BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2019

TẢN MẠN VỚI BÀI THƠ “SAO BÁC CHÊ THƠ TUI?” CỦA NGUYỄN KHẮC PHƯỚC - Châu Thạch


      
                  Nhà văn Nguyễn Khắc Phước  
     

SAO BÁC CHÊ THƠ TUI?
(Đã đăng trên báo Tuổi Trẻ Cười và trang web Đất Đứng)

sao bác lại chê thơ tui?
một người về hưu vẫn còn chút trí
chút lương còm nhưng tâm không hoen rỉ
bác gáy tồ tồ tui cũng đập cánh cho vui

chim bay ngang trời diều bay tới bay lui
lá chanh ướp thịt gà lá mơ ôm thịt chó
kéo cày bò to chịu thui bê nhỏ
pi-a-nô là đàn tơ-rưng gọi là chi?

nếu rượu bác ngon tui uống vài ly
mồi tui xoàng vẫn chưa đồ bỏ
rim nhật rim tàu ra đường em ngó
vi vút dập dìu em biết mê ai?

thơ tui đang gói miếng khô nai
đốt lên nướng mùi nghe thơm phức
thơ bác báo đăng, xin chúc
nhuận bút đâu rồi? đi lẹ kiếm chất cay.

                         Nguyễn Khắc Phước

CHIẾC BẪY TÌNH ANH ĐẶT - Thơ Quách Như Nguyệt


       
            Nhà thơ Quách Như Nguyệt


CHIẾC BẪY TÌNH ANH ĐẶT

Anh đặt chiếc bẫy tình
Anh âm thầm dương bẫy
Anh đặt đã lâu rồi
Rất kiên nhẫn ngồi chờ
Tôi lớ ngớ vào chơi

Chiếc bẫy tình êm ái
Bằng sắt bọc cỏ nhung
Tôi rơi vào thư thái         
Nào biết khó vẫy vùng
Một khi vào chiếc bẫy
Biết khi nào thoát thân?

Anh giả vờ tới cứu
Lấy được trái tim cừu
Con cừu non ngơ ngác
Người đặt bẫy âm mưu

Chiếc bẫy tình đặt sẵn
Rình mò đã từ lâu
Anh ngấm ngầm ngăn chặn
Bít kín ngỏ quay về
Tôi vô tình chẳng biết
Nên ngây ngốc hẹn thề

Tôi rơi vào chiếc bẫy
Ngỡ thiên đàng chơi vơi
Đâu ngờ là nước mắt
Chiếc bẫy tình xiết chặt
Đau đớn đến rụng rời!

Anh là người đặt bẫy
Sao lại rớt vào đây
Sao cố tình vào bẫy
Sao cùng chịu đọa đầy?!
Anh đặt chiếc bẫy tình
Ngọt ngào anh dương bẫy
Kiên nhẫn ngồi chờ đợi
Tôi lớ ngớ vào…chơi

Kinh nghiệm anh có thừa
Trời nắng cũng như mưa
Tôi: mồi non hí hửng
Mắc bẫy buổi hè trưa

Chiếc bẫy tình êm ái
Bằng sắt bọc cỏ nhung
Tôi rơi vào thư thái
Nào biết khó vẫy vùng?

Khi rơi vào chiếc bẫy
Biết khi nào thoát thân?
Anh giả vờ tới cứu
Lấy được trái tim cừu

Chiếc bẫy tình nên thơ
Quà đẹp có thắt nơ
Nụ cười tình quyến rũ
Làm tim tôi lòa mù  

Chiếc bẫy tình anh đặt
Càng ngày càng xiết chặt
Vì yêu anh đậm đà,
nên khó thể thoát ra

Anh ngấm ngầm ngăn chặn
Bịt kín ngỏ quay về
Tôi vô tình chẳng biết
Nên ngây ngốc hẹn thề

Tôi rơi vào chiếc bẫy
Ngỡ thiên đàng chơi vơi
Chiếc bẫy tình xiết chặt
Đau đớn đến rụng rời!

Anh là người đặt bẫy
Sao lại rớt vào đây?
Sao cố tình vào bẫy?
Cùng chịu kiếp đọa đầy?!

