BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2022

QUÁN TRỌ – Thơ Nguyên Lạc


   


QUÁN TRỌ
 
Cuộc đời như quán trọ
Ai cũng từng ghé qua
Một lần rồi từ giã
Buồn hay vui cũng là
 
Cuộc đời như quán trọ
Hơn thua để mà chi?
Giành giật được những gì?
Cho lòng đầy sân si
 
"Thiên địa nhất nghịch lữ
Đồng bi vạn cổ trần" *
(Trời đất là quán trọ
Thương cát bụi ngàn năm)
 
Cát bụi đời cát bụi
Duyên hợp rồi duyên tan
Cát bụi về cát bụi
Hư không hoàn hư không!
 
Quán trọ là cõi tạm
Cuộc lữ người ghé chân
Hạnh ngộ rồi vĩnh biệt
Hay sẽ là trăm năm?
 
Ngắn dài là số phận
Sang hèn tùy nhân duyên
Cuộc đời như quán trọ
Ra đi nhớ "trả tiền"!
 
               Nguyên Lạc
 
.............

* Thơ Lý Bạch

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2022

VỀ 2 CHỮ "TE TẺ" TRONG BÀI THƠ "CHIỀU LẠ" – Đặng Xuân Xuyến


Tác giả bài viết Đặng Xuân Xuyến

Khi viết bài thơ CHIỀU LẠ, tâm trạng tôi lúc đấy lạ lắm: Có chút xốn xang, có chút bâng khuâng, có chút man mác buồn.... và cả nữa chút ngại ngùng mà vốn từ tôi biết ít ỏi quá, không tìm được từ nào diễn tả tâm trạng lạ lẫm như thế nên tôi đã dùng 2 chữ “te tẻ” để tạm diễn tả tâm trạng buổi chiều rất lạ đó, hoàn toàn không có ý sáng tạo ngôn từ gì cả.
 
CHIỀU LẠ
(Tặng LL)
 
Sợ đêm về
quẩn gió
xáo xác khuya
Cố vét vớt nắng chiều rơi trên lá
Chênh chao thể nụ cười nhòe áo lạ
Te tẻ chiều
nhớn nhác
nhón chân qua
 
Hà Nội, chiều 2 tháng 10-2016
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
 
Không ngờ chỉ vì 2 chữ “te tẻ” ngẫu hứng dùng mà có mấy cuộc “bút chiến” nho nhỏ đã sảy ra trên trang facebook cá nhân của mấy "bạn" văn chương.
 

MÙA LÁ CHÍN – Thơ Tịnh Bình


   
                     Nhà thơ Tịnh Bình


MÙA LÁ CHÍN
 
Vẫn là phố sao chừng lạ quá...
Chút nắng vàng có phải đã vào thu
Và chút gió mơn man vờn áo lụa
Tháng Chín mềm tựa khúc hát ru
 
Nhòa mây trắng cuối trời bãng lãng
Lác đác sương rơi mái cổ tự trầm
Chầm chậm vòng xe trong gió sớm
Quán quen trà ấm nhấp thanh tân
 
Thênh thang quá tầng cao bát ngát
Phía hoàng hôn chim xoãi cánh về trời
Vương mắt mẹ màu ưu tư xa vắng
Hay khói bếp chiều lẻ ngọn mờ hoen
 
Xin viết vội đôi dòng thơ xao xuyến
Áo mơ phai lơ đãng phía cuối đường
Thoảng heo may đong đưa vòm lá chín
Chút tình thu e ấp khẽ dâng hương...
 
