BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2025

TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM VẼ HỔ - Ưng Chu, theo Hán-Việt Thông Dụng



Chuyên mục nhằm thuyết minh các kí tự Hán và Nôm trên các tác phẩm tranh dân gian Việt Nam, giúp người Việt Nam hiện đại cảm thụ rõ hơn nội dung các bức tranh này. Tranh dân gian là các di sản Hán - Nôm có giá trị, có sức sống bền bỉ và độ tiếp cận rộng rãi trong dân chúng.
 
Ta phân tích chữ trên 2 bức tranh dân gian vẽ hổ, một thuộc dòng Đông Hồ, một thuộc dòng Hàng Trống.

 UY TRẤN SƠN HÀ (ĐÔNG HỒ)


Có người gọi đơn giản là tranh "Con hổ". Tranh viết 4 chữ "uy trấn sơn hà" 威鎮山河 và do "uy" còn được đọc là "oai" nên có người gọi là "oai trấn sơn hà".

Tuy nhiên, đây là cách viết lệch đi so với gốc "uy chấn sơn hà" 威震山河 được dùng trên nhiều tranh vẽ hổ tại Trung Quốc và Việt Nam. "Uy chấn" 威震 là oai làm cho kinh sợ, "sơn hà" 山河 là núi non và sông nước, ý nói chúa sơn lâm oai phong làm muôn loài kinh sợ. Cách viết dị bản của người Việt dùng chữ "trấn" thì lại hiểu thành trấn áp.
 
NGŨ HỔ (HÀNG TRỐNG)


Cả dòng tranh Đông Hồ lẫn dòng tranh Hàng Trống đều có tranh "Ngũ hổ". Ở đây ta nói về bản tranh Hàng Trống. Trong tranh có bài vị ghi 4 chữ "pháp đại uy (oai) linh" 法大威灵. 
                                                                                            Ung Chu

Không có nhận xét nào: