Lư sinh người Hồ Nam, cha mẹ mất sớm, chỉ để lại mảnh
đất bạc màu, trồng cây chẳng ra trái, trồng lúa chẳng trỗ bông. Học hành không
tới nơi tới chốn nên lỡ sĩ lỡ nông. Được có bộ dạng khá khôi ngô, lại được tài
ăn nói, bèn ra chợ viết mướn, “kiêm” coi tướng độ nhật. Dù vậy, ngày thăng ngày
giáng, kiếm ăn vất vả.
Nếu mấy năm trước, được nhiều cô gái khác yêu thương
nhưng chàng trai ấy đã không dám hôn nhân lần nữa vì cảm thấy mình đã chớm già,
sợ cưới nhau rồi trước là pháo hoa sau cũng ra tăm tối như cuộc hôn nhân đầu đã
đổ vỡ, sợ đến nỗi có lúc đã cảm thấy chán cái vị yêu đương mới:
Nữ sĩ Hoàng Hương Trang đã từ giã cõi đời vào lúc 6g sáng 15-4 - 2020 và được hỏa táng vào lúc16g chiều16-4-2020, hưởng thọ 84 tuổi. Tro cốt sẽ được đưa về Huế và chôn tại ngôi mộ trên một ngọn đồi do chị tự lập từ năm 2011.
Là người đa tài (vẽ tranh, làm thơ, viết văn, sọan nhạc,
viết thư pháp) nên hơn nửa thế kỷ qua chị giao tiếp nhiều cây cao, bóng cả
trong làng văn, trận bút. Đặc biệt nghe chị hay nhắc về thi bá Vũ Hoàng Chương,
kịch tác gia Vi Huyền Đắc, nhạc sĩ Phạm Duy, nhạc sĩ Lê Thương, thi sĩ Kiên
Giang, nhà văn Toan Ánh, nhàthơ
Tế Hanh... Chị còn là một nghệ sĩ ngâm thơ trong chương trình Tao Đàn (do thi sĩ Đinh Hùng cùng bạn bè lập ra chương trình Tao Đàn năm 1955 trên Đài phát thanh Sài Gòn)cùng các
nghệ sĩ Hồ Điệp, Hoàng Oanh, Giáng Hương, Quách Đàm, Tô Kiều Ngân, Đoàn Yên
Linh, Vân Khanh, Hà Linh Bảo, Hồ Bảo Thanh, Mai Hiên, Huyền Trân, Hồng Vân... Chị đã viết thơ tự vịnh về mình:
Thơ
hơn chục cuốn, vạn bài
Văn
ngoài dăm quyển, ngàn trang
Họa
sáu mươi niên, dư vài trăm bức
Nhạc
điểm xuyết mấy khúc ca.
Ngâm
nga gần bảy chục năm, Tao Đàn nổi tiếng
Một trong những bài ngâm thơ của chị mà La Thụy còn
lưu giữ được là “Tống biệt hành”, thơ của thi sĩ Thâm Tâm.
Hôm nay, La Thụy làm video clip để tưởng niệm nữ sĩ
Hoàng Hương Trang và tống biệt chị về vùng trời miên viễn. Nguyện cầu hương
linh chị siêu thoát về nơi cực lạc.
Yêu
cát, say nụ hoa xương rồng đơm hương từ cát trắng, tôi trải lòng mình về những
cảnh đời, mảnh đời, về cuộc sống….! Và nếu cuộc sống là sa mạc thì chúng ta phải
cố gắng là cây xương rồng trên cát bỏng ấy. Tạo hóa không ban cho xương rồng
nguồn sống mạnh mẽ mà nó phải tự thích nghi với hoàn cảnh, để chắt chiu nhựa sống,
nuôi ước mơ hoài bão là đẹp cho đời! Cảm phục!
Chiều 31 tháng 07 năm 2019, dạo facebook, tôi “gặp” ảnh
một bàn tay ở trang facebook Hoang Khang với mấy câu kệ:
“Bàn
tay nữ mệnh sớm khóc chồng
Yêu
thương luyến ái vội vụt tan
Người
dương - kẻ âm, tình ly biệt
Có
phải phận duyên kiếp bẽ bàng?”