                                  TỊNH BÌNH
                                    (Tây Ninh)

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2022

TÀI, TIẾNG SÁO, TRƯƠNG CHI MỊ NƯƠNG, THIÊN TAI TÀI, - Thơ Chu Vương Miện


   


TÀI
 
tu với tù
tài với tai
con khỉ và con bú dù
duyên và vô duyên
y thuyền
quyên và thuyền buồm
 
anh nào anh nấy
giống y gà trống thiến
lợn bị hoạn
biết thân biết phận
cúi mặt ăn cỏ
ăn cám
không giao hoan
không đạp mái
không gáy
chỉ biết nhìn xuống đất
kiếm gạo thóc
sống qua loa
qua ngày
đợi chết
 

TRẦN QUANG QUÝ, TA LẺ LOI ĐƠN CHIẾC BIẾT NHƯỜNG NÀO - Nguyễn Đức Tùng


Nhà thơ Trần Quang Quý


You'll never catch a fish
that way. One caught a fish that way.
                                      Robert Hass
 
Thơ hôm nay không viết về đời sống, nó viết về cái thiếu của đời sống. Cũng vậy, nhà thơ không đi tìm giải thoát ra khỏi khổ đau, họ đi xuyên qua, sống với, những đau khổ, vì chúng làm nên tâm hồn chúng ta bây giờ. Không phải sự thật nào cũng đẹp, không phải chúng ta làm điều gì cũng đúng, đôi khi trái lại. Nhưng chúng ta làm, như thể đó là con đường, và không hối hận về sau. Con người không nắm giữ tương lai trong tay mình, không biết được tình yêu nào chờ ta cuối ngày. Nhưng khi một khoảng khắc tới, bạn lập tức nhìn ra nó, như khuôn mặt trong gương. Lúc ấy, Trần Quang Quý (1955- 2022) trở nên đằm thắm:
 
Trong nỗi đau tôi
Đêm nay bạn đến
Không hoa
Không rượu
Ánh mắt thẳm nỗi người
Tôi tin cậy nắm bàn tay im lặng
Nỗi riêng tôi
Hình như lặn bớt vào tim bạn
Hình như sự im lặng của bạn
Ngọn lửa không màu nhóm lại trái tim tôi
 

ĐỌC “MÂY TRẮNG ĐẦU NON”, THƠ NGUYỄN AN BÌNH - Châu Thạch


    
“Mây Trắng Đầu Non” là bài thơ mà tác giả Nguyễn An Bình sẽ dùng làm tựa đề cho cả tập thơ ông sắp xuất bản. Tôi chưa đọc được tập thơ nhưng có hân hạnh đọc được bài thơ nầy.
    
“Mây Trắng Đầu Non” là một trường thi đài 12 khổ, mỗi khổ 4 câu mang nổi niềm của người đi ngàn dặm quay về. Bài thơ mang âm hưởng của mọi thời đại, chứa đọng tâm hồn người nay, hòa nhập với tâm hồn ngàn xưa, từ đó tiếng thơ chuyển âm như nước chảy, thay đổi  như mây trôi, vang vọng  như trống trường thành và se buồn như tiếng thở thời gian, thẩm thấu vào tâm can tôi và làm xao động lòng người. 

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2022

TRÊN GIƯỜNG BỆNH NHỚ NGÀY TIỂU TƯỜNG CỦA ĐỖ TƯ NGHĨA (16/9/2022) TẠI ĐÀ LẠT - Đoàn Đức.


Vợ chồng Đức-Nhàn ghé thăm Đỗ Tư Nghĩa ngày 10/3/2021 tại Đà Lạt
 

Thân gởi Mylly con gái yêu của Nghĩa!
 
Rồi 10/3/2021 Chú Thím hẹn Bs Seiko đến thăm ba cháu.
Khi ba cháu muốn tựa đầu vào ngực chú. Chú nhớ đến các bạn đồng song với ba cháu, nên viết vài dòng kèm ảnh gởi cho họ.
 
Nghĩa ơi! Còn đâu màu cỏ úa. Con đường xưa chúng ta đi. Ngày hai buổi đến trường. Bảy năm ròng cùng lớp. Trường Nguyễn Hoàng Quảng Trị thuở thơ ngây.
 
Rồi ngày hạ hết cấp. Khi đậu xong Tú Tài toàn phần. Minh, Thắng, Nghĩa ba đứa cùng vào Đà Nẵng, ghé bãi biển Nam Ô. Bên bờ đá sóng vỗ. Chụp lại tuổi thanh xuân. Khuôn mặt ngời rạng rỡ. Một thời trai hoài bảo.
 
Rồi đến tình Văn Khoa Đại Học. Những giờ nghe giảng triết. Nghĩa, Hạnh, Minh cùng Tuấn. Bên bóng hồng Như Ngân. Nghĩ cuộc đời thơ mộng. Hiện sinh cùng hiện tại giữa cõi đời này. Đó là phút huy hoàng vô hạn. Bốn năm rồi cũng hết. Chia tay dù không nói. Lẳng lặng chỉ nhìn nhau. Trời mai đầy ước hẹn. Sá gì chút bận lòng.
 
Cánh chim bay tung cánh bạt ngàn.
Ai ngờ con chim nhỏ về đậu. Bảo Lộc khuất sương mù.
Cầm phấn vẽ cuộc đời.
Vòng đầu hay vòng cuối.
Tận cùng hay khởi điểm?
Hữu thể và hư vô.
Hãy hỏi Heidegger mà Nghĩa học.
 

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2022

“NGUYỆT DẠ ỨC XÁ ĐỆ”, “BÁT NGUYỆT THẬP NGŨ DẠ NGUYỆT”, THƠ ĐỖ PHỦ - Đỗ Chiêu Đức



Năm Càn Nguyên thứ 2 đời Đường Túc Tông (759), bốn năm sau loạn An Lộc Sơn, thời cuộc vẫn còn rất rối ren. Bấy giờ Đỗ Phủ từ quan ở Hoa Châu, dắt díu gia quyến về tạm cư tại Tần Châu, thành Tần Châu thuộc phía tây của Lục Bàn Sơn, là vùng ven biên. Tháng 9 cùng năm, Sử Tư Minh từ Phạm Dương dẫn quân xuôi về nam đánh chiếm Biện Châu, tấn công Lạc Dương, Sơn Đông , Hà Nam các nơi đều chìm trong chiến loạn, nên anh em nhà Đỗ Phủ đều ly tán mỗi người một nơi, bặt vô âm tín. Trung Thu năm đó Đỗ Phủ vì ưu tư thương nhớ anh em mà làm nên bài thơ dưới đây:
 
Bài thơ NGUYỆT DẠ ỨC XÁ ĐỆ:
 
月夜憶舍弟       NGUYỆT DẠ ỨC XÁ ĐỆ
  
戍鼓斷人行,     Thú cổ đoạn nhân hành,
邊秋一雁聲。     Biên thu nhất nhạn thanh.
露從今夜白,     Lộ tòng kim dạ bạch,
月是故鄉明。     Nguyệt thị cố hương minh.
有弟皆分散,     Hữu đệ giai phân tán,
無家問死生。     Vô gia vấn tử sinh.
寄書長不達,     Ký thư trường bất đạt,
況乃未休兵。     Huống nãi vị hưu binh!
      杜甫                                 Đỗ Phủ

ĐẾN KHI NÀO MỞ MẮT - Thơ Khaly Chàm


   

 
đến khi nào mở mắt
 
những điều ta cần suy tưởng khi im lặng
chưa hẳn những gì linh hoạt đã hiện trong não trạng 
hồi ức chỉ là màu xám tro nhưng luôn kì vĩ
bản ngã sinh thành sự thăng hoa trắng trong mắt thong manh
 
cuộc tình hôn phối nào không rực rỡ những đôi cánh
hãy tự nhiên thở là tất yếu cho dù ta đang hổn hển
ấu trùng lung linh giấc mơ người trôi tuột dần khỏi đường biên khoái cảm
cái chết thật nhẹ nhàng chẳng cần đánh thức một ngụ ý nào cả
 
ánh sáng không ngừng tạo dụ ngôn dành cho thời gian
hãy suy niệm thập tự thân mình niềm đau nhói sáng
đừng hoang tưởng rằng ta đang ngụ cư nơi miền linh ẩn
cũng chỉ là cát bụi ngủ yên dưới chân cỏ dại bạt ngàn
ngã mạn được sao đến khi nào mở mắt
 
                                                                             Khaly Chàm
                                                                          tptayninh 9/2022

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2022

CÂU CHUYỆN VỀ HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA - Trúc Giang MN



