BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2020

CHÙA TÂY PHƯƠNG - NGÔI CHÙA THỜ TỰ NHIỀU VỊ PHẬT TỔ NHẤT Ở VIỆT NAM - Đặng Xuân Xuyến

 

                                         Tam quan chùa Tây Phương

Chùa Tây Phương được xây dựng lần đầu vào đời Cao Biền (865-875). Sang niên hiệu Chính Hòa (1680-1705), Tây Vương Trịnh Tạc cho sửa lại chùa và xây thêm tam quan. Sau lần trùng tu này chùa bị phá. Đến triều Tây Sơn, vào 2 năm 1788, 1789, chùa được xây dựng lại trên nền cũ, tọa lạc tại núi Tây Phương, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (cũ).

ĐỌC ĐƯỜNG THI HỒ VĂN CHI VỀ DỊCH COVID TRONG TẬP THƠ “MÙA PHỐ VẮNG” - Châu Thạch



                             Nhà thơ Hồ Văn Chi

Sáng nay. 17-9-2020, dịch Covid vừa đi qua thì cơn bão số 5 sắp đến. Đà Nẵng mưa buồn. Tôi và nhà thơ Đỗ Hùng Luân ngồi uống cà phê dưới mái hiên vắng vẻ của một cửa tiệm bên đường. Nhà thơ Hồ Văn  Chi đến, ngồi 10 phút, uống ly cà phê, tặng chúng tôi tập thơ “Mùa Phố Vắng” rồi cáo lỗi ra về vì có việc bận. 

PHÒNG LÂY NHIỄM COVID 19 - Đức Hạnh cùng quý thi hữu


    


PHÒNG LÂY NHIỄM COVID 19

Phòng lây, đóng cửa [1] giữ an toàn!
Quyết liệt ngăn ngừa khỏi nhiễm lan
Nhập cảnh người qua, phiền lũ Vít ! [2]
Trừ căn dịch trở, thắm non ngàn
Đoàn quân mạnh mẽ vi trùng tẩu
Mãnh lực oai hùng khuẩn Hán tan
Bác sĩ quên mình trong hiểm họa…
Toàn dân cảm động những Thiên Thần..!

                                             Đức Hạnh
                                            06 09 2020

[1] Đóng cửa khẩu ở biên giới, không cho người ở vùng dịch tễ Covid 19 nhập cư vào Việt Nam, vì dịch Virus Corona đang diễn biến phức tạp…
[2] Covid 19


BÀI HỌA:


PHÒNG LÂY COVID 19

QUYẾT chặn Cô- Vi ấy mới toàn,
TÂM, lòng chia cách chớ cho lan.
PHÒNG ngăn chúng nhập vào non nước,
NGỪA đón chệt lòn giữ núi ngàn.
LÂY hại toàn dân thì khốn quẩn,
NHIỄM đau chủng tộc ắt tiêu tan !
DỊCH này chính dịch Tàu tàn ác…
BỆNH quái chuyền nhanh tợ sóng thần !

                                             Liêu Xuyên
                                             06 09 2020

NẮNG VƯỜN THU - Thơ Tịnh Bình

 

   


NẮNG VƯỜN THU


Ai đang rót mật vào thu

Vàng mơ vạt nắng, vàng bờ cúc hoa

Giọt sương ban sớm la đà

Tiếng chim ngọt giọng chợt xa chợt gần

 

Vườn thu hương trái chín dần

Chuồn chuồn cao thấp phân vân cánh mềm

Khúc ru nhịp võng êm đềm

Bông mù u trắng rụng miền ca dao

 

Tím bèo đan kín mặt ao

Mưa qua ngõ vắng ướt màu áo xưa

Hoa chiều phơ phất giậu thưa

Chút mây chút gió đã thừa luyến vương

 

Heo may se sẽ mùa thương

Cầm tay lúng liếng má hường môi xinh

Vay thu vạt nắng lung linh

Vàng mơ áo lá tự tình lời thơ...

 

                             Tịnh Bình

                            (Tây Ninh)


ĐẠI DƯƠNG HOA TÍM - Thơ: Quách Như Nguyệt, nhạc và hòa âm: Đỗ Hải

 
   
                  Nhà thơ Quách Như Nguyệt


ĐẠI DƯƠNG HOA TÍM

Hãy vẽ ra trong đầu
Cảnh ta nắm tay nhau
Mình dạo chơi
Sóng biển vỗ rì rào
Anh ôm e
Trời đất bỗng lộn nhào
Quên, quên hết!
Thế giới đầy mộng ảo

Hãy mơ rằng
Mình đang ở vườn sau
Chung quanh ta
Cả đại dương hoa tím
Hoa nở bừng
Một rừng hoa tím sẫm
Chim vang ca rộn rã, hót chúc mừng
Hình ảnh này
Em vẽ được hay không?

