6 - cao nhất LỊCH SỬ NƯỚC MỸ 

 

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2020

DƯỜNG NHƯ MÙA ĐÔNG ĐI NGANG QUA... – Thơ Trần Mai Ngân


   

 

DƯỜNG NHƯ MÙA ĐÔNG ĐI NGANG QUA...
 
Dường như có mùa đông đi ngang qua
Dường như tiếng chim hót rất thật thà
Và dường như giống hệt ngày hôm qua
Ngày ta có nhau dòng sông im lặng...
 
Dường như thu bỏ đi nên giá lạnh
Đôi tay em tê cóng tháng mười hai
Chỗ đất thơm nay còn dấu chiếc hài
In thật đậm lần nhón chân run rẩy...
 
Mùa đi qua - mùa ân tình phụ rẫy
Tháng mười hai thôi tưởng tiếc làm gì
Xuân hay Thu làm hoen úa xuân thì
Nên gãy cánh thần tiên đêm mộng ảo
 
Tháng mười hai đã không còn giông bão
Lòng yên nguôi thanh thản đón mùa đông
Chợt nhận ra đời là những sắc không
Xuân Hạ Thu Đông... rồi xuân trở lại...
 
Thức đêm nay viết tròn bài dạ khúc
Cho tình em... và chúc phúc tình anh
Xin cây đời hoa lá mãi đẹp xanh
Mừng tuổi mới anh nơi xa hạnh phúc!
 
                                   Trần Mai Ngân

 

THI SỸ HUY TƯỞNG PHƯƠNG HUYỀN MỘNG – Tâm Nhiên


Nhà thơ Huy Tưởng và nhà thơ Bùi Giáng


Từ Nguyễn Du đến Bùi Giáng, lục bát Việt Nam đã tạo nên một bước đi tân kỳ, một bước nhảy ngoạn mục, rung lên những tiếng thơ tự tình giữa trường mộng nhân sinh, nỗi ngậm ngùi nhân thế với niềm xao xuyến, bồi hồi. Rồi tiếp nối trên những bước đi song hành cùng lục bát, rạt rào bao sóng vỗ ngân nga, hòa âm thâm thiết với những tâm hồn quá đỗi tiêu sái như Hoài Khanh, Nguyễn Đức Sơn, Hồ Dzếnh, Phạm Thiên Thư, Huy Cận, Trần Xuân Kiêm, Huy Tưởng, Vũ Hoàng Chương… Đặc biệt Huy Tưởng, riêng một cõi trời thơ Mười Phương Tố Vọng phiêu diêu giữa Phương Chiều:

        Trũng hai mắt vọng bia đời
       Cổng tồn sinh mở mù khơi nắng tà
       Lòng tay nát mộng châu sa
       Phương chiều bãi quạnh mưa qua bến mình
       Nghiêng tầm con mắt soi kinh
       Vẳng nghe tâm lặng hồn chênh chếch về
       Phôi thu rụng lá mây đè
       Phiền ban sơ dậy đất se sắt lòng
       Im nghe thác máu loạn dòng
       Trôi phiêu lạc giữa vô cùng mộ Không
 

BÀN VỀ “ĐỌC LẠI NGƯỜI XƯA, BÀI 3” THƠ VŨ HOÀNG CHƯƠNG - Châu Thạch


Thi sĩ Vũ Hoàng Chương


ĐỌC LẠI NGƯỜI XƯA (3)
 
“Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng”
                                           Thôi Hộ
 
Ngày này xưa cổng này đây
Hoa đào má đỏ cùng lây ánh hồng
Đã ngưng một điểm thời không
Mở ra ngoài phía chiếc lồng thiên cơ
Đón vào sâu tận cõi bờ
Chưa ai vào được hay mơ được vào
Chợt nghe má đỏ hôm nào
Cười lên từ cổng hoa đào nhặt thưa
Cổng ơi mở cũng bằng thừa
Đừng tin kích thước gởi vừa Đường thi
Chàng Thôi ngắm hảo rồi đi
Một khung chết đứng mong gì ngàn sau.
 