1. MỞ BÀI:

Chuyện tình Huyền Trân Công Chúa đã được nhắc tới nhiều trong dân gian Việt Nam, dưới nhiều góc độ khác nhau. Người thì ca ngợi Công Chúa đã thay mặt triều đình nhà Trần, thực hiện công tác chính trị, ngoại giao, tạo hoà bình giữa hai nước, đã thường xuyên tranh chấp lâu đời với nhau. Hơn nữa, cuộc hôn nhân đã mang lại cho Đại Việt hai châu Ô và Lý (Rí), xem như mở rộng bờ cõi. Công chúa đã thực hiện một sứ mạng hoà bình. Cũng có người tiếc cho Công Chúa xinh đẹp, lá ngọc cành vàng, phải xa quê hương trao thân gởi phận cho người chồng thuộc sắc tộc lạc hậu, “man di”, trong ý nghĩa của những câu: “Tiếc thay cây quế giữa rừng, để cho thằng Mán, thằng Mường nó leo” hoặc tiếc cho “cái bông hoa lài cắm bãi cứt trâu”.

Cuộc đời của Huyền Trân Công Chúa là một chuổi bất hạnh. Đã trở thành goá phụ ở tuổi ngoài hai mươi, và sau đó xuống tóc đi tu cho hết cuộc đời trần thế.

“TUYỂN THƠ TÌNH NGƯỜI” RA ĐỜI, MỘT SỰ KIỆN VĂN HỌC - Châu Thạch



 Tháng 9-2022, “Tuyển Thơ Tình Người” do nhà thơ Lê Quý Long chủ biên ra đời có thể xem như là một sự kiện văn học. 
 
“Tuyển Thơ Tình Người” được xẹm như một sự kiện văn học bởi vì nó tập trung 107 tác giả trong và ngoài nước, trong đó có những tác giả nổi danh trên thi đàn đã lâu và những tác giả mới xuất hiện. Họ đứng chung với nhau trong một tuyển tập thơ như một sự hòa hợp tuyệt vời trong ngôi nhà văn học. Sách được ra mắt tại Sài Gòn, Đà Nẵng và Hà Nội với số lượng lớn, chỉ tặng không bán.
 

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2022

CHÚT TẢN MẠN NGÀY CUỐI TUẦN – Đặng Xuân Xuyến


Tác giả bài viết Đặng Xuân Xuyến
 

Chiều qua, vừa đọc xong status của nhà thơ, nhà báo Nguyễn Hưng Hải và comment với bạn bè của ông, tôi nguệch ngoạc vài câu chia sẻ với nhà thơ Lê Đức Nghinh:
 
“Rất cảm động trước sự đáng yêu của nhà báo, nhà thơ Nguyễn Hưng Hải! Đọc status ngày 7 tháng 9 năm 2022 của cây viết tài hoa Nguyễn Hưng Hải mà em cứ rơm rớm nước mắt:
 
“Tôi đã đọc không biết bao nhiêu lần tuyển tập thơ của Thi sỹ tài danh Trần Mạnh Hảo. Và tôi phải thú thực là tôi chưa dám đặt bút viết về tuyển tập của ông. Bởi tuyển tập này với tôi là một tuyển tập thơ hay nhất nuớc Việt Nam, ít nhất là từ năm 1930 đến nay.
Ai có thù hận tôi thì tôi cũng phải nói thật lòng mình, không phải chỉ với tuyển tập này mà chỉ với một trường ca “Đất Nước hình tia chớp”, Nhà thơ Trần Mạnh Hảo cũng đã quá xứng đáng để được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh
Các bạn không đồng quan điểm thì cứ lên tiếng phỉ báng và ném đá
Tôi sẵn sàng đối chất, dù tôi chưa ngồi với Nhà thơ tài danh Trần Mạnh Hảo một lần nào, ở bất cứ đâu, kể cả là ở đại hội Hội Nhà văn Việt Nam năm 2005.”
 