Định đọc lướt qua nhưng như có một ma lực nào đó đã
kéo tôi cúi xuống nhìn chằm chằm vào gò Kim Tinh. Những tín hiệu về hình ảnh
khu đất cứ nhấp nháy, ngày một rõ, khiến tôi định viết vài dòng comment nhưng sợ
phạm câu “Thiên cơ bất khả lộ” nên vội chuyển sang đọc mục khác.
Được chừng
mươi phút, tôi lại bị ma lực nào đó thôi thúc quay lại ngó kỹ gò Kim Tinh, và rồi,
không thắng được tò mò, tôi đã gõ đôi dòng comment:
Chị
Hoàng Hương Trang (gái Huế, tuổi Sửu - 1937) là bạn văn thơ với Nguyễn Khôi từ
sau năm 2000, chưa từng gặp mặt... Nhân dịp kỷ niệm 8/3/2009, lại vừa nhận sách
“Vườn thơ tao ngộ” do HHT gửi tới... Nguyễn Khôi cảm hứng mấy vần thơ tặng Bạn
thơ - nhưng chưa gửi, nay lục sổ tay... xin đăng, coi như một nén nhang tiễn
người bạn thơ đáng kính vừa qua đời
Tin từ Long Xuyên cho hay Nữ sĩ Hoàng Hương Trang đã từ
giã cõi đời vào lúc 6g sáng hôm qua 15-4 và được hỏa táng vào lúc 16g chiều hôm
nay 16-4-2020, hưởng thọ 84 tuổi. Chị bị ung thư gan giai đoạn cuối nhưng bản
thân chị không hay biết. Chỉ mấy hôm trước chị chỉ cho biết người rất mệt sau
khi đi khám bệnh ở Bệnh viện Long Xuyên trở về. Tro cốt sẽ được đưa về Huế và
chôn tại ngôi mộ trên một ngọn đồi do chị tự lập từ năm 2011.
Nữ sĩ Hoàng Hương Trang tên thật Hoàng Thị Diệm
Phương, sinh năm 1938 (khai lùi tuổi), quê quán làng Vân Thê, huyện Hương Thủy,
Thừa Thiên-Huế, là nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ, nổi tiếng ở Miền Nam trước
và sau năm 1975. Chị xuất bản tập thơ “Khép đôi mi nhỏ” vào năm 1956 năm chị 18
tuổi. Thật ra chị làm thơ từ năm 12 tuổi; có lần nhà thơ Hồ Đình Phương đem thơ
của chị đăng báo Đời Mới, Thẩm Mỹ ở Sài Gòn khiến nhiều người tưởng chị là cô
gái tuổi đôi mươi.
Có bạn hỏi tôi vì sao đưa nhiều truyền thuyết huyền
thoại vào Sử Việt Cho Cháu nhưng
không thấy đưa truyện Trọng Thủy - Mỵ Châu?
Xin trả lời tóm tắt: cần phân biệt huyền thoại, chính
sử và dã sử.
Huyền thoại lịch sử là tái tạo hình ảnh thời chưa có sử.
Dã sử là phóng tác chính sử, là tác phẩm văn học. Truyền thuyết Thần Kim Quy có
yếu tố lịch sử: cải tiến thành trì và vũ khí trong lịch sử dân tộc nên đưa vào
bài sử. Riêng nội dung Trọng Thủy Mỵ - Châu thuộc về dã sử nên không đưa vào bài
sử.
Nhà thơ Thế Lữ (1907-1989) là một nhân vật lừng lẫy trong đời sống nghệ thuật nước ta. Không chỉ góp phần hình thành thơ mới, ông còn đặt nền móng cho nền sân khấu
Việt Nam hiện đại. Và ông cũng là tác giả phần lời ca khúc “Xuân Và Tuổi Trẻ” được hát suốt 75 năm qua. Cuộc đời thành đạt của Thế Lữ, không thể không nhắc đến đóng góp của hai người vợ: bà Nguyễn Thị Khương lớn hơn ông 2 tuổi và bà Song
Kim nhỏ hơn ông 6 tuổi.
Nhà
thơ Thế Lữ qua nét vẽ của họa sĩ Nguyễn Đình Phúc.