Hãy vẽ ra trong đầu
Cảnh ta đang hôn nhau
Thân thể em, mùi hương nồng, mồ hôi ròng ướt đẫm
Thấm người anh, trùm phủ trái tim sầu                      
Cả thế giới loài người tan biến hết
Hình ảnh này
Em yêu vẽ được không?

Chỉ biết rằng
Toàn thân anh run rẫy
Ngọn lửa tình
Đang bốc lửa, nổ tung

Mặt trời hồng
bỗng đổi mầu tím thẫm
Đam mê này, bẫy tình này!
Trái đất này!
Anh quên hết!
Quên tất cả

Em yêu à,
Thế giới này.... duy nhất...
Chỉ còn em

         Quách Như Nguyệt


      

Thơ: Quách Như Nguyệt
Nhạc và hòa âm: Đỗ Hải
Trình bày: Quốc Duy

Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2020

CHÙM THƠ MẮT THU, HẸN THU CỦA ÁI NHÂN

   

ÁI NHÂN
Tên thật Bùi Cao Thế
Đt:0984470914
139- 399- Ngọc lâm – Long biên –Hà nội
TK Bùi cao Thế 10524096395016 Techcombank
Chi nhánh Chương dương – HN

 

MẮT THU

 

Mấy tầng ngăn ngắt thu xanh

Cứ thăm thắm gió, cứ mong manh buồn

Trong veo suối tận đầu nguồn

Thiên thanh văn vắt, cánh chuồn nhẹ tênh

 

Thoảng như lời mẹ dỗ dành

Ru thơ nựng bé chòng chành theo mây

Cớ gì Thu dụ ta say

Mộng mơ yêu để trắng tay… khạo khờ?

 

Đêm trăng còn đợi thẫn thờ

Chuốt tơ vàng óng neo bờ tương tư

Ái tình là thực hay hư?

Mà sao đắm đuối say từ chiêm bao

 

Cứ hồn nhiên cứ khát khao

Cứ mơ Hoàng tử áo bào sang thăm

Giấu buồn trong mắt lá răm

Mắt thu liếc rách cả trăm… tim tình

 

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2020

VÀI NHẬN XÉT VỀ LUẬT VÀ VẦN TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU – Phạm Đức Nhì


                   

                Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


Lời Nói Đầu


Nhận xét về vần luật trong Truyện Kiều dễ dẫn đến tranh luận. Mà đề tài tranh luận ngoài chuyện đúng sai có tính học thuật cũng thường khi liên quan đến độ khả tín của văn bản cũng như uy tín của người khảo dị và hiệu đính. Bài viết này dựa vào 2 bản nôm Truyện Kiều Liễu Văn Đường (Kiều 1866 và Kiều 1871) được ông Nguyễn Quảng Tuân phiên âm và khảo dị. Ông Nguyễn Quảng Tuân cũng kết hợp với 3 bản nôm khác - Kiều 1870, Kiều 1872 và Kiều 1902 - để cho độc giả một “dụng cụ” tra cúu rất tiện lợi, có thể so sánh từng câu giữa 5 bản Kiều”.

Ngoài ra ông cũng có trong tay bản Kiều 1874 do Đàm Quang Hưng sưu tầm nhưng chưa kết hợp với 5 bản Kiều trên.

Sau đây là danh sách 6 bản nôm Truyện Kiều được làm tư liệu.

(http://www.nomfoundation.org/nom-project/tale-of-kieu/tale-of-kieu-version-1866?uiLang=vn)


NẺO QUÊ - Thơ Lê Kim Thượng


   

        NẺO QUÊ 


Tôi đi muôn dặm sơn khê

Mà lòng nhớ mãi... nẻo về quê hương

Mù say trong cõi Vô Thường

Hồn về Cố Quận... dặm trường hư không…

Đình xưa Cây Gạo còn bông

Mùa về nở đỏ, đỏ hồng xốn xang

Người về qua cánh đồng làng

Mùa vui biển lúa nhuộm vàng nắng hây

Hàng tre đứng đội trời mây

Đường quê trải nắng... nắng đầy ngàn lau

Vườn em trắng nụ hoa cau

Nhớ tình mới chớm với nhau... rụt rè...