                                 Vũ Hoàng Chương
 

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2020

LỜI TỰ THUẬT CỦA THI SĨ HỮU LOAN (1916 - 2010)



Xin giới thiệu bài tự thuật của Hữu Loan. Bài viết rất cảm động vì sự chân thành, vì tình người, tính người. Nhờ đó ta có thể cảm nhận một cách sâu sắc nhất nỗi bất hạnh, cái lãng mạn và bi tráng của một thời đại tao loạn. Trong đó mỗi số phận cá nhân đều chứa đựng những bi kịch đau đớn của lịch sử.
Có những người trong đời làm đến hàng trăm bài thơ được đăng trên nhiều báo nhưng chưa chắc ai còn nhớ nổi đến một câu thơ. Còn Hữu Loan thì với chỉ vài chục bài thơ, trong đó có bài Đèo Cả và đặc biệt là Màu tím hoa sim, cái tên Hữu Loan cùng bài thơ đã đi vào lòng người của biết bao thế hệ.
Bài thơ Màu tím hoa sim được hai nhạc sĩ phổ thành nhạc: Phạm Duy và Dũng Chinh. Bài của Dũng Chinh có tựa đề là "Những đồi hoa sim", với điệu bolero. Còn ca khúc thứ 2 là của Phạm Duy có tên là "Áo anh sứt chỉ đường tà" thì nổi tiếng hơn rất nhiều.
Mời các bạn đọc lại bài thơ nổi tiếng này qua lời tự thuật cảm động của chính tác giả.
 
 
MÀU TÍM HOA SIM
 
Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh
Tôi người Vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
nàng không đòi may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh
bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
thì thương
người vợ chờ
bé bỏng chiều quê…
 
Nhưng không chết
người trai khói lửa
Mà chết
người gái nhỏ hậu phương
Tôi về
không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh
Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
không được nghe nhau nói
không được trông nhau một lần
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
một mình đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa…
 
Một chiều rừng mưa
Ba người anh trên chiến trường đông bắc
Được tin em gái mất
trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về
cỏ vàng chân mộ chí
 
Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau
Chiều hoang tím có chiều hoang biết
Chiều hoang tím tím thêm màu da diết
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu…
 
Màu tím hoa sim, tím tình trang lệ rớm
Tím tình ơi lệ ứa
Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành
Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn
Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím
Tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu
Áo anh nát chỉ dù lâu…
 
Hữu Loan
(1949, khóc vợ Lê Đỗ Thị Ninh)
  

Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2020

PHÍA EM, HỎI ANH, HUẾ MÃI YÊU THƯƠNG, TRĂNG MƯỜNG GIANG, ĐÔI NGÃ – Thơ Phạm Ngọc Thoa


    


PHÍA EM !
 
Chưa đi hết
kiếp nhân gian
Mà hồn thơ đã
nhuộm vàng cõi thơ
Sương giăng
trùng điệp xa mờ
Mà thương
tháp tuổi dại khờ chồng chân
 
Thoáng ngờ nghệch
Dáng xưa gần
Tình ơi !  lá đổ hiên sân
Cạn đêm
rồi cũng hóa thành
chiêm bao
Trời xa lắc
kẻ phương nào
Lõng vòng tay ấm
rớt vào hư không
 
Miên man
trái đất nữa vòng
Cùng trong hoàn vũ
đôi dòng tương tư
Ướt nhành thơ
lạnh vô hư
Nghe hoang mơ rụng
xuống từ phía em.
 
 

NÍU XUÂN – Thơ Đặng Xuân Xuyến


    

NÍU XUÂN
 
Anh bảo thằng này ngớ ngẩn
Chị lườm rõ thật em tôi
Hoa tàn rồi hoa lại nở
Trăng khuyết rồi trăng lại tròn
Chỉ mình em tôi dớ dẩn
Vít mây bẻ gió kết thuyền...
 
Sớm nay Xuân về qua ngõ
Tay bế tay bồng rất vội...
Cây si già thêm mấy tuổi
Níu xuân đợi đến bao giờ...
 
Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2013
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

LÊN ĐỒI, CHIỀU THU LÁ ĐỎ - Thơ Nguyên Lạc

 
  


LÊN ĐỒI
 
Lam không gió khẽ trời gần
núi đồi ngây ngất
quỳnh trầm em thơm!
Lên đồi!
ta
lên đồi
em
đất trời chiều ấy
nghìn năm hương người!
Nồng nàn
Đâu một kiếp thôi
Lai sinh có gặp
vẫn đồi em thơm!
 