TẬP THƠ TÌNH KỶ NIỆM – Thơ Nguyên Lạc


   
                  Nhà thơ Nguyên Lạc


TẬP THƠ TÌNH KỶ NIỆM
 
Đây tập thơ tình gởi em ngày ấy
Dù dở, dù hay thơ vẫn nồng nàn
Tình thơ của anh em rảnh xem lại xem
Tiếng lòng anh thì thầm thời trai trẻ
Tiếng tình anh rù rì tai em khẽ
Nhẹ nhàng như cánh phượng hồng rơi vương tóc em bay
 
- Lật tập thơ ra bỗng thấy tấm ảnh ai
Hổng phải ảnh tui hồi thời con gái
Lạ hoắc lạ huơ giống con gà mái
Chết nhe ông! Tui xé xác ông đây!
 
- Thôi chết anh rồi! Cái "ông thần" này
Là thằng bạn mượn tập thơ anh đọc
"Học nghề" xong nó chơi "trò độc"
Nhét ảnh ai vào rồi trả lại anh!
 
"Mi" cái nha cưng? Anh chỉ biết cưng
Đừng giận nó nha?  Thằng bạn "mắc dịch"
Quên chuyện đó đi, cái trò đùa nghịch
Và đừng giận hờn, rồi mắng: "mắc dịch" anh
 
Ngẫm lại đúng rồi anh "mắc dịch" em
Vi khuẩn ngọt ngào quế hương môi đỏ
Vi khuẩn mượt mà tóc nhung sợi nhỏ
Buộc chặt hồn anh muôn thuở em ơi!
Buộc chặt tim anh hết cả kiếp đời
Và cứ tiếp tục đến ngày tận thế!
 
Có phải vậy không? "Ái khanh" bé nhỏ
Dịch bệnh như vầy "trẫm" sao thoát đây?
Khiếp quá khanh ơi! Dịch bệnh tình này
Em là thiên đàng hay là địa ngục?
 
                                  Nguyên Lạc

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2022

"QUAN SAN NGUYỆT", "TĨNH DẠ TƯ" THƠ CỦA LÝ BẠCH – Đỗ Chiêu Đức


 
4. Bài thơ QUAN SAN NGUYỆT:
         
               QUAN SAN NGUYỆT
                                
明月出天山,       Minh nguyệt xuất Thiên San,        
蒼茫雲海間。       Thương mang vân hải gian.          
長風幾萬里,       Trường phong kỷ vạn lý,       
吹度玉門關。       Xuy độ Ngọc Môn Quan.        
漢下白登道,       Hán hạ Bạch Đăng đạo,       
胡窺青海灣。       Hồ khuy Thanh Hải loan.          
由來征戰地,       Do lai chinh chiến địa,        
不見有人還。       Bất kiến hữu nhân hoàn.       
戍客望邊色,       Thú khách vọng biên sắc,       
思歸多苦顏。       Tư quy đa khổ nhan,          
高樓當此夜,       Cao lâu đương thử dạ,        
歎息未應閒。       Thán tức vị ưng nhàn                  
      李白                               Lý Bạch.
 
       
* Chú Thích:
    1.「天山」Thiên Sơn : Tức là Kỳ Liên Sơn, trong tỉnh Cam Túc ngày nay.
    2.「白登」Bạch Đăng : Tên núi, ở phía đông Đại Đồng tỉnh Sơn Tây hiện nay. Xưa Hán Cao Tổ từng bị Hung Nô dây khổn ở đây.
    3.「窺」Khuy : là dòm ngó.
    4.「青海灣」Thanh Hải loan : Tức Hồ Thanh Hải, nằm trong tỉnh Thanh Hải hiện nay.
    5.「高樓」Cao Lâu : Ở đây chỉ người vợ của kẻ chinh phu ở nhà. Một ý nữa : là Cái vọng gác cao của người lính thú.
 

PHỤC SINH, PHƯỢNG HỒNG – Thơ Lê Văn Trung


   


PHỤC SINH
 
Xin về ươm lại lòng nhung lụa
Gợi giấc mơ từ trăng tuổi thơ
Từ thuở mây giăng mềm trên tóc
Tóc người vương vấn gió tương tư
 
Xin về ươm lại mùa hương phấn
Từ buổi sương vàng thêu áo hoa
Và những mùa thu dài vô tận
Nối dài vô tận những cơn mơ
 
Xin về chép lại lời yêu dấu
Thuở mắt tình xanh lệ nở hoa
Xin về như thể nghìn năm cũ
Vẫn thắm trinh nguyên đóa ngọc ngà
 
Xin về cho kịp!
Về cho kịp!
Áo bạc còn vương hương tóc chiều
Mặt đất thơ tôi còn nguyên vẹn
Mỗi bước chân người xanh dấu rêu.
 