Quách Như Nguyệt


     

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2019

TRẬN CHIẾN CHƯA NGƯNG – ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH VÀ KIM VÂN KIỀU TRUYỆN - Nguyên Lạc


     


TRẬN CHIẾN CHƯA NGƯNG – ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH VÀ KIM VÂN KIỀU TRUYỆN 

                                                                                   Nguyên Lạc

Phần dẫn nhập
Trong phần Lời Kết của bài Về Nguồn Gốc Của Thơ Lục Bát [1] – tôi có viết: “Giống như một số người cố tình cho Đoạn Trường Tân Thanh là truyện thơ diễn dịch từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân bên China mà ra, sao không nghĩ ngược lại?”. Rất nhiều người, kể cả các trường đại học, trung học Việt Nam đã cho rằng thi hào Nguyễn Du dựa theo cốt truyện một tiểu thuyết chương hồi, bằng văn xuôi của Thanh Tâm Tài Nhân bên China để viểt ra Đoạn Trường Tân Thanh. Thí dụ:

[ … Nguyễn Du viết dựa theo cốt truyện một tiểu thuyết chương hồi bằng văn xuôi của Trung Quốc có tên là Kim Vân Kiều truyện (truyện về Kim Trọng Thúy Vân Thúy Kiều) của một tác giả hiệu là Thanh Tâm Tài Nhân. Trong thời đại của Nguyễn Du các nhà thơ sáng tác thường dựa theo một tác phẩm của Trung Quốc như thế. Nói chung Nguyễn Du dựa khá sát vào tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân khi viết lại Truyện Kiều: Cụ thể là những nhân vật trong Truyện Kiều của ông đều là những nhân vật lấy từ Kim Vân Kiều truyện; những tình tiết biến cố cốt truyện trong Truyện Kiều hầu hết đều có trong KIm Vân Kiều truyện…] 
 [Trường THCS Nguyễn Viết Xuân- Thị xã An Khê- Tỉnh Gia Lai]

Xin ghi thêm vài lời của ông GS “bạn vàng phương Bắc” Đổng Văn Thành:

“So sánh truyện Kim Vân Kiều Trung Quốc và Việt Nam” trên “Minh Thanh tiểu thuyết luận tùng” GS. Đổng Văn Thành – China cho rằng: “Nguyễn Du chẳng những chỉ mượn đề tài của tiểu thuyết Trung Quốc mà dường như bê nguyên xi […] Nguyễn Du không có bất kỳ một sáng tạo mới nào, chỉ chuyển thuật khá trung thực nội dung tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân…” 
[ Theo Phạm Tú Châu “So sánh Truyện Kim Vân Kiều Trung Quốc và Việt Nam”]

Thêm nữa, mời các bạn đọc những lời này:

 “Thế nhưng chẳng những bài viểt trên mạng, sách giáo khoa của các vị TS, PTS Giáo sư Việt Nam ta đọc đều thấy viết đại để: Nguyễn Du đã vay mượn cốt truyện Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân bên China, diễn dịch ra quốc âm dưới dạng thơ lục bát, sáng tạo ra truyện Kiều. Nguyễn Du là thiên tài của nước Việt đã biến một tiểu thuyết “tầm thường” trở thành một tác phẩm thi bất hủ.

Biết bao lời ca ngợi Nguyễn Du, trên cơ sở khen ông nhào nặn tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân bên China. Thực ra những lời khen đó là sáo rỗng, vì những người viết như thế vô trách nhiệm với văn hoá dân tộc đã đành; đồng thời, trong những lời ca ngợi đó đã kết tội Nguyễn Du “đạo văn”, tức là mượn cốt truyện người ta mà giấu. Mặt khác các vị cho rằng Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là tiểu thuyết tầm thường mà sao từ năm 1926, tên tác phẩm và tác giả đã đưa vào “văn học sử Trung quốc” và đến 1984 đến nay nó lại át cả Hồng Lâu Mộng China? Các vị không thấy có cái gì là lạ ở đây sao? Có bao giờ các vị đặt một câu hỏi liệu China có định chiếm đoạt văn hoá như đã, đang và sẽ chiếm cho được lãnh thổ người Việt không?”

Có vị bào chữa rằng ta mượn cốt truyện thì có gì phải tự ái, miễn là về mặt tư tưởng và nghệ thuật truyện Kiều đạt tới đỉnh cao là tự hào rồi! Nghĩa là trong thâm tâm những vị đó vẫn cho rằng Nguyễn Du đã đạo văn và đạo văn chẳng có gì xấu hổ. Còn tư tưởng thì hệt tiểu thuyết Kim Vân Kiều chứ khác chỗ nào mà gọi là cao hơn? Nghệ thuật cao hơn ư? Cao là cao đối với thơ Việt Nam.

