BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2023

THÀNH NGỮ ĐIỂN TÍCH: SẤM, SÂN, SEN, SINH – Đỗ Chiêu Đức


Vận khứ lôi oanh Tấn Phúc Bi
         
"Vận khứ lôi oanh Tấn Phúc Bi 運去雷轟薦福碑" trong văn học cổ của tiếng Nôm ta gọi là SẤM ĐẤT TAN BIA. Câu nói nầy có xuất xứ như sau:
        
Đại văn Hào đời Tống là Phạm Trọng Yêm 范仲淹 khi làm Quận Thú ở Nhiêu Châu (thuộc Quận Ba Dương tỉnh Giang Tây hiện nay). Một hôm có thư sinh Trương Hạo 張鎬 lưu lạc giang hồ đến xin cứu giúp. Phạm thương vì người tài hoa mà chửa gặp thời, định giúp đỡ, nhưng Phạm là một ông quan thanh liêm, không lấy đâu ra tiền để giúp. Cuối cùng ông bèn đến nhờ trụ trì chùa Tấn Phúc, xin cho thư sinh kia được in một số bản văn ở thạch bia phía sau chùa bán mà độ nhật để về quê. Đây là bản văn khắc trên đá với bút pháp của Âu Dương Tuân 歐陽詢, là một trong Sơ Đường Tứ Đại Thư Pháp Gia 初唐四大書法家, nên rất được mọi người ưa chuộng.  
         
Nhà sư Trụ trì vì nể mặt Phạm Trong Yêm mà chấp thuận, còn hướng dẫn cho cách để in ấn. Phạm lại phải giúp thư sinh mua sắm giấy mực, bàn chải... định sáng ngày sẽ khởi công. Nào ngờ đêm hôm đó trời mưa to gió lớn, sấm sét đánh bể tan bia đá kia luôn. Thế là khỏi in ấn gì hết cả!  
        
Số của chàng thư sinh nầy đã xui rồi, lại càng thúi củ hủ hơn nữa, cho nên mới nói là:
                
"Vận khứ lôi oanh Tấn Phúc bi"
        
Khi đã hết thời rồi, thì sấm sét cũng đánh bể bia của chùa Tấn Phúc là vì thế! Trong bài Văn tế Nguyễn Thị Tồn, là hiền thê của mình, cụ Bùi Hữu Nghĩa có viết câu:            
           
Ở theo thời, làm theo thế, qua khỏi tuần SẤM ĐẤT TAN BIA;          
Bay kịp chúng, nhảy kịp thời mới đặng hưởng Gió Thần Đưa Gác.
   
 "Gió Thần Đưa Gác" là Gió thần đưa đến Gác Đằng Vương, đây cũng là một điển tích và là vế đầu của điển tích Sấm Đất Tam Bia với cặp đôi như sau:
             
閣,  Thời lai phong tống Đằng Vương Các          
碑。  Vận khứ lôi oanh Tấn Phúc bi.
 

NHỮNG AI TUYỆT ĐỐI KHÔNG DÙNG ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO? – Thanh Loan



Đông trùng hạ thảo có tác dụng rất tốt với sức khỏe và hiện đang có 'làn sóng' mua bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, sử dụng vào thời điểm nào để có tác dụng tốt nhất và có những người tuyệt đối không nên ăn loại thực phẩm này.
 
Theo bác sĩ Nguyễn Hoài Thu - Trung tâm Dinh dưỡng thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam, không phải bất cứ ai cũng có thể sử dụng đông trùng hạ thảo dù mua được loại tốt, giá cao. Dưới đây là một số lưu ý của bác sĩ Thu khi sử dụng đông trùng hạ thảo.
 

DÙNG ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO THỜI ĐIỂM NÀO ĐỂ CÓ TÁC DỤNG TỐT?
 
Không có quy định cụ thể nào về thời điểm ăn đông trùng hạ thảo, mà phụ thuộc vào loại và dạng đông trùng hạ thảo cùng mục đích sử dụng. Thời điểm uống trùng thảo cũng tùy thuộc vào từng loại và cách dùng đông trùng hạ thảo, cụ thể như sau:
 
- Đối với người cần bồi bổ và phục hồi sức khỏe thì nên dùng đông trùng hạ thảo trước bữa ăn 30 phút.
 
- Rượu đông trùng hạ thảo nên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ. Nếu ngâm cùng các thảo dược khác thì có thể uống kèm trong bữa cơm chính.
 