Bao năm rồi!
có nhớ không?
Đồi xưa tìm lại...
cố nhân phương nào?
Tìm đâu?
Mây trắng bay mau!
Em trầm hương có nhạt màu thời gian? 
Đồi xưa trời rụng lũng ngàn
Người xưa đỏ mắt chiều tàn sương rơi
Về thôi đêm đã đến rồi
Còn đâu hương cũ
ru tôi muôn trùng!
 
 

Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2020

NHÀ THƠ XUÂN DIỆU TRONG “HỒI KÝ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH”

Nguồn:
https://www.vinadia.org/hoi-ky-nguyen-dang-manh/xuan-dieu/
 

Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh

Có một hồi, người ta cứ đồn Xuân Diệu ái nam ái nữ. Không rõ hư thực thế nào. Rồi anh cưới Bạch Diệp. Ái nam ái nữ sao lại lấy vợ? Nhưng được mấy tháng, Bạch Diệp bỏ luôn. Vậy là sao?
 
Thực ra Xuân Diệu chỉ mắc chứng đồng tính luyến ái và bất lực trong quan hệ tình dục, chứ không ái nam ái nữ.
 
Hồi kháng chiến chống Pháp, tôi công tác với anh Lã Hữu Quỳnh ở Sở Giáo dục Liên khu Việt Bắc (Anh Quỳnh là một nhạc sĩ, sau 1954, về Hà Nội làm Hiệu phó trường nhạc trung cấp). Anh quê ở Bắc Giang. Trong thời gian kháng chiến, các văn nghệ sĩ đi công tác qua, thường ghé vào nhà anh ngủ nhờ. Một lần, Xuân Diệu và Trần Văn Cẩn vào ngủ nhờ. Nửa đêm, anh thấy Cẩn đùng đùng dậy chửi mắng Xuân Diệu thậm tệ.
 
Anh Xuân Tửu một lần cùng Xuân Diệu ở trong một đoàn văn nghệ sĩ đi thăm đảo Cô Tô. Chiều hôm trước họ nghỉ lại ở Móng Cái để hôm sau đáp tàu ra đảo. Xuân Tửu muốn tắm truồng nên một mình lang thang ra biển tìm chỗ vắng người. Nhưng rất phiền là cứ thấy Xuân Diệu lẽo đẽo đi đằng sau. Đi một chập, Xuân Diệu biết ý Xuân Tửu, nói: “muốn tắm truồng phải không? Thì cùng tắm”. Xuân Tửu mừng quá không phải vì được tắm, mà vì nhân dịp này, biết đích xác Xuân Diệu có ái nam ái nữ hay không. Anh giương mục kỉnh để nhìn cho rõ – Té ra rất đẹp! – Xuân Tửu nói với tôi như vậy.
 

THƯƠNG VÒNG XE ĐẠP CŨ... – Thơ Tịnh Bình

 
    


THƯƠNG VÒNG XE ĐẠP CŨ...
 
Rồi đến lúc
Ta không còn trẻ nữa
Những hoàng hôn
Cọng nắng cũng đã già
Chiều đông lạnh
Ngóng hoài về quá vãng
Gió bên hồ
Chẳng ấm nổi lòng ta...
 
Mênh mang quá
Trôi về đâu sóng nước
Mây cuối trời
Gờn gợn nỗi hư vô
Bầy sâm cầm
Ơ hờ tung cánh vỗ
Trăng thị thành
Xa vắng quá giấc mơ...
 
Chiều trở lại
Hững hờ ai quên nhớ
Mùa dâng hương
Sương khói hóa mơ hồ
Thu chín nẫu
Muộn mằn ta đứng đợi
Phố trầm tư
Rụng xuống tiếng ca buồn
 
Đâu quán cóc
Gửi lòng câu thơ cũ
Kỷ niệm nhòa
Đau đáu vết thời gian
Chiều lỡ hẹn
Thương vòng xe đạp cũ
Nắng hoàng hôn
Loang sắc tím ngày tàn...
 
                TỊNH BÌNH
                 (Tây Ninh)

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2020

TRAI LÀNG RA PHỐ... – Thơ Đặng XuânXuyến


    


TRAI LÀNG RA PHỐ...
 