Nói cho cùng là: Nguyễn Du đã đạo văn và diễn truyện Tàu bằng thơ rất hay đối với người Việt. Người Việt tự hào về điều đó.! Thử hỏi người nước ngoài mà nghe kết luận như vậy thì có cười vào mặt người Việt không? Có là nỗi tủi nhục cho quốc hồn và quốc sĩ của ta không?
                                                                      [Viết theo lời Lê Nghị]

ĐỌC “KHÔNG KHÓC Ở ĐÂY” THƠ TRƯƠNG ĐÌNH PHƯỢNG - Châu Thạch


       Nhà thơ Trương Đình Phượng


KHÔNG KHÓC Ở ĐÂY…

1.
suỵt. im lặng.
không khóc ở đây

2.
ngủ quên rồi những miền não bộ
hãy để yên tôi khâm liệm hồn thơ.
sáng hôm nay
tôi đã thấy những màu hoa đột tử
trên ngọn đồi có ngôi nhà hoang phế
đan dày rêu mưa

3.
suỵt. im lặng.
không khóc ở đây
đã đến lúc một cộng một chẳng bằng hai
mà bằng ba hay bốn hoặc vô hạn
kiếp người.
người lao công già vừa đem đi những quan tài chứa đầy linh hồn rác thải
cùng xác một con chuột bị cán nát đêm qua
phố trở lạnh
những thằng bé đựng giấc mơ ấm vào tà áo mỏng tanh
cơn gió bấc thốc ngang khe sườn
gầy rược
cướp đoạt hình hài hi vọng.
suỵt
không khóc
ở đây.

4.
hãy để yên tôi xây những nấm mồ
đời chúng ta sầu hơn những phố hoang.

                          Trương Đình Phượng

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2019

TÌNH BẠN, TÌNH THƠ TRONG CƠN SAY - Đoàn Minh Lợi


                
                           Tác giả bài viết Đoàn Minh Lợi


   TÌNH BẠN – TÌNH THƠ TRONG CƠN SAY
                                                                Đoàn Minh Lợi

                    (Viết tặng anh Lương Minh Vũ)

Tôi gặp Lương Minh Vũ trong đám giỗ đứa cháu ruột. Gặp anh tôi buột miệng phẩm bình bài thơ “Đêm say cùng La Thụy” của anh. Nào ngờ anh thích lời bình của tôi. Anh đề nghị tôi viết thành bài bình thơ. Anh còn dặn phải viết như đã nói trong bữa nhậu đám giỗ. Có nghĩa là giữ nguyên lời khen và lời chê.

ĐÊM SAY CÙNG LA THỤY

Rót mông lung xuống bôi đầy
Đường lô nhô bóng, phố gầy guộc đêm.
Trăng bơi đáy chén trăng mềm
Thơ ai gẫy vận bên thềm khuya rơi.

Rót hỗn mang xuống mộng đời.
Lăn qua cho hết cuộc chơi khóc cười.
Rót quạnh hiu xuống cõi người
Sông xưa cuốn hết xanh tươi dấu nguồn.

Rót niềm vui xuống nỗi buồn
Dù mai cuối sóng đầu truông cũng về.
Rót ta chảy xuống tràn trề.
Trăng say, còn bạn cận kề dìu nhau.

                  Lagi tháng 6 năm 1996
                       Lương Minh Vũ

MỘT SỐ TỪ NGỮ CỔ VIỆT NAM HIỆN NAY VẪN CÒN DÙNG CẦN HIỂU

Từ thời xa xưa, ngôn ngữ Việt Nam đã rất đa dạng, phong phú. Nhất là những từ ngữ cổ bởi chúng có thể diễn tả sâu sắc nội tâm của con người, diễn tả chi tiết về sự vật, hiện tượng…. Cho đến ngày nay, chúng vẫn tồn tại nhưng lại thường bị mất nghĩa hoặc bị hiểu sai.
Dưới đây là một số từ cổ tưởng chừng vô nghĩa nhưng lại có ý nghĩa rất bất ngờ và thú vị.

       MỘT SỐ TỪ NGỮ CỔ VIỆT NAM 
       HIỆN NAY VẪN CÒN DÙNG CHÚNG TA CẦN HIỂU



           
 * YÊU DẤU

Chúng ta vẫn thường nói, em yêu dấu, ‘yêu’ thì hiểu rồi, nhưng ‘dấu’ nghĩa là gì?
‘Dấu’ là một từ cổ, sách Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của giảng: ‘dấu’ nghĩa là ‘yêu mến’. Từ điển Việt-Bồ-La của Alexandre de Rhodes (1651) cũng giải thích ‘dấu’ là một từ cổ để chỉ sự thương yêu. Ông cho ví dụ: Thuốc dấu là ‘bùa để làm cho yêu’.