- Nếu dùng đông trùng hạ thảo khô nhai trực tiếp vào buổi sáng sẽ đạt hiệu quả tốt nhất. Còn dùng bằng cách pha trà thì có thể dùng bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
 

AI KHÔNG ĐƯỢC DÙNG ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO?
 
Với người trưởng thành: Các dạng thực phẩm chức năng đông trùng hạ thảo thường đã có liều lượng rõ ràng nên bạn có thể dễ dàng kiểm soát được. Còn với các dạng nguyên chất bạn không nên dùng quá 1.000 - 3.000mg để phòng tránh các tác dụng phụ không mong muốn có thể xuất hiện.
 
Tuy nhiên, cần phải hỏi các chuyên gia về liều lượng sử dụng đông trùng hạ thảo, không được phép kết hợp với các dược liệu khác khi chưa có sự chỉ định của những người có chuyên môn.
 
Với trẻ nhỏ: Đông trùng hạ thảo chỉ dùng được cho trẻ từ 12 tuổi trở lên. Trẻ dưới 5 tuổi tuyệt đối không được dùng. Vì với độ tuổi này, cơ thể không đủ khả năng để hấp thu lượng lớn acid amin, các thành phần mang dược tính cao trong đông trùng hạ thảo
 
                                                                                     Thanh Loan
 
Nguồn:
https://tuoitre.vn/nhung-ai-tuyet-doi-khong-duoc-an-dong-trung-ha-thao-20230303100928512.htm

NHẬN ĐỊNH VỀ HỌC THUẬT PHẬT GIÁO CỦA NHÓM GIAO ĐIỂM – Dương Ngọc Dũng


 
Nhân dịp đọc cuốn Đối Thoại Với Giáo Hoàng Phaolô II do nhóm Giao Điểm biên soạn và xuất bản (1995, Hoa Kỳ), tôi cảm thấy cần phải viết để phê phán tất cả những sai lầm nghiêm trọng đầy rẫy trong một tác phẩm đối thoại với Đức Giáo Hoàng được tiến hành do những người có bằng cấp Ph.D (tiến sĩ) và tự nhận có trách nhiệm phải bênh vực cho Phật Giáo. Những tác giả này chỉ trích sự hiểu biết về Phật Giáo của Đức Giáo Hoàng và nhận định, phê phán toàn bộ triết học tư tưởng Thiên Chúa Giáo một cách ngây thơ nông cạn (có nghĩa là họ lại làm đúng cái công việc mà họ chỉ trích nơi Giáo Hoàng). Ngay cái tựa đề "Đối Thoại" cũng đã sai lầm vì các trí thức Phật Giáo trong nhóm Giao Điểm (ngoại trừ một vài tác giả thực sự có ý định đối thoại) chỉ làm một việc là công kích Thiên Chúa Giáo một cách phiến diện, nông nổi chứ không hề có ý muốn đối thoại trong tinh thần bao dung tôn giáo. Một tác giả trong tuyển tập nói trên (Hoàng Hà Thanh) thậm chí lên giọng chưởi bới Giáo Hoàng là "bố láo. Nói xàm". (sđd:158).
 

TÌM TA... – Thơ Tịnh Bình


 
        

TÌM TA...
 
Tìm ta... chẳng thấy ta đâu
Hình hài tứ đại lâu lâu lại nhìn
Những là cao thấp đẹp xinh
Trắng đen gầy béo tùy hình phù hư
 
Tìm ta... góc nhỏ riêng tư
Tìm trong cười khóc khi vui khi buồn
Khi mừng khi giận khi thương
Chỉ là cảm thọ đâu tuồng thật ta?
 
Tìm ta... lá cỏ nhành hoa
Nơi nguồn suối mát ngân nga chiều hè
Tìm ta... hạt cát nằm nghe
Rì rào sóng vỗ hát lời triêu dương
 
Một ta sinh diệt vô thường
Một ta bất biến niềm thương dạt dào
Bao la đất thấp trời cao
Pháp thân bản thể hòa vào mênh mông...
 