Ừ thì rõ trai làng "lớ ngớ"
Vốn chân quê nên sẵn khù khờ
Em cứ bẻ ngang chừng cụm gió
Quất nát chiều cho bớt ngu ngơ
 
Ừ thì rõ trai làng "quá dở"
Đã chân quê lại giấu ngù ngờ
Em cứ đập cho chiều vụn v
Để đêm nằm run cóng giấc mơ.
 
Ừ thì rõ trai làng "tưởng bở"
Chốn thị thành dễ dệt ước mơ
Em cứ quẳng đại vào góc chợ
Đốt cháy chiều cho trụi "ham mơ"
 
Ừ thì rõ trai làng "nịnh bợ"
Đã "nhà quê" còn thích i tờ
Em cứ tẩm chiều cho ngọt lợ
Trút nhiều cay để hết "gà mờ"
 
Người ta nói: Trai làng…
Đến sợ!
 
Hà Nội, trưa 24 tháng 11-2020
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2020

BẤT NGỜ TRƯỚC NGUYÊN NHÂN CÁI CHẾT CỦA LÝ THẾ DÂN – Vũ Phong

Lý Thế Dân là vị hoàng đế thứ hai của thời Đường, ông đã đặt nên nền tảng vững chắc cho thời Đường sau này. Tuy nhiên, cũng chính vì trong cả một thời gian dài khai sáng thời Đường khiến cơ thể của ông tới tuổi trung niên xuất hiện nhiều bệnh tật.

 
                                                   Lý Thế Dân (ảnh minh họa)


BẤT NGỜ TRƯỚC NGUYÊN NHÂN CÁI CHẾT CỦA LÝ THẾ DÂN                                                                                                Vũ Phong

Lý Thế Dân là vị hoàng đế thứ hai của thời Đường, ông đã đặt nên nền tảng vững chắc cho thời Đường sau này. Là một ông vua trải qua chiến trường, ông vô cùng giỏi việc cưỡi ngựa tác chiến. Tuy nhiên, cũng chính vì trong cả một thời gian dài khai sáng thời Đường qua chiến tranh và lao lực khiến cơ thể của Lý Thế Dân khi tới tuổi trung niên xuất hiện nhiều bệnh tật. Dựa theo ghi chép lịch sử, ngoài 50 tuổi, sức khỏe của Lý Thế Dân đã có vấn đề rất lớn.

MAO Ở VŨ HÁN - Nguyễn Đức Tùng

 

Mao bước xuống nước. Buông tay vịn bằng gỗ, ông khởi động chậm chạp, để mực nước dâng lên từ từ. Nước lạnh buốt. Mao cố không rùng mình. Âm nhạc trỗi khắp mặt nước. Ông hụp người xuống, lặn một quãng, trồi lên, mất cảm giác lạnh. Đó là lần trở lại đầu tiên, sau hơn một năm lui về. Như một con thú dữ bị trúng tên, lặng lẽ nằm liếm vết thương rỉ máu trong hang sâu. 

VỀ PHÍA MÙA ĐÔNG!, ĐÔNG QUẠNH!, GIỌT NẮNG BÂNG KHUÂNG !, BIỂN CHIỀU!, HỒN QUÊ! – Thơ Phạm Ngọc Thoa

 

   


VỀ PHÍA MÙA ĐÔNG!
 
Biển xô
xác sóng sụt sùi
Nắng nghiêng
Bờ cát ngậm ngùi gót xa
Triều dâng
chân sóng như là
Thu đi
từ độ mùa hoa trễ tràng
 
Xót xa
nhìn khóm thu vàng
Biển chiều
ngơ ngác dã tràng xe đông
Ngoảnh mùa
thu lạnh hư không
 
Em đi
về phía mùa đông lạc loài
 
Mùa đông
nắng vỡ trên tay
Vỡ loang
mảnh nắng gió lay lắt buồn
Nhạt bờ
môi lạnh cõi hồn
Dường như
đông cũng cô đơn lạc người
 
Nhớ mùa
trăng ngủ trên tay
Bàn tay
so với bàn tay ấm lòng
Nghiêng mùa
trắng hạt sương đông
Cay cay
trên mắt gió bồng bềnh ru
 
Và như ướt áo hơi thu
Ngồi hong
nỗi nhớ nghe đu đưa buồn…