Tục ngữ Việt Nam nói ‘Con vua vua dấu, con chúa chúa yêu’, còn Hồ Xuân Hương trong bài thơ Cái quạt giấy (bài hai) thì viết ‘Chúa dấu vua yêu một cái này’. Có thể thấy, ‘dấu’ và ‘yêu’ là hai từ có ý nghĩa tương đương, ngày xưa dùng hai từ độc lập, nhưng bây giờ ta có thể thấy từ ‘yêu’ vẫn còn được viết hay nói một mình, còn từ ‘dấu’ thì không ai dùng một mình nữa. Giờ đây, thay vì ‘anh yêu em’ mà nói ‘anh dấu em’ thì không khéo lại bị hỏi ‘anh giấu cái gì?’.

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2019

THỦ PHÁP SHOW, DO NOT TELL - Nguyên Lạc


          


          THỦ PHÁP SHOW, DO NOT TELL
                                                           Nguyên Lạc

Lời nói đầu:
-- Show, Do Not Tell được nhà bình thơ Phạm Đức Nhì giới thiệu, Nguyên Lạc tôi đồng cảm với anh về thủ pháp (kỹ thuật) nầy nên bỏ công tìm hiểu, sưu tầm, nghiên cứu thêm rồi đúc kết thành văn bản chia sẻ cùng các bạn, với hy vọng độc giả tìm thấy được một vài điều hữu ích.
-- Để tránh bị hiểu lầm là "sính ngoại" tôi xin giải thích tại sao dùng cụm từ "Show, Do Not Tell" (Show, Don't Tell): -- Người Việt rất giỏi trong việc hội nhập cái hay của nước khác. Thí dụ như các từ: Cà-phê, xe cyclo .v.v..Thay vì nói "thức uống màu nâu đỏ, vị đắng, có nguồn gốc từ Arab (Arabic), uống vào gây phấn khởi và tỉnh táo, ta chỉ cần nói cà-phê (café, coffee) là ai cũng hiểu ngay. Cũng vậy, thay vì nói :" Bày tỏ, hiển thị ra, gợi ra, không cần kể lể; để độc giả tự đoán ra, tự kết luận", ta để nguyên cụm từ "Show Do Not Tell" là người sẽ biết, chỉ đơn giản thế thôi

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2019

XA CÁCH - Thơ Phan Quỳ, nhạc Võ Triêm


        
                          Nhà thơ Phan Quỳ


LỜI BÀI HÁT:

Anh và em ở hai đầu con gió
Hun hút một nẻo về, biền biệt mấy sơn khê
Em và anh sao mai và sao hôm
Bừng lên rồi chợt tắt, giữa đỉnh trời đêm khuya.
Em và anh ngày đông cùng tháng hạ
Nắng rát và mưa sâu, vẫn còn đó niềm đau
Em và anh nơi đầu ghềnh cuối bãi
Nhịp cầu vắng trên sông, còn mãi gọi tên nhau
Em và anh trong lạnh lùng nỗi nhớ
Trong thiên đường đắng ngắt,
Trong khắc khoải niềm thương.
Em và anh tìm nhau từ muôn kiếp
Đợi mãi đến ngàn sau
Em về đâu, anh đâu.


       

Lời: Nhà thơ Phan Quỳ
Nhạc: Nhạc sĩ Võ Triêm
Trình bày: Ca sĩ Hồng Nhiên
Thu âm: Nhạc sĩ Võ Công Diên
Biên tập: Thục Đoan

TÌNH THU - Đức Hạnh & Thi Hữu


    


TÌNH THU

Mùa thu lãng mạn trải tơ vàng
Bỗng nhớ thu tình chở mộng sang
Mỗi độ thu về cây đổi sắc
Dòng thu lệ đổ lá tuôn hàng
Thuyền yêu sóng lộng buồn thu cảnh
Biển hát thu cười đẹp những trang
Phấn khởi nàng Thu chào bạn hữu
Cùng thu thưởng ngoạn khắp thôn làng…

Đức Hạnh
20 08 2019


THƠ HỌA


 TÌNH THU
(Bát điệp thu)

Nắng thả vào thu những sợi vàng
Cho hồn ta rộn đón thu sang
Màu no ấm thu bày mẩy lúa
Thu đẹp tươi kệ sắp đẫy hàng
Buồn với đất nhờ thu đổi cảnh
Vui cùng thu đời được thay trang
Thu đem lại những lời ca ngọt
Ta ngợi thu trải khắp xóm làng.