                                         TỊNH BÌNH
                                            (Tây Ninh)
 

QUÂN TỬ “CHUNG QUỐC” - Tam Quốc Chí ngoại truyện của Chu Vương Miện



Cái nước bây giờ "hiện đại" có hình con gà Mái dầu là gồm có nhiều nước nhỏ lận cận bị sát nhập cố tình hay vô ý, từ cung cách sống đến ngôn ngữ phong tục tập quán cũng hoàn toàn khác xa người Háng tộc, người Háng thoạt kỳ thủy chỉ hiện diện cư ngụ ở vùng Hoa Hạ là miền đông bắc Hoa Lục tức là từ tỉnh Hà Bắc nước Yên cũ [ải địa đầu là Sơn Hải Quan tiếp giáp với Mãn Châu] , bên trái là tỉnh Sơn Tây nguyên là nước Triệu cũ có ải Nhạn Môn Quan tiếp giáp với Hung Nô Mông Cổ, bên trái nữa là tỉnh Thiểm Tây tiếp giáp với Hồ sau là Tây Hạ, phía dưới tỉnh Hà Bắc là tỉnh Sơn Đông của nước Tề cũ  nhưng phía đuôi nước Tề là nước Lỗ của Đức Khổng Tử và bên cạnh phía trái là nước Lương Ngụy tức tỉnh Hà Nam [Đông Đô của nhiều triều đại].
 

CẢM TẠ THẦY THUỐC VIỆT NAM – Đức Hạnh và quý thi hữu


   

 
CẢM TẠ THẦY THUỐC VIỆT NAM
[Ngũ độ thanh-Bát vận đồng âm]
 
Vững mạnh niềm tin sáng tỏ đường
Y ngành dũng cảm vượt ngàn phương
Qua vùng dịch tễ tầm muôn hướng
Diệt ổ trùng Cô... giữ phố phường
Nghĩa cử ân cần thêm ấn tượng
Tinh thần bất khuất toả vầng dương
Quên mình chữa bệnh ngời thiên tướng
Cảm tặng thầy cô những đóa hường…
 
Đức Hạnh
Ngày Thầy Thuốc Việt Nam - 27 02 2023
 
 
THƠ HỌA
 
 
TÔN VINH NGÀNH Y
 
Như tim ngọn đuốc sáng soi đường
Y đức rạng ngời khắp bốn phương
Cứu chữa bệnh nhân nơi ấp xã
Chăm lo người bệnh ở thôn phường
Tinh thần phục vụ tình chan chứa
Bổn phận chu toàn nghĩa biểu dương
Tập thể ngành Y trong cả nước
Thầy cô là những đóa hoa hường.
 
Sông Thu
27/02/2023
 

Thứ Năm, 2 tháng 3, 2023

PHIẾM LUẬN VỀ CHỮ HƯ – Đỗ Chiêu Đức


Học giả Đỗ Chiêu Đức
 

                                    
thuộc dạng dữ dùng Chỉ Sự để Hội Ý trong CHỮ NHO... DỄ HỌC, theo diễn tiến của chữ viết như sau:
 
            Kim Văn  Đại Triện             Tiểu Triện           Lệ Thư               Dị Thể

Ta thấy:       
Phần Kim Văn Đại Triện gồm có 2 phần: Phần trên là hình tượng của một chiếc rương (hòm) được mở lên phía trên và mở xuống phía dưới; Phần dưới là hình tượng của 2 vách rương được mở sang phải và mở sang trái. Như vậy là chiếc rương đã được mở tung ra (Chỉ Sự) để cho thấy bên trong không có gì cả (Hội Ý). Nên HƯ có nghĩa đầu tiên là Không, là Trống lỏng, không có gì cả! Nên ta có từ kép đầu tiên là:
     
- KHÔNG HƯ 空虚 là Trống lỏng trống lơ, không có gì cả. Đão ngược lại là...
- HƯ KHÔNG 虚空 là Chỉ khoảng không trống trơn không có gì cả; Nghĩa phát sinh là "Khi khổng khi không", chỉ việc làm không có chủ ý, chỉ tình cờ mà thôi, như khi thấy Thúy Kiều đi tìm cây trâm bị mất thì Kim Trọng đã đánh tiếng là:
                    
Thoa nầy bắt được HƯ KHÔNG,                  
Biết đâu Hợp Phố mà mong châu về.
 

Thứ Tư, 1 tháng 3, 2023

YÊU THƯƠNG TỪNG CÂU CHỮ TRONG BỨC THƯ LƯU QUANG VŨ GỬI XUÂN QUỲNH

Đã qua rồi cái thời tình yêu được gửi gắm trong những lá thư viết tay. Nhưng bất cứ ai sau khi đọc được lá thư đầy cảm xúc này của nhà thơ, nhà biên kịch Lưu Quang Vũ gửi cho vợ mình, nhà thơ Xuân Quỳnh, cũng vẫn sẽ thấy nhịp đập yêu thương nóng hổi trong từng dòng chữ.
“Đối thoại tình yêu” của Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ được thể hiện qua các bức thư họ gửi cho nhau khi xa cách trong những năm tháng chung sống cũng thật đẹp, thật nồng nàn, thật sâu sắc, không kém gì những bài thơ tình nổi tiếng được nhiều người yêu thích của họ.
 