NHÀ
THƠ THẾ LỮ VÀ HAI MỐI DUYÊN LÀNH
Tuy Hòa
Thế Lữ, tên thật Nguyễn Thứ Lễ, sinh ra và lớn lên ở Hải
Phòng. Năm 1934, ông cùng Nhất Linh, Hoàng Đạo, Khái Hưng, Thạch Lam và Tú Mỡ
thành lập Tự Lực Văn đoàn. Năm 1935, tập “Mấy vần thơ” của ông xuất hiện, góp
phần cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào Thơ Mới. Trong bài thơ “Cây đàn muôn điệu”,
Thế Lữ bộc bạch: “Tôi chỉ là một khách tình si/ Ham vẻ Đẹp có muôn hình, muôn
thể/ Mượn lấy bút nàng Ly Tao, tôi vẽ/ Và mượn cây đàn ngàn phím, tôi ca”. Và
ông thực hiện được ước mơ đời mình: “Tôi muốn làm nhà nghệ sĩ nhiệm mầu. Lấy
thanh sắc trần gian làm tài liệu”. Năm 1944, khi cùng đoàn kịch lưu diễn tại Hội
An, Thế Lữ tình cờ nghe được một ca khúc của nhạc sĩ La Hối (1920- 1945) với ca
từ tiếng Trung của Diệp Truyền Hoa, ông lập tức viết thêm lời Việt: “Ngày thắm
tươi bên đời xuân mới/ Lòng đắm say bao nguồn vui sống/ Xuân về với ngàn hoa
tươi thắm/ Ta muốn hái muôn ngàn đóa hồng…”. Đến hôm nay, ca khúc “Xuân và tuổi
trẻ” với ca từ của Thế Lữ đã trở thành bài hát kinh điển không thể thiếu mỗi dịp
sum vầy đón Tết của người Việt.
(HNMCT)
- Lần đầu tôi gặp nhà văn Nguyễn Khôi cách đây hơn 20 năm. Lúc chia tay, ông tặng
tôi tập thơ gồm 100 bài tứ tuyệt. Trong tập, có bài Trưa rừng ấy (cũng là tên tập
thơ) mà sau này, mỗi lần đọc lại, tôi vẫn thấy lòng mình dạt dào cảm xúc: “Trưa
rừng ấy cùng em nằm yên ả/ Mây trời xanh cây lá cả ngàn xanh/ Chỉ có nắng ở
trên lưng ngọ nguậy/ Con ong vàng ve vẩy mắt long lanh”.
Nhà
văn Nguyễn Khôi
CÒN
TẤC LÒNG VẪN GỬI LẠI NƠI QUÊ
Trần Lan Châu
Nguyễn Khôi sinh năm 1938 tại Yên Bái, quê gốc làng
Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Sau khi tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp
Hà Nội vào năm 1963, ông lên công tác tại Sơn La; từ năm 1984 công tác tại Văn
phòng Quốc hội; năm 1987 tốt nghiệp Đại học Kinh tế Tài chính Saint Petersburg
(Liên bang Nga ngày nay)... Điểm qua vài nét “lý lịch” để hiểu, Nguyễn Khôi là
người học hành bài bản, đi rộng hiểu nhiều, lợi thế đó được ông thể hiện rất rõ
trong thơ văn.
Dưới triều Minh Anh Tông, ở huyện Ngô (Tô Châu), ai
cũng biết chàng họ Đường có biệt tài vẽ tranh mĩ nhân. Vẽ hàng nghìn bức họa mà
không gương mặt nào giống gương mặt nào đã là chuyện lạ, lại còn mỗi tranh như
đều được Đường truyền vào sinh khí nên người trong tranh sống động chẳng khác
gì người thật! Nếu tranh giai nhân vui, thì người xem mát cả tấm lòng, nếu
tranh giai nhân buồn, thì người xem cũng phải nhũn từ khúc ruột! Vương tôn công
tử đua nhau mà mua, đến nỗi mấy bậc phu nhân nhìn tranh mà không khỏi ghen hờn!
Dải đất bờ biển Nam Trung bộ có địa hình phù hợp cho
nhiều bến đỗ với làn sóng lưu dân, nhất là từ thời tiểu vương quốc Phanduranga
cuối cùng, trở thành Thuận Thành trấn rồi tiếp đó là Bình Thuận phủ (1697). Cho
nên đặc trưng về tín ngưỡng ở vùng đất duyên hải Bình Thuận trải dài gần 200 km
bờ biển rải rác nhiều di tích đền chùa, miếu mạo, dinh vạn của dân bản địa Chăm
- Việt, dân lưu vong Trung Hoa…