Tau Dotrong
Bắc giang, 20/8/2019

THƯƠNG NHỚ MẸ - Thơ Quách Như Nguyệt


         

THƯƠNG NHỚ MẸ 

Bao nhiêu bài thơ con làm
Chưa bài nào con làm cho mẹ
Hôm nay đọc những bài thơ về mẹ,
của bạn bè, con cảm thấy xót xa
Đúng quá đúng những bài thơ ngợi ca
Nước mắt con tuôn trào
Thấy thổn thức, thấy nhớ thương vật vã!

Hai mươi năm kể từ ngày mẹ mất
Con lạc loài, hụt hẫng lắm mẹ ơi!
Không còn mẹ, ai dậy dỗ trên đời
Những lúc khổ chẳng còn ai tâm sự
Ai khuyến khích, ai mừng con khá giả
Ai nghe con chia sẻ chuyện âu sầu.. 

Khi quấn khăn tang mầu buồn trắng lên đầu,
dẫu vẫn biết… từ đây mình mất mát
Đâu ngờ rằng mất nhiều quá mẹ ơi!

Không có ai hiểu con bằng mẹ hiểu
Mất mẹ rồi, trống vắng biết bao nhiêu
Thèm mẹ mắng, nghe mẹ cười hớn hở
Mất thật rồi… ai nâng đỡ, thương yêu
Mẹ thương con, tình thương vô điều kiện
Mẹ thương con tình mẹ chẳng bến bờ

Bao nhiêu tuổi vẫn là con của mẹ
Mẹ mất rồi con bé bỏng với ai
Bao nhiêu tuổi vẫn là con gái mẹ
Thèm dụi đầu vào nách mẹ, ôm vai

Hoa hồng trắng con ngậm ngùi cài áo
Cài hàng năm vào ngày lễ Vu Lan
Nhớ mẹ yêu con đã khóc nghẹn ngào
Tháng Bẩy ta mùa Vu Lan báo hiếu
Mẹ còn đâu mà đền trả, mẹ yêu… 

Mẹ yêu ơi hôm nay con nhớ quá
Nhớ mẹ hiền, con nhớ quá mẹ ơi!
Ngày hiền mẫu không còn mẹ trên đời
Thương nhớ mẹ, mẹ của con, mẹ hỡi…

                           Quách Như Nguyệt


         

THU LẠNH, ĐỢI NGÂU - Thơ Đặng Xuân Xuyến


        
      Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến


THU LẠNH

Người đã đi rồi, đi quá xa
Bỏ ta ở lại với quê nhà
Hôm nay về lại thăm làng Đá
Ngơ ngẩn chiều tà ta với ta…

Giếng nước còn trong, bậc đã rêu
Chênh chao chiều vọng tiếng cu gù
Tháng chín thôi mà... sao đã lạn
Thu vàng vồi vội rải nắng hanh.

Ừ, trách gì đâu, chỉ nhớ thôi
Người đi thì cũng đã đi rồ
Nào ai biết được duyên mà đợ
Mây tím lưng trời, thôi, cũng thôi.

Hà Nội, chiều 20.10.2017
ĐẶNG XUÂN XUYẾN


   

ĐỢI NGÂU
(Tặng út Hiền)

Nghiêng vành nón
giấu buồn theo sóng gợn

Đã Ngâu đâu
mà rưng rức chân cầu

Ngoái đầu lại
bụi bạc màu hoa cải

Trăng rủ buồn
vàng võ ngón tay thon.

Hà Nội, 08 tháng 08.2017
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

THU ĐẾN - Thơ Đoàn Giang Đông


        
         Nhà thơ Đoàn Giang Đông


THU ĐẾN

Thu đã đến rồi có phải không?
Sao còn nghe nắng Hạ hoa nồng
Nghe con chim hót sau vườn chuối
Trốn nắng lâu rồi cứ ngóng trông

Ừ thì chắc vậy tối hôm qua
Tôi đã nằm nghe tiếng vạc xa
Nghe tiếng ai về trong giấc ngủ
Như lời êm ái khúc tình ca

Còn em nắng Hạ vương vào mắt
Cháy cả vành môi những tháng ngày
Em có mơ Chiều Thu gió đến?
Để làm mát lại giấc nồng say

Còn tôi thì vẫn bên sông vắng
Ngắm nước sông trôi nhớ nắng Hè
Nhớ buổi gặp em nơi cuối phố
Chiều tàn đêm xuống đợi sương về

Ồ kìa Thu Đẹp đến rồi em
Cứ để Hồn Lâng dưới bức rèm
Cho kẻ Rồng Mơ về chốn cũ
Nằm nghe Thu Động mãi đêm đêm

                        Đoàn Giang Đông
                           Đầu Thu 2019