Lưu Quang Vũ (áo trắng) và Xuân Quỳnh (giữa) bên các con Lưu Quỳnh Thơ (trái), Lưu Minh Vũ (phải), Lưu Tuấn Anh. Ảnh: Gia đình cung cấp

5/6/1976
Quỳnh thương yêu,

Em gắng đi về bằng máy bay cho khoẻ, không mua gì cũng được. Về với anh và con, về với nhà ta đi thôi. Về với phố Huế chật hẹp, với nhà trẻ nơi ta đón Mí, với quán cà phê Nguyễn Công Trứ, nơi ta uống cà phê 2 hào buổi sáng với những gã giáo viên còm, những người công nhân lam lũ và những tay thợ làm đạo cụ sân khấu, về với những con đường chúng ta vẫn đi, những công việc, với cái thành phố nghèo, nơi người ta sống rất khổ mà vẫn luôn tìm cách để sống cho thanh thản trong nỗi khổ ấy, sống thanh thản và yên tĩnh.
Những ngày này nhớ và thương Quỳnh lắm, không nên bực bội về Sài Gòn và người Sài Gòn làm gì. Mùa đông này, về với anh, đi bên anh, nằm bên anh trong căn phòng đầy tranh của chúng ta. Và với Mí tuyệt vời của chúng ta. Và chúng ta sẽ viết chứ, sợ gì em nhỉ ?
Nếu chúng ta là kẻ không có tài chí lắm, không viết được điều gì to tát, thì cũng sẽ viết được những trang sách về những năm tháng ta sống, về những cay đắng và những niềm yêu thương đơn giản của con người.

Hôn em rất lâu.
Vũ.


CẢM NHẬN THƠ THẦY - Viên Hướng



“Hình như thoảng một tiếng đàn”
                               (Viên Minh)
 
Tiếng đàn thi vị hóa thân phận đoạn trường, oằn mình tuyệt vọng giữa trùng vây hư huyễn, hoặc thăng hoa nỗi buồn trở trăn cô đọng, hay lãng mạn niềm hạnh phúc xa xưa chập chờn ẩn hiện trong mơ. Tiếng đàn ôm đợt sóng trùng khơi vỗ ào ký ức, bềnh bồng bao hoài vọng thẳm sâu, cho góc khuất tâm hồn bị xới tung mãnh liệt, âm thầm oan khiên cuộc lưu đày làm lụt lội kiếp trăm năm. Đàn hóa thân phiêu lãng muôn chiều trong làn khói thâm u, chồn chân gối mõi mà mãi vấn vương bờ cát dã tràng hong tà huân kỷ niệm. Tháng ngày là gương soi hồi tưởng những chặng đời phong ba quá khứ, nên đàn hóa thân đam mê trong vòng tay hạn hẹp, tưởng sắc cầu vồng vàng
niệm tuổi thanh xuân.
 

QUAN VŨ (QUAN CÔNG) – Tam Quốc chí ngoại truyện của Chu Vương Miện



Đây nói về Chương hư cấu “Huê Dung Tiểu Lộ”. Chương này và chương “Liên Hoàn Kế” theo như trong Tam Quốc Chí của Trần Thọ đời nhà Tấn thì hoàn toàn không có, mà do khả năng uốn sừng sửa xoáy của xính xáng La Quán Trung nhà Minh mà chúng ta ngày nay có thêm hai chương sách hết sức đặc biệt này. 

KHÚC TÌNH GIÊNG HAI, HƯƠNG LÚA GIÊNG HAI – Thơ Tịnh Bình


   
                    Nhà thơ Tịnh Bình


KHÚC TÌNH GIÊNG HAI
 
Giêng hai tình tự lời xuân
Chút tơ non gió tần ngần hương yêu
Đỉnh trời mây trắng bồng phiêu
Tin xuân én liệng ít nhiều lạt phai
 
Lời chi thưa thốt mối mai
Tiếng chim ban sớm nhà ai rộn ràng
Vườn sau hương bưởi bay sang
Khói thơm bếp ấm mơ màng thực hư
 
Trộm nhìn qua ngõ hình như
Lá răm sóng mắt tương tư mơ hồ
Tàn xuân xác bướm héo khô
Một thềm cỏ dại một bờ rêu xưa
 
Xòe tay ướt giọt lệ mưa
Chạnh thương xuân cũ ngỡ vừa thanh tân
Hoa mười giờ nở quanh sân
Người thôi chẳng đến... nhớ gần nhớ xa...
 