Cu Cườm gáy giục bờ tre

Gà trưa vẳng tiếng nắng hè xa xôi

Con đò neo bến đơn côi

Ngàn hoa nắng rụng... trôi trôi bồng bềnh

Bến sông gió lộng thênh thênh

Lục Bình theo sóng lênh đênh tháng ngày

Người về vui thú cỏ cây

Thơ - Đàn - Cờ - Rượu... sum vầy cố nhân...

                       

Trăm người quen... mấy người thân?

Rượu bầu, thơ túi... mòn chân giữa đời

Tiếng đêm Cuốc gọi rã rời

Nỗi lòng xa xứ đọng rơi nghẹn ngào

Đêm buồn ngồi ngắm trăng sao

Tiếng khuya gọi gió lùa vào phôi phai

Thềm khuya đọng tiếng thở dài

Gió qua hiên lạnh... Cửa Sài... Cỏ Khâu...

Giọt thơ nức nở trang sầu

Hồn thơ vất vưởng tìm đâu quê nhà

Buồn riêng... riêng một mình ta

Gặp ai tâm sự, sợ là... buồn chung?

Ngày qua tắt nắng mịt mùng

Trái sầu héo úa não nùng rơi rơi

Mù say... tối đất, tối trời

Để người phiêu lãng... quên đời lãng du

“Bướm vàng đậu đọt Mù U...”

Câu thơ Lục Bát... tiếng ru đôi bờ

Xứ người lòng dạ thẫn thờ

Nửa vương nỗi nhớ... nửa chờ nỗi đau

Một mai... mai mốt... ngàn sau...

Hóa thân cát bụi... nhớ nhau tìm về... 

                     

               Nha Trang, tháng 9. 2020

                       Lê Kim Thượng      

 

“...” Ca dao


Thứ Hai, 14 tháng 9, 2020

ĐỀN KIẾP BẠC VÀ NIỀM TIN CẦU PHÚC, TRỪ TÀ, BAN CON, BAN CHỨC - Đặng Xuân Xuyến


                                                       Cổng đền Kiếp Bạc

                                            
Trong tâm thức dân gian, Hưng Đạo Đại Vương được vinh danh là đức Thánh Trần và đồng nhất Ngài với Ngọc Hoàng thượng đế, từ đó tạo nên một dòng Đạo Nội - đạo Thanh Đồng, mà đức Thánh Trần là giáo chủ.

TẢN MẠN VỚI “SAY CỐ NHÂN” THƠ TRẦN MAI NGÂN - Châu Thạch


   


SAY CỐ NHÂN

Rót một ly gọi nhau cố nhân
Một ly xin lỗi hết ân cần
Con đường thẳng tắp xa nhau mãi
Mùa hạ cháy nồng hay xuân phai

Rót một ly ta say, ta say
Bóng em trong đáy cốc hay ai
Chiều nay giăng tím chiều hôm ấy 
Em đến bên trời ta mơ hoa

Rót một ly xin lỗi nhạt nhoà 
Ký ức bây giờ như vệt tro
Rải trên sông lạnh làm tang chế
Khóc một thời yêu "dáng hoa" xưa...

Rót một ly uống hết không chừa 
Nỗi đau, nỗi nghẹn bình rượu đắng
Khứa nát linh hồn ta như dao
Nhớ em ta uống cạn nghìn sau...

Cứ thế ta uống cùng gió sương
Tình em... xin nợ một vết thuơng 
Rót thêm ly nữa sầu cô quạnh
Em biết gì không... sao xa nhau !

Em biết vì sao ta xa nhau
Em biết gì không sao xa nhau !

                     Trần Mai Ngân 
                         9-3-2019

TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU VỀ TRÀ (Kỳ 2) - Nguyên Lạc


           


LỊCH SỬ, NGUỒN GỐC PHÁT TRIỂN VÀ CON ĐƯỜNG ĐI CỦA TRÀ

1. Tên khoa học
- Năm 1753, Carl Von Liaeus, nhà thực vật học Thụy Điển, đặt tên khoa học cây trà là Thea sinensis, xác định cây trà có nguồn gốc Trung Quốc. Thế nhưng một số học giả Anh lại cho rằng nguồn gốc cây trà là Ấn Độ. Cuộc tranh luận về quê hương cây trà đã kéo dài trên hai thế kỷ.
- Năm 1976, Djemukhatze, Viện sĩ Thông tấn Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô (cũ), sau khi đi khảo sát vùng trà cổ thụ trong 2 năm tại miền bắc Việt Nam, bằng phương pháp sinh hóa thực vật, lại xác định Việt Nam là quê hương cây trà trên thế giới, theo sơ đồ tiến hóa sau đây:
Camellia -- trà Việt Nam -- trà Vân Nam lá to -- trà Trung Quốc -- trà Ấn Độ
  Ta nên nhớ rằng: Khi nhà thực vật học lấy một địa danh nào đặt tên (như sinensis: Trung Hoa) không có nghĩa nơi đó là cái nôi của một loài, mà thường do nơi đó là nơi lần đầu tiên phát hiện), do vậy không thể dựa vào từ "sinensis" để nói cây trà có nguồn gốc từ Trung Hoa.