                                       13. 07. 20
 

RUỘT TẰM, QUÊN QUÊN LUÔN, Thơ Chu Vương Miện


  

RUỘT TẰM
 
kéo mãi rồi cũng dứt
sức ngừơi lao động mãi rồi cũng kiệt
trâu bò kéo mãi rồi cũng đứt
bom đạn nổ hoài
thì chỉ có con đường chết
chửi rủa nhau hoài thì chỉ
mỏi cái mồm và quá mệt
phí tổn quá nhiều
mà không sơ múi gì?
ba bảy 21 ngày thời cút
thơ văn tán nhảm bố láo
có ngày cũng cụt
ghệ không có mánh
thì đường càng dài càng hun hút
 
tre già không có măng mọc
nhà không có nóc
bô xu ngồi vỉa hè
bên quán cóc
ngửi mùi cà phê bắp rang
bay ra từ bếp lò
ngửi chùa hơi thuốc
toàn là mím môi
không ra cười và cũng không ra khóc
 
bảo đảm chăm phần chăm
thước ho bà lang Trọc
thuốc ho hàng Bạc
con khỉ làm trò
kéo xe gánh nước
còn anh quảng cáo
toàn nói phét nói dóc
còn có người nghe
bây giờ bà lang đã để tóc
không Trọc
 
người ôm mặt khóc
người há mỏ cười
giống ông Ba Mươi
ốm nhách
bị nhốt trong lồng sắt
chúa sơn lâm
tên cúng cơm ngày xưa là Cọp
chả khác gì con chó đói
nằm lim dim mắt thở dài
 

TRẦN MẠNH HẢO: SÓNG CUỒNG XÔ DẠT ĐỀN THƠ – Chu Mộng Long


Nhà thơ Trần Mạnh Hảo và tuyển tập thơ mới xuất bản (2022)

Tôi không quen thân Trần Mạnh Hảo. Chỉ biết ông qua những trang thơ sóng cuồng xô dạt cả đền thơ, qua những trang phê bình dữ dội xé tan những trang văn mẫu gọi là giáo khoa. Tôi trong mắt ông chỉ là anh giáo dạy văn mẫu như một lần gặp cách đây đã 30 năm tại chiếu thơ nhỏ nhoi ở nhà một người thầy cũng dạy văn như tôi. Nhưng bất ngờ ông gửi tặng tôi tuyển tập thơ nóng hừng hực vừa ra lò và tặng cho tôi đủ loại nhà, "nhà giáo", "nhà văn", "nhà phê bình".
 

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2022

LẠI CHUYỆN VỀ "THÓI ĐỜI" – Đặng Xuân Xuyến

(Lược soạn lại vài trao đổi qua messenger với bạn bè sau khi post bài thơ "Thói Đời" lên trang facebook cá nhân.)


Tác giả bài viết Đặng Xuân Xuyến

 
Bạn nhắn tin hỏi: - Bài thơ "Thói Đời" anh viết về nhà thơ Trần Mạnh Hảo hay triết gia Nguyễn Hoàng Đức?
 
Trả lời: - Nhân chuỗi "trả lễ" của nhà thơ Trần Mạnh Hảo với bài viết "Trần Mạnh Hảo - Đôi cánh đại bàng thơ dính nhúm lông gà" của tác giả Paul Nguyễn Hoàng Đức nên viết vài câu "á đù...." về thói đời chứ không ám chỉ riêng ai.
 
THÓI ĐỜI
 
Quen thói ỷ tài mặt vênh vang
Chửi Bắc chửi Nam chửi khắp làng
Mới nghe được nửa câu nói thẳng
Đã vội lu loa giọng điếm đàng.
 