HẠC VÀNG – Thơ Lê Văn Trung


   


 HẠC VÀNG
 
1.
Có người lên núi trồng hoa
Đá kia cũng mở lòng ra đáp đền 
Non cao cũng hóa cội Thiền
Nở an nhiên nụ vi huyền vô ưu
 
2.
Có người lên núi trồng rau
Đất kia bỗng biếc xanh màu thiên thanh
Bướm ong chim chóc vờn quanh
Báo tin có vạn mùa xuân đang về
 
3.
Có người lên núi tắm khe
Nước mang đi sạch bộn bề trần gian
Giang tay như cánh hạc vàng
Bay vào vô tận
Người đang trở về
 
4.
Có người lên núi tìm lan
Rừng ơi ngào ngạt muôn vàn hương thơm
Thế rồi một nhánh Đan Tâm
Nở trong lòng kẻ lên ngàn tìm hoa
 
5.
Có người lên núi đề thơ
Thơ in vách đá
Thơ chờ trăng lên
Câu thơ bỗng hóa nụ huyền
Cõi vô biên hiện uyên nguyên đất trời
 
6.
Có người lên núi rong chơi
Bay cùng mây trắng bên đồi vàng hoa
An nhiên trong cõi người ta
Mặc cho giông bão phong ba sấm rền
 
7.
Dưới ghềnh sóng biển Hải Vân
Vỗ vào vách đá khi gần khi xa
Có người lên núi lắng nghe
Tiếng ngàn năm gọi nhau về cõi không
 
8.
Nhẹ tênh một hạt bụi hồng
Y vàng trong gió nhẹ nhàng như mây
Mai kia giữa núi đèo này
Đóa hoa vạn pháp nở đầy vườn trăng.
 
9.
Người về thăm Động Huyền Không
Màu mây du tử bềnh bồng về đâu
Trăng vàng vằng vặc non cao
Còn soi lối cỏ đường vào chùa xưa
Dáng người thoáng bóng sương mưa
Lòng người lòng của bốn mùa Huyền Không
Rì rào khóm lá vờn quanh
Tình người xanh với màu xanh núi đèo.
 
10.
Mồ hôi nhỏ xuống núi đồi
Đá mềm cho nụ hoa cười dưới trăng
Rung rinh những khóm lan rừng
Tỏa hương vi diệu theo từng hồi chuông
Cải xanh lấm tấm hoa vàng
Bóng người qua suối gùi trăng trở về
Khói lam bàng bạc sơn khê
Hương trà thơm quyện bốn bề tịch liêu.
 
11.
Người đi nhớ núi nhớ đèo
Nhớ sương giăng trắng những chiều Huyền Không
Nhớ người gánh củi qua truông
Nhẹ tênh như gánh bềnh bồng mây bay
Người đi, gửi lại nơi này
Tấm lòng vô lượng ngân dài tiếng chuông
Gió bay vàng thắm y vàng
Nhớ người đá núi cũng vang tiếng cười
Người đi. Đi nhẹ
Như trôi
Mênh mông cõi tịnh
Đất trời như nhiên
 
12.
 
Từ khi tạm biệt xa người
Trăng ơi còn sáng bên đồi Huyền Không
Nhớ người lan tỏa ngát hương
Long lanh từng hạt sương rừng long lanh
Hải Vân đèo dốc vòng quanh
Bóng người xuống núi lá xanh y vàng
Hỏi nhà? Rằng Động Huyền Không
Hỏi quê? Rằng cõi mênh mông Pháp Huyền
Hỏi thân? Rằng nhúm bụi hồng
Hỏi về đâu? Cõi nhiệm mầu vô biên!
 
13.
Y vàng trong gió vàng ươm
Hạt muối mặn, hạt cơm thơm đạo tình
Duyên lành phước hạnh mông mênh
Bước chân sư cũng thơm lành cỏ hoa
 
14.
 
Nhẹ nhàng tuổi hạc qua mau
Ngàn năm mây trắng trên đầu còn bay
Người đi qua bến sông này
Hành trang là một túi đầy yêu thương
Người băng qua núi qua rừng
Suối khe là bạn mưa sương là nhà
Người đi trong cõi ta bà
Lòng an nhiên nở nụ hoa vi huyền
Nhẹ nhàng cánh hạc bay lên
Người đi qua suốt một MIỀN LẶNG IM.
 