GÓC KHUẤT - Thơ Lê Phước Sinh


   


GÓC KHUẤT

Người Mẹ đơn thân
nước mắt nuốt vào
lặng lẽ nỗi đau
từ lòng ngực sâu
trái tim
chẳng ai hay biết giản đồ nhịp đập sin, cos thế nào
Người Mẹ
thản nhiên vác Thập giá
không lời rao giảng
lừng lững
hành trình.

                                                       Lê Phước Sinh

BẾN XƯA, BIỆT, BIẾT TÌM ĐÂU TÌM NHAU - Thơ Lê Văn Trung


   


BẾN XƯA
Tặng Ngọc Thư

dòng sông xa cội nguồn xưa
như em từ độ nắng mưa xứ người
nào hay bên lở bên bồi
bến chiều quạnh quẽ mùa vơi mùa đầy
cây tàn thu gió vàng bay
đau từng chiếc lá rụng đầy bến sông
buồn vui ấm lạnh quê chồng
để thương nhớ lại chập chùng bờ lau
chuyện nghìn năm cũ phai màu
dòng Thu nước chảy về đâu mấy mùa?

                                       Hội An 1995

Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2020

THƠ 1- 2- 3 CỦA TRẦN MAI NGÂN





MÙA GIÁP HẠT BỮA CƠM ĐỘN SẮN ĐỘN KHOAI

Ba mẹ dành phần khó nuốt
Để cho con hạt gạo trắng nấu thành cơm...

Đến bây giờ hương vị vẫn còn thơm
Theo con mãi đến nơi thành thị
Phố ồn ào, quán xá món ngon... con ngồi nhớ bữa cơm giáp hạt..

HẠNH PHÚC - Thơ Nhã My, nhạc Nguyễn Hữu Tân


   
                      Nhà thơ Nhã My


HẠNH PHÚC

Em xỏa tóc
Đùa mùa xuân gió nhẹ
Anh đêm về
Khẻ động giấc mơ hoang
Ai miên man trong tiếng nhạc thơ
Vòng tay ấm
Cho đông về bớt lạnh
Nghe rất khẽ
Ôi mùa yêu đang chậm
Ôi làn hương ngây ngất thoáng qua
Hương tình yêu vừa nở nụ hoa
Tình không đợi
Nghĩa là tình rất mới
Anh không chờ giữa cuộc đời đau
Em không ngờ tình đến với nhau
Như hạnh phúc bên bờ khát vọng
Em xa lạ
Và anh xa lạ
Hai cuộc đời chia mấy chờ mong
Hai cuộc đời hai nhánh của dòng sông
Bờ hạnh phúc nay nối về một bến

                                              Nhã My


       

Thơ: Nhã My.
Phổ nhạc & trình bày: Nguyễn Hữu Tân.
Video clip: Huỳnh Tâm Hoài.

BẢN SẮC VIỆT TRONG LỄ HỘI HÒN BÀ– Phan Chính



Lễ “vía Bà”- Hòn Bà, ở thị xã La Gi hàng năm được ngư dân tổ chức vào ngày 23 tháng 3 âm lịch và đã nâng lên tầm lễ hội kể từ năm 2012 khi UBND tỉnh Bình Thuận công nhận là di tích danh thắng cấp tỉnh. Ngày vía này cũng trùng hợp với ngày vía bà Thiên Y A Na ở Nha Trang. Theo cách gọi nửa Việt nửa Chăm từ tên cổ là Yan Pô Inư Nagar (Thiên tức thần trời tức Yan Pô, Y A Na phát âm Inư Nưgar). 

LẦN GIỞ TRƯỚC ĐÈN THƯ KHÁNH TUẾ CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH TUỆ SỸ - Trần Kiêm Đoàn



Sau mùa An Cư Kiết Hạ năm nay, Phật lịch 2564 (2020), Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước được đón nhận lời pháp thoại của Thầy Tuệ Sỹ qua Thư Khánh Tuế đầy tâm huyết trước thực trạng “tình đời và lẽ đạo” hiện nay của Đạo Phật Việt Nam với hai hình thức tổ chức giáo hội song hành: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN).

Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2020

VIẾT CHO KHỜ - Thơ Đặng Xuân Xuyến



   
                 Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến


VIẾT CHO KHỜ

Triền sông chiều nay cạn gió
Ai dụi câu hò
Ai dúi cánh cò líu ríu qua sôn
Ai lùa gió đốt lòn
Ai bủa giăng chim trời mà đợi
Khờ hỡi...
Biết rồi
Sao còn vít vương tơ rối.

Ngẩn ngơ chi thì thầm lời của gi
Thương nhớ gì lộc cộc tiếng ngõ khuya
Thì kệ nắng quái trưa
Thì mặc mưa mút mùa
Thì thả nụ yêu quá thì chìm nổi
Để rồi tong tẩy cuộc người
Để rồi xéo xắt miệng đời
Để rồi nụ cười bảy chìm ba trôi chín rối...
Khờ hỡi
Biết rồi
Sao nặng lòng vít vương tơ rối...

Về thôi!

Hà Nội, chiều 10 tháng 09-2020
      ĐẶNG XUÂN XUYẾN

ĐỌC “BỮA CƠM GIỮA CHÙA QUÊ” THƠ THÍCH TÍN THUẬN - Châu Thạch

                         
     
                            Nhà bình thơ Châu Thạch


BỮA CƠM GIỮA CHÙA QUÊ

Hè nắng đổ sân chùa như rực lửa
Bảng hổi lên hiệu báo bữa cơm thường
Những não phiền bao hệ phược vấn vương
Tạm ngưng nghỉ để nhường đường trai ngọ

Cơm một bát tròn xoe in để đó
Dĩa muống rau mềm mại ngó mà vui
Miếng đậu tương trắng toát thiệt rõ bùi
Canh bí đỏ thêm lạc vùi thơm tháp

Nâng ngang trán một lòng y như pháp
Ngọt đắng cay chua mặn nhạt cúng dường
Rõ trần ai khổ vô ngã vô thường
Trang huyễn mộng chỉ trò thương hải biến

Búp sen mở cánh xòe trên bảo điện
Nỗi buồn lo vừa đổi chuyển lạc an
Sáu căn trần dạ chẳng buộc duyên phan
Cùng sáu thức quẳng mơ màng trôi nổi

Cơm một bát đủ ấm lòng ba buổi
Kinh vẹn thì lục khắc với năm canh
Nguyện một lòng soi rọi giúp quần sanh
Thuyền Bát nhã đáp vương thành tịnh thổ

Trưa hè nắng nhưng mồ hôi chẳng đổ
Bát cơm lành trưa đúng ngọ cùng dâng…

                                  Thích Tín Thuận
                                      02.06.2016

Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2020

BÀI CA CHO HUẾ - Thơ Hồng Thúy, nhạc Liên Bình Định, ca sĩ Diệu Hiền, video clip Hùng Đặng


    


BÀI CA CHO HUẾ

Bao tháng năm dài xa… nhớ Hu
Ngói cũ rêu phong mái đình làng
Hương nắng chan hòa duyên dáng phố
Tóc thề... tôn nữ… nón bài thơ  

 Hồn vẫn chiêm bao Huế ngọt ngào
 Hàng cây xanh lá thắp nôn nao
 Hỏi thăm thôn Vĩ bình yên đó
 Giữ cả tơ lòng ai xuyến xao

 Lờ lững Hương Giang… dòng nước biếc   
 Lượn mình soi bóng giấc mơ say
 Đành sao… lỡ hẹn… bâng khuâng Huế
 Để giọt đầm đìa ướt mưa bay

 Từng nhịp cầu mây lùa chân bước
 Trường Tiền vương sắc áo em qua
 Tình tự câu hát Vân Lâu bến
 Dạ mãi bồi hồi khúc Nam Giao

 Chiều rơi đó Huế tím hồi chuông
 Ngân giữa không gian Huế Ngự Bình
 Em nói câu gì thao thức núi
 Bát ngát xưa về đan dấu tim

 Tìm đâu ngày cũ… cố đô ơi!
 Ngút mắt Đông Ba… khuất phương trờ
 Hoàng Thành… hun hút mờ sương khói
 Viễn xứ trăng sầu… Huế… ngàn khơi!     

                                             Hồng Thúy


      


       Thơ: Hồng Thúy
       Nhạc: Liên Bình Định
       Ca sĩ: Diệu Hiền
       Hòa âm: Duy studio
       PPS: Hùng Đặng