Hà Nội, tối 31 tháng 08-2022
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
 
Bạn hỏi tiếp: - Anh nghĩ sao về chuỗi phản ứng của nhà thơ Trần Mạnh Hảo?
Trả lời: - Nhớ lại năm xưa, cố nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo được bạn bè cho biết nhà thơ, nhà phê bình văn học Phạm Đức Nhì viết bài “Về ‘bài thơ Đồng dao cho người lớn’ chê ‘Đồng dao cho người lớn’ là vè, không phải là thơ, ông chỉ mỉm cười với bạn: - ‘Thế à?’. Nụ cười mỉm và 2 chữ ‘thế à’ đã làm đẹp thêm hình ảnh vốn đã thực lớn, thực đẹp của nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo!”
 
Bạn lại hỏi: - Em thấy trên mạng rần rần bàn tán nhà thơ Trần Mạnh Hảo xứng đáng là đại thi hào, là nhà thơ lớn của dân tộc. Anh thấy thế nào?
Trả lời: Thơ Trần Mạnh Hảo tôi chưa đọc, cũng chưa đọc truyện ngắn hay tiểu thuyết của tác giả Trần Mạnh Hảo nên không mạn đàm.
 
Bạn hỏi tiếp: - Anh đọc Trần Mạnh Hảo ở mảng nào?
Trả lời: - Tôi biết tác giả Trần Mạnh Hảo khi tình cờ đọc phản biện của ông về thơ văn... Và thích đọc các bài viết đó để giải trí dù nghe nhiều thông tin (chưa kiểm chứng vì không quan tâm) ông hay dùng tiểu xảo "cắt ghép trích dẫn" làm "vũ khí" phản biện và dùng yêu ghét cực đoan làm chủ ngòi bút...
 
Bạn lại hỏi: Anh thấy bài viết "Trần Mạnh Hảo - Đôi cánh đại bàng thơ dính nhúm lông gà" của tác giả Paul Nguyễn Hoàng Đức thế nào?
Trả lời: Nếu bỏ mấy chữ "dính nhúm lông gà" thì không ai có thể lấy cớ để chê trách tác giả, bôi bẩn con người Nguyễn Hoàng Đức vì đấy là bài viết công tâm Nguyễn Hoàng Đức dành cho người bạn được tác giả trân trọng!
 
Bạn hỏi tiếp: - Nhưng cư dân mạng khá nhiều người phản đối, thậm chí xúc phạm Paul Nguyễn Hoàng Đức bằng những câu nặng nề?
Trả lời: - Người ta phản đối vì không đồng tình với quan điểm của Nguyễn Hoàng Đức khi tiếp cận tuyển tập thơ Trần Mạnh Hảo, chuyện đó rất bình thường. Còn những người la ó Nguyễn Hoàng Đức? Phần vì tâm lý cuồng thần tượng, phần vì bới móc cho có chuyện để thỏa mãn tính nhiều chuyện mà tám chuyện, phần vì hội chứng đám đông, và thêm nữa phần vì ghét tính phách lối, ngông cuồng của Nguyễn Hoàng Đức mà trút bực.
 
Thú vị là bài viết "Trần Mạnh Hảo - Đôi cánh đại bàng thơ dính nhúm lông gà" của Paul Nguyễn Hoàng Đức được cư dân mạng tâm đắc và chia sẻ khá nhiều!
 
Bạn lại hỏi: Hình như nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã từng là “bạn” chí cốt của triết gia Paul Nguyễn Hoàng Đức?
Trả lời: Chuyện đó thì tôi không biết nhưng tôi đã đọc mấy bài 2 ông tung hứng nhau thuộc hàng “Tam kiệt thi nhân Việt Nam”, là “hàng hiếm khó kiếm” trong thi đàn đất Việt...
 
Bạn hỏi tiếp: Anh có ý định mua tuyển tập thơ của Trần Mạnh Hảo?
Trả lời: Người ta chỉ bỏ tiền ra mua thứ người ta yêu thích hoặc thấy cần thiết mà cả hai nhu cầu đó với tôi đều không có.
 
                                                    Hà Nội, chiều 07 tháng 09-2022
                                                          ĐẶNG XUÂN XUYẾN