15.
 
Bay qua trời rộng sông dài
Người như cánh hạc vờn mây phiêu bồng
Nhẹ tênh một hạt bụi trần
Mặc câu sinh tử xoay vần tử sinh
Trái tim người: Động Huyền Không
Lời người như quyện hương trầm tỏa lan
Mắt người trăng sáng Bửu Long
Long lanh sương nở nghìn bông sen vàng.
 
16.
 
Về đây ẩn nguyệt vầng thơ
Âm đàn khẽ lộng mấy tờ Kinh Không
Trăm năm dạo khúc đại đồng
Bể dâu một cuộc tang bồng hạo nhiên
Người đi tương ngộ trăng huyền
Gió mưa luân vũ nhạc thiền hoan ca
 
17.
 
Thời gian vỗ trên từng con sóng
Khách lữ hành còn ngóng phương xa
Thoảng mù sương đã vội chiều tà
Tro bụi nhạt la đà du mộng
Người trở về Viên Minh đồng vọng
Gót chân nào rơi đọng thanh âm
Mỗi sát na tâm thể hương trầm
Yêu vạn loại huyền thâm vô ngại 
 
18.
 
Trên từng nhịp sóng thời gian
Khách du còn ngắm phương ngàn xa xa
Tinh sương vội đã chiều tà
Bụi tro vân mộng la đà huyển hư
Viên Minh đồng vọng người về
Bước chân còn vọng dấu hài thanh âm
Sát na tâm thể hương trầm
Lòng hoa vạn đóa huyền thâm vô bờ
 
19.
 
Gió du lãng đỉnh chiều sơn tự 
Hỏi mây bay cuộc lữ xoay vần 
Người ơi danh sắc trong ngần 
Còn đâu giấc mộng phù vân tháng ngày
 
Tháp uy nghi giữa trời vô ngại
Phơi trăng huyền tĩnh tại kinh thiêng
Thỏng tay vào chợ an nhiên 
Người đi mở cổng uyên nguyên cho đời
 
20.
 
Có nụ cười lên tận đỉnh sơ nguyên 
Ẩn hồn nhiên của mặt trời tuệ giác 
Như mây trời rãi mưa nhuần sa mạc
Hương trà thiền ngào ngạt cõi vô biên
Ai tấu hài từng phiên khúc ngả nghiêng
Ôm đợt sóng triền miên từng giai điệu 
Ôi nụ cười vang âm lồng vi tiếu 
Biển muôn đời huyền diệu cõi tâm ca
 
21.
 
Có nụ cười chao nghiêng trời sóng vỗ
Vành trăng xưa hạnh ngộ cõi vô cùng 
Ai lưu đày thân phận giữa mông lung
Đóa vi tiếu ung dung hòa chân tịnh.
 
22.
 
Chiều xuống rẫy
Sớm lên đồi 
Nụ hoa vi tiếu sáng ngời chân tâm
Sớm cùng mây
Tối cùng sương 
Nụ hoa vi tiếu mở đường chân như
 
23.
 
Hoa Và Hương Nở thành Thơ
Nụ Hồng Vi Tiếu Bên bờ Có Không
 
24.
 
Trăng nghiêng theo một nụ cười 
Người về 
Hạnh ngộ
Bên đồi sương lam 
Ai lưu đày cõi trần gian
Riêng lòng chân tịnh thênh thang đất trời
 
25.
 
Hạc lưng trời rơi ngàn hương cổ nguyệt 
Cánh phiêu bồng vi tiếu hiện chân tâm 
Người trở về vô tận cõi trăm năm 
Dệt cung lữ trăng ngần soi thiên địa
 
26.
 
Sương chiều đính hạt minh châu 
Từ trên chiếc áo nhạt nhàu thế gian 
Bụi đường in dấu chân trần
Bóng người lồng bóng mây tan cuối đèo
Đường về Sơn Động cheo leo 
Đón người hoa tỏa hương chiều Hải Vân.
 
27.
 
Nước non vờn gió tiêu dao
Trùng xa Trà Đạo ngạt ngào phiêu nhiên
Tử sinh cưỡi sóng du thiền
Đôi bờ tang hải trăng huyền vô vi
Người về nắng nhuộm Hoàng Y 
Hạc Vàng nghiên mực xanh rì nguyên sơ
 
                                           Lê Văn Trung